Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

  • Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”. Trong tình hình mới, nền giáo dục nước nhà tất phải đổi mới để phù hợp với xu thế chung. Giáo dục và đào tạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước là yếu tố cơ bản nhất để phát triển đất nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Với yêu cầu mới trong giáo dục như thế, đòi hỏi trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp càng cao hơn. Người giáo viên chủ nhiệm cần phải quan tâm sâu sát học sinh của lớp mình, huớng dẫn các em cách học. Vì việc học ngày nay không chỉ dừng lại ở việc học cái gì mà còn là học như thế nào? Các em phải biết phát huy năng lực của mình, tự học, tự tìm hiểu… để hình thành khả năng học tập suốt đời. Tất cả điều đó, rất cần ở sự chỉ bảo, quan tâm dìu dắt của người giáo viên chủ nhiệm lớp và người giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện tốt nhiệm vụ trên cần phải có sự tổ chức chỉ đạo từ cán bộ quản lý. Trong những năm qua, hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận đã có những tìm tòi, đổi mới nhất định về việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp, song vẫn còn nhiều bất cập do: năng lực giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế vì chưa đào tạo một cách thật chuyên sâu, một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của người làm công tác chủ nhiệm. Chất lượng giáo viên chủ nhiệm là vấn đề nhà trường còn nhiều trăn trở, đòi hỏi có biện pháp khắc phục.

Từ những lý do nêu trên, đề tài “Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận” đã được chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn quản lý công tác chủ nhiệm lớp của HT, đề xuất các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của HT nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh ở các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của HT các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

  • Giả thuyết khoa học

Quản lý công tác CNL ở các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế. Nếu xác định rõ cơ sở lý luận, đánh giá đúng thực trạng vấn đề thì có thể đề xuất được biện pháp quản lý công tác CNL một cách khoa học, hợp lý và khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác CNL và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp của HT ở các trường THCS.

5.2. Khảo sát thực trạng công tác CNL và thực trạng quản lý công tác CNL của HT các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

5.3. Đề xuất biện pháp quản lý công tác CNL của HT các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác CNL của GVCN và các biện pháp quản lý công tác CNL của HT các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 18 trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Đề tài sử dụng các thông tin số liệu trong khoảng thời gian 3 năm học (2017 -2018; 2018 – 2019 và 2019 – 2020), đề xuất biện pháp để áp dụng cho những năm tiếp theo.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.3. Phương pháp thống kê toán học

8. Ý nghĩa đóng góp của luận văn

8.1.Về mặt lý luận

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp của HT trường trung học cơ sở.

8.2.Về mặt thực tiễn

Mô tả sát thực, cụ thể, toàn diện thực trạng quản lý công tác CNL của HT ở các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm có ba chương như sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS.

Chương 2. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Chương 3. Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG TRUỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước

1.2. Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1. Quản lý

1.2.2. Quản lý giáo dục

1.2.3. Quản lý nhà trường

1.2.4. Công tác chủ nhiệm lớp

1.2.5. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp

1.3 Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

1.3.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GVCN

* Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS

  1. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THCS
  2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
  3. Quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp

1.3.2. Những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp

* Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng. Yêu nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ GDHS.

* Về năng lực

GVCN phải có nghệ thuật ứng xử, giao tiếp; phân tích tâm lý HS, nhạy bén trong sử dụng phương pháp GD,…Trong năng lực nghiệp vụ sư phạm phải nói đến khả năng văn nghệ, thể dục, thể thao và các tài năng khác của người GVCN.

1.4. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

1.4.1. Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục

1.4.2. Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch giáo dục tổng thể của lớp

1.4.3. Xây dựng lớp thành tập thể vững mạnh

1.4.4. Tư vấn cho học sinh của lớp

1.4.5. Tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện

1.4.6. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục học sinh

1.4.7. Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh

1.5. Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

1.5.1. Quản lý việc tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục

HT theo dõi và nắm bắt việc thực hiện kế hoạch chủ nhiệm cũng như công tác chủ nhiệm để có sự hỗ trợ kip thời và điều chỉnh kế hoạch nếu cần và kịp thời có biện pháp hỗ trợ GVCN.

1.5.2. Quản lý việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch giáo dục tổng thể của lớp

HT chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi cao. HT hướng dẫn GVCN lập và phê duyệt kế hoạch, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

1.5.3. Quản lý việc xây dựng lớp thành tập thể vững mạnh

HT hướng dẫn xây dựng kế hoạch với mục tiêu, biện pháp phù hợp và tổ chức kiểm tra đôn đốc việc thực hiện và có các biện pháp tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ GVCN trong công tác xây dựng tập thể lớp.

1.5.4. Quản lý tư vấn cho học sinh của lớp

Công tác tư vấn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho HS THCS. Do đó HT cần có kế hoạch cụ thể để hướng dẫn GVCN.

1.5.6. Quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục học sinh

HT có kế hoạch kiểm tra kết quả thực hiện vì công tác này có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục đạo đức học sinh một cách toàn diện.

1.5.7. Quản lý đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh

Đây là công việc được thực hiện thường xuyên của GVCN. HT phải tổ chức tập huấn và triển khai các văn bản về công tác đánh giá học sinh cho GVCN.

1.6. Đổi mới giáo dục phổ thông và những yêu cầu đặt ra đối với công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS

Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, vượt bậc. Trong đó tri thức khoa học, công nghệ và thông tin ngày càng đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất của cải vật chất trên quy mô toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, GD&ĐT ngày càng có vai trò và vị trí quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tương lai của dân tộc.

Ở nhà trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng GVCN lớp có một vai trò đặc biệt quan trọng, GVCN lớp là lực lượng trực tiếp triển khai những mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của nhà trường, đồng thời có vai trò rất lớn trong việc bồi dưỡng đạo đức, tri thức, phẩm chất, nhân cách học sinh.

Trước những thách thức đó, người GVCN cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:

– GVCN lớp trước hết phải có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với đường lối và sự nghiệp đổi mới của Đảng, trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn.

– GVCN là người cố vấn cho HS hiểu rõ những định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển XH.

– Nghiên cứu, nắm vững hệ thống lý luận giáo dục, cập nhật thường xuyên tri thức giáo dục hiện đại, làm cơ sở cho hoạt động

thường giáo dục trong thực tiển.

– GVCN là người thầy mẫu mực, có nhân cách tốt đẹp, là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, nhiệt tình yêu nghề, thương yêu học sinh, tham gia tích cực các hoạt động chính trị – xã hội, có năng lực tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao…

Như vậy, người GV nói chung và GVCN nói riêng, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách học sinh.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản các vấn đề về QL, QL giáo dục, QL nhà trường, công tác chủ nhiệm lớp, QL công tác chủ nhiệm lớp. Những nội dung cơ bản của công tác CNL. Đồng thời đã đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và phẩm chất năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp. Đổi mới giáo dục phổ thông và những yêu cầu đặt ra đối với công tác CNL ở trường THCS. Đặc biệt, đã xác định được các nội dung QL của HT đối với công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS.

Việc nghiên cứu phần lý luận nói trên đã định hướng và tạo nên cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý công tác CNL của HT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THCS.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở

CÁC TRỪỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN

2.1. Khát quát quá trình điều tra khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

2.1.2. Quy mô khảo sát

2.1.3. Nội dung khảo sát

2.1.4. Phương pháp khảo sát

2.2. Tình hình kinh tế- xã hội và giáo dục – đào tạo huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế – xã hội huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

2.2.2 Tình hình phát triển giáo dục- đào tạo huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

2.3.1. Thực trạng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp

Nhận thức của CBQL và GV đều nhất trí đánh giá đội ngũ GVCN lớp có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với việc rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa và QL toàn diện HS, từ 70,1% đến 93,1% là rất quan trọng. Nhận thức của PHHS và HS cũng đánh giá đội ngũ GVCN lớp có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với việc rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa và QL toàn diện HS, từ 90,1% đến 93,2% là rất quan trọng.

Những nhiệm vụ có đa số GVCN thực hiện rất tốt hoặc tốt là: dạy học và GD theo kế hoạch; giữ gìn phẩm chất, uy tín nhà giáo;

tôn trọng, đối xử công bằng với HS. Một số nhiệm vụ vẫn còn nhiều GVCN thực hiện ở mức độ bình thường hoặc không tốt như: Tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có 50,8% số GVCN thực hiện ở mức độ bình thường, 26,9% số GVCN thực hiện ở mức độ không tốt; xây dựng kế hoạch hoạt động GD có 40,8% ý kiến cho rằng thực hiện ở mức độ bình thường, 30,7% thực hiện ở mức độ không tốt. Còn 45,4% ý kiến cho rằng thực hiện các hoạt động GD theo kế hoạch đã xây dựng ở mức độ bình thường và 23,8 % cho rằng GVCN thực hiện không tốt. Còn 50,8% ý kiến cho rằng GVCN phối hợp với các GV và các lực lượng GD khác trong dạy học và GDHS, GVCN phối hợp chặt chẽ với gia đình HS và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường ở mức bình thường và 20% ở mức không tốt. Kết quả này đặt ra yêu cầu đối với CBQL nhà trường trong việc giúp đỡ GVCN xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, xây dựng quy chế phối hợp trong công tác CNL, cũng như tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ và có giải pháp hỗ trợ GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.3.2. Thực trạng những yêu cầu về phẩm chất năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp

100% GVCN có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có tới 97,7% GVCN có đạo đức, lối sống mẫu mực, yêu nghề, tôn trọng HS, tôn trọng đồng nghiệp. Phẩm chất trung thực, công bằng; nhiệt tình, lạc quan chiếm tỷ lệ khá cao từ 92,1% đến 95,7% tốt, khá. Tiêu chí đánh giá đạt mức độ thấp nhất là sự tự tin quyết đoán trong công việc có đến 20,5% đánh giá ở mức trung bình, yếu.

GVCN có năng lực tổ chức và điều khiển HS thực hiện các hoạt động GD ở mức lúng túng còn cao; Kỹ năng GD học sinh cá biệt, sử dụng công nghệ thông tin, năng khiếu văn nghệ, thể dục, thể thao,… đánh giá ở mức độ tốt từ 16,2 đến 20,8%. Kỹ năng tìm hiểu để nắm bắt đặc điểm HS, cũng như khâu lập kế hoạch công tác CNL vẫn còn tới 18,4% ý kiến cho rằng GV còn lúng túng. Số GVCN lớp hoàn thành công việc được giao ở mức bình thường đạt khoảng 50,4 – 63,2%. Vì vậy GVCN rất cần thiết được bồi dưỡng về nghiệp vụ, tích lũy và trau dồi thêm kinh nghiệm.

2.4. Thực trạng công tác công tác chủ nhiệm lớp ở các trường trung học cơ sở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

2.4.1. Thực trạng việc tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục

Hầu hết các công việc bên ngoài nhà trường liên quan đến HS như tìm hiểu HS, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý; hoàn cảnh sống của từng học sinh, mức độ trung bình và khá chiếm tỉ lệ lớn từ 58,9 đến 62,3%. Tuy nhiên, việc nắm tình hình đặc điểm của lớp các GVCN đã thực hiện khá tốt, thực hiện tốt chiếm 67,7%.

2.4.2. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch giáo dục tổng thể của lớp

Việc thực hiện nội dung xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch là công việc cần thực hiện của GVCN. Qua thực tế khảo sát ở bảng 2.7 chỉ có 26,7% đến 27,8% GVCN thực hiện tốt. Việc đề xuất các biện pháp có tính hệ thống cụ thể và khả thi thì nhiều GVCN còn lúng túng khi thực hiện nội dung này, chiếm 41,1% ở mức độ trung bình yếu.

2.4.3. Thực trạng việc xây dựng lớp thành tập thể vững mạnh

Công tác xây dựng lớp thành tập thể vững mạnh nhất như xây dựng mối quan hệ đúng đắn trong học tập, tổ chức các loại hình hoạt động và xây dựng đội ngủ lớp được GV quan tâm thực hiện rất tốt chiếm 50% đến 72,2%. Trong đó riêng nôi dung GD truyền thống, xây dựng viễn cảnh và hình thành những dư luận lành mạnh trong tập thể lớp ít GVCN lớp thực hiện tốt, ít quan tâm, mức độ trung bình và không thực hiện tỷ lệ 22,2%. Một trong những công tác quan trọng như công tác GDHS cá biệt có đến 33,3% GVCN được khảo sát cho rằng rất khó.

2.4.4. Thực trạng tư vấn cho học sinh của lớp

Hoạt động này có ý nghĩa trong việc xây dụng tập thể lớp nên được GVCN quan tâm, có đến 75,6% GVCN thực hiện rất tốt hoạt động này.

2.4.5. Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện

Việc tổ chức các hoạt động GD toàn diện được GVCN thực hiện đạt loại khá, tốt trên 76,7%; nhất là GD tư tưởng, chính trị, tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, tổ chức các hoạt động GD đạo đức. Các hoạt động nâng cao kỹ năng mềm thông qua phong trào thi đua và các hoạt động khác ít được GVCN lớp quan tâm cụ thể, mức độ đạt trung bình và thực hiện không tốt, tỷ lệ khá cao (chiếm 23,3%). Chính vì vậy HT cần có kế hoạch cụ thể để định hướng cho GVCN khi thực hiện công tác này.

2.4.6. Thực trạng việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục học sinh

Công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong công tác giáo dục toàn diện học sinh được GVCN thực hiện tốt, nhất là trong công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường nhà trường mức độ khá và tốt chiếm 93,4%. Có 45,6% ở mức độ trung bình và yếu nhất là trong công tác phối hợp với gia đình và các lực lượng khác ngoài xã hội.

2.4.7. Thực trạng đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh

Đánh giá HS là nhiệm vụ thường xuyên, có tính chất bắt buộc nên tất cả GVCN đều thực hiện tốt, chiếm tỉ lệ 88,9%.

2.5. Thực trạng quản lý công tác công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận.

2.5.1. Thực trạng nhận thức về quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Có 89,3% ý kiến CBQL cho rằng công tác chủ nhiệm rất quan trọng và 10,7% cho là quan trọng. Về phía GVCN, có 95,5% cho là

rất quan trọng và 4,5% cho là quan trọng. CBQL và GVCN nhận thức rõ được vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong các hoạt động GDHS.

2.5.2. Thực trạng quản lý việc tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục

Theo nhận xét của CBQL chỉ có 37,5% GVCN là thường xuyên liên hệ và tìm hiểu tình hình HS, còn 57,5% GVCN không thường xuyên tìm hiểu HS và hoàn cảnh gia đình HS và 5% không thực hiện công việc này. Việc tìm hiểu HS và gia đình HS không thường xuyên và không thực hiện chiếm tỷ lệ 62,5%, như vậy vấn đề nắm bắt thường xuyên tình hình của HS chưa được GVCN quan tâm. Về mức độ thực hiện, CBQL nhận xét có 70% khá, tốt 2,5% chưa đạt.

2.5.3. Thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch giáo dục tổng thể của lớp

Công tác xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch có ý nghĩa rất lớn trong nội dung công tác chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên kết quả đạt được không cao, thực hiện không thường xuyên chiếm 35% không thực hiện chiếm 5% và chưa đạt là 2,5%.

2.5.4. Thực trạng quản lý việc xây dựng lớp thành tập thể vững mạnh

Nội dung xây dựng tập thể lớp được đánh giá là 72,5% thực hiện thường xuyên và kết quả khá – tốt đạt 80%, điều này cho thấy, HT đã rất quan tâm đến QL việc xây dựng tập thể lớp của GVCN.

2.5.5. Thực trạng quản lý tư vấn cho học sinh của lớp

Qua khảo sát, công việc cố vấn cho Chi đội cũng được đánh giá không cao: 47,5% thực hiện thường xuyên, 35% không thường xuyên thực hiện. Kết quả đạt loại tốt chỉ có 25% và 10% chưa đạt yêu cầu. Đây là một hạn chế của HT các trường trong thời gian qua.

2.5.6. Thực trạng quản lý tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện

Công tác tổ chức các hoạt động GD toàn diện được lãnh đạo các nhà trường đánh giá có 65% GVCN thực hiện thường xuyên, 35% không thường xuyên thực hiện, kết quả đạt được của công tác này không cao, chỉ có 32,5% đạt loại tốt, còn 15% loại trung bình.

2.5.7. Thực trạng quản lý việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục học sinh

Phối hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường được đánh giá không cao. Mức độ thực hiện thường xuyên chỉ có 47,5%, kết quả đạt loại tốt chỉ có 25%, vẫn còn 2,5 % không thực hiện và kết quả chưa đạt 2,5%. Đây là điều cần lưu ý vì việc GD toàn diện HS cần có sự phối kết hợp với mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường.

2.5.8. Thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh

Công việc đánh giá hạnh kiểm HS ở mức độ khá tốt đạt tỷ lệ 92,8%; đánh giá thường xuyên thực hiện đạt 92,9%. Đây là kết quả đáng được ghi nhận, nó phản ánh được tinh thần, trách nhiệm, nhiệt tình và tâm huyết của GVCN trong công tác GDHS.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

2.6.1. Đánh giá chung thực trạng công tác chủ nhiệm lớp

2.6.2. Đánh giá chung thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Tiểu kết Chương 2

HT nhà trường đã rất coi trọng vị trí, vai trò, chức năng của GVCN lớp trong việc quản lý, giáo dục HS; Các biện pháp QL công tác chủ nhiệm đã được thực hiện nhằm duy trì nền nếp dạy học và giáo dục đạo đức cho HS. Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy trong QL công tác CNL cũng còn gặp nhiều khó khăn từ phía GV, HS, môi trường XH…. Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ở địa phương, đòi hỏi GVCN và CBQL nhà trường phải đổi mới các biện pháp QL công tác CNL thiết thực, khả thi, giải quyết triệt để những tồn tại nhằm khắc phục khó khăn trước mắt và lâu dài trong việc QL công tác CNL.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ

3.2. Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng ở các trường trung học cơ sở huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

a. Mục tiêu

b. Nội dung và cách tiến hành

c. Lưu ý khi thực hiện biện pháp

3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp

a. Mục tiêu

b. Nội dung và cách tiến hành

c. Lưu ý khi thực hiện biện pháp

3.2.3. Biện pháp 3: Tuyển chọn, phân công, bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp

a. Mục tiêu

b. Nội dung và cách tiến hành

c. Lưu ý khi thực hiện biện pháp

3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm

a. Mục tiêu

b. Nội dung và cách tiến hành

c. Lưu ý khi thực hiện biện pháp

3.2.5. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm

a. Mục tiêu

b. Nội dung và cách tiến hành

c. Lưu ý khi thực hiện biện pháp

3.2.6. Biện pháp 6: Quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm ở các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

a. Mục tiêu

b. Nội dung và cách tiến hành

c. Lưu ý khi thực hiện biện pháp

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các nhóm biện pháp được đề xuất có mối quan hệ mật thiết để tạo nên một tổng thể, tác động tích cực đến công tác QL của HT đối với GVCN lớp trong nhà trường. Mỗi nhóm biện pháp có tính độc lập tương đối nhưng chúng đều có mối quan hệ tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

3.4.4. Tiến trình khảo nghiệm

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Tiểu kết Chương 3

Từ các kết quả khảo sát thực trạng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và hoạt động QL công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của HT, chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lý công tác CNL ở các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Các biện pháp quản lý của HT trường THCS góp phần nâng cao năng lực QL học sinh, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục HS và ý thức trách nhiệm, sự phát triển năng lực nghề của giáo viên đáp ứng với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp cho thấy các cán bộ, GV có năng lực và có nhiều kinh nghiệm trong QL công tác chủ nhiệm ở trường THCS đều khẳng định về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Như vậy, CBQL và HT các trường THCS huyện Bắc Bình, có thể xem xét và vận dụng những biện pháp này để quản lý công tác CNL của trường mình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

QL công tác CNL là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở trường THCS chất lượng giáo dục được nâng lên một phần nhờ vào đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, người đóng vai trò quản lý trưc tiếp hoạt động dạy và học ở lớp; HT và đội ngũ CBQL nhà trường, người đóng vai trò QL các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay, những yêu cầu đổi mới về đội ngũ giáo viên nói chung, GVCN lớp nói riêng cũng thay đổi. Do đó HT và đội ngũ CBQL của các trường trung học cơ sở cần có những biện pháp QL công tác CNL hiệu quả, phù hợp với tình hình, điều kiện KT- XH địa phương, đáp ứng yêu cầu của XH.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận và khuyến nghị như sau:

Về lý luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận QL, QLGD, QL nhà trường, công tác chủ nhiệm lớp, QL công tác chủ nhiệm lớp; đồng thời cũng làm rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của HT trong nhà trường nói chung và trong công tác QL công tác chủ nhiệm nói riêng.

Về thực trạng

Kết quả khảo sát thực trạng về công tác CNL, đã đánh giá một cách khá đầy đủ về tình hình QL công tác chủ nhiệm của HT các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Từ đó, nhận thức rõ các mặt mạnh, thuận lợi, các mặt yếu, hạn chế trong công tác QL công tác CNL. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất các biện pháp QL công tác chủ nhiệm của HT phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn, đưa công tác chủ nhiệm của nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu đề ra góp phần phát triển nhân cách và nâng cao chất lượng GD toàn diện HS.

Về biện pháp

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong QL công tác CNL của HT trường THCS, chúng tôi đã đề cập 6 biện pháp:

Biện pháp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm về tầm quan trọng của công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS.

Biện pháp bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.

Biện pháp tuyển chọn, phân công, bố trí giáo viên chủ nhiệm.

Biện pháp quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.

Các biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.

Biện pháp quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác chủ nhiệm lớp.

Qua khảo sát CBQL và đội ngũ GVCN cho thấy các biện pháp trên là hợp lý và khả thi đối với các trường THCS. Các biện pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Các biện pháp đề xuất cũng phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THCS trên địa bàn huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Những kết quả khảo nghiệm đã được xác định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Điều đó cho thấy nội dung luận văn đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

Kết quả luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho CBQL giáo dục ở các trường THCS.

Khuyến nghị

2.1 Đối với sở GD – ĐT tỉnh Bình Thuận

Sở GD – ĐT nên có văn bản hướng dẫn đánh giá GVCN giỏi để làm tiêu chí cho GVCN phấn đấu, có như vậy mới động viên khuyến khích giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.

Hiện nay quy định chế độ GVCN là 4tiết/tuần- so với thời gian để đáp ứng cho công tác chủ nhiệm của một lớp là quá ít. Sở GD – ĐT nên nghiên cứu đề xuất tăng số tiết lên 6 tiết/ tuần. Nên biên soạn các tài liệu hướng dẫn về công tác CNL để GVCN tham khảo, tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm tự bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.

2.2 Đối với UBND huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Cần tăng thêm kinh phí chi thường xuyên (ngoài lương) cho các trường THCS, tạo điều kiện để các trường đầu tư thêm về trang thiết bị phục vụ các công tác sinh hoạt của HS; đồng thời có kinh phí chi cho các hoạt động chung của nhà trường.

Cấp thêm quỹ đất, mở rộng khuôn viên nhà trường. Đảm bảo các trường THCS phải có đầy đủ khu học tập thể dục và các hoạt động ngoài giờ khác. Ưu tiên đầu tư các trường vùng sâu vùng xa.

Có chế độ đãi ngộ, khuyến khích, hỗ trợ về kinh phí để GV có điều kiện học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ về đời sống để GV ổn định và an tâm công tác tại địa phương.

2.3 Đối với phòng GD&ĐT huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Tổ chức hội thi giáo viên chủ nhiệ GVCN giỏi, giống như các kỳ thi giáo viên dạy giỏi. Tổ chức hội thảo về công tác GVCN, từ đó tập hợp và biên tập thành tài liệu cho GVCN tham khảo, bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ. Trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hè hằng năm, nên có phần bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp.

Đề xuất với chính quyền địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho nhà trường như: quỹ đất, hỗ trợ cấp đất cho giáo viên…

2.4 Đối với HT các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Quan tâm, bồi dưỡng, tạo nguồn giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.

Tạo điều kiện tốt nhất để công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả.

Cần chú trọng công tác của giáo viên chủ nhiệm, không nên chỉ chú ý đến công tác chuyên môn mà xem nhẹ vai trò của giáo viên chủ nhiệm.

Có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời giáo viên có thành tích trong công tác chủ nhiệm lớp.

Tổ chức các hội nghị về công tác giáo viên chủ nhiệm cấp cơ sở, làm cơ sở cho GV tham gia báo cáo của Phòng GD-ĐT; đồng thời đúc rút kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp của nhà trường.

2.5 Đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở các trường THCS huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Với vị trí, chức năng và tầm quan trọng của công tác GVCN lớp, người GVCN cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau: Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với đường lối và sự nghiệp đổi mới của Đảng, trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn.

Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tổ chức, quản lý, xây dựng tập thể lớp vững mạnh.

Giáo viên chủ nhiệm là người thầy mẫu mực, có nhân cách tốt đẹp, là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống; là cầu nối giữa nhà trường và gia đình học sinh, là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đáp ứng được nhiệm vụ trong thực tiễn công tác, nhiệt tình yêu nghề, thương yêu học sinh, tham gia tích cực các hoạt động chính trị – xã hội, có năng lực tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao…

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\THAY HOANG DHSP\K38BD_LUAN VAN SAU BAO VE\BINH DUONG ĐÃ SỬA IN\4. CAO MINH DUNG\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *