Quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Kinh tế – ĐHĐN

Quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN

Quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Kinh tế – ĐHĐN

Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế tri thức, kỹ năng giao tiếp trở thành đòi hỏi bức thiết của nhiều ngành nghề, quan trọng hơn nữa là các ngành nghề kinh tế. Giao tiếp phải trở thành một trong những mục đích mà giáo dục đào tạo nhắm tới. Ở các trường đại học, bên cạnh thực hiện tốt việc định hướng, giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên, nhiều trường vẫn còn chưa chú trọng, nhìn nhận đúng vai trò vô cùng quan trọng của văn hóa giao tiếp. Vì vậy, Tôi chọn đề tài “Quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Kinh tế – ĐHĐN” làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết và thực trạng quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế – ĐHĐN.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu:

Hoạt động giáo dục VHGT cho sinh viên trong trường đại học

Đối tượng nghiên cứu

Quản lý giáo dục VHGT cho sinh viên Trường ĐHKT-ĐHĐN

Giả thuyết khoa học

Nếu xác định rõ cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng thì có thể đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Kinh tế một cách hợp lý, có tính khả thi, sẽ giúp phát huy ý thức học tập, rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường.

Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLGD VHGT cho SV đại học.

5.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trong Đại học Kinh tế – ĐHĐN.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục VHGT cho sinh viên trong trường Đại học Kinh tế – ĐHĐN trong giai đoạn hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trong Đại học Kinh tế – ĐHĐN từ năm 2014 đến năm 2019

Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trong trường Đại học Kinh tế – ĐHĐN giai đoạn 2020 – 2025.

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, phân loại – hệ thống hóa và cụ thể hóa lý thuyết để xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.

Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra viết; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát; tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp chuyên gia

Nhóm các phương pháp bổ trợ

Phương pháp toán thống kê: Để xử lý kết quả điều tra, khảo sát.

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, Phần nội dung chính gồm ba chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về QLGD VHGT cho SV Đại học.

+ Chương 2: Thực trạng Quản lý giáo dục VHGT cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế – ĐHĐN.

+ Chương 3: Biện pháp Quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế – ĐHĐN.

Quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN
Quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Kinh tế – ĐHĐN

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP CHO SV TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Tổng quan các nghiên cứu về quản lý giáo dục VHGT cho SV

Các nghiên cứu ở nước ngoài

Các nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu về quản lý giáo dục VHGT cho sinh viên

Các khái niệm chính của đề tài

Quản lý giáo dục

Quản lý

Quản lý giáo dục

Quản lý nhà trường

Văn hóa giao tiếp

Văn hóa

Văn hóa nhà trường

Văn hóa giao tiếp

Văn hóa giao tiếp là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy qua quá trình hoạt động giao tiếp, trong sự tương tác với môi trường xã hội của mình.

Quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp

Quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục VHGT đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất.

Quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp là quản lý các mục tiêu giáo dục VHGT trong mối tương tác với các yếu tố chủ đạo: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, hình thức giáo dục, đối tượng giáo dục, lực lượng giáo dục, các điều kiện giáo dục.

Lý luận về giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên đại học

Mục đích, ý nghĩa của việc giáo dục VHGT cho SV

Nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên

Giáo dục văn hóa giao tiếp trong các mối quan hệ

Giáo dục VHGT trong mối quan hệ giữa sinh viên với nhau

Giáo dục VHGT trong mối quan hệ giữa sinh viên với giảng viên

Giáo dục VHGT trong mối quan hệ giữa sinh viên với các cán bộ các phòng chức năng (sau đây gọi là cán bộ)

Giáo dục VHGT trong mối quan hệ giữa sinh viên với doanh nghiệp

Giáo dục VHGT trong các không gian khác nhau

Giáo dục VHGT trên giảng đường và trong nhà trường

Giáo dục VHGT bằng email, điện thoại

Giáo dục VHGT trên mạng xã hội

Giáo dục VHGT trong cộng đồng

Phương pháp giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên

Nhóm phương pháp thuyết phục: Đàm thoại, nêu gương, giảng giải

Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành nên kinh nghiệm ứng xử: đòi hỏi sư phạm, rèn luyện, tập thói quen

Nhóm các phương pháp kích thích tính tích cực hoạt động và điều chỉnh hành vi: khen thưởng, trách phạt, thi đua

Hình thức tổ chức giáo dục văn hóa giao tiếp cho SV

Hình thức tổ chức giáo dục văn hóa giao tiếp cho SV thông qua những con đường sau đây:

Giáo dục VHGT theo hướng tích hợp vào nội dung môn học

Giáo dục VHGT thông qua tổ chức các hoạt động xã hội

Giáo dục VHGT qua các hoạt động tập thể

Các lực lượng tham gia giáo dục văn hóa giao tiếp cho SV

Việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho SV là trách nhiệm chung của nhiều lực lượng : Ban Giám hiệu, Phòng Đaò tạo và Phòng CTSV, Khoa, Giảng viên, Giáo viên chủ nhiệm các lớp, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, Các câu lạc bộ, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp

Các điều kiện phục vụ công tác giáo dục VHGT cho SV

Các phòng, ban sau có trách nhiệm tạo điều kiện cho việc giáo dục văn hóa giao tiếp được thực hiện thuận lợi, đạt hiệu quả cao.

Cá nhân, đơn vị tổ chức hoạt động lập dự trù kinh phí và dự trù về các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động. Phòng Cơ sở vật chất đảm nhận đảm nhận việc cung cấp các điều kiện CSVC cần thiết theo sự phê duyệt của Ban Giám hiệu. Phòng Kế hoạch – Tài chính phụ trách về mặt tài chính trên cơ sở dự trù kinh phí do Ban Giám hiệu đã phê duyệt. Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông hỗ trợ truyền thông các sự kiện, các hoạt động, góp phần nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị cho sinh viên.

Đặc điểm của đối tượng quản lý – sinh viên

Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên

  • Tính tự ý thức, Tính năng động, Tính thực tế,Tính cá nhân

Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên

  • Tính nghề nghiệp, Tính độc lập cao, Tính sáng tạo

Những vấn đề lý luận về quản lý GDVHGT cho SV đại học

Quản lý mục tiêu giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên

  • Xây dựng sứ mạng và tầm nhìn chung của nhà trường.
  • Xác định mục đích chung, lâu dài của quản lí giáo dục
  • Xác định mục tiêu ngắn hạn và các chương trình cụ thể để hướng đến mục tiêu chung.

Quản lý nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp cho SV

  • Đảm bảo phản ánh được mục tiêu giáo dục của nhà trường.
  • Cụ thể hóa các nội dung giáo dục VHGT trong các kế hoạch, chương trình giáo dục cụ thể.
  • Đảm bảo phù hợp với việc đổi mới các phương pháp dạy học hiện nay cũng như phù hợp với điều kiện thực tế về lực lượng cán bộ, cơ sở vật chất và tài chính của nhà trường.
  • Được định kỳ bổ sung, điều chỉnh

Quản lý các phương pháp, hình thức GD VHGT cho SV

  • Đảm bảo phương pháp giáo dục, hình thức giáo dục luôn được lựa chọn dựa trên cơ sở mục đích, nội dung chương trình GD
  • Đảm bảo phương pháp, hình thức phù hợp với đặc điểm đối tượng giáo dục là sinh viên. Phương pháp, hình thức giáo dục VHGT cần được đa dạng hóa, linh hoạt đổi mới để phù hợp với đặc tính tâm lý của sinh viên.
  • Tổ chức đánh giá các phương pháp, hình thức; có kế hoạch điều chỉnh phương pháp, hình thức GD VHGT thường xuyên

Quản lý các lực lượng tham gia vào công tác giáo dục VHGT cho SV

Để quá trình giáo dục VHGT cho SV đạt hiệu quả, nhà trường cần xây dựng phương hướng chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất, nhằm động viên và phát huy tối đa khả năng của lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo nên sức mạnh tổng thể trong công tác giáo dục VHGT cho sinh viên.

  • Có sự phân công cán bộ quản lý phụ trách công tác giáo dục VHGT trong BGH Nhà trường,
  • Có xác định phân công cụ thể công việc trong Ban chủ nhiệm Khoa, bộ môn.
  • Có sự thống nhất, phồi hợp thực hiện các hoạt động giữa các đơn vị trong toàn trường, trong đó, cần giao trách nhiệm chính cho phòng CTSV và Đoàn thanh niên, Hội sinh viên.
  • Tổ chức đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng tham gia

Quản lý các điều kiện phục vụ công tác giáo dục VHGT cho sinh viên

Đảm bảo Nhà trường có đủ điều kiện cơ sở vật chất, tài chính đáp ứng phục vụ công tác giáo dục VHGT cho sinh viên.

  • Cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng trong từng cá nhân và đơn vị phụ trách công tác phục vụ cơ sở vật chất
  • Cần lập dự trù yêu cầu về CSVC cho từng hoạt động cụ thể
  • Tổ chức kiếm tra giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu các điều kiện cơ sở vật chất trước thời điểm diễn ra hoạt động
  • Điều chỉnh tài chính phù hợp với tình hình thực tế, tổ chức kiểm tra đánh giá công tác tài chính đúng quy chế, quy định

Các yếu tố ảnh hưởng đến QLGD VHGT cho sinh viên

Yếu tố khách quan

  • Công nghệ thông tin, Nhận thức của sinh viên, Tâm lý lứa tuổi SV, Yếu tố gia đình, Các nguyên nhân khách quan khác

Yếu tố chủ quan

  • Yếu tố giảng viên, cán bộ, chuyên viên các phòng chức năng:
  • Yếu tố các hoạt động ngoại khóa

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Khái quát về quá trình khảo sát

Mục tiêu khảo sát

Tìm hiểu thực trạng văn hóa giao tiếp của SV trường Đại học Kinh tế – ĐHĐN và qúa trình giáo dục cũng như công tác quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp của SV

Đối tượng, địa bàn khảo sát

Cán bộ quản lý, cán bộ viên chức, các giảng viên đang công tác tại trường (sau đây gọi là cán bộ), SV đang học tập tại trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.

Nội dung khảo sát

Đề tài có những nội dung khảo sát chính và được thực hiện bởi các phương pháp khảo sát sau:

  • Khảo sát về thực trạng văn hóa giao tiếp và giáo dục VHGT cho sinh viên tại trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Khảo sát về thực trạng quản lý giáo dục VHGT cho sinh viên lực lượng tham gia và quản lý điều kiện phục vụ.
  • Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất

Phương pháp khảo sát

Khảo sát thực trạng văn hóa giao tiếp và công tác giáo dục VHGT tại nhà trường: phương pháp điều tra viết (sử dụng bảng câu hỏi); phương pháp phỏng vấn sâu cán bộ, sinh viên và phương pháp quan sát, kết hợp với công tác phân tích và thống kê

Khảo sát thực trạng công tác quản lý giáo dục VHGT cho SV: phương pháp tương tự như trên với nhóm đối tượng là cán bộ, giảng viên trong nhà trường. Phương pháp phỏng vấn được áp dụng với các cán bộ quản lý, các lực lượng trực tiếp tham gia vào công tác quản lý giáo dục VHGT.

Phương pháp chuyên gia được áp dụng để khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất trong chương 3.

Ngoài ra, đề tài cũng kết hợp các phương pháp phân tích, thống kê, tổng kết để làm sáng tỏ thực trạng công tác giáo dục VHGT và quản lý giáo dục VHGT trong nhà trường giai đoạn hiện nay.

Thời gian và tiến trình khảo sát

Thời gian khảo sát bắt đầu từ ngày 22/12/2019 đến 29/2/2020

Số lượng phản hồi khảo sát: 230 phản hồi của SV từ năm 01 đến năm 04, 120 phản hồi của CBGV trong trường. Phỏng vấn trực tiếp 50 SV và 30 CBGV để lấy ý kiến đánh giá.

Khái quát về trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

Quá trình thành lập và phát triển

Viễn cảnh, sứ mệnh, hệ thống giá trị

Cơ cấu tổ chức nhà trường

Khái quát đặc điểm của SV Trường ĐHKT – ĐHĐN.

Thực trạng giáo dục VHGT cho SV Trường ĐHKT – ĐHĐN

Thực trạng xác định mục tiêu giáo dục VHGT cho sinh viên

Bảng 2.1. Nhận thức về VHGT và vai trò của nhà trường trong công tác GD VHGT

Thực trạng nội dung giáo dục VHGT cho sinh viên

Bảng 2.2. Thống kê kết quả xếp loại rèn luyện của sinh viên

Bảng 2.3. Phân tích mức độ thực hiện các hành vi giao tiếp có văn hóa

Bảng 2.4. Đánh giá của CBGV và SV về nội dung giáo dục VHGT

Nhận biết được tầm quan trọng của việc giáo dục VHGT cho SV, tuy nhiên, do điều kiện khách quan và chủ quan, trong những năm qua nhà trường chưa có chủ trương và nội dung giáo dục liên quan đến công tác giáo dục văn hóa giao tiếp cho SV. Có thể nói công tác này còn đang bỏ ngõ, nội dung mới chỉ dừng lại ở mức độ lồng ghép trong các chương trình dạy và hoạt động của SV.

Nội dung liên quan đến VHGT giữa SV với nhau được rèn luyện nhiều nhất thông qua các hoạt động làm việc nhóm trong các môn học, thông qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn thể, các câu lạc bộ. Giáo dục VHGT với giảng viên có được nhắc đến và thực hiện trong quá trình giảng viên dạy học, tuy nhiên, giáo dục văn hóa giao tiếp với cán bộ trong trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Về VHGT giữa SV với doanh nghiệp, SV được học qua một số môn học đại cương bắt buộc cho tất cả SV như “Giao tiếp trong kinh doanh”, “Đạo đức kinh doanh”, …

Việc giao tiếp thông qua Internet ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên văn hóa giao tiếp thông qua Internet chưa được giáo dục thông qua các chương trình, hoạt động cụ thể, SV chỉ tự quan sát và rút kinh nghiệm cho bản thân. SV chỉ được giới thiệu cách sử dụng email, các công cụ của email thông qua môn học “Tin học ứng dụng”.

Thực trạng hình thức giáo dục VHGT cho sinh viên

Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng đã sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục văn hóa giao tiếp cho SV thông qua việc lồng ghép các nội dung vào chương trình học cụ thể (ví dụ như cho sinh viên thảo luận nhóm, tổ chức các kỳ thi, nghiên cứu khoa học,…) và tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể có ý nghĩa. Hàng năm, Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên nhà trường định kỳ tổ chức các hoạt động tình nguyện, các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ. Tuy nhiên, một số sinh viên phản ánh là số lượng sinh viên tham gia vào các chương trình là có hạn và phải thông qua các quy trình tuyển chọn, nên lượng sinh viên được tiếp cận các hình thức này vẫn chưa nhiều. Ngoài ra, các hoạt động tập thể không tập trung vào nội dung chính là giáo dục VHGT cho SV, mà đó chỉ là nội dung lồng ghép thông qua các tình huống phát sinh trong quá trình sinh hoạt tập thể, tạo điều kiện cho sinh viên tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho mình.

Thực trạng phương pháp giáo dục VHGT cho sinh viên

Trường ĐHKT-ĐHĐN đã sử dụng đa dạng các phương pháp ở các nhóm từ nhóm hình thành ý thức cá nhân, đến nhóm hình thành kinh nghiệm, cũng như phương pháp khen thưởng, trách phạt. Tuy nhiên, mức độ phù hợp của các phương pháp còn được đánh giá thấp, đặc biệt là các phương pháp nói chuyện, tranh luận, hoặc những phương pháp về khen thưởng, trách phạt. Theo quan sát, sinh viên là đối tượng trưởng thành, có đặc điểm tâm sinh lý khác biệt so với lứa tuổi học sinh phổ thông, vì vậy, các phương pháp mang tính áp đặt, như giao trách nhiệm thực hiện, hoặc các phương pháp mang tính giáo điều như trò chuyện, tranh luận, nhắc nhở, động viên sẽ làm cho sinh viên cảm thấy khó chịu, bị chèn ép và đôi lúc có tác dụng ngược. Các phương pháp thuộc nhóm khen thưởng, trách phạt như phát động thi đua, đánh giá điểm rèn luyện, yêu cầu chuẩn đầu ra cũng không mang lại hiệu quả cao vì những phương pháp này còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào thực tế thực trạng của SV. Việc kiểm tra kết quả của các phong trào thi đua, chấm điểm rèn luyện vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Điều này cho thấy cần phải tăng cường và sáng tạo hơn nũa khi sử dụng các phương pháp phù hợp cho công tác giáo dục và quản lý giáo dục VHGT cho SV.

Thực trạng các điều kiện giáo dục VHGT cho sinh viên

Bảng 2.5. Thống kê cơ sở vật chất trường ĐHKT-ĐHĐN (xem bản toàn văn)

Trường ĐHKT-ĐHĐN đã có quy trình cụ thể để giải quyết nhanh chóng nhu cầu tài chính cho các hoạt động. Ban tổ chức các chương trình nắm vững các thủ tục thanh toán và không gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính tổ chức các hoạt động. Hàng năm, nhà trường có cấp kinh phí trích về cho các khoa, các chi đoàn, các câu lạc bộ để tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn học cũng như các hoạt động Đoàn thể cho SV. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này chỉ đề mục đích chung là tổ chức hoạt động cho SV, không có mức ngân sách cụ thể cho các hoạt động giáo dục VHGT cho SV.

Thực trạng các lực lượng giáo dục VHGT cho sinh viên

Thực trạng quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Kinh tế – ĐHĐN

Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục VHGT cho sinh viên

Bảng 2.6. Mức độ xác định mục tiêu về QLGD VHGT cho SV

STTMỨC ĐỘ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIÁO DỤC VHGTXác định rõ ràngCó xác địnhKhông rõ ràng
Số lượng%Số lượng%Số lượng%
1Có mục tiêu lâu dài7865,0%4235,0%00,0%
2Có mục tiêu ngắn hạn3730,8%7461,7%97,5%
3Có mục tiêu cụ thể6856,7%4638,3%65,0%

Thực trạng quản lý nội dung giáo dục VHGT cho sinh viên

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về Quản lý nội dung giáo dục VHGT cho SV

Quản lí Nội dung

(QLND)

TốtTương đối tốtChưa tốt
Số lượng%Số lượng%Số lượng%
QLND xác định được nội dung giáo dục VHGT cho SV9075%2319%76%
QLND được cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình giáo dục cho SV7764%3529%87%
QLND phản ánh được mục tiêu giáo dục VHGT cho SV10083%1815%22%
QLND được xây dựng phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay8571%3126%43%
QLND được điều chỉnh thường xuyên8470%3529%11%

Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục VHGT cho SV

Bảng 2.8. Đánh giá về Quản lý phương pháp GD VHGT cho SV

Quản lí phương pháp (QLPP)TốtTương đối tốtChưa tốt
Số lượng%Số lượng%Số lượng%
Lựa chọn phương pháp phù hợp với mục tiêu giáo dục VHGT cho sinh viên trong Nhà trường.8369%3529%22%
Các phương pháp giáo dục thích hợp với nộị dung, chương trình đã được xây dựng.8873%3126%11%
Các phương pháp được lựa chọn đa dạng hóa, thích hợp với đối tượng giáo dục của Nhà trường.9579%2319%22%
Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các phương pháp theo định kỳ4033%2823%5243%
Các phương pháp được điều chỉnh thường xuyên3731%3227%5143%

Thực trạng quản lý hình thức giáo dục VHGT cho sinh viên

Bảng 2.9. Đánh giá về Quản lý các hình thức GD VHGT cho SV

Quản lí hình thức

(QLHT)

TốtTương đối tốtChưa tốt
Số lượng%Số lượng%Số lượng%
QLHT phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục8974%2723%43%
QLHT được cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình giáo dục9680%1916%54%
QLHT đa dạng, linh hoạt phù hợp đối tượng giáo dục trong nhà trường8470%3126%54%
QLHT được điều chỉnh thường xuyên, theo định kì7260%2319%2521%
Các hình thức tổ chức phù hợp với các điều kiện tài chính, CSVC của Trường.10789%1311%00%

Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ giáo dục VHGT cho sinh viên

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá về quản lý tài chính và CSVC trong quá trình giáo dục VHGT cho SV của Trường

Quản lí các điều kiện

(QLĐK)

TốtTương

đối tốt

Chưa tốt
Số

lượng

%Số

lượng

%Số

lượng

%
QLĐK có cơ sở vật chất, tài chính đáp ứng phục vụ công tác giáo dục VHGT cho SV9277%2622%22%
QLĐK có phân công, phân nhiệm rõ ràng trong từng cá nhân và đơn vị phụ trách công tác phục vụ cơ sở vật chất cho mỗi hoạt động9882%2218%00%
Tổ chức kiểm tra đánh giá công tác tài chính, đúng qui chế, qui định theo định kỳ.9680%2420%00%
Có sự điều chỉnh về mặt tài chính phù hợp với tình hình thực tế9478%2218%43%
Lập kế hoạch dự trù yêu cầu về cơ sở vật chất cho từng hoạt động cụ thể.9882%1815%43%
Tổ chức kiểm tra giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu các điều kiện cơ sở vật chất trước thời điểm diễn ra hoạt động.9277%2622%22%

Thực trạng quản lý các lực lượng giáo dục VHGT cho SV

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đánh giá về quản lý các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục VHGT cho SV

Quản lí lực lượng

(QLLL)

TốtTương đối tốtChưa tốt
Số

lượng

%Số

lượng

%Số

lượng

%
QLLL có sự phân công cán bộ quản lý phụ trách công tác giáo dục VHGT trong BGH của Trường ĐHKT5949%4739%1412%
QLLL xác định cụ thể trong Ban chủ nhiệm các Khoa/Bộ môn trong Trường1714%2823%7563%
QLLL giao cho Phòng CTSV xây dựng kế hoạch về công tác giáo dục VHGT8571%3126%43%
QLLL giao thêm trách nhiệm cho Đoàn TN- HSV, Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp nhà trường về công tác giáo dục VHGT9579%2319%22%
QLLL có sự thống nhất, phối hợp thực hiện các hoạt động giữa các đơn vị trong toàn trường.9075%2622%43%
Tổ chức đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân và đơn vị tham gia định kì4134%5647%2319%

Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục và QLGD VHGT

Một là: Nhận thức, quán triệt và chỉ đạo về giáo dục và quản lý giáo dục VHGT của cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong đơn vị còn bị xem nhẹ, do đó chưa được trở thành một nội dung hoạt động thường xuyên của nhà trường.

Hai là: Việc xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động về công tác giáo dục và quản lý giáo dục VHGT trong nhà trường chưa được phân công, phân nhiệm rõ ràng, do đó chưa biết triển khai từ đâu, do ai theo dõi, tổ chức, chỉ đạo và thực hiện.

Ba là: Thiếu sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và cơ quan chủ quản nên công tác giáo dục và quản lý giáo dục VHGT còn đang bị bỏ ngỏ, do đó chưa có sự ràng buộc chế tài và giao nhiệm vụ cụ thể.

Bốn là: Công tác giáo dục và quản lý giáo dục VHGT trong nhà trường chưa được phát động, đăng ký, kiểm tra, đánh giá thi đua nên hầu hết các đơn vị và đoàn thể chưa đưa vào sơ kết, tổng kết đánh giá nhiệm vụ hàng năm của đơn vị mình.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC VĂN HÓA GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – ĐHĐN

Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi

Các biện pháp quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế – ĐHĐN

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các lực lượng tham gia công tác giáo dục VHGT cho sinh viên.

Mục đích

Tạo ra sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, góp phần nâng cao năng lực nhận thức trong cán bộ, giảng viên, sinh viên, các lực lượng giáo dục về vai trò, vị trí, mục tiêu của công tác giáo dục VHGT cho sinh viên.

Nội dung

Căn cứ vào vai trò, vị trí và nhiệm vụ của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, nhà quản lý lựa chọn nội dung cần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm phù hợp cho từng đối tượng cụ thể: Với Cán bộ quản lý, Công đoàn, Với cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Với giảng viên, Với cán bộ viên chức, Với sinh viên

Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện

Thông qua đợt sinh hoạt chính trị đầu năm học; Thông qua các buổi sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn cho ban cán sự lớp phổ biến những nội dung giáo dục về ý thức khi tham gia các hoạt động, như học tập, lao động, văn nghệ v.v…; Thông qua các môn học; Hoạt động truyền thông của nhà trường; Thông qua các lớp tập huấn, các diễn đàn, các buổi sinh hoạt cộng đồng của phòng CTSV kết hợp với các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên; Tổ chức hội thảo khoa học, câu lạc bộ, báo cáo chuyên đề về giáo dục VHGT cho SV; Kịp thời nhắc nhở, uốn nắn những cán bộ viên chức, giảng viên và sinh viên có biểu hiện coi thường, vi phạm các nguyên tắc giáo dục văn hóa giao tiếp cho SV

Lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục VHGT vào chương trình đào tạo

Mục đích

Làm cho chương trình đào tạo thêm phong phú, đầy đủ nội dung, phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực, có văn hóa trong thời đại hiện nay

Nội dung

  • Thay đổi chương trình đào tạo, đưa thêm những học phần liên quan đến Văn hóa giao tiếp vào chương trình đào tạo
  • Thay đổi nội dung học phần: Đưa thêm các chương, các bài học liên quan đến văn hóa giao tiếp vào đề cương học phần.
  • Thay đổi cách thức tiếp cận học phần: Thay đổi phương pháp dạy học, cách thức đánh giá học phần để tăng cường cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện

Thứ nhất, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm các Khoa, Bộ môn cần xây dựng lại chuẩn đầu ra của từng ngành, chuyên ngành đào tạo trong nhà trường, trong đó chú ý nhấn mạnh đến yếu tố kỹ năng, văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử của sinh viên.

Thứ hai, dựa trên cơ sở chuẩn đầu ra đã ban hành, rà soát lại chương trình đào tạo các chuyên ngành, bao gồm các học phần đại cương chung cho tất cả chuyên ngành, cũng như các học phần đặc thù cho từng chuyên ngành cụ thể.

Thứ ba, sau khi đã rà soát chương trình đào tạo, xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo với mục đích lồng ghép các nội dung giáo dục VHGT vào các học phần. Việc điều chỉnh chương trình thực hiện ở các cấp độ sau: (1) Bổ sung các học phần đại cương về văn hóa giao tiếp, (2) Lồng ghép các nội dung giáo dục VHGT vào các học phần hiện có. (3) Tăng cường vai trò của sinh viên bằng đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá.

Thứ tư, nội dung giáo dục VHGT có thể tích hợp, lồng ghép vào chương trình ngoại khóa các môn học hoặc các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Đa dạng hóa hình thức, phương pháp GD VHGT cho SV.

Mục đích

Tăng tính hiệu quả và tránh sự nhàm chán trong việc triển khai về hoạt động giáo dục VHGT.

Nội dung

Thứ nhất, nội dung giáo dục VHGT cần bám sát nội dung như cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1. Đồng thời, cần vận dụng đa dạng các phương pháp, hình thức để đưa hoạt động giáo dục VHGT đến được với đối tượng sinh viên, phù hợp với đa số sinh viên và đạt mục tiêu đề ra.

Thứ hai, cần thường xuyên tổ chức các phiếu thăm dò về hình thức hoạt động để có cái nhìn một cách tổng thể nhằm xây dựng và bổ sung thêm nhiều hình thức phong phú hơn, đa dạng hơn, thời sự hơn, phù hợp hơn nữa đáp ứng nhu cầu của SV. Các hoạt động phải thường xuyên đổi mới, mang tính hấp dẫn, mới lạ, đảm bảo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Tăng cường CSVC – Tài chính nhằm hoàn thiện hoạt động giáo dục VHGT cho SV

Mục đích, Ý nghĩa

Tăng cường cơ sở vật chất – trang thiết bị nhằm đảm bảo yếu tố nền tảng và điều kiện thuận lợi để công tác giáo dục VHGT cho sinh viên đạt được chất lượng tốt.

Nội dung

Về kiến trúc chung, xây dựng kiến trúc tổng thể của nhà trường phải có tính mỹ thuật cao hơn, các phòng làm việc, các lớp học, các phòng thực hành phải tiện lợi và hiện đại hơn cho người sử dụng.

Về thư viện, thư viện cần bổ sung và đa dạng hóa các đầu sách về học tập, nghiên cứu nói chung, tăng cường bổ sung các sách, tài liệu về kĩ năng, các đầu sách về văn hóa ứng xử, kỹ năng sống, kĩ năng giao tiếp,… cho sinh viên.

Tập trung hoàn thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng của nhà trường, tiến hành rà soát và đầu tư đầy đủ, cải tiến, tu sửa các phương tiện, trang thiết bị nhằm đảm bảo việc thực hiện giáo dục VHGT như: khu thể thao, khu học tập, khu thực nghiệm, khu vui chơi, câu lạc bộ… trong khuôn viên của nhà trường. Đề xuất và xây dựng thêm phòng truy cập Internet trong thư viện, ký túc xá, phòng tự học, phòng thực hành; nâng cao băng thông tốc độ đường truyền trong trường… Đề xuất xây dựng thêm các khu vực làm việc nhóm, sinh hoạt nhóm, các khu tập thể thao, văn nghệ cho sinh viên

Cách thức tiến hành

Để thực hiện giải pháp này thì Nhà trường cần tìm nguồn kinh phí để phát triển cơ sở vật chất trong trường. Thứ nhất: các nguồn kinh phí từ đầu tư của nhà nước. Thứ hai, các nguồn lực từ phía các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tại địa bàn tại địa phương. Thứ ba, nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế. Thứ tư, sự đóng góp của các cựu sinh viên cho việc xây dựng các giá trị vật chất của nhà trường. Thứ năm: các đoàn thể xã hội trong và ngoài nhà trường

Ngoài việc tìm nguồn kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất, Nhà trường còn cần tổ chức quản lý nguồn tài chính, phân bổ tài chính phù hợp. Công tác này được thực hiện như sau: Thứ nhất, Lập kế hoạch hàng năm về xây dựng, tổ chức, bảo quản hệ thống cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động giáo dục VHGT trong nhà trường; Thứ hai, tổ chức phân công thực hiện việc trang bị, sử dụng, bảo quản hệ thống cơ sở vật chất; Thứ ba, Chỉ đạo tổ chức xây dựng, sử dụng, bảo quản hệ thống cơ sở vật chất.; Thứ tư, Kiểm tra và đánh giá việc xây dựng, tổ chức, bảo quản hệ thống cơ sở vật chất.

Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục VHGT cho SV

Mục đích

Phát huy được sức mạnh tổng hợp của từng lực lượng giáo dục, các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nhà trường, tạo mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau, chia sẻ trách nhiệm trong việc chăm lo giáo dục thanh niên, sinh viên

Nội dung

Xây dựng, củng cổ, điều chỉnh hợp lý cơ chế phối hợp các lực lượng trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội thống nhất về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục VHGT cho SV. Các đơn vị, bộ phận nhận thức rõ khả năng, ưu thế riêng để phát huy thế mạnh trong giáo dục, tạo nên môi trường giáo dục toàn diện, rộng khắp và đồng bộ.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, đơn vị đối với việc thực hiện giáo dục VHGT cho sinh viên trong nhà trường

Xây dựng quy chế phối hợp cụ thể giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể về sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường

Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, giảng viên, phụ huynh, các cơ quan đoàn thể trong và ngoài nhà trường về cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường với các đơn vị ngoài nhà trường

Tăng cường thực hiện các chức năng quản lý trong công tác quản lý giáo dục VHGT cho SV trường ĐHKT-ĐHĐN

Kế hoạch hoá công tác QLGD VHGT cho SV trường ĐHKT

Kiểm tra, đánh giá và tạo động lực cho việc thực hiện giáo dục VHGT cho SV trường ĐHKT-ĐHĐN

Xây dựng các chế định, chế tài về VHGT cho SV trường ĐHKT

Ý nghĩa

Xây dựng một hành lang pháp lý cho việc khen thưởng, trách phạt đối với SV trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giải trí, có tác dụng giáo dục và răn đe đối với SV

Nội dung

Xây dựng và sớm ban hành các chế định, chế tài phải đảm bảo tính quy phạm pháp luật, tránh sự chồng chéo trong các lãnh vực của từng quy phạm, chế định, các văn bản hướng dẫn dưới luật như: nghị định, quy chế, quy định…

Cách thức tiến hành

Phòng CTSV xây dựng các chế định, chế tài về văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử cho sinh viên trường ĐHKT-ĐHĐN. Sau khi xây dựng các tiêu chí đánh giá, các quy tắc ứng xử cho sinh viên, Hiệu trưởng triển khai tới các bộ phận, các Khoa, các tổ chức đoàn thể, giảng viên, cán bộ và sinh viên nhà trường. Hoạt động kiểm tra đánh giá cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục theo đúng kế hoạch xác định. Hiệu trưởng cần phải theo dõi, giám sát để hoạt động kiểm tra đánh giá không mang tính hình thức. Hiệu trưởng cần có những giải pháp động viên, biểu dương kịp thời những bộ phận, cá nhân đã thực hiện tốt, nhắc nhở, phê bình những bọ phận, cá nhân thực hiện chưa tốt.

Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp giáo dục VHGT cho SV đề xuất ở trên có mối quan hệ thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại và bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện để đạt mục tiêu giáo dục đề ra. Mỗi biện pháp có ý nghĩa, vai trò và nhiệm vụ riêng nên có những ưu nhược điểm riêng. Do đó, để công tác quản lý giáo dục VHGT cho sinh viên đạt được hiệu quả cao cần phải kết hợp nhiều biện pháp mới đạt được mục đích, mục tiêu, ý nghĩa, nội dung mà luận văn đề cập đến.

Khảo nghiệm tính khả thi và cấp thiết của các biện pháp

Nội dung, cách thức khảo nhiệm

Khảo nghiệm được thực hiện bằng cách xây dựng phiếu hỏi gửi trực tiếp đến 20 cán bộ quản lý (trưởng khoa, trưởng phòng, trưởng các trung tâm, ban giám hiệu) và 20 giảng viên nhà trường. Về tính cấp thiết có 3 cấp độ được lựa chọn: Rất cấp thiết (tương ứng với 3 điểm); Cấp thiết (2 điểm); Không cấp thiết (1 điểm) Về tính khả thi có 3 cấp độ được lựa chọn: Thực hiện được (3 điểm); Khó thực hiện (2 điểm); Không thực hiện được (1 điểm)

Kết quả khảo nghiệm

Đồ thị 3.1: Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi các biện pháp

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

1.1. Giáo dục văn hóa giao tiếp là việc cần thiết và cấp bách, nhất là trong trường đại học hiện nay. Trong môi trường đại học, sự học hỏi của sinh viên là đa kênh, sinh viên không chỉ học hỏi thầy cô mà còn học hỏi từ bạn bè, các đối tượng tiếp xúc do dó giao tiếp của sinh viên là một nội dung cực kỳ quan trọng.

1.2. Từ đây có thể nhận thấy, thông qua hoạt động giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên, nhà trường thực hiện được mục tiêu giáo dục là không những phát triển toàn diện cho sinh viên mà còn đang tạo ra một bầu không khí sư phạm lành mạnh, mẫu mực. Do vậy quản lý công tác giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên phải được xác định là một nội dung quan trọng, trở thành một hoạt động thường xuyên, nhất là đối với nhà trường mang tính đặc thù trong lãnh vực đào tạo về kinh doanh, kinh tế, du lịch.

1.3. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng về giáo dục và quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên thông qua các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, quan sát, phương pháp thống kê để lấy ý kiến từ các nhóm đối tượng cán bộ giảng viên và sinh viên, đã cho ta thấy bức tranh tổng thể về thực trạng văn hóa giao tiếp của sinh viên trong thời đại hiện nay.

1.4. Công tác giáo dục và quản lý giáo dục văn hóa giao tiếp là một hoạt động mang tính phức hợp, đa chiều, tích hợp nhiều trong các công tác giáo dục ý thức và bản lĩnh chính trị; giáo dục truyền thống; giáo dục pháp luật; giáo dục đạo đức – công dân; giáo dục nghề nghiệp; giáo dục môi trường; giáo dục thể chất; giáo dục thẩm mỹ; giáo dục quốc phòng… song có thể nhận dạng công tác giáo dục VHGT là một dạng giáo dục của kỹ năng sống lành lành mạnh như trong quy chế về giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV trong các cơ sở trung cấp chuyên nghiệp và giáo dục đại học ngày 29/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

1.5. Quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn là cơ sở để tác giả xây dựng 7 biện pháp giáo dục và quản lý giáo dục VHGT cho SV, đó là: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các lực lượng tham gia công tác giáo dục VHGT cho sinh viên; Lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục VHGT vào chương trình đào tạo; Đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục VHGT cho SV; Tăng cường CSVC – Tài chính nhằm hoàn thiện hoạt động giáo dục VHGT cho SV; Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục VHGT cho SV; Tăng cường thực hiện các chức năng quản lý trong quản lý giáo dục VHGT cho SV trường ĐHKT-ĐHĐN; Xây dựng các chế định, chế tài về VHGT cho SV nhà trường.. Các biện pháp của đề tài đã nói lên được tính yêu cầu, tính đồng bộ, tính cấp bách và tính khả thi của việc đưa công tác giáo dục và quản lý giáo dục VHGT vào trong nhà trường trong giai đoạn hiện nay là tất yếu khách quan, nhằm góp phần làm rõ và nhận dạng hệ giá trị của con người trong môi trường đô thị của thời đại văn minh ngày nay.

1.6. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp có tính cấp thiết và khả thi cao, có thể nâng cao hiệu quả giáo dục VHGT cho SV thông qua tổ chức hợp lý các hoạt động trong điều kiện quán triệt những yêu cầu và điều kiện của từng biện pháp trong quá trình thực hiện.

Khuyến nghị

    1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giáo dục văn hóa giao tiếp cho một cá nhân là một quá trình lâu dài và công phu, giáo dục đại học không thể một sớm một chiều xây dựng được văn hóa giao tiếp cho sinh viên. Lâu nay, trong hệ thống chương trình phổ thông của chúng ta ngoài môn ngữ văn còn có môn Giáo dục công dân, là những môn học bổ trợ đắc lực nhất cho văn hóa giao tiếp của học sinh. Bộ GD&ĐT cần tiếp tục có những giải pháp cụ thể nâng cao vai trò của môn học ngữ văngiáo dục công dân, đưa vào tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá học sinh, cũng như có những đổi mới nội dung làm sao để cho sát thực tiễn và thu hút được sự hứng thú học tập của học sinh.

Ngoài việc chú trọng hai môn học Ngữ vănGiáo dục công dân Bộ GD&ĐT cũng cần có những giải pháp lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh ở các nội dung môn học khác nhau cũng như có các chính sách đồng bộ nâng cao vai trò của công tác giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh, sinh viên trong trường học.

Với đối tượng là sinh viên trong trường đại học Bộ GD&ĐT cần xây dựng một bộ quy tắc giao tiếp ứng xử chung nhằm tạo lập môi trường học tập, nghiên cứu bình đẳng, công bằng, văn minh và hiệu quả. Theo đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 – 2025”, Bộ Giáo dục và Đào tạo có yêu cầu xây dựng nội dung chuyên đề hướng dẫn văn hóa ứng xử trong chương trình đào tạo của nhóm ngành sư phạm trong các cơ sở đào tạo sư phạm. Theo khuyến nghị của tác giả, cần xây dựng chuyên đề này cho tất cả các cơ sở đào tạo đại học, không phân biệt khối ngành.

    1. Đối với trường Đại học Kinh tế
  • Về công tác giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trong Nhà trường

Nhà trường nên có sự đầu tư nghiên cứu, khảo sát thêm về thực trạng VHGT của sinh viên tại trường để nắm bắt được thông tin thực tế. Đồng thời dự đoán tình hình để có thể đưa ra những định hướng về nội dung giáo dục VHGT cho sinh viên có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng trong thời gian dài, phù hợp với đặc trưng ngành đào tạo của trường và đồng thời phù hợp với văn hóa truyền thống và nhất là đáp ứng được nhu cầu hội nhập và phát triển theo xu hướng chung của đất nước.

Cần đưa nội dung giáo dục VHGT cho sinh viên sâu rộng hơn vào chương trình đào tạo của tất cả các Khoa, thay vì chỉ dạy một số kỹ năng giao tiếp cơ bản như giao tiếp trong kinh doanh, hoặc đạo đức kinh doanh. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần phải tăng cường quản lý đối với sinh viên của Khoa, cụ thể, hàng tuần, hàng tháng phải có sự tổng kết, đánh giá về công tác sinh viên, trong đó cần có nội dung đánh giá về văn hoá giao tiếp của sinh viên, đồng thời cần đề ra các biện pháp xử lý những lệch lạc trong văn hóa ứng xử của sinh viên.

Các tổ chức đoàn thể cần tổ chức các hội thảo, cuộc thi hùng biện, các hội diễn văn hoá, văn nghệ, những buổi nói chuyện chuyên đề, những diễn đàn, câu lạc bộ về VHGT, ứng xử. Tổ chức một cách đa dạng có hiệu quả hơn nữa các công tác xã hội, tình nguyện, thiện nguyện, thể thao, văn hóa văn nghệ, tọa đàm với diễn giả, doanh nhân, chiếu phim, sinh hoạt câu lạc bộ … Việc đưa ra các phong trào thi đua và các hoạt động xã hội này cần có tính thực chất hơn, có chất lượng và hiệu quả xã hội hơn, không chạy theo hình thức, tổ chức những phong trào thiết thực với đời sống sinh viên, phù hợp phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên nội dung phải hấp thiết thực hấp dẫn thu hút được thật nhiều sinh viên tham gia.

Đưa các quy định về VHGT của sinh viên vào làm một trong số các tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện cũng như xét kết quả thi đua của từng sinh viên, tập thể SV.

  • Về công tác quản lý giáo dục VHGT cho SV trong Nhà trường

Lãnh đạo Nhà trường cần phải nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc giáo dục văn hoá giao tiếp cho sinh viên. Phải xem xây dựng văn hóa giao tiếp của sinh viên là mục tiêu quan trọng nhất trong xây dựng nhân cách sinh viên. Cần đưa công tác giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trở thành một trong những công tác chỉ đạo của trường Đại học Kinh tế – ĐHĐN, có tổ chức và phát động các phong trào thi đua giữa sinh viên các Khoa các Khóa và xem văn hóa giao tiếp của sinh viên là một tiêu chí thi đua.

Ban Giám hiệu, các Phòng chức năng, Trung tâm, tổ chức đoàn thể Công đoàn, Đoàn Thanh niên tích cực hưởng ứng, có ý thức tham gia giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và chức năng nhiệm vụ của tổ chức mình.

Chỉ đạo Phòng Đào tạo và phòng Công tác SV, Hội sinh viên, Đoàn TN thực hiện xây dựng kế hoạch, nội dung, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác giáo dục văn hóa giao tiếp cho cho SV.

Chỉ đạo Phòng Thanh tra – pháp chế có kế hoạch thanh kiểm tra và đánh giá để có hình thức khen thưởng và kỷ luật thích đáng đối với các tập thể và cá nhân có thành tích trong tốt trong thi đua hoặc vi phạm về văn hóa giao tiếp.

Chỉ đạo Phòng Kế hoạch – Tài chính và Phòng cơ sở vật chất xây dựng dự toán chi ngân sách và điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên trong trường theo năm học và hàng quý.

    1. Đối với sinh viên

Hoạt động giáo dục VHGT không thể thành công nếu thiếu yếu tố tích cực, chủ động của đối tượng giáo dục. Bởi vậy, chương trình giáo dục nên xuất phát từ nhu cầu, mong muốn được hiểu biết của SV, cố gắng thu hút sự quan tâm, hưởng ứng, thúc đẩy SV cùng tham gia.

SV cần chủ động tự giác, tích cực học tập, tham gia các họat động văn hóa do lớp, trường, xã hội tổ chức để rèn luyện hành vi giao tiếp có văn hóa cho mình. Việc rèn luyện, thiết lập VHGT phải được SV có ý thức duy trì thường xuyên, ở mọi nơi, mọi lúc. SV cần tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Thường xuyên chú ý đến các thông tin về thực trạng VHGT và lối sống hiện nay của giới trẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng, vì nó rất có ích cho bản thân mỗi SV. Phải thường xuyên trau dồi, tu dưỡng bản thân để có những kiến thức hiểu biết sâu sắc về chuẩn mực đạo đức xã hội, từ đó có tình cảm tốt đẹp và phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

VHGT của SV là biểu hiện của văn hóa nhà trường, nhà trường có truyền thống, nền nếp văn cao, thì SV ở trong môi trường đó cũng được hưởng thụ, kế thừa và phát huy được VHGT của chính mình. Mong rằng với những vấn đề đã được trình bày trong luận văn, với sự nỗ lực của tập thể nhà trường và sự gương mẫu của mỗi cán bộ, giảng viên và sự ủng hộ cũng như đồng lòng của toàn thể SV Trường đại học Kinh tế – ĐHĐN sẽ không ngừng nâng cao được VHGT cho SV góp phần vào sự ổn định và phát triển không ngừng.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\LE HUU DAI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *