Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương

Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương

Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương

1. Lý do chọn đề tài

Thực hiện tinh thần Nghị quyết 29/NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục “Chuyển quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã hội”.

Thực tế tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Thuận An hiện nay GV dạy chương trình hiện hành môn tiếng Anh về cơ bản vẫn theo hướng tiếp cận nội dung, chỉ tập trung hoàn thành khối lượng kiến thức, còn nặng tính hàn lâm,…

Trước yêu cầu mới, đòi hỏi người QL nhà trường phải chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ cách dạy theo hướng hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho người học, không chạy theo khối lượng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, động cơ, vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn tiếng Anh cấp THCS tại thành phố Thuận An .

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

4. Phạm vi nghiên cứu

– Nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương và đề xuất các biện pháp quản lí hiệu quả hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thuận An trong giai đoạn hiện nay.

– Chủ thể QL: Hiệu trưởng trường THCS.

5. Giả thuyết khoa học

Nếu xác định đúng cơ sở lý luận của quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh trường trung học cơ sở và đánh giá khách quan thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh trường trung học cơ sở ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương thì đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương hợp lý, khả thi.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu xác định cơ sở lý luận về quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học cơ sở.

6.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh và quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

6.3. Đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm PP nghiên cứu lý luận

7.2. Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. PP điều tra bằng phiếu hỏi

7.2.2. PP phỏng vấn

7.3. PP thống kê toán học

8. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, Luận văn gồm 3 chương,

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Trung học cơ sở.

Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động học dạy môn Tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các Trường trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động học dạy môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các Trường trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương
Quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài

1.1.2. Nghiên cứu trong nước

1.2. Mộ số khái niệm cơ bản

1.2.1. Khái niệm HĐDH theo hướng PTNL của HS

1.2.2. Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học cơ sở

1.3. Lý luận về HĐDH môn tiếng Anh theo hướng PTNL HS THCS

1.3.1. Các yêu cầu về phát triển năng lực cho HS THCS thông qua dạy học môn tiếng Anh.

Mục tiêu: GV cần tập trung vào PP lấy người học làm trung tâm, HS là những chủ thể tích cực tham gia vào quá trình học tập, vận dụng kiến thức vào cuộc sống; GV là người tổ chức, định hướng và hướng dẫn cho HS hoàn thành bài học đúng trọng tâm và mục tiêu đề ra.

1.3.2. Hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng PTNL HS THCS.

– Hoạt động dạy môn tiếng Anh theo hướng PTNLHS.

– Hoạt động học môn tiếng Anh theo hướng PTNLHS.

– Các điều kiện thực hiện chương trình.

1.4. Quản lí HĐDH môn tiếng Anh theo hướng PTNL của HS THCS

1.4.1. Mục tiêu QLHĐ DH môn tiếng Anh theo hướng PTNL HS THCS

1.4.2. Quản lí HĐ dạy môn tiếng Anh môn tiếng Anh theo hướng PTNL HS THCS

1.4.3. Quản lí hoạt động học môn tiếng Anh theo hướng PTNL HS THCS

1.4.4. Quản lí các điều kiện dạy học môn tiếng Anh theo hướng PTNL HS THCS.

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Kết luận chương 1

Ở chương 1, tác giả luận văn đã khái lược về các công trình nghiên cứu về dạy học theo hướng PTNL, quản lí hoạt động dạy học theo hướng PTNL của nhiều tác giả nhằm xác định những vấn đề nghiên cứu cần kế thừa, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Trong chương này, tác giả luận văn đã xác định các khái niệm cơ bản của đề tài, lý luận HĐDH môn tiếng Anh theo hướng PTNL học sinh THCS đó là: mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, và kiểm tra đánh giá. Trong đó, làm rõ những đặc trưng của HĐDH môn tiếng Anh cấp THCS.

Trên cơ sở đó, tập trung xác lập cơ sở lý luận về quản lí HĐDH môn tiếng Anh ở trường THCS theo hướng PTNL của HS trên các khía cạnh: mục tiêu quản lí theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở; quản lí hoạt động dạy môn tiếng Anh theo hướng PTNL học sinh; quản lí hoạt động học môn tiếng Anh theo hướng PTNL học sinh; quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học. Đồng thời, tác giả cũng xem xét các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến quản lí hoạt động dạy học tiếng Anh ở trường THCS.

Những nội dung cơ bản về lý luận giúp cho tác giả luận văn tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoat động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

2.1.2. Địa bàn nghiên cứu

2.1.3. Nội dung khảo sát

2.1.4. Đối tượng khảo sát

2.1.5. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả

2.2. Khái quát về tự nhiên, kinh tế – xã hội, giáo dục và đào tạo trung học cơ sở tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

2.2.1. Khái quát về vị trí địa lý, kinh tế – xã hội

2.2.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục trung học cơ sở tại thành phố Thuận An

2.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

2.3. Thực trạng dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học cơ sở tại thành phố thuận An, tỉnh Bình Dương

2.3.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên tiếng Anh các trường trung học cơ sở

Đa số GV tiếng Anh ở các trường THCS Thành phố Thuận An đang trong độ tuổi chín chắn của sự nghiệp, có tay nghề vững vàng, kinh nghiệmvà năng động trong thực hiện nhiệm vụ dạy học.

2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên đối với hoạt động học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực của học sinh

Nhận thức về sự cần thiết và rất cần thiết về việc DH tiếng Anh theo hướng PTNLHS của CBQL và GVđược đánh giá với tỉ lệ 90.4% thể hiện rất quan tâm. Trong đó CBQL đánh giá 100%; 9.6% GV đánh giá ít cần thiết, điều này sẽ ảnh hưởng đến HĐDH, đổi mới PPDH và kết quả học tập của HS.

2.3.3. Thực trạng về hoạt động dạy môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh các trường Trung học cơ sở

Việc thực hiện chương trình, nội dung theo hướng PTNL còn hạn chế. Nhiều GV chưa chủ động giảm những phần HS đã biết, mất thời gian và giảm hứng thú HS. Thực hiện dạy học tích hợp, liên môn, phân hóa còn hạn chế vì chương trình thí điểm chỉ áp dụng ôn tiếng Anh, thay sách các môn chưa thực hiện. Cũng qua khảo sát cho thấy, đa số GV dạy vẫn còn mang nặng tâm lí “thi gì dạy nấy” còn nặng về điểm số, chưa coi trọng mục tiêu dạy học theo hướng PTNL HS.

2.3.4. Thực trạng về hoạt động học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở

CBQL, GV còn băn khoăn trong xác định mục đích nên ảnh hưởng đến quá trình dạy học và rèn cho HS PTNL, phần lớn các em chưa nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của hoạt động học tập nên việc PTNL còn hạn chế.

2.3.5. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

Cơ sở vật chất và thiết bị tại các trường dần được trang bị theo hướng chuẩn hóa nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu dạy và học. Tuy nhiên hiện nay các phòng chức năng trang thiết bị có về số lượng nhưng chất lượng chưa đảm bảo, chưa đồng bộ, chưa có độ bền trong sử dụng, một số thiết bị còn phải mua sắm tập trung mất thời gian, chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh các trường thcs tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

2.4.1. Thực trạng quản lí hoạt động dạy môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh các trường THCS

2.4.1.1. Thực trạng quản lí thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở

2.4.1.2. Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học

2.4.1.3. Thực trạng quản lí đổi mới hình thức tổ chức dạy học

2.4.1.4. Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

2.4.2. Thực trạng về quản lí hoạt động học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở.

2.4.2.1. Thực trạng quản lí về xây dựng thái độ động cơ học môn tiếng Anh

2.4.2.2. Quản lí về xây dựng nền nếp học môn tiếng Anh của học sinh

2.4.2.3. Quản lí về bồi dưỡng phương pháp học tập môn tiếng Anh của HS

2.4.2.4. Quản lí về hoạt động tự học môn tiếng Anh

2.4.3. Thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ môi trường phục vụ dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực của học sinh trung học cơ sở.

Kết quả ở bảng 2.25 trên cho thấy: Các nội dung đều được CBQL và GV đánh giá cao việc tổ chức thực hiện các chế độ chính sách ưu tiên đối với GV, HS có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo; việc phối kết hợp 3 môi trường giáo dục được các trường thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, tổ chức, duy trì các hoạt động ngoại khóa còn mang tính chất thời vụ, chưa đi vào chiều sâu, chưa lôi cuốn và hấp dẫn đối với HS.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh

2.5.1. Thực trạng các yếu tố chủ quan

2.5.2. Thực trạng các yếu tố khách quan

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Ưu điểm

HT các nhà trường đã thực hiện đúng các khâu về QL GD. Hàng năm, các nhà trường đều xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GD của Sở GD&ĐT và PGD&ĐT thành phố Thuận An.

Các trường đã thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình GD THCS hiện hành, đồng thời có chỉ đạo tiếp cận dạy học theo hướng PTNL của HS. Tổ chuyên môn và một số GV đã bước đầu xây dựng được một số chuyên đề dạy học và đưa vào áp dụng, đạt kết quả nhất định.

Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS cơ bản được QL chặt chẽ, đảm bảo giữ vững được nền nếp dạy học. Công tác đổi mới PP, HTTC dạy học theo hướng PTNL của HS đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện và được thể hiện có hiệu quả ở một số giờ dạy.

2.6.2. Hạn chế

Việc tổ chức,chỉ đạo thực hiện linh hoạt, sáng tạo nội dung, chương trình theo cách chủ động xây dựng các chủ đề dạy học trong môn tiếng Anh và các chủ đề tích hợp ở các nhà trường còn rất hạn chế, hiệu quả đổi mới thấp.

Công tác quản lí để triển khai thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng PTNL của HS đã được quan tâm chỉ đạo nhưng chưa có kết quả rõ nét.

HT các trường QL hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS chủ yếu thực hiện theo kinh nghiệm, mới dừng ở việc giữ ổn định nề nếp dạy học, thiếu sự đổi mới trong hoạt động QL.

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

– Sự chỉ đạo của cấp trên về HĐDH theo hướng phát triển năng lực HS chưa rõ nét.

– Các văn bản chỉ đạo của ngành trong HĐDH theo hướng PTNL của HS nói chung và đối với môn tiếng Anh nói riêng còn chung chung.

– Cơ sở vật chất chưa phù hợp việc tổ chức thực hiện HĐDH theo hướng PTNL của HS.

– Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của HĐDH môn tiếng Anh theo hướng PTNL của HS chưa đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức hoạt động này.

– Nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay chủ yếu vẫn là kiểm tra về kiến thức, chưa chú trọng đến việc kiểm tra năng lực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ cơ sở lý luận ở chương 1, tác giả luận văn đã khảo sát, đánh giá thực trạng HĐDH và quản lí HĐDH môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THCS thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương và đi đến một số kết luận:

Trong những năm qua, các trường THCS thành phố Thuận An đã được các cấp quản lí quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh hoạt động dạy học nói chung, hoạt động dạy học môn tiếng Anh nói riêng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như đã trình bày ở phần ưu điểm (mục 2.6.1)

So với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29/NQ-BCHTW với quan điểm tập trung phát triển năng lực và phẩm chất học sinh thì công tác quản lí HĐDH môn tiếng Anh ở các trường THCS thành phố Thuận An còn những hạn chế cần được khắc phục. Các hạn chế đó là:

Công tác quản lí HĐDH môn tiếng Anh theo hướng PTNL của HS đã được thực hiện nhưng chưa thật sự đồng bộ ở tất cả các mặt. Quản lí việc thực hiện chương trình, nội dung, PDDDH và HTTCDH của GV chưa hiệu quả.

Chỉ đạo kiểm tra từ CBQL đến TTCM, GV chưa được nghiêm khắc đủ để GV toàn tâm toàn ý với hoạt động dạy học của mình. Công tác quản lí đổi mới kiểm tra và đánh giá HS còn mang tính hình thức, chưa thật sự tạo động lực cho người dạy và người học.

Quản lí hoạt động học và tự học của HS chưa thật sự có sự bức phá. Việc bồi dưỡng, hướng dẫn nền nếp, ý thức học tập, PP tự học cho HS chưa được quan tâm đúng mức; HS chỉ tập trung những giờ học trên lớp của GV, chưa có ý thức tự học, tự rèn luyện và pháthuy năng lực bản thân. Đầu tư CSVC – TBDH, sự phối kết hợp 3 môi trường GD, công tác xã hội hoá GD có quan tâm thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao.

Những nội dung trên là cơ sở thực tiễn quan trọng để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lí HĐDH môn tiếng Anh ở các trường THCS thành phố Thuận An đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng việc dạy và học tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS TẠI THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

3.1.3. Đảm bảo tính lịch sử

3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống

3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh các trường THCS tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương

3.2.1. Tăng cường quản lí bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng dạy học môn tiếng Anh theo hướng PTNL học sinh cho cán bộ quản lí và giáo viên tiếng Anh

3.2.2. Tăng cường quản lí hoạt động chuyên môn của tổ tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực của học sinh

3.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy của giáo viên tiếng Anh

3.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động học tập môn tiếng Anh theo hướng PTNL của học sinh

3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh và công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng PTNL học sinh

3.2.6. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn tiếng Anh

Trong mỗi biện pháp, tác giả đều trình bày: Mục tiêu của biện pháp; Nội dung của biện pháp; Cách thức thực hiện biện pháp.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ nhau cùng phát triển; mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình quản lí giáo dục. Vì vậy trong quá trình quản lí HĐDH của nhà trường, HT phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học môn tiếng Anh theo hướng PTNL HS.

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Từ kết quả khảo nghiệm thể hiện ở bảng 3.1; 3.2. ở Luận văn. Qua tổng hợp các ý kiến được trưng cầu cho thấy, đại đa số CBQL, GV đều đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở Chương 1 và Chương 2, trong Chương 3 tác giả đã đề xuất sáu biện pháp quản lí HĐDH môn tiếng Anh theo hướng PTNL HS, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục các trường THCS tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Trong mỗi biện pháp đề xuất, tác giả luận văn đã nêu rõ mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện.

Tác giả đã đề xuất được sáu biện pháp, đó là:

(1) Tăng cường quản lí bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng dạy học môn tiếng Anh theo hướng PTNL học sinh cho cán bộ quản lí và giáo viên tiếng Anh

(2) Tăng cường quản lí hoạt động chuyên môn của tổ tiếng Anh theo hướng PTNL của học sinh

(3) Nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy của GV tiếng Anh

(4) Nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động học tập môn tiếng Anh theo hướng PTNL của học sinh

(5) Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh và công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng PTNL học sinh

(6) Tổ chức các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học môn tiếng Anh

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ nhau. Để đánh giá khả năng thực hiện của các biện pháp, tác giả tổ chức khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi. Kết quả cho thấy, tuy chưa phải là một hệ thống biện pháp hoàn chỉnh tối ưu, nhưng là những biện pháp cơ bản, chủ yếu có tính cần thiết và khả thi cao. Trong phạm vi điều kiện của từng trường THCS, nếu Hiệu trưởng vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp vào thực tiễn quản línhà trường thì sẽ mang lại kết quả đúng theo dự kiến, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về mặt lý luận

Trên cơ sở kế thừa, nghiên cứu lý luận, luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về một số vấn đề cơ bản của hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng PTNL học sinh, chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển năng lực, phẩm chất của người học, nghĩa là hướng tới việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, cần phải đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục; chương trình giáo dục; phương pháp giáo dục; HTTCDH; cách thức kiểm tra, đánh giá; CSVC – TBDH; các nguồn lực hỗ trợ và công tác quản lí giáo dục. Trong đó cần quan tâm đổi mới quản lí hoạt động dạy của giáo viên, quản lí hoạt động học của học sinh và quản lí các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học.

1.2. Về mặt thực tiễn

Trên cơ sở lý luận đã xác lập ở chương 1, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động dạy hoạc và quản lí hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh môn tiếng Anh ở chương 2. Kết quả kháo sát cho thấy:

1.2.1. Ưu điểm

CBQL đã thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường học và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo. CBQL có tuyên truyền đến GV, HS, PHHS có chuyển biến, thay đổi nhận thức đáp ứng HĐDH môn tiếng Anh theo hướng PTNL HS.

Thực hiện đổi mới và quản lí đổi mới PPDH, HTTCDH thông qua quản lí hoạt động dạy của GV và hoạt động học, tự học của HS cơ bản chặt chẻ, đảm bảo giữ vững được nền nếp dạy học, kích thích khả năng tự học sáng tạo của HS. Ngoài ra các hoạt động ngoại khoá, trãi nghiệm sáng tạo cũng được quan tâm tổ chức tạo sân chơi và điều kiện tốt cho HS vận dụng kiến thức hình thành phát triển kỹ năng, thích ứng thực tiễn. Quản lí và thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS từng bước được thực hiện đúng yêu cầu chú trọng đánh giá theo hướng PTNL, phẩm chất của HS.

CBQL chăm lo xây dựng phát triển văn hoá nhà trường, quan tâm, chăm lo đáp ứng nhu cầu PTNL, phẩm chất của HS. Chủ động tham mưu các cấp lãnh đạo, kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục vận động các nguồn xã hội hóa đầu tư xây dựng CSVC, mua sắm TBDH hiện đại đáp ứng tốt hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS.

1.2.2. Hạn chế

CBQL chỉ đạo chưa sâu sát nên GV chưa mạnh dạn tự chủ trong thực hiện nội dung chương trình đáp ứng PTNLHS.

Nhận thức của một số GV chưa thích ứng việc thay đổi dạy học tiếng Anh theo hướng PTNLHS. Nên việc vận dụng PPDH, HTTCDH còn nhiều lúng túng, chưa tạo được sự thu hút và chưa phối kết hợp tốt giữa Thầy và trò trong các hoạt động chỉ quan tâm truyền tải hết nội dung SGK làm sao cho HS vượt qua kỳ thi. Trong tiết dạy còn thiếu sự khích lệ, khen ngợi tạo động lực cho người học, giúp các em tự tin hơn. Công tác quản lí của hiệu trưởng chưa kiểm tra hết tình hình thực tế chưa dự giờ, góp ý tiết dạy, chưa kiểm tra hết các HĐDH nên chỉ đạo chưa sâu sát.

Công tác quản lí nền nếp chỉ dừng lại ở việc xây dựng nội quy trường, lớp; qui định của bộ môn; chưa quan tâm nhiều công tác tự học và chưa kết hợp PHHS về việc hướng dẫn HS học ở nhà và học theo PP tích cực PTNL, giúp HS rèn luyện năng khiếu và phát triển năng lực phẩm chất.

Quản lí công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa chỉ đạo sâu sát GV cần tạo thói quen các em biết tự kiểm tra đánh giá mình, đánh giá bạn và tự điều chỉnh để phát triển. GV thực hiện KTĐG chưa thật sự đủ đúng theo qui định về ma trận đề, kỹ năng, hình thức,…

Việc bồi dưỡng công tác quản lí cho Hiệu trưởng, TTCM và nghiệp vụ, kỹ năng cho GV chưa thường xuyên; trình độ và năng lực HS lớp 6 tuyển vào học chương trình thí điểm tiếng Anh không đều nhau về chất lượng và số lượng giữa các trường các lớp; CSVC – TBDH chưa đồng bộ, chất lượng chưa đáp ứng đúng nhu cầu dạy và học.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt theo các chủ điểm năm họcchưa thật sự hiệu quả, còn mang tính thời vụ; theo văn bản qui định của các ban ngành, quản lí kết hợp 3 môi trường GD chưa sâu sát, công tác xã hội hoá để chi kinh phí hỗ trợ cho hoạt động này còn ít, nội dung và hình thức tổ chức chưa đi vào chiều sâu, chưa lôi cuốn và hấp dẫn đối với HS, chưa phát huy PTNL vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng PTNL HS các trường THCS tại thành phố Thuận An nhằm góp phần khắc phục những mặt hạn chế, bất cập, đồng thời góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

– Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng khoa học quản lí cho CBQL, tập huấn quản lí HĐDH theo hướng PTNL của HS.

-Tổ chức các lớp tập huấn, tổng kết chia sẽ kinh nghiệm trong HĐDH môn tiếng Anh giữa các tỉnh theo hướng PTNL.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương

– Tạo điều kiện cho CBQL tham gia các lớp bồi dưỡng công tác quản lí giáo dục; tham quan học tập kinh nghiệm ở các đơn vị điển hình trong và ngoài tỉnh về quản lí nhà trường; đặc biệt quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh cấp THCS.

– Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, chuyên đề về đổi mới hoạt động dạy và học môn tiếng Anh theo hướng PTNL.

2.3. Đối với UBND thành phố Thuận An

Cần có chính sách thu hút, đãi ngộ cho những giáo sinh tốt nghiệp loại giỏi, đủ điều kiện về năng lực và phẩm chất ở các trường Đại học Sư phạm, Đại học Ngoại ngữ về địa phương công tác để nâng cao chất lượng đội ngũ GV.

2.4. Đối với Phòng GD&ĐT thành phố Thuận An

-Tham mưu các cấp, tạo điều kiện về kinh phí cho các trường xây dựng và trang bị TBDH đáp ứng nhu cầu tối thiểu về dạy và học môn tiếng Anh.

– Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ dạy học để kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc quản lí việc thực hiện dạy học theo hướng PTNL HS.

2.5. Đối với Cán bộ quản lí các trường THCS thành phố Thuận An

– Chỉ đạo TTCM xây dựng kế hoạch dạy học môn tiếng Anh theo hướng PTNL của HS phù hợp với điều kiện của nhà trường.

– Thường xuyên kiểm tra dự giờ, quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo hướng PTNL; đánh giá khách quan, thực chất, có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên thực hiện tốt; đồng thời nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời những trường hợp chưa thực hiện tốt hoạt động này.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\THAY HOANG DHSP\K38BD_LUAN VAN SAU BAO VE\BINH DUONG ĐÃ SỬA IN\6. NGUYEN NGOC HIEU (đã có file word\TOM TAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *