Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS huyện Ea Súp

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS huyện Ea Súp

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS huyện Ea Súp

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quấy rối tình dục (QRTD), xâm hại tình dục hiện nay đang là một vấn đề nổi cộm và gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội hiện nay. Liên tục trong thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin hàng loạt vụ việc đau lòng về hành hạ, quấy rối, xâm hại tình dục nghiêm trọng trên cả nước, đặc biệt đối với trẻ em dân tộc thiểu số, nguy cơ này càng trở nên báo động hơn bao giờ hết.

Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước tham gia ký đầu tiên ở Châu Á về Công ước quốc tế về quyền trẻ em từ năm 1990, ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ năm 2004, quyết định phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 của Thủ tướng Chính phủ và ban hành nhiều văn bản, quy định hướng dẫn và thực hiện các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Huyện Ea Súp, là một huyện thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đăk Lăk, dân cư thưa thớt, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đa phần dân cư từ nhiều tỉnh thành khác di cư tới, người dân tộc thiểu số chiếm số lượng lớn trên địa bàn. Kinh tế chủ yếu là hoạt động nông, lâm nghiệp. Cùng với nhiều hủ tục và sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nguy cơ bị quấy rối, xâm hại tình dục đối với trẻ em tại đây là rất cao.

Học sinh trung học cơ sở (THCS) là một trong những đối tượng có nguy cơ bị quấy rối tình dục cao, bởi đa phần các em là những đứa trẻ mới lớn, đang trong độ tuổi dậy thì, … nên nguy cơ bị QRTD là rất cao. Công tác giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh là việc làm hết sức cấp thiết.

Xuất phát từ những lý do trên việc lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa cả về lí luận, thực tiễn.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh THCS; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk; từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh tại các trường THCS này.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.

4. Giả thuyết nghiên cứu

– Hoạt động quản lý giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk đã được quan tâm, tăng cường, nhưng một số biện pháp quản lý lại chưa hiệu quả.

– Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk thì có thể đề xuất các biện pháp cần thiết, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh tại các trường THCS này.

5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

5.1. Giới hạn nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh tại các trường THCS huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk và đề xuất các biện pháp cải tiến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh tại các trường THCS này.

5.1. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu trên cán bộ quản lý (CBQL) gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên (GV), học sinh (HS) từ lớp 6 đến lớp 9 tại 5 trường THCS công tập trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS;

– Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk;

– Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh THCS huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.

7. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

– Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

– Phương pháp phỏng vấn.

– Phương pháp xử lý số liệu.

8. Đóng góp của đề tài

– Luận văn góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng.

– Đúc rút kinh nghiệm, xây dựng một số giải pháp cụ thể, có tính khả thi để góp phần phát triển toàn diện cho học sinh, phòng ngừa việc quấy rối tình dục cho học sinh từ thực trạng nghiên cứu trên địa bàn.

9. Cấu trúc của luận văn

– Mở đầu

– Nội dung: gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.

Chương 3: Một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh THCS huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.

– Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS huyện Ea Súp
Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS huyện Ea Súp

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

1.2. Các khái niệm công cụ có liên quan

1.2.1. Khái niệm quản lý

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường.

1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý giáo dục ở các cấp lên đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục của toàn bộ hệ thống giáo dục và của cơ sở giáo dục, nhà trường đạt được mục tiêu đã định.

1.2.3. Giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

1.2.3.1. Khái niệm giáo dục phòng ngừa

1.2.3.2. Khái niệm quấy rối tình dục

Quấy rối tình dục bao gồm các cử chỉ, hành vi tình dục khiến đối phương cảm thấy khó chịu về mặt tâm lý và tình dục như việc nhìn chằm chằm, cố ý để lộ các bộ phận sinh dục, huýt sáo trêu ghẹo, bình phẩm về hình thức bên ngoài hay ve vãn, tán tỉnh bằng các tin nhắn gợi dục hoặc ở mức độ nặng hơn có thể là cưỡng hiếp, tấn công tình dục.

1.2.3.3. Khái niệm giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

Giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục là nhiệm vụ cần thiết của toàn xã hội. Tuy nhiên nhà trường có vị trí quan trọng hàng đầu, là lực lượng chủ công trong công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh, hướng dẫn và tổ chức phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng trong xã hội cùng tham gia.

1.3. Hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh trung học cơ sở

1.3.1. Mục tiêu giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

1.3.2. Nội dung giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

1.3.3. Phương pháp giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

1.3.4. Hình thức tổ chức giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

1.3.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

1.3.6. Sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

1.3.7. Các điều kiện trong giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh trung học cơ sở

1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS

1.4.2. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS

1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục học sinh THCS

1.4.3.1. Quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

1.4.3.2. Quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

1.4.3.3. Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

1.4.3.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá giáo dục phòng ngừa QRTD

1.4.3.5. Quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng tham gia công tác giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

1.4.3.6. Quản lý các điều kiện hỗ trợ trong giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh THCS

1.5.1.1. Vai trò của xã hội

1.5.1.2. Chỉ đạo từ trên xuống

1.5.1.3. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục

1.5.2. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh THCS

1.5.2.1. Nhận thức và năng lực của Ban giám hiệu

1.5.2.2. Vai trò của nhà trường

1.5.2.3. Vai trò của gia đình

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn, tác giả đã làm rõ các khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quấy rối tình dục, giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục, quản lý giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục. Trong đó hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường phổ thông; kết quả cuối cùng được đánh giá qua hành vi, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Quản lý công tác giáo dục phòng ngừa QRTD là quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, chương trình giáo dục, phòng ngừa QRTD cho học sinh, để họ nhận thức đúng và thực hiện đúng về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, các chuẩn mực đạo đức. Để phát huy tốt vai trò của hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD, Hiệu trưởng cần có tầm nhìn chiến lược để có thể tổ chức, chỉ đạo các lực lượng thực hiện chương trình giáo dục phòng ngừa QRTD theo đúng mục tiêu mà nhà quản lý đã đặt ra.

Đây là những vấn đề lý luận cơ bản để làm cơ sở cho việc khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh THCS huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐĂK LĂK

2.1. Khái quát về về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình giáo dục huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk

Ea Súp là huyện biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm huyện cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 75km.

Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất là con người Ea Súp gắn liền với lịch sử hình thành của  Đăk Lăk , Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam.

Trong công cuộc đổi mới, với sự phát triển của xã hội, đời sống văn hóa của đồng bào các buôn làng Ea Súp từng bước phát triển.

2.1.2. Tình hình giáo dục cấp THCS trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk

Hiện nay ở huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk có 12 trường THCS đóng trên địa bàn. Năm học 2017 – 2018 có tổng số lớp 176 lớp với 4143 HS. Toàn huyện có 238 giáo viên ở bậc THCS.

Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, dù đã được quan tâm, đầu tư nhưng ngành giáo dục Huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học ở những điểm trường.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Làm rõ thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD và quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD để đánh giá những ưu điểm, hạn chế, làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD tại các trường THCS trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.

2.2.2. Nội dung khảo sát

– Khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục.

– Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục tại các trường THCS.

– Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục tại các trường THCS.

2.2.3. Mẫu nghiên cứu

+ Phương pháp điều tra bảng hỏi.

+ Phương pháp phỏng vấn.

2.2.4. Cách thức xử lí số liệu

+ Xử lý số liệu phỏng vấn sâu.

+ Xử lý số liệu khảo sát bằng bảng hỏi/phiếu điều tra.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục tại các trường trung học cơ sở huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk

2.3.1. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

2.3.2. Thực trạng việc thực hiện nội dung giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục.

2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

2.3.4. Thực trạng hoạt động phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

2.3.5. Thực trạng việc thực hiện kiểm tra, đánh giá giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

2.3.6. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

2.3.7. Kết quả giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục ở các trường THCS huyện Ea Súp

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh trung học cơ sở huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

2.4.3. Thực trạng quản lý hình thức tổ chức giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

2.4.5. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

2.4.6. Thực trạng quản lý điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục tại các trường trung học cơ sở huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk

2.5.1. Ưu điểm

Nhìn chung, đa số học sinh, GV, BGH, PHHS tại các trường THCS ở huyện Ea Súp đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh.

Về phía nhà trường, đã tổ chức triển khai và thực hiện được một số hoạt động, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh.

2.5.2. Hạn chế

Từ kết quả khảo sát cho thấy, các CBQL và GV trong các nhà trường mặc dù đã quan tâm đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh, tuy nhiên sự quan tâm này chưa được thường xuyên và liên tục.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Học sinh ở bậc học THCS đang ở độ tuổi có đặc điểm tâm lý lứa tuổi là thiếu tự chủ, không kiềm chế cảm xúc cá nhân, dễ bị lôi kéo dụ dỗ do thích khẳng định bản thân nên dễ bị sa vào những hoạt động không lành mạnh.

Do tác động của cơ chế thị trường, ảnh hưởng của xã hội, sự bùng nổ của công nghệ internet.

Hoạt động quản lý xã hội và quản lý giáo dục còn chưa thực sự cao, chưa phát huy được hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong những năm gần đây, hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh THCS đã được ngành giáo dục huyện Ea Súp quan tâm, thực hiện và đã ghi nhận những kết quả nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại những bất cập, yếu kém. Bộ máy quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD còn chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp trong công tác. Đội ngũ thực hiện công tác giáo dục phòng ngừa QRTD chưa được quan tâm bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Nội dung, hình thức giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh khá phong phú, đa dạng, song mức độ thực hiện ở nhiều nội dung, hình thức còn chưa thường xuyên. Nhiều nội dung, hình thức giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của học sinh và điều kiện thực tế của trường, của địa phương. Vai trò, trách nhiệm của các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh còn mờ nhạt.

Công tác kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức, thiếu quy định cụ thể. Về CSVC, trang thiết bị chủ yếu vẫn là tận dụng tài nguyên có sẵn phục vụ cho hoạt động dạy và học chung của nhà trường.

Để nâng cao chất lượng giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh, các trường THCS huyện Ea Súp phải có sự chuyển biến tích cực về nhận thức không chỉ trong đội ngũ những người làm hoạt động giáo dục phòng ngừa cho học sinh mà cần có sự đổi mới căn bản về công tác tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh. Muốn vậy phải có những giải pháp đồng bộ, khoa học và phù hợp để giải quyết thực trạng này.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐĂK LĂK

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

3.1.1. Cơ sở về lý luận

Nghiên cứu về lý luận xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, làm rõ các khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, QRTD, giáo dục phòng ngừa QRTD, quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD.

3.1.2. Cơ sở về thực tiễn

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục ở các trường THCS huyện Ea súp, tỉnh Đăk Lăk. Nghiên cứu đề xuất những giải pháp từ đó nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh THCS là hoạt động cấp thiết, cần tăng cường.

3.1.3. Cơ sở về pháp lý

Nghiên cứu các bộ quy tắc ứng xử về QRTD cũng như các quy định về phòng, chống QRTD của pháp luật nhà nước và quốc tế.

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, hệ thống

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

3.1.4. Nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục cộng đồng xã hội

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh trung học cơ sở huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình, có kế hoạch phù hợp, phấn đầu hoàn thành nhiệm vụ góp phần thúc đẩy hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả.

3.3.2. Cải tiến nội dung giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục linh hoạt, phong phú và bám sát mục tiêu

Có chương trình cụ thể với các nội dung giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS.

3.2.3. Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục thông qua các hình thức dạy học

Nhằm tạo nên tính đồng bộ và hiệu quả cao trong việc tổ chức giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh THCS. Việc lồng ghép các nội dung liên quan đến giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh trường THCS vào các môn học khác là nhằm làm cho nội dung môn học thêm phong phú, không xa rời thực tiễn sinh động, đem lại hiệu quả giáo dục cao.

3.2.4. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường THCS như: cán bộ quản lý, giáo viên, Công đoàn, Đoàn thanh niên và sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm lôi cuốn được lực lượng xã hội to lớn tham gia vào sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh nói riêng.

3.2.5. Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

Thông qua việc kiểm tra, đánh giá làm cho cán bộ, giáo viên thấy được thực trạng về giáo dục phòng ngừa QRTD ở trường THCS. Trên cơ sở đó, cán bộ, giáo viên kịp thời có biện pháp thích hợp với từng giai đoạn giáo dục QRTD cho học sinh.

3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục

Cơ sở vật chất, đồ dùng, phương tiện thiết bị dạy học là những điều kiện cần thiết, một nhân tố của quá trình giáo dục để tiến hành hoạt động dạy học trong nhà trường. Do đó, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học phải đáp ứng yêu cầu đổi mới đó. Khai thác tối đa, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị vào hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Mỗi biện pháp đều có những vị trí, vai trò nhất định trong quá trình quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD. Tuy nhiên, không có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, có tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý phòng ngừa QRTD. Đồng thời mỗi biện pháp quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD phải được thực hiện trong những điều kiện nhất định.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích

Đánh giá tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.2. Đối tượng thăm dò ý kiến bằng bảng hỏi

Trưng cầu bằng phiếu hỏi các đối tượng: 13 CBQL, 145 giáo viên ở 5 trường THCS huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk.

3.4.3. Cách thức tiến hành

Sử dụng trong phiếu hỏi.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

3.4.4.1. Về tính cấp thiết của biện pháp

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy, tính rất cấp thiết và cấp thiết có tỉ lệ rất cao cụ thể ý kiến cho rằng tính rất cấp thiết ở các biện pháp có tỉ lệ phần trăm từ 95,6% đến 98,1% tính cấp thiết có tỉ lệ phần trăm từ 1,9% đến 3,8%, tính không cấp thiết chiếm tỉ lệ phần trăm rất thấp từ 0% đến 0,6%.

3.4.4.2. Về tính khả thi của biện pháp

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, tính rất khả thi và khả thi có tỉ lệ rất cao cụ thể ý kiến cho rằng tính rất khả thi ở các biện pháp có tỉ lệ phần trăm từ 94.38% đến 98.8% tính khả thi có tỉ lệ phần trăm từ 1.3% đến 4.4%, tính không cấp thiết chiếm tỉ lệ phần trăm rất thấp từ 0% đến 0.6%.

Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm các biện pháp cho thấy những biện pháp trên nếu có đủ thời gian, điều kiện để được thử nghiệm đồng bộ với học sinh thì kết quả giáo dục phòng ngừa QRTD đạt được sẽ rất cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh trường THCS là một quá trình lâu dài và phức tạp. Đó là quá trình thực hiện đồng bộ giữa nâng cao nhận thức và hình thành thái độ, cảm xúc, niềm tin và thói quen hành vi. Để quá trình đó đem lại hiệu quả mong muốn, luận văn đã căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng và dựa vào cơ sở lí luận của quản lý giáo dục phòng ngừa QTRD cho học sinh trường THCS huyện Ea Súp, đề xuất những giải pháp cụ thể. Các giải pháp cần phải được thực hiện đồng bộ và gắn bó với nhau, làm tiền đề cho nhau nhằm đạt được kết quả tối ưu nhất. Do vậy, đòi hỏi Các cấp quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các đối tượng có liên quan cần có sự nỗ lực và hợp tác để triển khai các biện pháp phù hợp với tình hình của địa phương và của nhà trường.

Đặc biệt, các giải pháp đã được đề xuất mang tính khả thi và bước đầu đã được khảo nghiệm trong thực tiễn cho học sinh trường THCS huyện Ea Súp. Việc đổi mới và nhân rộng các giải pháp giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh có thể thực hiện được ở các trường, địa phương với những điều kiện tương tự.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh có vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình đào tạo nói chung và giáo dục phòng ngừa quấy rối tình dục nói riêng ở các trường THCS. Đây là quá trình lâu dài, thường xuyên, phức tạp đòi hỏi có sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đến từng cán bộ, giáo viên và cán bộ quản lý chung của nhà trường. Vì vậy, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh trong các trường THCS là việc làm cấp thiết.

1.1. Về lí luận

Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và xác lập cơ sở khoa học, giúp tác giả nghiên cứu luận án nắm bắt một cách có hệ thống về giải pháp quản lý hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD nói riêng; giúp tác giả hệ thống được các nội dung, phương pháp giáo dục phòng ngừa QRTD.

1.2. Về thực tiễn

Qua việc tìm hiểu và xử lý kết quả điều tra, tác giả có thể khẳng định hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Ea Súp có những ưu điểm, hạn chế và xác định được những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh trường THCS. Việc khảo nghiệm và nghiên cứu thực tiễn cho thấy, quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh THCS huyện Ea Súp hiện nay chưa được thực hiện theo một định hướng như một quá trình giáo dục trọn vẹn, chưa được tổ chức khoa học và có kế hoạch đầy đủ. Trong các nhà trường, giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh mới chỉ được lồng ghép, kết hợp phần nào trong các hoạt động giáo dục, chưa được tổ chức theo chương trình riêng. Chính vì vậy, việc hình thành định hướng giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh còn thiếu tính hệ thống, ổn định. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy khái quát các đánh giá của các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh có sự thống nhất khá cao về thực trạng giáo dục phòng ngừa QRTD, quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh THCS huyện Ea Súp: bộ máy quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD còn chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp trong công tác; đội ngũ thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD chưa được quan tâm bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Mặc dù quá trình giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh tại các trường THCS huyện Ea Súp ngày càng được hoàn thiện hơn ở tất cả các thành tố của quá trình này. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh, các trường THCS huyện Ea Súpcần phải có sự chuyển biến tích cực về nhận thức không chỉ trong đội ngũ những người làm hoạt động giáo dục phòng ngừa cho học sinhmà cần có sự đổi mới căn bản về công tác tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh. Muốn vậy phải có những giải pháp đồng bộ, khoa học và phù hợp để giải quyết thực trạng này.

1.3. Kết quả nghiên cứu

Luận án đã đề ra các giải pháp quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh và cũng thể hiện kết quả khảo nghiệm về tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp. Kết quả cho thấy luận án đã bám sát được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Luận án có giá trị thực tiễn vì nó giải quyết được một trong những vấn đề có tính cấp bách và chiến lược của giáo dục nói chung và giáo dục huyện Ea Súp nói riêng trong bối cảnh đổi mới giáo dục với những thách thức và biến động lớn của xã hội ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh. Với những nghiên cứu trên, tác giả của luận án hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh THCS, là tài liệu tham khảo để các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, các lực lượng giáo dục tham gia quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh trường THCS.

2. Kiến nghị

Dựa trên thực tiễn giáo dục phòng ngừa QRTD và quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD ở các trường THCS huyện Ea Súp, để có điều kiện thực hiện tốt các giải pháp đã đề xuất ở trên một cách có hiệu quả. Xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:

2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy xác định nhiệm vụ, qui định trách nhiệm, nội dung thực hiện việc quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho từng bộ phận, tổ chức và cá nhân trong các trường THCS.

Trang bị cho CBQL giáo dục những kiến thức cần thiết về quản lý, đặc biệt là quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh trường THCS.

Cần nghiên cứu bổ sung, lồng ghép vào các môn học có liên quan một số nội dung liên quan đến giáo dục giới tính, giáo dục phòng ngừa QRTD.

Cần có thêm các chuyên đề có liên quan đến kỹ năng sống, phòng ngừa QRTD cho học sinh.

Xây dựng và ban hành các chế độ chính sách thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục tham gia quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh trường THCS.

2.2. Đối với Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đăk Lăk

Sở giáo dục và đào tạo Đăk Lăk nên định kỳ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tham gia hoạt động giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh. Tổ chức các Hội thảo, các chuyên đề về “Giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh” cho các cán bộ QLGD và các GV của các trường THCS hưởng ứng tham gia.

Ngoài ra, Sở giáo dục và đào tạo Đăk Lăk nên tăng cường thanh tra, kiểm tra kế hoạch và thực hiện quá trình quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh trường THCS.

2.3. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo

Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ea Súp cần quan tâm, chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh và phải coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua xây dựng chiến lược giáo dục của nhà trường.

Hướng dẫn, chỉ đạo các trường THCS thống nhất về chương trình nội dung, phương pháp giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh nhằm phù hợp với thực tiễn của vùng, miền.

Quy định cụ thể về cơ chế phối hợp quản lý các nhà trường THCS với các LLGD trong việc thực hiện quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

2.4. Đối với các trường THCS huyện Ea Súp

Các trường THCS trên địa bàn huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giáo viên và CBQL và các lực lượng giáo dục tham gia quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh của trường mình.

Phối kết hợp, lồng ghép hữu cơ giữa dạy học trên lớp với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giữa các hoạt động trong và ngoài nhà trường nhằm hình thành nhân cách và phát huy tính chủ động tích cực tham gia của học sinh trường THCS.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thống nhất giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lý giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh như một vòng tròn khép kín không tuyệt đối hóa vai trò của chủ thể nào.

2.5. Đối với giáo viên chủ nhiệm, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh

GVCN có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện vai trò liên kết giữa các LLGD trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh. Là đầu mối, cầu nối trong các công tác giáo dục phòng ngừa QRTD cho học sinh.

Tổ chức Đoàn, Đội của các trường THCS cần thường xuyên bám sát nội dung, thay đổi hình thức các hoạt động, đa dạng hóa các loại hình hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và phát huy vai trò chủ thể của học sinh.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\LE PHI HUNG\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *