Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở Trường Đại học Bình Dương

Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở Trường Đại học Bình Dương

Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở Trường Đại học Bình Dương

1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài

Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trong thời đại công nghệ 4.0. Đòi hỏi nguồn NL có nghiệp vụ và chuyên môn cao để áp dụng được khoa học kỹ thuật trong công việc, đáp ứng được yêu cầu của TTLĐ trong công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là nhu cầu cấp bách hàng đầu hiện nay.

Nghị quyết 29/NQ –TW của Ban chấp hành Trung ương khóa 8 – Đại hội 11 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã đánh giá: “chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của TTLĐ; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất”. Về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội định hướng “Đổi mới mạnh mẽ nội dung GDĐH và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống GDĐH. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới”.

Theo Luật giáo dục Đại học 2018 (sửa đổi và bổ sung) Đảng và Nhà nước ta luôn coi phát triển GDĐH để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Trong thời đại công nghiệp 4.0 vấn đề đào tạo nhân lực ngày càng trở nên cấp bách, đòi hỏi nguồn NL chất lượng cao, cơ cấu ngành nghề thích ứng và qui mô lớn.

Trong thời gian qua, GDĐH đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, chất lượng GDĐH từng bước được thế giới công nhận thông qua kiểm định chất lượng và xếp hạng đại học quốc tế. Tỷ lệ SV tốt nghiệp đại học có việc làm khá cao, tự chủ đại học cũng được đẩy mạnh. Nhìn chung, GDĐH đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của xã hội, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau:

Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được những diễn biến nhanh chóng của nền kinh tế và quá trình phát triển công nghệ đặt ra.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu NL của các DN và khu công nghiệp như thiếu lao động trình độ kỹ năng cao cho các DN thuộc ngành kinh tế mũi nhọn, DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của tỉnh Bình Dương về các khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Chính vì vậy nhu cầu lao động chất lượng cho DN tăng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các khu công nghiệp cũng như sự phát triển của tỉnh Bình Dương.

Đặc biệt, chất lượng đào tạo là vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo của các trường đại học nói chung và Trường Đại học Bình Dương nói riêng để gắn kết giữa lý thuyết và thực hành qua đó nâng cao chất lượng đào tạo của trường, sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay. Qua đó giúp nhà trường có sự cạnh tranh với các trường đại học trong tỉnh và khu vực lân cận. Với việc nâng cao chất lượng đào tạo sẽ thu hút các nguồn học sinh trong và ngoài tỉnh theo học tại trường đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của trường và nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào.

Hiện nay NT đã có những hoạt động liên kết đào tạo với các DN tại địa phương để thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên NT vẫn chưa quan tâm đúng mức đến quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN. Mặt khác trong quản lí, hoạt động đào tạo chưa gắn với nhu cầu tuyển dụng của DN và chưa phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ sản xuất của DN và vẫn chưa thu hút được sự quan tâm hỗ trợ từ phía DN. Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở Trường Đại học Bình Dương” cho luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lí giáo dục của bản thân.

2. Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lí luận và đánh giá thực trạng hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN ở Trường Đại học Bình Dương từ đó, đề xuất các biện pháp cải tiến công tác quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN ở Trường Đại học Bình Dương.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN ở Trường Đại học Bình Dương.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN ở Trường Đại học Bình Dương có thể đã làm tốt công tác phân tích bối cảnh và quản lí đầu vào. Tuy nhiên, công tác này có thể còn hạn chế ở công quản lí quá trình và quản lí đầu ra.

Nếu đánh giá đúng thực trạng hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN ở Trường Đại học Bình Dương thì người nghiên cứu có thể đề xuất được các biện pháp cấp thiết, khả thi nhằm cải tiến công tác quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN ở Trường Đại học Bình Dương.

5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN ở Trường Đại học Bình Dương.

Về chủ thể quản lí: Chủ thể quản lí trong đề tài này là Hiệu trưởng trường Đại học Bình Dương và Giám đốc các DN.

Về khách thể khảo sát: Đề tài tiến hành khảo sát các cá nhân của NT và DN cụ thể CBQL của NT và DN, GV, cựu SV, SV.

Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở Trường Đại học Bình Dương
Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở Trường Đại học Bình Dương

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN.

Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN ở Trường Đại học Bình Dương.

Đề xuất các biện pháp cải tiến công tác quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN ở Trường Đại học Bình Dương.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp tiếp cận

Luận văn vận dụng các phương pháp tiếp cận như:

– Tiếp cận chức năng quản lí để nâng cao chất lượng hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN.

– Tiếp cận mô hình CIPO để tạo ra nguồn NL phù hợp với nhu cầu DN.

– Tiếp cận thị trường để đào tạo đáp ứng nhu cầu khách hàng.

– Tiếp cận nguồn NL để đáp ứng đủ số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn NL cho các DN.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Dùng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa lý thuyết trong nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài và khái quát hóa các vấn đề để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài, định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu và quá trình đánh giá thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Khảo sát thông qua việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu. Trong đó, phương pháp điều tra bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn là phương pháp chính, các phương pháp khác là phương pháp hỗ trợ.

7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

7.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn

7.2.3 Phương pháp xử lí số liệu

7.2.3.1 Xử lí số liệu điều tra bảng hỏi

Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tác giả sử dụng chương trình SPSS để xử lí và phân tích thống kê nhằm đánh giá về mặt định lượng và định tính.

7.2.3.2 Xử lí số liệu phỏng vấn

Dữ liệu phỏng vấn sẽ được dùng vào việc đối chiếu, so sánh để làm rõ kết quả điều tra.

8. Ý nghĩa đóng góp của luận văn

8.1 Về mặt lí luận

Luận văn xây dựng được cơ sở lí luận về quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN ở Trường Đại học Bình Dương hiện nay.

8.2 Về mặt thực tiễn

Luận văn đánh giá được thực trạng về hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN ở Trường Đại học Bình Dương hiện nay. Qua đó phát hiện được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức hiện nay trong hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp cho hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN nhằm giúp Trường Đại học Bình Dương nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu NL cho các DN và khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương.

9. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

* Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài, mục đích, khách thể, đối tượng nghiên cứu, giả thuyết khoa học, phạm vi đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.

* Phần nội dung: Gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN.

Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN ở Trường Đại học Bình Dương.

Chương 3: Giải pháp quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa NT và DN ở Trường Đại học Bình Dương.

* Kết luận và khuyến nghị:

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động liên kết đào tạo

1.1.1.2. Nghiên cứu về hoạt động quản lí liên kết đào tạo

1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước

1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu về hoạt động liên kết đào tạo

1.1.2.2. Những công trình nghiên cứu về quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

1.2. Các khái niệm chính

1.2.1. Quản lí

Quản lý là tiếp nhận, kết nối, thi hành điều phối để hướng tới mục tiêu của tổ chức.

Quản lí là sự tác động liên tục, có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lí lên khách thể quản lí của một tổ chức thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.

1.2.2. Hoạt động đào tạo

Về bản chất, đào tạo là quá trình tác động tới đối tượng cụ thể thông qua cách thức, phương pháp nhất định, biến đổi đối tượng được đào tạo trở thành người có năng lực, có khả năng làm việc theo những tiêu chuẩn đã đề ra. Mỗi quá trình đào tạo được hợp thành bởi các yếu tố: Đối tượng đào tạo; Mục đích đào tạo; Nội dung đào tạo; Phương pháp đào tạo; Hình thức đào tạo; CSVC thiết bị phục vụ quá trình đào tạo. Do vậy, đào tạo là bao gồm các thành tố liên quan đến quá trình đào tạo.

1.2.3. Hoạt động liên kết đào tạo

Trong luận văn này, LKĐT được hiểu là: Hoạt động cộng đồng trách nhiệm, hợp lực ở nhiều cấp độ hoặc toàn diện giữa nhà trường và DN nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo ở trường đại học đáp ứng đúng nhu cầu NL cho sự phát triển của DN, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho DN và xã hội.

1.2.4. Quản lí hoạt động liên kết đào tạo

Quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN là quá trình quản lí hoạt động tổ chức, thực hiện hoạt động LKĐT giữa NT và DN trên cơ sở tự nguyện, chia sẻ lợi ích và đồng thuận về mục tiêu, nội dung, hình thức, mức độ, mô hình liên kết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn NL trình độ đại học góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho DN và xã hội.

1.3. Hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

1.3.1. Một số mô hình đào tạo

Mô hình quản lí liên kết đào tạo theo chức năng

– Mô hình quản lí theo quá trình đào tạo

Mô hình quản lí theo mục tiêu

Mô hình quản lí theo CIPO

1.3.2. Hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

1.3.2.1. Hoạt động liên kết trong tuyển sinh

1.3.2.2. Hoạt động liên kết trong quá trình đào tạo

1.3.2.3. Hoạt động liên kết đảm bảo các nguồn lực cho đào tạo

1.3.2.4. Hoạt động liên kết đổi mới phương pháp dạy và học, thực hành và thực tập

1.3.2.5. Hoạt động liên kết đổi mới kiểm tra đánh giá

1.3.2.6. Hoạt động liên kết đảm bảo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp

1.4. Quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp theo mô hình CIPO

1.4.1. Điều tiết tác động của bối cảnh

Bối cảnh là toàn bộ các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động LKĐT. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh là thử thách không nhỏ tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực cũng như tích cực. Trên cơ sở đó, phát huy tối đa tác động tích cực, quản lí, hạn chế tác động tiêu cực.

1.4.2. Yếu tố đầu vào trong liên kết đào tạo

Quản lí “đầu vào” (Input Management) là quản lí toàn bộ các yếu tố cần và đủ, đảm bảo cho hoạt động đào tạo được vận hành theo mục tiêu đã định. Theo CIPO, quản lí “đầu vào” của hoạt động LKĐT bao gồm quản lí các yếu tố: liên kết trong tuyển sinh; liên kết xây dựng mục tiêu, kế hoạch đào tạo; liên kết đảm bảo các nguồn lực như: NL (đội ngũ CBQL, giảng dạy), vật lực (CSVC, thiết bị thực hành…), tài lực (tài chính, kinh phí…).

1.4.3. Yếu tố quá trình trong liên kết đào tạo

Quá trình trong LKĐT gồm: đổi mới nội dung, phương pháp dạy – học thực hành, thực tập, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá. Do đó, quản lí quá trình trong LKĐT là quản lí hoạt động kết hợp giữa NT với DN trong các KCN trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thực hành, thực tập và kiểm tra, đánh giá.

1.4.4. Yếu tố kết quả đầu ra trong liên kết đào tạo

Quản lí “kết quả đầu ra” – Outcome Management: là quản lí kết quả đạt được sau quá trình thực hiện đối chiếu với mục tiêu đã định và nguồn lực đảm bảo. Quản lí “kết quả đầu ra” bao gồm quản lí các nội dung cơ bản như: Quản lí đầu ra (Output Management); Quản lí kết quả yêu cầu (outcome Management).

1.5. Các yếu tác động đến quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

1.5.1. Sự tác động của cơ chế thị trường

1.5.2. Sự tác động của cơ chế – chính sách

1.5.3. Năng lực các bên tham gia liên kết

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

2.1. Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Đưa ra những kết luận khách quan, khoa học, chính xác làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trường Đại học Bình Dương.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Luận văn tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng về hoạt động LKĐT và quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trường Đại học Bình Dương.

2.1.3. Mẫu nghiên cứu

2.1.3.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu

Phiếu khảo sát được xây dựng bằng các câu hỏi đóng nhằm lấy ý kiến (20 CBQL, 70 GV, 70 SV ở trường đại học Bình Dương); 30 DN (60 CBQL và CBKT; 90 cựu SV).

2.1.3.2. Phương pháp phỏng vấn

Tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc trong cuộc phỏng vấn. Tổng cộng có 15 cuộc phỏng vấn trực tiếp, 6 cuộc phỏng vấn qua phương tiện điện thoại.

Nhóm 1: Phỏng vấn cá nhân 05 CBQL (Phó hiệu trưởng và Phó trưởng phòng đào tạo và trưởng Khoa) và 03 CBQL Doanh nghiệp

Nhóm 2: Phỏng vấn cá nhân 06 Giảng viên trực tiếp và 04 cán bộ kỹ thuật của DN

Nhóm 3: Phỏng vấn 02 nhóm sinh viên (24SV) và 01 nhóm cựu sinh viên (10 cựu SV)

2.1.4. Cách xử lí số liệu

2.1.4.1. Xử lý số liệu phỏng vấn

Tác giả chọn lọc các ý kiến, thống kế theo từng mục với trình tự có ý nghĩa, biên tập lại thành những câu ngắn gọn một số phát biểu tương đồng trong các nhóm đối tượng, đủ nghĩa để trích dẫn.

2.1.4.2. Xử lý số liệu khảo sát bằng bảng hỏi/phiếu điều tra

Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ trong đó điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 5,

2.2. Đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp tỉnh Bình Dương

2.2.1. Thực trạng kinh tế xã hội và doanh nghiệp tỉnh Bình Dương

2.2.2. Thực trạng nhân lực của các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương

2.3. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Bình Dương

2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.3.2. Bộ máy tổ chức

2.3.3. Quy mô đào tạo

2.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo

2.3.5. Công tác quản lí

2.4. Thực trạng hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở Trường Đại học Bình Dương

2.4.1. Thực trạng trong liên kết tuyển sinh

Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy hoạt động liên kết trong công tác tuyển sinh của trường Đại học Bình Dương còn ở mức yếu. NT đã đề ra nhiều phương pháp tuyển sinh như: quảng bá hình ảnh NT trên Website, trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, cử cán bộ tư vấn đến trường phổ thông, giao nhiệm vụ tuyển sinh tới từng cán bộ trong trường nhưng tình hình tuyển sinh vẫn chưa hiệu quả. Do đó công tác tuyển sinh của nhà trường cần được đầu tư và chú trọng trong thời gian tới thông qua hoạt động liên kết với DN để nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chất lượng đầu ra để thu hút tuyển sinh.

2.4.2. Thực trạng trong liên kết xây dựng chuẩn đầu ra

Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy hoạt động liên kết trong xây dựng chuẩn đầu ra của trường Đại học Bình Dương còn ở mức thấp. Do vậy việc lựa chọn hình thức liên kết như thế nào cho phù hợp và phát huy tối đa vai trò của hai bên là điều cần quan tâm của nhà trường hiện nay.

2.4.3. Thực Trạng trong liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn cho thấy tầm quan trọng của xây dựng mục tiêu và nội dung của chương trình đào tạo. NT đã có ý thức chủ động phối hợp cùng với DN trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung CTĐT. Tuy nhiên, nguồn NL của NT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của DN và phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Qua đây cho thấy DN còn chưa quan tâm đến quá trình đào tạo nguồn NL, DN không đưa ra những tiêu chuẩn, yêu cầu về đội ngũ nguồn NL, chưa chủ động phối hợp với NT trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung CTĐT.

2.4.4. Thực trạng trong liên kết đảm bảo nguồn lực đào tạo

Qua khảo sát và phỏng vấn CBQL, GV, SV đa số đều cho rằng đội ngũ GV có chuyên môn và tâm huyết đáp ứng tốt quá trình đào tạo. Tuy nhiên về CSVC của nhà trường cần đầu tư thêm về các thiết bị thực hành và xưởng thực hành, phòng thí nghiệm đối với từng ngành học cụ thể.

2.4.5. Thực trạng trong liên kết lập kế hoạch và tổ chức thực hiện

Qua khảo sát và phỏng vấn CBQL NT và DN, GV, SV, cựu SV kết quả cho thấy hoạt động liên kết giữa NT với DN tổ chức đào tạo thực hành, thực tập tại DN đã bắt đầu được chú trọng nhưng vẫn chưa triển khai thực hiện nhiều. Vì thế, quá trình đào tạo khó đạt được mục tiêu như đã đề ra trong chương trình với chất lượng đào tạo của nhà trường.

2.4.6. Thực trạng trong liên kết kiểm tra, đánh giá

Qua khảo sát và phỏng vấn kết quả cho thấy trong quá trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá được xem là hoạt động chủ đạo nhằm đo lường chất lượng, nhưng trên thực tế, trong chiến lược LKĐT giữa trường Đại học Bình Dương với DN, hoạt động này chưa được xem trọng. Do đó, vai trò của DN trong kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo và học tập của SV gần như không có.

2.4.7. Thực trạng trong liên kết việc làm sau tốt nghiệp

Qua kết quả phỏng vấn cho thấy vấn đề việc làm sau tốt nghiệp được NT quan tâm, NT đã chủ động tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, tập huấn kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, xin việc…vào chương trình đào tạo nhằm tạo điều kiện để SV trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng sau khi tốt nghiệp. Quan trọng hơn, NT thường xuyên tổ chức giao lưu SV với CBQL của trường và CBQL của các DN để giúp SV hiểu rõ hơn môi trường làm việc, về yêu cầu tuyển dụng của DN. Đặc biệt ngày tốt nghiệp NT tổ chức ngày hội việc làm nhằm giúp cho SV tìm kiếm được DN nghiệp ngay khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên để SV có được việc làm ngay và đúng với chuyên ngành đòi hỏi NT cần liên kết với DN trong quá trình đào tạo nhằm gắn lí thuyết với thực tiễn của DN.

2.4.8. Thực trạng bối cảnh tác động đến hoạt động liên kết đào tạo.

Qua kết quả phỏng vấn cho thấy Bối cảnh tác động mạnh đến hoạt động LKĐT đòi hỏi nhà trường cần vận hành theo cơ chế thị trường, cơ chế chính sách, tác động của kinh tế – văn hoá – xã hội…nhằm giúp nâng cao chất lượng hiện nay của nhà trường. Giúp nhà trường hướng đến đào tạo chất lượng cao, đáp ứng được nguồn nhân lực hội nhập quốc tế.

2.5. Thực trạng quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở Trường Đại học Bình Dương

2.5.1. Thực trạng điều tiết tác động của bối cảnh

2.5.2. Thực trạng quản lí đầu vào trong liên kết đào tạo

2.5.2.1. Thực trạng quản lí liên kết tuyển sinh

2.5.2.2. Thực trạng quản lí liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

2.5.2.3. Thực trạng quản lí liên kết đảm bảo nguồn nhân lực cho đào tạo

2.5.3. Thực trạng quản lí quá trình trong liên kết đào tạo

2.5.3.1. Thực trạng quản lí liên kết trong công tác tổ chức hoạt động tại doanh nghiệp

2.5.3.2. Thực trạng quản lí liên kết đào tạo áp dụng phương pháp dạy học trong đào tạo của trường

2.5.4. Thực trạng quản lí đầu ra trong liên kết đào tạo

2.5.4.1. Thực trạng quản lí liên kết đào tạo đảm bảo chất lượng đầu ra

2.5.4.2. Thực trạng quản lí liên kết đào tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

Qua khảo sát về thực trạng hoạt động LKĐT và quản lí LKĐT giữa NT và DN ở trường Đại học Bình Dương cho thấy:

2.6.1. Những điểm mạnh

Các CBQL của NT có bề dày kinh nghiệm về tổ chức quản lí đào tạo và đã có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và lợi ích của LKĐT.

NT đã tích cực, chủ động hơn trong việc tìm các DN thích hợp để liên kết trong quá trình đào tạo.

Xu hướng xã hội hóa trong quá trình đào tạo ngày càng mạnh, kể cả đầu tư nước ngoài; quy mô đào tạo của NT được mở rộng;

Chất lượng đào tạo của NT đang được nâng lên; quan hệ hợp tác với DN dần được chú trọng.

Cơ chế, chính sách, môi trường LKĐT ngày càng thông thoáng và khuyến khích và ủng hộ.

2.6.2. Những hạn chế

Về Điều tiết tác động của bối cảnh nhà trường chưa đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu thực tế của DN địa phương đang cần, về cơ cấu ngành nghề và số lượng các nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa sát với nhu cầu thực tiễn của địa phương.

Về Quản lí đầu vào trong liên kết đào tạo(tuyển sinh, mục tiêu, nội dung đào tạo, đảm bảo nguồn lực đào tạo) chưa thực sự gắn kết với DN.

CSVC, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành của trường còn lạc hậu. Việc huy động nguồn kinh phí đầu tư cho CSVC và trang thiết bị từ phía DN còn khó khăn.

Chất lượng, số lượng đội ngũ GV thiếu kinh nghiệm thực tế, GV ít được học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Về Quản lí quá trình trong liên kết đào tạo còn nhiều hạn chế một phần do nhà trường chưa thực sự năng động, chưa chủ động liên kết với DN, chưa sẵn sàng tìm kiếm thị trường đào tạo, thị trường lao động, chưa thực sự coi trọng hoạt động LKĐT, chưa có kế hoạch chiến lược lâu dài.

Về Quản lí đầu ra chỉ đảm bảo về mặt thủ tục, hình thức, vẫn còn mang tính chủ quan, một chiều và chỉ đáp ứng theo các điều kiện hiện có của NT.

2.6.3 Nguyên nhân của hạn chế

Về điều tiết tác động của bối cảnh trong đó chủ yếu do nhà trường chưa đầu tư nghiên cứu thị trường lao động của tình Bình Dương và nhu cầu xã hội nên chưa nắm bắt và điều chỉnh kịp thời với những thay đổi nhanh theo thực tế DN.

Về Quản lí đầu vào trong liên kết đào tạo nhà trường chủ yếu là tập trung vào các ngành nghề truyền thống, đào tạo theo khả năng hiện có nên chưa thu hút được nguồn lực đầu vào.

Năng lực trình độ của đội ngũ CBQL, GV còn nhiều hạn chế, chưa được chuẩn hóa hoàn toàn, và còn thiếu.

CSVC, trang thiết bị phục vụ đào tạo còn hạn chế, đang trong giai đoạn từng bước hoàn thiện.

Chưa kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, giữa học tập chính khóa với ngoại khóa, v.v.

Về Quản lí quá trình trong liên kết đào tạo còn nhiều hạn chế nguyên nhân chính là giữa nhà trường và DN chưa có kế hoạch thực hiện chung trong quá trình đào tạo, chưa phân định trách nhiệm và nghĩa vụ các bên liên quan, hoạt động liên kết còn mờ nhạt chỉ mang tính hình thức hoặc sự quen biết thực hiện.

Phía NT trong hoạt động đào tạo còn mang tính truyền thống chưa ứng dụng công nghệ trong quá trình đào tạo vì hoạt động liên kết với DN còn hạn chế nên đào tạo thực tế DN cũng bị ảnh hưởng.

Về quản lí đầu ra trong quá trình liên kết đào tạo, giữa NT và DN chưa kết hợp hỗ trợ nhau trong định hướng việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp,

Qua tổng hợp và phân tích thực trạng cho thấy các hoạt động nội dung triển khai vẫn còn những hạn chế nhất định nên hiệu quả của hoạt động liên kết chưa cao cần có những biện pháp phù hợp để đẩy mạnh phát triển hoạt động liên kết đào tạo.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

3.1. Cơ sở pháp lí:

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2025

3.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực đến năm 2025

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

3.3. Biện pháp quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường Đại học Bình Dương

3.3.1 Biện pháp tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giảng viên, nhân viên về hoạt động liên kết đào tạo và quản lí hoạt động liên kết đào tạo

3.3.2. Các biện pháp điều tiết tác động của bối cảnh

a) Biện pháp đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp và các chính sách liên quan

b) Biện pháp tăng cường hoạt động liên kết dự báo ngành nghề và nguồn nhân lực

3.3.3. Các biện pháp quản lí hoạt động liên kết đầu vào

a) Biện pháp quản lí liên kết trong hoạt động tuyển sinh

b) . Biện pháp quản lí liên kết trong hoạt động xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

c) . Biện pháp quản lí liên kết trong hoạt động đảm bảo các nguồn lực cho đào tạo

3.3.4. Các biện pháp quản lí hoạt động liên kết quá trình đào tạo

a). Biện pháp quản lí liên kết trong hoạt động tổ chức học tập tại doanh nghiệp

b). Biện pháp quản lí liên kết trong hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy của trường

3.3.5. Các biện pháp quản lí hoạt động liên kết đầu ra

a). Biện pháp quản lí liên kết trong hoạt động đảm bảo chất lượng đầu ra

b). Biện pháp quản lí liên kết trong hoạt động tư vấn nghề nghiệp và tiếp nhận thông tin sinh viên sau tốt nghiệp

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp ở trường đại học Bình Dương

3.4.1. Mục tiêu, nội dung, khách thể và phương pháp khảo sát

  • Mục tiêu khảo sát:
  • Nội dung khảo sát:
  • Mẫu khảo sát:
  • Phương pháp khảo sát:
  • Cách thức xử lí số liệu khảo nghiệm

3.4.2. Biện pháp 1: Các biện pháp điều tiết tác động của bối cảnh

Qua các kết quả đánh giá mức độ cấp thiết và cấp độ khả thi về biện pháp quản lí điều tiết tác động của bối cảnh với ý kiến của CBQL NT, CBQL DN và GV, cho thấy các đối tượng khảo sát đồng ý đề xuất các biện pháp quản lí điều tiết tác động của bối cảnh nêu trên là rất cấp thiết nhằm phát triển nguồn nhân lực có trình độ, đào tạo chất lượng cao phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay.

3.4.3. Biện pháp 2: Các biện pháp quản lí hoạt động liên kết đầu vào

Với nhóm biện pháp quản lí hoạt động liên kết đầu vào với mức độ cấp thiết có (ĐTBC: 4,24) và mức độ khả thi có (ĐTBC: 4,15) Điều này có nghĩa nội dung biện pháp đưa ra được CBQL NT và DN, GV, cựu SV đánh giá vừa “rất cấp thiết” đồng thời cũng vừa “khả thi” cùng với kết quả phỏng vấn cho thấy có sự thống nhất cao trong đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động liên kết đầu vào, các biện pháp đề xuất vừa “rất cấp thiết” đồng thời cũng vừa “khả thi” để Trường Đại học Bình Dương thực hiện.

3.4.4. Biện pháp 3: Các biện pháp quản lí hoạt động liên kết quá trình đào tạo

Kết quả kiểm nghiệm tính tương quan (pearson) của biện pháp này cho thấy giữa “mức độ cấp thiết” và “mức độ khả thi” có tương quan với nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số tương quan r = 0,90 và giá trị sig = 0,03 < 0,05). Điều này có nghĩa là các biện pháp “Quản lí hoạt động liên kết quá trình đào tạo ” với mức độ cấp thiết có (ĐTBC: 4,38) và mức độ khả thi có (ĐTBC: 4,28) nội dung biện pháp đưa ra được CBQL NT và DN, GV, cựu SV đánh giá vừa “rất cấp thiết” đồng thời cũng vừa “rất khả thi” để nhà trường thực hiện.

Qua các ý kiến đề xuất của CBQL NT, CBQL DN và GV, cho thấy các đối tượng khảo sát thống nhất cao đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động liên kết quá trình đào tạo nêu trên là rất cấp thiết để đưa vào Trường Đại học Bình Dương thực hiện là rất khả thi.

3.4.5. Biện pháp 4: Các biện pháp quản lí hoạt động liên kết đầu ra

Kết quả kiểm nghiệm tính tương quan (pearson) của biện pháp này cho thấy giữa “mức độ cấp thiết” và “mức độ khả thi” có tương quan với nhau và có ý nghĩa về mặt thống kê (hệ số tương quan r = 0,91 và giá trị sig = 0,02 < 0,05). Điều này có nghĩa là các biện pháp “Quản lí hoạt động liên kết đầu ra” với mức độ cấp thiết có (ĐTBC: 4,25) và mức độ khả thi có (ĐTBC: 4,31) Điều này có nghĩa nội dung biện pháp đưa ra được CBQL NT và DN, GV, cựu SV đánh giá vừa “rất cấp thiết” đồng thời cũng vừa “rất khả thi” để Trường Đại học Bình Dương thực hiện.

Qua các kết quả đánh giá mức độ cấp thiết và cấp độ khả thi cùng ý kiến đề xuất về biện pháp quản lí hoạt động liên kết đầu ra của CBQL NT, CBQL DN và GV, cho thấy các đối tượng khảo sát đồng ý đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động liên kết đầu ra nêu trên là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đầu vào, cũng như chất lượng đào tạo đầu ra qua đó mang lại hiệu quả đào tạo cho Trường Đại học Bình Dương hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trường Đại học Bình Dương, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trường Đại học Bình Dương, căn cứ vào định hướng phát triển đào tạo và định hướng quản lí LKĐT, chương 3 của luận văn đã thể hiện kết quả nghiên cứu đề xuất một số biện pháp chủ yếu quản lí hoạt động LKĐT giữa Nt và DN ở trường Đại học Bình Dương. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp được xác định là phải: đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo quan hệ cung – cầu; đảm bảo bình đẳng và lợi ích của các bên; đảm bảo tính đồng bộ. Các biện pháp đề xuất đó là:

– Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về hoạt động LKĐT và quản lí hoạt động LKĐT.

– Biện pháp 2: Biện pháp đề cao trách nhiệm của DN và các chính sách liên quan;

– Biện pháp 3: Biện pháp tăng cường hoạt động liên kết dự báo ngành nghề và nguồn nhân lực.

– Biện pháp 4: Biện pháp quản lí liên kết trong hoạt động tuyển sinh;

– Biện pháp 5: Biện pháp quản lí liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo;

– Biện pháp 6: Biện pháp quản lí liên kết đảm bảo các nguồn lực cho đào tạo;

– Biện pháp 7: Biện pháp quản lí liên kết trong tổ chức hoạt động học tập tại doanh nghiệp;

– Biện pháp 8: Biện pháp quản lí hoạt động liên kết trong đổi mới phương pháp giảng dạy của trường;

– Biện pháp 9: Biện pháp quản lí liên kết đào tạo đảm bảo chất lượng đầu ra;

– Biện pháp 10: Biện pháp quản lí liên kết tư vấn nghề nghiệp và tiếp nhận thông tin sinh viên sau tốt nghiệp.

Tác giả luận văn đã khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp và tác giả sẽ tiến hành thử nghiệm các biện pháp với mong muốn mang lại hiệu quả quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trường Đại học Bình Dương. Kết quả đã nhận được sự đồng thuận của các chuyên gia tham gia khảo sát; Đồng thời các chuyên gia cũng nhận định rằng khi các biện pháp được tổ chức thực hiện sẽ giúp cho công tác quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trường Đại học Bình Dương mang lại hiệu quả cao trong công tác đào tạo, đáp ứng nguồn NL chất lượng đến với các DN của các KCN tại Bình Dương.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

LKĐT giữa NT và DN là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đào tạo NL đáp ứng nhu cầu thực tiễn ngày càng cao của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Đề tài đã góp phần làm rõ thêm một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: quản lí, liên kết, LKĐT, quản lí LKĐT… Đề tài cũng tập trung phân tích những nội dung liên quan đến LKĐT như: mục tiêu, nội dung, hình thức, những yếu tố ảnh hưởng đến LKĐT. Từ đó đã luận giải cho những điều kiện cần và đủ để sự LKĐT đạt kết quả tối ưu, sử dụng có hiệu quả thế mạnh, nguồn lực và lợi thế của mỗi bên trong việc cùng nhau nâng cao chất lượng đào tạo nguồn NL.

Đặc biệt đề tài đã phân tích sâu những nội dung về quản lí hoạt động LKĐT như việc ban hành các văn bản pháp quy, định hướng và khuyến khích LKĐT cấp trung ương và tại địa phương; lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động LKĐT tại trường Đại học Bình Dương và DN. Những phân tích trên đã góp phần làm phong phú thêm về lý luận trong lĩnh vực quản lí hoạt động LKĐT. Những lý luận cơ bản chủ yếu về quản lí hoạt động LKĐT là cơ sở cho nội dung tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng hoạt động đào tạo của nhà trường, LKĐT và quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trường Đại học Bình Dương trong những năm gần đây.

Với phương pháp nghiên cứu khảo sát bằng nhiều hình thức sát thực như: trực tiếp phỏng vấn đồng thời với thực hiện phiếu tham khảo ý kiến, đề tài đã nêu lên được thực trạng hoạt động và kết quả mang lại từ quản lí hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trường Đại học Bình Dương .

Thực tế trong thời gian qua, tuy nhận thức rõ LKĐT giữa NT và DN là biện pháp quan trọng, cơ bản để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình đào tạo, nhưng cho đến nay biện pháp này vẫn chưa được phát huy sử dụng rộng rãi, chưa được nhiều DN tích cực hỗ trợ và các cơ quan chức năng quản lí Nhà nước vẫn chưa quan tâm đúng mức về hoạt động này. Hiện nay, với tinh thần tích cực, chủ động, nhiều hình thức LKĐT tự phát đã được triển khai tùy theo điều kiện và tình hình hoạt động thực tế của NT hay của DN. Các hình thức liên kết phổ biến hiện nay là: đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho các bộ phận CBQL, văn phòng, CBKT; NT tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao động theo “đơn đặt hàng” của các DN; cùng tổ chức tuyển sinh và đào tạo tại cơ sở của DN….

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu sau khi nghiên cứu, đề tài đề xuất 10 biện pháp quản lí hoạt động LKĐT có tính chất cốt lõi, có tác động trực tiếp đến hoạt động LKĐT giữa NT và DN ở trường Đại học Bình Dương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của hoạt động LKĐT.

Các biện pháp đề xuất đó là:

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về hoạt động LKĐT và quản lí hoạt động LKĐT.

Biện pháp 2: Biện pháp đề cao trách nhiệm của DN và các chính sách liên quan;

Biện pháp 3: Biện pháp tăng cường hoạt động liên kết dự báo ngành nghề và nguồn nhân lực.

Biện pháp 4: Biện pháp quản lí liên kết trong hoạt động tuyển sinh;

Biện pháp 5: Biện pháp quản lí liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo;

Biện pháp 6: Biện pháp quản lí liên kết đảm bảo các nguồn lực cho đào tạo;

Biện pháp 7: Biện pháp quản lí liên kết trong tổ chức hoạt động học tập tại doanh nghiệp;

Biện pháp 8: Biện pháp quản lí hoạt động liên kết trong đổi mới phương pháp giảng dạy của trường;

Biện pháp 9: Biện pháp quản lí liên kết đào tạo đảm bảo chất lượng đầu ra;

Biện pháp 10: Biện pháp quản lí liên kết tư vấn nghề nghiệp và tiếp nhận thông tin sinh viên sau tốt nghiệp.

Trong từng biện pháp được đề xuất đều chứa đựng những nội dung cơ bản có tính hệ thống, có sự tương hỗ, tác động qua lại xuất phát từ thực tế đòi hỏi trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng. Từng biện pháp đề xuất đều được phân tích và nêu đầy đủ mục đích, nội dung, cách thực hiện và những điều kiện chủ yếu đảm bảo cho các biện pháp có tính khả thi khi được áp dụng vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động LKĐT. Bằng các phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm, đề tài đã chứng minh được tính khoa học, tính khả thi của các biện pháp. Kết quả thu được từ việc thử nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã nêu, khẳng định tính khả thi, tính khoa học và hiệu quả của biện pháp.

2. Kiến nghị

Đối với Trung ương và Bộ ngành

Đối với tỉnh Bình Dương

Đối với trường Đại học Bình Dương

Đối với BQL các Khu công nghiệp

Đối với các doanh nghiệp

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\THAY HOANG DHSP\K38BD_LUAN VAN SAU BAO VE\BINH DUONG ĐÃ SỬA IN\5. NGUYEN THANH HIEP (chưa có TT)\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *