QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG

1. Lí do chọn đề tài

Vấn đề chất lượng giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng hiện nay đang được toàn xã hội quan tâm. Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học, nhà trường cần quan tâm giáo dục các lĩnh vực Đức, Trí, Thể, Mỹ. Thực tế hiện nay chất lượng giáo dục thể chất (GDTC) cũng như công tác quản lí GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ còn bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế, yếu kém. Việc quản lí chất lượng GDTC trong chương trình dạy học môn GDTC chính khóa chưa được đổi mới theo hướng đảm bảo chất lượng, từ các khâu quản lý giáo viên soạn bài trước khi dạy, quản lí giáo viên thực hiện kế hoạch bài dạy trên lớp và quản lý giáo viên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học môn thể dục kịp thời, hiệu quả. Vì vậy, việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng để đánh giá đúng thực chất hoạt động GDTC tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long để có căn cứ khoa học cải tiến hoạt động GDTC ở các trường tiểu học trong những năm tới là vấn đề cấp bách.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh các trường tiểu học học, luận văn đề xuất biện pháp quản lí hoạt động GDTC cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển GDTC và nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

4. Giả thuyết khoa học

Chất lượng hoạt động GDTC cho học sinh bị chi phối bởi các chủ thể và nội dung, phương thức, điều kiện thực hiện hoạt động GDTC ở trường tiểu học học. Để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động GDTC ở các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTC hiện nay. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lí hoạt động GDTC ở các trường tiểu học, thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động GDTC cho học sinh tiểu học huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

5.1. Chủ thể quản lí là hiệu trưởng trường tiểu học thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất.

5.2. Đối tượng quản lí của hiệu trưởng là giáo viên và học sinh trong trường tiểu học.

5.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học.

5.4. Địa bàn khảo sát: 9 trường tiểu học tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nghiên cứu trong năm học 2020-2021 (từ tháng 9/2020 đến tháng 6/2021). Đó là: trường tiểu học Trương Văn Ba; trường tiểu học Long An A; trường tiểu học Phú Đức C; trường tiểu học Phú Quới A: trường tiểu học A Thị Trấn Long Hồ; trường tiểu học Thạnh Quới A, trường tiểu học Thanh Đức C; trường tiểu học An Bình B; trường tiểu học Đồng Phú A.

5.5. Khách thể khảo sát: gồm có 02 cán bộ quản lý của Phòng GD&ĐT; có 90 CBQL tại trường tiểu học (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn); và 54 giáo viên tại trường tiểu học (phân bổ đều cho 9 trường).

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học.

6.2. Nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

6.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

6.4. Khảo nghiệm nhận thức một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các văn bản quy phạm pháp luật, các công trình và các tài liệu khoa học có liên quan đến quản lí hoạt động GDTC tại trường tiểu học.

7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

– Phương pháp quan sát.

– Phương pháp điều tra thực tiễn.

– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

– Phương pháp chuyên gia.

Phương pháp khảo nghiệm

7.3. Phương pháp xử lý thông tin

8. Cấu trúc của luận văn

Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động GDTC ở trường tiểu học.

Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1. Nghiên cứu về hoạt động giáo dục thể chất trong trường phổ thông

1.1.2. Nghiên cứu về lý luận hoạt động giáo dục thể chất

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lí

1.2.2. Hoạt động giáo dục thể chất

1.2.3. Quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học

1.3. Hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học

1.3.1. Hoạt động của giáo viên và đặc điểm của học sinh tiểu học

1.3.2. Mục tiêu, chương trình môn giáo dục thể chất

Mục tiêu cụ thể của GDTC tiểu học là nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện,…Qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển các tố chất tâm lý khỏe mạnh như: mạnh, nhanh, bền, khéo léo cho học sinh. Góp phần thúc đẩy phát triển chiều cao cơ thể, tự giác, tích cực trong tập luyện TDTT, yêu thích TDTT, rèn tinh thần dũng cảm, tính đồng đội trong hợp tác cao.

(1). Giờ học môn giáo dục thể chất chính khóa

Đây là nội dung, chương trình giáo dục tiểu học có quy định môn GDTC cấp tiểu học gồm có 70 tiết/ 35 tuần thực học trong năm học. Tuy nhiên, đây là chương trình mở có thể điều chỉnh thời lượng, nội dung, học liệu sao đảm bảo phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và nội dung điều chỉnh phải theo nội dung, chương trình sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT phê duyệt và tùy điều kiện thực tế đặc thù của từng trường ở đô thị hay nông thôn mà có những nội dung tăng hoặc giảm cho phù hợp thể trạng học sinh. Quy định thời lượng thực hiện nội dung giáo dục thể chất cấp tiểu học, bao gồm: Vận động cơ bản chiếm 65% (Đội hình đội ngũ 20%; Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản 35%; Bài tập thể dục 10%); Thể thao tự chọn chiếm 25%; và Đánh giá cuối học kì, cuối năm học chiếm 10%.

(2). Giờ học ngoại khóa, tự tập

Các hoạt động TDTT chủ yếu do ngành GD&ĐT phối hợp với ngành TDTT các cấp tổ chức cho học sinh tiểu học tham gia.

Các hoạt động TDTT ngoài giờ chính khóa ở cấp tiểu học bao gồm: Hội khỏe Phù Đổng do Ngành GD&ĐT tổ chức cấp trường mỗi năm một lần, cấp huyện, thị xã 2 năm một lần và cấp tỉnh, toàn quốc 4 năm một lần; Các Hội thi, giải đấu mang tính chất phong trào TDTT chào mừng các hoạt động văn hóa, xã hội của ngành GD&ĐT và địa phương các cấp tổ chức.

1.3.3. Phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học giáo dục thể chất ở trường tiểu học

Phương pháp giáo dục tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục; giáo viên là người thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện để khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập luyện, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển thể chất. Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng như: trực quan, sử dụng lời nói, tập luyện, sửa sai, trò chơi, thi đấu, trình diễn,…; sử dụng nguyên tắc đối xử cá biệt, phù hợp với sức khoẻ học sinh; kết hợp dụng cụ, thiết bị phù hợp, sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin để tạo nên giờ học sinh động, hiệu quả.

Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, cân đối giữa hoạt động tập thể lớp, hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn, để đảm bảo vừa phát triển năng lực thể chất, vừa phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Tích hợp kiến thức một số môn học khác, một số bài hát, bản nhạc,… để tạo không khí vui tươi, hưng phấn trong tập luyện, làm cho học sinh yêu thích và đam mê tập luyện thể thao.

Phương tiện để thực hiện GDTC đối với học sinh là các yếu tố về cơ sở vật chất, tài chính và chế độ chính sách nhằm đảm bảo GDTC đối với học sinh đạt hiệu quả không chỉ yếu tố con người mà còn vật lực, tài lực.

1.3.4. Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học

1.4. Quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học

1.4.1. Quản lí hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất của giáo viên và học sinh

1.4.1.1. Quản lí hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất của giáo viên và học sinh

1.4.1.2. Quản lí hoạt động học tập môn giáo dục thể chất của học sinh

1.4.2. Quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học

1.4.3. Quản lí phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục thể chất ở trường tiểu học

1.4.4. Quản lí kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học

1.4.5. Quản lí hoạt động thể thao tự chọn của học sinh ở trường tiểu học

1.4.5.1. Quản lí việc xây dựng kế hoạch hoạt động thể thao tự chọn của học sinh ở trường tiểu học

1.4.5.2. Quản lí việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động thể thao tự chọn của học sinh ở trường tiểu học

1.4.5.3. Quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động thể thao tự chọn của học sinh ở trường tiểu học

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học

1.5.1. Yếu tố về nguồn nhân lực của nhà trường

1.5.1.1. Yếu tố về đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học

1.5.1.2. Về đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục thể chất

1.5.1.3. Yếu tố về học sinh tiểu học

1.5.2. Yếu tố chủ trương, chính sách về hoạt động giáo dục thể chất trường tiểu học

1.5.3. Yếu tố về nguồn lực vật chất và tài chính

1.5.4. Yếu tố về cộng đồng dân cư xung quanh trường tiểu học

Tiểu kết chương 1

Khái niệm cơ bản của đề tài về quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học, là việc hiệu trưởng trường tiểu học thực hiện các chức năng quản lí của mình, tác động lên các thành tố hoạt động dạy học GDTC của giáo viên và học sinh, nhằm thực hiện đạt yêu cầu các mục tiêu nhiệm vụ trong chương trình giáo dục thể chất cấp tiểu học đặt ra. Đồng thời hiệu trưởng tiểu học quản lí hoạt động thể dục thể thao tự chọn, do học sinh tự nguyện tham gia.

Nội dung hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học được xác định, bao gồm: Hoạt động dạy học của giáo viên và đặc điểm của học sinh tiểu học; các thành tố về mục tiêu, nội dung, chương trình môn giáo dục thể chất; về phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học; về kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học.

Nội dung quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học, được xác định bao gồm: quản lí hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất của giáo viên và học sinh; quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình môn GDTC ở trường tiểu học; quản lí phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục thể chất ở trường tiểu học; quản lí kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn GDTC ở trường tiểu học; và quản lí hoạt động thể thao tự chọn của học sinh ở trường tiểu học.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học bao gồm: yếu tố về nguồn nhân lực của nhà trường (về đội ngũ CBQL trường tiểu học; về đội ngũ giáo viên dạy môn GDTC; về học sinh tiểu học); yếu tố chủ trương, chính sách về hoạt động GDTC trường tiểu học; yếu tố về nguồn lực vật chất và tài chính; và yếu tố về cộng đồng dân cư xung quanh trường tiểu học.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG

1.1. Khái quát về huyện Long Hồ

1.1.1. Về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Long Hồ

Huyện Long Hồ có 15 đơn vị hành chính cấp xã. Thị trấn Long Hồ và 14 xã. Diện tích tự nhiên 193,17 ha. Dân số là 48.163 hộ với 161.805 người (có 82.328 nữ), gồm các dân tộc: Kinh, Khơ Me, Hoa. Kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp với những vườn cây ăn trái và hiện tại loại hình du lịch sinh thái đang trên đà phát triển và là thế mạnh của huyện. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao diễn ra sôi nổi; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có bước tiến bộ, nhất là tại các xã nông thôn mới.

1.1.2. Về giáo dục tiểu học

Huyện Long Hồ hiện có 21 trường tiểu học, sĩ số học sinh trên lớp học được đảm bảo theo quy định, trung bình không quá 35 học sinh trong cùng một lớp. Có 42/44 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học đạt tiêu chuẩn CBQL. Số trường đạt chuẩn quốc gia cấp tiểu học là 15/21 trường, tỉ lệ 71,42%. Tỷ lệ học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đạt 93,58% (chỉ tiêu 85%). Có 98,63% số lớp 2 được học 2 buổi/ngày. Học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%. Cấp tiểu học có 503 phòng học. Cơ bản các phòng đều đáp ứng yêu cầu quản lí giáo dục tiểu học ở trường học.

1.1.3. Về giáo dục thể chất

Đội ngũ giáo viên dạy môn GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ chủ yếu được trưng dụng phân công từ nguồn gốc giáo viên được đào tạo chuyên môn là giáo viên tiểu học (dạy các môn) không chuyên sâu về môn GDTC. Cơ sở vật chất dạy học môn GDTC tại các trường tiểu học chủ yếu được trang bị từ những năm đầu thay sách giáo khoa theo chương trình tiểu học năm 2000. Sân bãi, phục vụ tập luyện dạy môn GDTC cũng rất hạn chế. Phong trào TDTT ngoài giờ dành cho học sinh tiểu học rất hạn chế được quan tâm.

2.2. Khái quát quá trình điều tra khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Nhằm thu thập thông tin thực tiễn làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

2.1.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là CBQL của Phòng GD&ĐT, CBQL nhà trường và giáo viên của 9 trường tiểu học tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, đó là : trường tiểu học Trương Văn Ba; trường tiểu học Long An A; trường tiểu học Phú Đức C; trường tiểu học Phú Quới A: trường tiểu học A Thị Trấn Long Hồ; trường tiểu học Thạnh Quới A, trường tiểu học Thanh Đức C; trường tiểu học An Bình B; trường tiểu học Đồng Phú A.

2.1.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học, thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình; thực hiện phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học, thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả dạy học học môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học; thực trạng quản lý mục tiêu nội dung, đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động GDTC ở trường tiểu học huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Phiếu khảo sát dành cho CBQL (Phòng GD&ĐT; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, TTCM) và GV trường tiểu học. Mỗi đối tượng tham gia trả lời phiếu khảo sát một cách độc lập, theo những suy nghĩ riêng của từng người, không có sự trao đổi với nhau.

2.2.5. Xử lý số liệu

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học huyện Long Hồ

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt

động dạy học môn GDTC ở trường tiểu học.

Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất

STTNhận thức về tầm quan trọng hoạt động GDTCCBQL (92)GV (54)Cộng

%

Số lượngTỉ lệSố lượngTỉ lệ
1Rất quan trọng2426,091324,0725,08
2Bình thường5256,522444,4450,48
3Không quan trọng1617,391731,4824,44
Điểm trung bình2,091,932,01

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng mục tiêu của hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học.

ND1: Hình thành và rèn luyện năng lực chăm sóc sức khỏe

ND2: Hình thành và rèn luyện năng lực vận động cơ bản

ND3: Hình thành và rèn luyện năng lực hoạt động thể dục thể thao.

Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng mục tiêu của hoạt động dạy học

Nội dungCBQLGiáo viênTBC
Rất quan trọngBình thườngKhông quan trọngTBRất quan trọngBình thườngKhông quan trọngTB
ND1246262,201622162,002,10
%26,0967,396,5229,6340,7429,63
ND2414922,42222842,332,38
%44,5753,262,1740,7451,857,41
ND3385132,381924112,152,26
%41,3055,433,2635,1944,4420,37
Cộng37,3258,703,992,3335,1945,6819,142,162,25

2.3.2. Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học huyện Long Hồ

2.3.2.1. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Long Hồ.

2.3.2.2. Thực trạng thực hiện phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học huyện Long Hồ.

2.3.2.3. Thực trạng thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học huyện Long Hồ.

2.3.3. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất tại các trường tiểu học huyện Long Hồ

2.3.3.1. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Long Hồ.

2.3.3.2. Thực trạng quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học huyện Long Hồ.

2.3.3.3. Thực trạng quản lí phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học môn giáo dục thể chất ở các trường tiểu học huyện Long Hồ.

2.3.3.4. Thực trạng quản lí kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn giáo dục thể chất ở các trường tiểu học huyện Long Hồ.

2.3.3.5. Thực trạng quản lí hoạt động thể thao tự chọn của học sinh tại các trường tiểu học huyện Long Hồ.

2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học huyện Long Hồ

2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

2.4.1. Một số kết quả đạt được của hoạt động giáo dục thể chất trường tiểu học huyện Long Hồ

2.4.2. Về một số hạn chế của hoạt động giáo dục thể chất trường tiểu học huyện Long Hồ

2.4.3. Về một số nguyên nhân chủ yếu của thực trạng hoạt động giáo dục thể chất trường tiểu học huyện Long Hồ.

Tiểu kết chương 2

Chương 2, luận văn đã tổ chức khảo sát thực trạng với kết quả như sau:

Kết quả khảo sát thực nhận thức về tầm quan trọng của môn GDTC đối với sự phát triển thể chất cho học sinh tiểu học, của đội ngũ CBQL và GV tiểu học được đánh giá mức độ nhận thức đang ở mức độ, chưa đáp ứng yêu cầu cao về chủ trương nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh tiểu học.

Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, cho thấy các hoạt động GDTC hiện tại được đánh giá mức độ trung bình, đạt yêu cầu mức độ thấp đối với các nội dung hoạt động GDTC như: thực hiện nội dung, chương trình GDTC chính khóa, thực hiện phương pháp, hình thức và phương tiện GDTC chính khóa; thực hiện phương tiện, cơ sở vất chất, thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ.

Kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ hiện đang được đánh giá ở mức độ bình thường, chưa đảm bảo yêu cầu đổi mới quản lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDTC tại các trường tiểu học theo chỉ đạo đổi mới chương trình GDPT 2018 đối với môn GDTC hiện nay.

Nguyên nhân thực trạng quản lí hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ như kết quả nêu trên, được xác định là do chất lượng, năng lực về GDTC và quản lí GDTC của đội ngũ CBQL và giáo viên tại các trường tiểu học huyện Long Hồ chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GDTC tại các trường tiểu học hiện nay.

Bên cạnh đó, các yêu cầu về phương tiện, cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ và kinh phí phục vụ cho hoạt động GDTC, và quản lí hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ còn khá nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động GDTC tại cơ sở trường tiểu học.

Mặt khác, nội dung quản lí hoạt động GDTC dành cho học sinh có năng khiếu thể dục thể thao tại các trường tiểu học huyện Long Hồ hiện tại còn rất nhiều hạn chế về các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực). Cụ thể, chất lượng, năng lực đội ngũ tham gia hoạt động GDTC thành tích cao. Thiếu hụt về kinh phí, dụng cụ và các điều kiện thiết yếu để đảm bảo cho hoạt động này được phát triển đúng mục tiêu GDTC trường tiểu học đặt ra.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LONG HỒ,

TỈNH VĨNH LONG

3.1. Nguyên tắc chung đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống

3.1.2. Đảm bảo tính khả thi

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường tiểu học huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

3.2.1. Nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường đáp ứng yêu cầu quản lí hoạt động giáo dục thể chất theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2.2. Nâng cao năng lực dạy học môn giáo dục thể chất tiểu học cho đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

3.2.3. Đổi mới quản lí hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học

3.2.4. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội quy, nề nếp kỷ luật trong giờ học môn giáo dục thể chất

3.2.5. Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thể chất tại trường tiểu học huyện Long Hồ

3.2.6. Tăng cường các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

3.3.3. Tiến trình trưng cầu ý kiến

3.3.3.1. Chọn mẫu trưng cầu ý kiến

3.3.3.2. Xây dựng công cụ và xác định tiêu chí đánh giá và cách đánh giá

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

3.3.4.1. Về tính cấp thiết của các biện pháp

Bảng 3.2: Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết của các biện pháp.

Biện phápCBQLGV
Không cấp thiếtCấp thiết ítCấp thiếtRất cấp thiếtTBKhông cấp thiếtCấp thiết ítCấp thiếtRất cấp thiếtTB
BP1530573,57418323,52
%5,4332,6161,967,4133,3359,26
BP2734513,48520293,44
%7,6136,9655,439,2637,0453,70
BP3937463,40621273,39
%9,7840,2250,0011,1138,8950,00
BP41241393,291216263,26
%13,0444,5742,3922,2229,6348,15
BP51839353,181614243,15
%19,5742,3938,0429,6325,9344,44
BP652529332,9821817172,91
%5,4327,1731,5235,873,7033,3331,4831,48
TB0,9113,7738,0547,283,320,6218,8332,7247,843,28

3.3.4.2. Về tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.4: Kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp

Biện phápCBQLGV
Không khả thiKhả thi ítKhả thiRất khả

thi

TBKhông khả thiKhả thi ítKhả thiRất khả

thi

TB
BP1322673,70214383,67
%3,2623,9172,833,7025,9370,37
BP2424643,65314373,63
%4,3526,0969,575,5625,9368,52
BP3527603,60414363,59
%5,4329,3565,227,4125,9366,67
BP4731543,51517323,50
%7,6133,7058,709,2631,4859,26
BP51233473,38919263,31
%13,0435,8751,0916,6735,1948,15
BP61842323,151129143,06
%19,5745,6534,7820,3753,7025,93
Cộng8,8832,4358,703,5010,5033,0356,483,46

3.3.5. Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Điểm trung bình về tính cấp thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp đề xuất đều cho thấy có 5/6 biện pháp đều có tính cấp thiết và tính khả thi ở mức độ “rất cấp thiết và rất khả thi”. Riêng biện pháp 6 được đánh giá ở mức độ “cấp thiết và khả thi”.

Kết quả điểm trung bình của mỗi biện pháp đều cho thấy “tính khả thi” luôn cao hơn “tính cấp thiết”. Đây là sự tương quan thuận mang tính khoa học và tính thực tiễn tại cơ sở trường tiểu học huyện Long Hồ là có cơ sở thực tiễn cao.

Như vậy, các biện pháp đề xuất về quản lí hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, đều thể hiện sự phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ quản lí dạy học GDTC tại cơ sở nhà trường là có cơ sở khoa học. Mặt khác các biện pháp này có thể hiện sự phù hợp về đội ngũ CBQL, giáo viên GDTC, học sinh và các điều kiện hiện tại, của các trường tiểu học huyện Long Hồ, theo thực tiễn hiện có

của các nhà trường là có tính khả thi trong thực tế.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đề xuất 5 biện pháp quản lý GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, bao gồm:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động giáo dục thể chất theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Biện pháp 2: Nâng cao năng lực dạy học môn giáo dục thể chất tiểu học cho đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới; Biện pháp 3: Đổi mới quản lí hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học; Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng và thực hiện nội quy, nề nếp kỷ luật trong giờ học môn giáo dục thể chất; Biện pháp 5: Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC tại trường tiểu học huyện Long Hồ; Biện pháp 6: Tăng cường các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục thể chất ở trường tiểu học.

Các biện pháp 1 và biện pháp 2 đã tập trung vào việc nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện nhiệm vụ cho đội ngũ tại trường tiểu học trong việc quản lí hoạt động GDTC ở trường tiểu học huyện Long Hồ (CBQL và GV môn GDTC).

Các biện pháp 3 biện pháp 4 và biện pháp 5, là những biện pháp tập trung đổi mới hoạt động của các chủ thể CBQL và GV dạy học môn GDTC tại trường tiểu học trong thực tiễn nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng GDTC tại trường tiểu học huyện Long Hồ.

Biện pháp 6, là biện pháp hướng về việc tăng cường sự huy động các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhà trường để làm điều kiện tổ chức quản lí hoạt động GDTC tại trường tiểu học huyện Long Hồ mang lại hiệu quả thết thực nhất.

Luận văn tổ chức khảo nghiệm trưng cầu ý kiến của CBQL và GV môn GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ. Kết quả khảo nghiệm chứng tỏ 5/6 biện pháp đề xuất đều có đạt mức độ “rất cấp thiết và rất khả thi”. Chỉ riêng biện pháp 6 là đánh giá ở mức “cấp thiết và khả thi”.

Các biện pháp này đều chứng tỏ tính khoa học, tính thực tiễn phù hợp điều kiện hoạt động dạy học môn GDTC và quản lí hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, là có ý nghĩa cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Luận văn đã hệ thống hóa khái quát cơ sở lý luận về hoạt động môn GDTC ở trường tiểu học. Làm rõ khái niệm về quản lí và quản lí hoạt động môn giáo dục thể chất ở trường tiểu học. Khái quát hóa nội dung hoạt động môn GDTC ở trường tiểu học theo chương trình GDPT mới.

Luận văn đề xuất nội dung quản lí hoạt động GDTC ở trường tiểu học và các điều kiện đảm bảo hoạt động GDTC ở trường tiểu học. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động GDTC ở trường tiểu học nhằm giúp cho các nhà quản lí giáo dục tại trường tiểu học có tâm thế chuẩn bị cho hoạt động quản lí GDTC của mình trong thực tiễn tại trường tiểu học có hiệu quả cao.

Tinh thần chủ đạo của luận văn là thực hiện quản lí theo chức các năng của quản lí hoạt động GDTC tại trường tiểu học. Trong đó, chú trọng vào quản lí các thành tố của hoạt động GDTC tại trường tiểu học như: Quản lí hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh, quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, phương tiện dạy học và quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả GDTC tại trường tiểu học. Các chủ thể quản lí từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, đến tổ trưởng chuyên môn và giáo viên đều thực hiện mạnh mẽ sự phân cấp phân quyền trong quản lí thuộc phạm vị của nhà trường.

1.2. Về thực tiễn

Trên cơ sở nội dung lí luận về quản lí hoạt động GDTC tại các trường tiểu học đã được đề xuất. Luận văn đã tổ chức khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV tiểu học huyện Long Hồ, về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GDTC đối với sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả khảo sát thực trạng này cho thấy mức độ nhận thức của đội ngũ CBQL, GV trường tiểu học đang đạt yêu cầu mức độ khá.

Luận văn tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy thực trạng hoạt động dạy học môn GDTC của GV tiểu học huyện Long Hồ đạt mức độ yêu cầu trung bình. Tức là hiện trang hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ chưa được đầu tư phát triển đúng theo yêu cầu nhiệm vụ môn GDTC tại các trường tiểu học theo chương trình GDTP mới.

Các nội dụng thực trạng về thực hiện chương trình, nội dung môn GDTC tại các trường tiểu học cũng chỉ đạt mức độ trung bình, chưa có sự chủ động, linh hoạt, thực hiện đổi mới nội dung chương trình dạy học theo yêu cầu đặc thù của địa phương.

Về thực hiện các thành tố của quá trình dạy học môn GDTC như: Phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học môn GDTC tại các trường tiểu học hiện nay được ghi nhận ở mức độ trung bình, chưa có sự đột phá mạnh dạn đổi mới mang tính hiệu quả cao trong quá tình thực hiện các nội dung này tại các trường tiểu học huyện Long Hồ.

Về thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, đang còn rất nhiều hạn chế trong thực tiễn, từ khâu chuẩn bị kế hoạch kiểm tra, đánh giá, đến khâu tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá và cải tiễn kế hoạch kiểm tra, đánh giá sau thực tiễn tổ chức tại trường tiểu học chưa được quan tâm đúng mức.

Về thực trạng quản lý hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ, hiện nay được đánh giá qua khảo sát là trung bình. Cán bộ quản lí tại các trường tiểu học huyện Long Hồ chưa mạnh dạn áp dụng khoa học quản lí vào quản lí hoạt động GDTC tại trường tiểu học một cách hiệu quả. Sự phân quyền, phân cấp giữa các chủ thể quản lí tại trường tiểu học chưa đảm bảo thực hiện một cách khoa học, hiệu quả như yêu cầu đổi mới quản lý GDTC tại trường tiểu học đề ra. Vai trò quản lí của các chủ thể quản lí tại trường tiểu học như: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn tại trường tiểu học đối với hoạt động quản lí GDTC tại nhà trường còn rất mờ nhạt. Phần lớn vai trò thực hiện GTDC tại trường tiểu học còn đang giao khoán cho GV môn GDTC đảm nhiệm là chính.

Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ GV dạy môn GDTC chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng môn GDTC tại trường tiểu học. Giáo viên dạy môn GDTC tại trường tiểu học thực chất có nguồn gốc từ GV tiểu học, chưa phải là GV được đào tạo chuyên môn cho môn GDTC như yêu cầu của môn học này. Phần lớn GV đang dạy môn GTDC ít được đào tạo lại, ít được tập huấn, bồi dưỡng bổ sung kiến thức và kỹ năng dạy học môn GDTC cấp tiểu học.

Quản lí hoạt động GDTC ngoại khóa, xây dựng phong trào thể dục thể thao thành tích cao, cho học sinh năng khiếu trong nhà trường tiểu học đang là vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay. Việc tổ chức huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) tham gia hỗ trợ hoạt động GDTC tại trường tiểu học huyện Long Hồ chưa được quan tâm đúng mức. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động GDTC tại trường tiểu học huyện Long Hồ hiện nay.

Trên cơ sở lý luận về quản lí hoạt động GDTC được trình bày ở chương 1, và kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động GDTC được trình bày ở chương 2, tác giả đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động GDTC tại các trường tiểu học huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. Tác giả tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp qua các chuyên gia về GDTC tại các trường tiểu học. Kết quả khảo nghiệm chứng tỏ rằng các biện pháp luận văn đề xất luôn đảm bảo tính khoa học và phù hợp thực tiễn tại các trường tiểu học huyện Long Hồ.

Như vậy, các biện pháp đề xuất đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục môn GDTC tại các trường tiểu học là có cơ sở khoa học và thực tiễn phù hợp điều kiện địa phương. Như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã hoàn thành, giả thuyết nghiên cứu của luận văn này đã được chứng minh theo đúng mục tiêu nghiên cứu của luận văn đề ra.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với cấp tỉnh

2.2. Đối với cấp huyện

2.3. Đối với các trường tiểu học trên địa bàn huyện Long Hồ

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\THAY HOANG DHSP\LUAN VAN 1\NGUYEN QUOC DUY\LUAN VAN_NGUYEN QUOC DUY_K39_VL\LUAN VAN_NGUYEN QUOC DUY_K39_VL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *