Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên

Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên

Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên

  1. Lý do chọn đề tài

Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII thực hiện tốt các yêu cầu về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ (trong đó có đào tạo nghề) nhấn mạnh những hạn chế yếu kém của công tác này, đó là “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội”.[69]

Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của địa phương và đất nước. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của mọi thời đại thì vấn đề ĐTN sẽ góp một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó ĐTN cho LĐNT là một trong những chiến lược quan trọng, góp phần giảm nghèo và an sinh xã hội.

Việt Nam có nguồn LĐNT dồi dào về số lượng và thấp về chất lượng. Vì vậy, phát triển nguồn lao động là một trong những giải pháp có tính chiến lượng trong quá trình chuyển nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cho LĐNT, đào tạo nói chung, ĐTN nói riêng vừa là vấn đề có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản và lâu dài. Chính vì vậy, ngày 27 tháng 11 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “ĐTN cho LĐNT đến năm 2020”. Trong Quyết định này đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là: “ĐTN cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển ĐTN cho LĐNT, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia ĐTN cho LĐNT”.[48]

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề và đặc biệt đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Phú Yên đã được quan tâm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn nhiều hạn chế. Những tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý đào tạo khoa học, phù hợp với thực tiễn và được thực hiện một cách đồng bộ thì chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn tại các Trung tâm GDNN – GDTX sẽ được nâng cao, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Phú Yên.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, vì vậy tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Phú Yên, từ đó đề xuất các biện pháp để quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên.

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Phú Yên đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống tại địa phương, tuy nhiên so với yêu cầu phát triển xã hội thì vẫn còn nhiều bất cập, nếu đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động và quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

– Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên.

– Đề xuất các biện pháp cần thiết, khả thi quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

– Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

– Chủ thể là các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên.

6.2. Giới hạn phạm vi khảo sát

+ Khảo sát tại 5 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, tỉnh Phú Yên gồm:

– Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Tuy An;

– Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Đồng Xuân;

– Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Phú Hòa;

– Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Sông Hinh;

– Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên thị xã Sông Cầu .

+ Đối tượng khảo sát

– Lãnh đạo, công chức phụ trách công tác đào tạo nghề của Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện, Ban Giám đốc ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (28 người).

– Tổ trưởng, giáo viên, nhân viên tham gia quản lý, giảng dạy, phụ trách các hoạt động ở các lớp đào tạo nghề (42 người).

– Học viên các lớp đào tạo nghề (120 người).

+ Giới hạn về thời gian: Đề tài thu thập, sử dụng số liệu năm 2018 và 2019.

7. Phương pháp luận nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết tư liệu, tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu và quá trình điều tra thực tiễn.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

– Mục đích điều tra: Thu thập thông tin về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên.

– Nội dung điều tra: Thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

– Đối tượng điều tra: Lãnh đạo và Công chức phụ trách ĐTN của Phòng LĐ- TB&XH, Ban Giám đốc, giáo viên dạy nghề, giáo viên phụ trách quản lý ĐTN và học viên ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên.

– Cách thực hiện: Phương pháp này được thực hiện bằng cách phát bảng hỏi cho từng đối tượng điều tra.

– Bảng hỏi có 2 loại:

+ Bảng hỏi dành cho đối tượng là cán bộ quản lý và giáo viên

+ Bảng hỏi dành cho đối tượng là học viên.

Phương pháp quan sát: Quan sát việc triển khai công tác quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài.

Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi, phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, tỉnh Phú Yên để thu thập thêm thông tin về việc quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm bổ sung thông tin cho quá trình nghiên cứu.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS để tính toán xử lý các số liệu sau khi thu thập được từ việc nghiên cứu thực trạng.

8. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên.

Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên.

Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên
Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH PHÚ YÊN

1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

      1. Các nghiên cứu trong nước

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

      1. Quản lý

Quản lý là sự tác động liên tục của chủ thể quản lý tới khách thể và đối tượng quản lý một cách có kế hoạch, có tổ chức, có phối hợp, có kiểm tra, đánh giá công việc nhằm đạt được những mục tiêu đã dự kiến. Quản lý giữ vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động xã hội.

      1. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là quản lý hệ thống giáo dục bằng sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có ý thức và tuân thủ các quy định khách quan của những chủ thể quản lý giáo dục lên toàn bộ các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục của cả hệ thống đạt tới mục tiêu giáo dục.

1.2.3. Nghề

Nghề là công việc chuyên môn, là hoạt động lao động của con người, tạo ra thu nhập nhờ đó mà con người có thể nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội.

1.2.4. Đào tạo nghề

Đào tạo nghề là một quá trình hoạt động có hệ thống có kế hoạch và được tổ chức hơn là học tập ngẫu nhiên từ kinh nghiệm. Đòa tạo phải làm thay đổi kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học. Đào tạo nhằm hoàn thiện việc hành nghề và thông qua đó nâng cao tính tính hiệu quả của tổ chức mà trong đó cá nhân và tập thể hoạt động.

1.2.5. Lao động nông thôn

Lao động nông thôn là những người đang sống và làm việc tại các phường, xã, thị trấn đã và đang làm các nghề liên quan đến nông thôn, nông nghiệp.

      1. Hoạt động đào tạo nghề

Đào tạo nghề là một hoạt động nhằm truyền thụ kiến thức, huấn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ cho người được đào tạo (người học); đảm bảo cho họ có đủ năng lực chuyên môn để tham gia vào thị trường lao động. Hoạt động đào tạo bao gồm 3 hoạt động cơ bản: Hoạt động dạy – học là hoạt động trung tâm, có vai trò cốt lõi của hoạt động đào tào; Hoạt động quản lý đào tạo; Hoạt động phục vụ và đảm bảo quá trình đào tạo.

1.2.7. Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

Quản lý là tổ chức, điều khiển và theo dõi việc thực hiện; Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định Vì vậy, quản lý đào tạo là tổ chức, điều khiển và theo dõi quá trình đào tạo người học.

Các nội dung quản lý đào tạo ở trường đại học, từ những phân tích ở trên, sẽ bao gồm một phổ rộng các vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau và tác động qua lại, chi phối lẫn nhau. Đó là các nội dung sau:

1) Quản lý mục tiêu đào tạo;

2) Quản lý nội dung và chương trình đào tạo;

3) Quản lý hoạt động dạy của giảng viên;

4) Quản lý hoạt động học của sinh viên, học viên;

5) Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học;

6) Quản lý môi trường đào tạo;

7) Quản lý các hoạt động phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo.

1.3. Lí luận về hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

1.3.1. Mục tiêu hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.3.2. Nội dung chương trình hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.3.3. Phương pháp, hình thức, phương tiện hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.3.4. Các lực lượng tham gia hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.3.5. Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

1.4.1. Quản lý hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề

1.4.2. Quản lý hoạt động lập kế hoạch và thiết kế đào tạo

1.4.3. Quản lý nội dung hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.4.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo đầu ra trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.4.5. Quản lý các điều kiện phục vụ đào tạo hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Tiểu kết Chương 1

Đào tạo nghề cho LĐNT là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được triển khai trên phạm vi cả nước, công tác này bước đầu đã mang lại hiệu quả đáng kể, tạo điều kiện giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Để thực hiện có hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT thì việc quản lý hoạt động này là rất cần thiết và phải tuân theo các quy định chung.

Vì thế, nội dung chương 1 tập trung khai quát một số khái niệm liên quan đến quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT. Đồng thời nghiên cứu, phân tích một số lý luận về hoạt động ĐTN cho lao động nông thôn như: mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện, kiểm tra, kiểm tra đánh giá, môi trường ĐTN cho LĐNT và lý luận về quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT như: xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá hoạt động. Ngoài ra, trong nội dung chương 1 cũng nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại Trung tâm GDNN – GDTX cấp huyện, trong đó, có các yếu tố khách quan như: Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội địa phương; Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề; Cơ sở vật chất và thiết bị và tài chính đầu tư cho đào tạo nghề và các yếu tố chủ quan như: Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cơ sở ĐTN, Năng lực chuyên môn của giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn.

Những nội dung phân tích ở chương 1 là cơ sở lý luận cho việc thực hiện khảo sát thực trạng quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các trung tâm GDNN – GDTX, tỉnh Phú Yên. Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý có hiệu quả, đạt được mục tiêu hoạt động ĐTN cho LĐNT trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT HỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Khái quát quá trình nghiên cứu về tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

Mục tiêu khảo sát của đề tài nhằm đánh giá được tình hình, thực trạng về hoạt động ĐTN cho LĐNT cũng như công tác quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN – GDTX tỉnh Phú Yên.

2.2.2. Nội dung khảo sát

– Khảo sát thực trạng hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN- GDTX tỉnh Phú Yên.

– Thực trạng quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN- GDTX tỉnh Phú Yên.

– Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động ĐTNT cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát các 2 nhóm đối tượng CBQL, GV (70 người) và học viên (120 người), trong đó, có 14 người là lãnh đạo, công chức phụ trách công tác ĐTN ở các Phòng LĐ-TB&XH; 14 người là Giám đốc, Phó Giám đốc tại các Trung tâm GDNN-GDTX; 42 giáo viên tại các Trung GDNN-GDTX (bao gồm giáo viên biên chế, giáo viên hợp đồng, giáo viên của các cơ sở sản xuất); 120 học viên tại các Trung GDNN-GDTX các huyện, thị xã được chọn khảo sát.

2.2.4. Công cụ khảo sát

Đề tài đã xây dựng 02 mẫu phiếu hỏi làm công cụ chính cho việc khảo sát:

– Mẫu 1: Phiếu khảo sát về thực trạng Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn dành cho CBQL, Công chức Phòng LĐ-TB&XH và CBQL, giáo viên tại các Trung tâm GDNN-GDTX (Phụ lục 1), gồm 14 câu hỏi lớn, trong mỗi câu hỏi lớn có nhiều câu hỏi nhỏ.

– Mẫu 2: Phiếu khảo sát về thực trạng Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn dành cho học viên tại các Trung tâm GDNN-GDTX (Phụ lục 2), gồm 14 câu hỏi lớn, trong mỗi câu hỏi lớn có nhiều câu hỏi nhỏ.

2.2.5. Phương pháp khảo sát

– Dùng phiếu hỏi và tiến hành thăm dò ý kiến CBQL, Công chức Phòng LĐ- TB&XH và CBQL, giáo viên, học viên tại các Trung tâm GDNN-GDTX.

– Thu thập phiếu hỏi và dùng phần mềm SPSS 20.0 (Statistical Package For The Social Sciences) để xử lý số liệu.

– Quy ước xử lý số liệu:

+ Mức 1: Điểm trung bình của thang đo từ 1,0 đến 1,8 đạt mức độ kém/Không quan trọng/Không ảnh hưởng.

+ Mức 2: Điểm trung bình của thang đo từ 1,81 đến 2,6 đạt mức độ yếu/Ít quan trọng/Ít ảnh hưởng.

+ Mức 3: Điểm trung bình của thang đo từ 2,61 đến 3,4 đạt mức độ trung bình/Bình thường.

+ Mức 4: Điểm trung bình của thang đo từ 3,41 đến 4,2 đạt mức độ khá/Quan trọng/Ảnh hưởng.

+ Mức 5: Điểm trung bình của thang đo từ 4,21 đến 5,0 đạt mức độ tốt/Rất quan trọng/Rất ảnh hưởng.

Mỗi khoảng điểm được tính bằng công thức: (Điểm tối đa – Điểm tối thiểu)/Khoảng đánh giá. (5 – 1)/5 = 0,8.

2.2. Khái quát tình hình kinh tế chính trị – văn hóa xã hội và giáo dục của tỉnh Phú Yên

2.2.1. Tình hình kinh tế chính trị của tỉnh Phú Yên

2.2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Yên

Điều kiện tự nhiên Phú Yên là tỉnh ven biển Nam Trung bộ, nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, có tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc: 13041’28”; Điểm cực Nam: 12042’36”; Điểm cực Tây: 108040’40” và điểm cực Đông: 109027’47”.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.060 km2, trong đó, đồi núi chiếm 70% diện tích, địa hình dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội.

Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ), 112 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Phú Yên có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên đa dạng, có biển, đồng bằng, trung du và miền núi tạo cho tỉnh nhiều lợi thế, đó cũng là nguồn lực cần thiết để phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư.

Dân số Phú Yên hiện nay: 961.152 người (2019), trong đó lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số. Tỷ lệ lao động lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 64,9%, công nghiệp – xây dựng chiếm 13,4%, dịch vụ chiếm 21,7%.

2.2.2. Khái quát về tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên

– Về tổ chức

Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT – BLĐTBXH – BGDĐT – BNV, ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên;

Trung tâm GDNN – GDTX các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Phú Yên được sát nhập từ Trung tâm dạy nghề và Trung tâm GDTX các huyện, thị xã, thành phố với tên gọi là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên.

Kết quả đào tạo nghề

Thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/TTg-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2011 đến tháng 9/2017, toàn tỉnh Phú Yên đã tuyển sinh ĐTN cho LĐNT được 56177 người, nâng tổng số tuyển sinh từ khi đến nay là 64.264 người, tỉ lệ LĐNT được ĐTN đạt 49,9% so với chỉ tiêu kế hoạch. Tổng số tốt nghiệp ĐTN cho LĐNT được 53189 người, nâng tổng số tốt nghiệp từ khi thực hiện đề án đến nay là 61034 người. Tỷ lệ có việc làm sau ĐTN cho LĐNT đạt 78,15% vượt 8,15% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra (Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên, 2019).

Trong năm 2019, các Trung tâm GDNN-GDTX huyện, thị xã, thành phố phối kết với Phòng Lao động Thương binh Xã hội và Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức triển khai kế hoạch dạy nghề thuộc Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/TTg-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và đã tổ chức tuyển sinh cho 233 lớp với 4.828 học viên. (Trong đó: Nghề Phi nông nghiệp 131 lớp có 2.721 học viên, Nghề Nông nghiệp 102 lớp có 2.107 học viên). So với chỉ tiêu tỉnh Phú Yên giao là 4.828/3.980 đạt 121,3%. Qua đào tạo đã tốt nghiệp có 4.719 học viên. (Trong đó: Nghề Phi nông nghiệp 131 lớp có 2.658 học viên, Nghề Nông nghiệp 102 lớp có 2.061 học viên). Số học viên có việc làm sau đào tạo là 4.179 học viên đạt 88,55% (Cụm các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên, 2019).

2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên và học viên về hoạt động ĐTN cho LĐNT

2.3.2. Thực trạng về mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn

2.3.3. Thực trạng về nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn

2.3.4. Thực trạng về phương pháp, hình thức, phương tiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn

2.3.5. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

2.3.6. Thực trạng về môi trường đào tạo nghề cho lao động nông thôn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, tỉnh Phú Yên

2.4.1. Thực trạng về quản lý hoạt động tuyên truyền, tư vấn nghề

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch và thiết kế đào tạo

2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

2.4.4. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo đầu ra trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn

2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ đào tạo hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên

2.5.1. Thực trạng về yếu tố khách quan

2.5.2. Thực trạng về yếu tố chủ quan

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên

2.6.1. Ưu điểm

2.6.2. Hạn chế

2.6.2. Hạn chế

Tiểu luận Chương 2

Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên đã đạt được kết quả nhất định góp phần giúp cho người LĐNT địa phương có điều kiện học nghề, tự tạo việc làm (làm móng, sửa xe, chăn nuôi, trồng trọt…) tăng thu nhập, có cơ hội tìm việc làm, tham gia xuất khẩu lao động hoặc làm cơ sở để tiếp tục học nâng cao tay nghề. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên hiện nay vẫn thực hiện chưa tốt ở một số nội dung về quản lý xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động.

Vì thế, những kết quả nghiên cứu về thực trạng nêu trên sẽ là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

TỈNH PHÚ YÊN

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp đề xuất phải hướng đến mục tiêu của hoạt động ĐTN cho LĐNT và sát với thực tế phát triển của địa phương, phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội nhất là phải phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN-GDTX.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đề xuất phải đồng bộ trong hệ thống quản lý ở các Trung tâm GDNN-GDTX. Để hoạt động ĐTN cho LĐNT đạt được chất lượng và hiệu quả mong muốn, các biện pháp quản lý phải được thực hiện đồng bộ, tác động vào mọi khâu của quá trình đào tạo, tạo ra những điều kiện tối ưu cho hoạt động ĐTN ở các Trung tâm GDNN-GDTX

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT được đề xuất phải đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn quản lí, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ quản lí, giáo viên … tại các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi chính là sự đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng và phải được áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá).

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên, tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp tư vấn học nghề cho LĐNT phù hợp với định hướng phát triển của vùng miền, địa phươngvà

3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động ĐTN cho LĐNT xác định nhu cầu học nghề, nghề đào tạo, đội ngũ giảng dạy và nguồn kinh phí tổ chức.

3.2.3. Phối hợp các lực lượng cùng tham gia quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT

3.2.4. Tăng cường chỉ đạo thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT

3.2.5. Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động ĐTN cho LĐNT

3.2.6. Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, gắn đào tạo với yêu cầu sử dụng lao động

3.2.7. Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Chúng ta thấy rõ “Biện pháp quản lý là những hoạt động nhằm tác động có hiệu quả của chủ thể quản lý đến khách thể để được thực hiện nhiệm vụ quản lý và đạt được nững mục tiêu quản lý đã đề ra”. Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Thực chất cho thấy không có biện pháp nào là vạn năng mà thông thường phải vận dụng, phối hợp nhiều biện pháp để giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề.

Các biện pháp quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT được đề xuất trên đây xem như là các gợi ý cho công tác quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý, người quản lý cần xem xét, sử dụng kết hợp các biện pháp, vì trên thực tế không có biện pháp nào là tối ưu, biện pháp nào cũng có ưu điểm và hạn chế riêng. Việc đề cao hay lạm dụng quá mức một biện pháp nào đó điều dẫn đến hiệu quản quản lý không cao. Mỗi biện pháp điều có mối liên hệ và tác động qua lại tạo thành một thể thống nhất tác động đến đối tượng quản lý. Cụ thể, sự tác động ảnh hưởng như sau:

+ Trong các biện pháp đã nêu trên tác giả thấy biện pháp “Tổ chức tuyên truyền, tư vấn học nghề cho LĐNT” có ý nghĩa tiên quyết, đóng vai trò nền tảng cho việc thực hiện các biện pháp khác vì chỉ có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Hai là, biện pháp tổ chức triển khai kế hoạch, lập kế hoạch và thuyết kế các chương trình đào tạo… cũng đóng vai trò then chốt, quyêt định. Biện pháp kiểm tra, đánh giá, giám sát kết quả đào tạo là khâu rất quan trọng để các nhà quản lý nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về dạy nghề đánh giá kết quả cuối cùng của hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT.

+ Biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên về tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn có ý nghĩa lớn trong quản lý hoạt động ĐTN. Biện pháp tác động vào nhận thức mang tính định hướng cơ bản, giúp các cá nhân xác định được vai trò, nhiệm vụ cụ thể của mình trong từng hoạt động liên quan. Khi phối hợp với các nhóm biện pháp còn lại sẽ giúp cho hoạt động ĐTN đạt hiệu quả.

+ Nhóm biện pháp thực hiện các chức năng quản lý phối hợp với biện pháp tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, gắn đào tạo với yêu cầu sử dụng lao động và xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các Trung tâm GDNN- GDTX sẽ giúp cho quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT đạt được mục tiêu đề ra và mang lại hiệu quả cao.

Từ đó, cho thấy rằng muốn công tác quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT thật

sự có hiệu quả, đòi hỏi người quản lý phải biết phối hợp linh hoạt, mềm dẻo giữa các nhóm biện pháp, mà người quản lý phải biết phát huy các ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của các biện pháp để hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên đạt hiệu quả cao nhất.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp khảo nghiệm

Mục đích khảo nghiệm: Việc khảo nghiệm được thực hiện nhằm thu thập thông tin đánh giá về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT đã đề xuất. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp, khẳng định thêm về sự cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

– Nội dung khảo nghiệm: Tập trung vào vấn đề các biện pháp được đề xuất có thật sự cấp thiết và có khả thi trong việc quản lý ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên không?

– Đối tượng khảo nghiệm: Chủ yếu là CBQL bao gồm: Lãnh đạo và công chức phụ trách công tác ĐTN của Phòng LĐ-TB&XH, Ban giám đốc và giáo viên tại các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên.

– Phương pháp khảo nghiệm

– Dùng phiếu hỏi và tiến hành thăm dò ý kiến CBQL, Công chức Phòng LĐ- TB&XH (14 người) và CBQL (14 người), giáo viên (42 người) ở các Trung tâm GDNN-GDTX (Phụ lục 3).

– Thu thập phiếu hỏi và dùng phần mềm SPSS 20.0 (Statistical Package For The Social Sciences) để xử lý số liệu.

– Quy ước xử lý số liệu:

+ Mức 1: Điểm trung bình của thang đo từ 1,0 đến 1,75 đạt mức độ Không cấp thiết/Không khả thi.

+ Mức 2: Điểm trung bình của thang đo từ 1,76 đến 2,5 đạt mức độ Ít cấp thiết /Ít khả thi.

+ Mức 3: Điểm trung bình của thang đo từ 2,51 đến 3,25 đạt mức độ Cấp thiết /Khả thi.

+ Mức 4: Điểm trung bình của thang đo từ 3,26 đến 4,0 đạt mức độ Rất cấp thiết /Rất khả thi.

Mỗi khoảng điểm được tính bằng công thức: (Điểm tối đa – Điểm tối thiểu)/Khoảng đánh giá. (4 – 1)/4 = 0,75.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Tiểu kết Chương 3

Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng về hoạt động và

quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên, tôi đã đề xuất 8 biện pháp quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại cácTrung tâm GDNN-GDTX tỉnh Phú Yên để góp phần đưa vào hệ thống các giải pháp mà các Trung tâm đã áp dụng giúp cho các Trung tâm thực hiện có hiệu quả quản lý của mình trong giai đoạn hiện nay. Các nhóm giải pháp này đã cụ thể cách thức thực hiện đó là:

– Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên về tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

– Kế hoạch hóa hoạt động ĐTN cho LĐNT tập trung ở các nội dung xác định nhu cầu học nghề, nghề đào tạo, đội ngũ giảng dạy và nguồn kinh phí tổ chức.

– Phối hợp các lực lượng cùng tham gia quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT.

– Tăng cường chỉ đạo thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT.

– Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động ĐTN cho LĐNT.

– Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, gắn đào tạo với yêu cầu sử dụng lao động.

– Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện.

Do hạn chế về mặt thời gian kết quả khảo nghiệm chỉ lấy ý kiến của CBQL, Công chức phụ trách công tác ĐTN ở Phòng LĐ-TBXH và CBQL, giáo viên ở một số Trung tâm GDNN – GDTX, tỉnh Phú Yên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đều khẳng định: Cả 07 biện pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao. Các biện pháp nêu trên tuy chưa phải là một hệ thống đầy đủ và tối ưu nhưng là các biện pháp chủ yếu có tính cấp thiết và việc thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên vào hoạt động và quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN – GDTX tỉnh Phú Yên sẽ góp phần giúp cho hoạt động này đạt được mục tiêu đề ra, giúp cho các địa phương thực hiện được xóa đói giảm nghèo bền vững trong tương lai và đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN – GDTX tỉnh Phú Yên, bản thân nhận thấy rằng:

Hoạt động ĐTN cho LĐNT là việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Vì thế, hoạt động ĐTN cho LĐNT rất được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến các địa phương. Hoạt động ĐTN cho LĐTN được thực hiện tốt sẽ giúp cho người lao động nâng cao tay nghề, tăng thu nhập và thích ứng được với sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp đang diễn ra hiện nay.

Thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT tại các Trung tâm GDNN – GDTX tỉnh Phú Yên tuy đã đạt được một số kết quả và được đánh giá ở mức khá, tốt nhưng vẫn còn một số nội dung thực hiện chưa tốt cần phải được quan tâm đề xuất biện pháp nhằm cải thiện tốt hơn hoạt động và quản lý hoạt động này tại các Trung tâm GDNN – GDTX tỉnh Phú Yên trong thời gian tới.

Vì thế, bản thân đã đề xuất 07 biện pháp nêu trên và tiến hành khảo nghiệm. Kết quả được CBQL, giáo viên ở các Phòng LĐ-TB&XH, các Trung tâm GDNN – GDTX đánh giá là “Rất cần thiết” và “Rất khả thi”. Tuy nhiên, các biện pháp nêu trên chưa là tối ưu và bất kỳ biện pháp nào cũng có những ưu điểm, hạn chế riêng nên khi áp dụng các biện pháp Ban Giám đốc các Trung tâm cần phải sử dụng đồng

bộ, kết hợp nhiều biện pháp nhằm lấy ưu điểm của biện pháp này lắp đi hạn chế của biện pháp kia, có như thế hiệu quả mang lại sẽ đạt được là cao nhất.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với UBND tỉnh Phú Yên

2.2. Đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên

2.3. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Phú Yên

2.4. Đối với các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\K37 PHU YEN\DANG THI DUY TAM\SAU BAO VE\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *