Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê

Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê

Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê

1. Lý do chọn đề tài

Thế hệ trẻ nói chung và trẻ vị thành niên nói riêng là tương lai của mỗi gia đình, dòng tộc và cả quốc gia. Các em chính là tài sản vô giá mà các bậc cha mẹ, các nhà trường và cả hệ thống giáo dục phải có trách nhiệm nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ. Đâu đấy, chúng ta vẫn thường nghe biết nhiều trường hợp học sinh lứa tuổi THCS vướng vào các vụ án, các trận xung đột đánh nhau từ nhỏ đến mức độ khá nghiêm trọng; hoặc các vụ mua bán chất ma túy, chất kích thích gây nghiện; hoặc các vụ cướp giật có tổ chức; hoặc các vụ thanh trừng phe nhóm; hoặc các vụ việc mà chính các em có khi vừa là nạn nhân, vừa là người vi phạm như bắt cóc, tống tiền, giết người, bị xâm hại hãm hiếp…. Dưới tác động của mặt trái trong xã hội hiện đại, nguy cơ rơi vào bẫy của tệ xã hội trong chúng ta rất lớn; Đối với trẻ vị thành niên, nguy cơ đó càng tăng cao hơn bởi: các em là những đứa trẻ trong thân thể của những người đang trưởng thành nên các kỹ năng nhận thức, nhận biết, giải quyết tình huống, vấn đề phát sinh chưa thể ổn định và đúng đắn. Việc vướng vào các tệ nạn xã hội như gây đỗ đánh nhau, tham gia vào các hoạt động buôn bán chất cấm trái phép hay việc nghiện ma túy, nghiện game.. lúc nào cũng rình rập đeo bám nếu gia đình, nhà trường, xã hội nếu chúng ta không kịp thời phối hợp hoặc lơ là trong công tác giáo dục, định hướng và quản lý trẻ ở lứa tuổi bậc THCS này. Các vụ việc liên quan đến tệ nạn xã hội của lứa tuổi học sinh THCS diễn ra thường xuyên được biết đến càng làm cho những người công tác giáo dục như chúng tôi luôn phải trăn trở và suy nghĩ. Từ những lý do nêu trên tôi chọn đề tài: “Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng làm luận văn cho bản thân.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phòng ngừa tệ nạn xã hội và thực tiễn tại các trường THCS quận Thanh Khê, thành phố Đà nẵng, tác giả đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho các trường THCS

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh THCS

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh THCS quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.

4. Giả thuyết khoa học

Việc quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh THCS quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong những năm qua dù được quan tâm nhưng hiệu quả mang lại chưa cao; nhận thức và hành động tự bảo vệ bản thân của học sinh về TNXH còn nhiều hạn chế. Hiệu quả của quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội sẽ được nâng cao nếu thực hiện một cách đồng bộ và hợp lý giữa các biện pháp quản lý để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp, cho giáo viên, phụ huynh, học sinh và các lực lượng xã hội khác về công tác giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phòng ngừa tệ nạn xã hộicho học sinh THCS

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh THCS quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

5.3. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh THCS quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hóa tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1. Phương pháp điều tra

6.2.2. Phương pháp phỏng vấn

6.2.3. Phương pháp chuyên gia

6.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý các kết quả điều tra, khảo sát.

7. Phạm vi nghiên cứu

7.1. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 10 trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

7.2. Phạm vi về đối tượng khách thể nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu 423 học sinh, 148 phụ huynh học sinh và 140 cán bộ quản lý, giáo viên tại 10 trường THCS ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

7.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng tệ nạn xã hội học sinh THCS ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh tại 05 trường THCS quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1. Ý nghĩa khoa học

Đề tài xác lập và hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường THCS.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Giúp cho cơ quan quản lý giáo dục có thêm cơ sở để xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn quận.

9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hộicho học sinh THCS tại các trường trên địa bàn quận Thanh Khê

+ Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hộicho học sinh THCS quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

+ Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường THCS ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

1.2. Các khái niệm chính

1.2.1. Quản lý

1.2.2. Quản lý giáo dục

1.2.3. Quản lý nhà trường

1.2.4. TNXH và giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh

1.2.4.1. Khái niệm tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội là một trong những biểu hiện của sai lệch chuẩn mực xã hội. Sai lệch chuẩn mực xã hội là hành vi không phù hợp với những chuẩn mực ứng xử của cộng đồng xã hội, đó là nhữnghành vi không được cộng đồng chấp nhận. Sai lệch chuẩn mực xã hội có thể được hiểu là sự vi phạm các chuẩn mực hoặc các quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận của một nhóm xã hội hay của một xã hội nhất định.

1.2.4.2. Khái niệm phòng ngừa TNXH

Phòng ngừa TNXH là ngăn chặn, phòng ngừa TNXH và có biện pháp kiểm soát các hành vi liên quan hoặc có thể dẫn đến TNXH. Phòng ngừa là sử dụng các biện pháp quản lý với các mức độ khác nhau để kiểm soát các hoạt động, hiện tượng liên quan đến TNXH, thông qua nhiều hình thức từ đấu tranh phòng ngừa các biểu hiện tiêu cực từ cá nhân, tổ chức, gia đình và xã hội đến ngăn chặn phát sinh TNXH.

1.2.4.3. Khái niệm giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh

Hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh có thể hiểu theo hai cấp độ:

Theo cấp độ vĩ mô: Là loại hình giáo dục đặc thù của ngành Giáo dục nhằm thực hiện các chính sách, giải pháp, các công cụ chỉ đạo, tổ chức các hoạt động, điều phối các nguồn lực, triển khai các hình thức, nội dung, biện pháp tác động có hệ thống, có phương pháp, có chủ định đến các tổ chức giáo dục, nhà trường, đến các đối tượng học sinh nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các TNXH ảnh hưởng, nảy sinh, lan rộng trong học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách người học trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ.

Theo cấp độ vi mô: Hoạt động giáo dục là hoạt động của nhà giáo dục được tổ chức theo kế hoạch chương trình giáo dục nhằm hình thành nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức, đồng thời bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ và phát triển thể chất của học sinh thông qua hệ thống tác động sư phạm tới tư tưởng, tình cảm, lối sống của học sinh, kết hợp với các biện pháp giáo dục gia đình và xã hội phòng ngừa, ngăn chặn ảnh hưởng của các TNXH, các hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội nhằm phát huy mặt tốt, khắc phục mặt hạn chế, tiêu cực trong suy nghĩ và hành động của các em.

1.2.5. Quản lý giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh tại trường THCS

Có thể nói, quản lý GDPN TNXH cho HS là quá trình tác động có định hướng của nhà QLGD tới các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình hoạt động GD nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDPN TNXH.

1.3. Hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh trường THCS

1.3.1. Đặc điểm thể chất, tâm lý của học sinh lứa tuổi THCS

1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THCS

1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho HS THCS

1.3.4. Phương pháp giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THCS

1.3.5. Hình thức hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh trường THCS

1.3.6. Điều kiện hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THCS

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh trường THCS

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THCS

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THCS

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THCS

1.4.4. Quản lý công tác phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh trường THCS

1.4.5. Quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THCS

1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THCS

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh trường THCS

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Môi trường xã hội, kinh tế

1.5.1.2. Sự quan tâm của chính quyền địa phương

1.5.1.3. Sự quan tâm của gia đình

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Năng lực của Ban giám hiệu

1.5.2.2. Năng lực của đội ngũ GV

1.5.2.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ các đoàn thể

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê
Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Nhằm làm rõ thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH và quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH hiện nay tại các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Qua đó, đánh giá được những ưu điểm, hạn chế để có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt độngnày trong các nhà trường nghiên cứu.

2.1.2. Nội dung khảo sát

– Khảo sát nhận thức của CBQL, GV và HS về hoạt động GDPN TNXH;

– Khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động GDPNTNXH cho HS các trường THCS;

– Khảo sát về thực trạng công tác phối hợp các lực lượng trong hoạt động GDPN TNXH; thực trạng các điều kiện hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho HS các trường THCS;

– Khảo sát về thực trạng thực hiện quản lý mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, điều kiện tổ chức và kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THCS.

2.1.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát

Đối tượng khảo sát: CBQL, GV, HS, PHHS ở các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng và các lực lượng chức năng có liên quan ở địa phương.

Địa bàn khảo sát: Các trường học cấp THCS trên bàn quận, các cơ quan có liên quan tại địa phương.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

– Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Khảo sát qua bảng thăm dò ý kiến qua 03 bảng thăm dò Form Google đối với CBQL, GV là 140 thầy cô, đối với HS là 423 học sinh và 148 phụ huynh học sinh về các nội dung có liên quan.

– Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện, trao đổi phỏng vấn riêng với 01 CBQL của Phòng GD&ĐT quận Thanh Khê, 04 thầy cô là CBQL tại các trường THCS, 12 thầy cô đang giảng dạy trực tiếp và 06 HS tại trường THCS Chu Văn An, Lê Thị Hồng Gấm, Hoàng Diệu và Nguyễn Trãi.

– Phương pháp quan sát: Sử dụng với mục đích quan sát cách thức quản lý các hoạt động giáo dục tại một số trường học trong các năm học trước khi thực hiện giản cách xã hộivì Covid 19.

– Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến chuyên gia về các biện pháp, tính hợp lý và khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất.

– Phương pháp nghiên cứu hồ sơ: Xem xét, đối chiếu, phân tích các tài liệu có trong báo cáo của cơ quan chức năng liên quan đến thực trạng về tình hình TNXH, các biện pháp triển khai phòng ngừa TNXH trong trường THCS để có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý.

2.1.5. Tiến trình khảo sát, xử lý số liệu và thời gian khảo sát

a. Tiến trình khảo sát

Gặp gỡ CBQL, GV và HS trao đổi về mục đích yêu cầu, nội dung của phiếu hỏi; hướng dẫn cách chấm điểm, đánh giá;

Phát phiếu trưng cầu ý kiến;thu hồi phiếu; phân loại phiếu; nhập số liệu xử lý số liệu, tổng hợp kết quả nghiên cứu.

b. Xử lý số liệu khảo sát

Kết quả khảo sát được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học, sử dụng thông số cơ bản là tỷ lệ phần trăm (%).

c. Thời gian khảo sát: Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2021

2.2. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội và giáo dục – đào tạo quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội

2.2.2. Phát triển giáo dục – đào tạo và giáo dục THCS

2.3. Khái quát tình hình TNXH trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

2.4. Thực trạng hoạt động GDPN TNXH cho học sinh tại các trường THCS quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về GDPN TNXH cho HS tại các trường THCS

Hình 2.4 cho thấy hầu hết CBQL, GV, PHHS và HS được hỏi đều cho rằng hoạt động GDPN TNXH cho HS tại các trường THCS là rất cần thiết và cần thiết.

2.4.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động GDPN TNXH cho học sinh tại các trường THCS

Kết quả khảo sát theo 07 mục tiêu nêu tại Bảng 2.5 cho thấy, bình quân có 74.7% ý kiến của CBQL, GV xác định các mục tiêu được thực hiện ở mức Tốt, bình quân ở mức Khá có 23.0 % ý kiến đánh giá, bình quân ở mức Trung bình có 2.3 % ý kiến và không có ý kiến cho là Yếu.

Tuy nhiên, để công tác GDPN TNXH đạt được hiệu quả, cần tăng cường hơn nữa hoạt động nâng cao hiểu biết chung của đội ngũ CBQL,GV về mục tiêu của công tác này.

Mỗi nhà trường cần có biện pháp, kế hoạch để thúc đẩy 100% lực lượng trong nhà trường tham gia vào công tác này. Phải hiểu một cách đầy đủ rằng đây là trách nhiệm chung của mọi thành viên trong nhà trường.

2.4.3. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động GDPN TNXH cho HS tại các trường THCS

Qua phân tích số liệu tại bảng 2.9 về Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động GDPTNXH, đánh giá mức độ thực hiện của các nội dung để thấy được thực trạng thực hiện nội dung hoạt động GDPN TNXH cho HS tại các trường THCS.

2.3.4. Thực trạng thực hiện phương pháp, hình thức hoạt động GDPN TNXH cho HS tại các trường THCS

Kết quả khảo sát CBQL-GV tại bảng 2.7, cho thấy nhà trường đã thực hiện đầy đủ các phương pháp: Phương pháp nêu gương có 17.1% ý kiến đánh giá Tốt, Phương pháp thảo luận nhóm có 16.7% ý kiến đánh giá tốt, Phương pháp đóng vai (14.3% ý kiến đánh giá). Đối chiếu với thực tế tại các trường hiện nay, bảng đánh giá trên là phù hợp bởi các phương pháp này vì đem lại hứng thú cho HS khi bản thân HS được tham gia chủ động các nội dung hoạt động giáo dục. Qua đó, các kiến thức tiếp nhận được củng cố đầy đủ và khắc sâu hơn.

2.3.5. Thực trạng công tác phối hợp các lực lượng xã hội trong hoạt động GDPN TNXH cho học sinh tại các trường THCS

Hiện nay, ở các nhà trường, một số vụ việc liên quan đến TNXH ngoài phạm vi trường học được phát hiện kịp thời cũng từ thông tin của các lực lượng xã hội.

2.3.6. Thực trạng điều kiện hoạt động GDPN TNXH cho HS tại các trường THCS

Qua bảng 2.10 cho thấy CBQL-GV hiểu được các quy định về đầu tư sửa chữa, mua sắm CSVC; Ngân sách, chế độ chi cho tổ chức hoạt động GDPN BLHĐ trong trường học, muốn thực hiện cần tuân theo các nguyên tắc của tài chính, có lộ trình, có kế họach và chịu sự quản lý của nhiều cấp liên ngành khác nhau.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh tại các trường THCS quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXHcho học sinh tại các trường THCS

Bảng 2.11. Thực trạng mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh tại các trường THCS

S TTNội dung quản lý hoạt động GDPN TNXHMức độ thực hiện (%)
TốtKháTBYếu
Mục tiêu quản lý nhận thức phòng ngừa TNXH
1Tuyên truyền, giáo dục, quán triệt để đối tượng giáo dục nhận thức rõ bản chất tác hại của TNXH đối với sức khỏe, gia đình, nhân cách của cá nhân và ảnh hưởng đến xã hội.85,314,70,00,0
2Giáo dục cho học sinh biết cách nhận biết các TNXH, nhận biết và đánh giá được mức độ ảnh hưởng, tác hại của từng loại tệ nạn.67,632,40,00,0
Mục tiêu quản lý nội dung , kỹ năng, điều kiện
3Giúp học sinh biết cách hợp tác với bạn bè, tham gia cùng nhà trường, cộng đồng xã hội trong phòng ngừa TNXH, có biện pháp, kỹ năng và kiến thức về phòng tránh TNXH.67,632,40,00,0
4Hình thành ở học sinh tính kỷ luật, ý thức tự giác điều chỉnh hành vi cho đúng đắn, sống có kỷ cương và nề nếp, ứng xử văn minh lịch sự.64.717,611.85.7
5Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, xây dựng nếp sống văn hóa học đường, văn minh trong học tập, sinh hoạt,64,735,30,00,0

Qua số liệu điều tra thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động GDPN TNXH cho học sinh tại các trường THCS cho thấy hầu hết các mục tiêu được đánh giá ở mức độ Tốt từ 64,7% đến trên 85,3% ý kiến đánh giá mức Tốt;

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh tại các trường THCS

Bảng 2.12. Nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh tại các trường THCS

TTQuản lý nội dungMức độ thực hiện %
TốtKháTBYếu
1Xác định rõ mục tiêu cần thực hiện, nội dung, biện pháp tổ chức trên cơ sở bám sát các chỉ đạo của cấp trên và phù hợp với đặc điểm nhà trường76,523,50,00,0
2Xây dựng Kế hoạch chiến lược về GDPN TNXH lâu dài, có định hướng đón đầu cho từng giai đoạn66,321,25,96,6
3Cụ thể hóa nội dung công việc cho từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng hoạt động theo chủ đề, chủ điểm.85,314,70,00,0
4Triển khai thực hiện từng nội dung đúng tiến độ, đúng thời điểm, có tính đồng bộ và nhất quán88,211,80,00,0
5Chỉ đạo xây dựng phương án sử dụng các nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch75,824,20,00,0
6Tổ chức phối hợp các lực lượng trong quá trình thực hiện các nội dung, kế hoạch.64,729.62,92.8
7Chỉ đạo điều chỉnh nội dung thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình khối lớp, với khả năng của các lực lượng giáo dục73,526,50,00,0

Từ số liệu thu thập được ở Bảng 2.12, cho thấy, việc quản lý nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh tại các trường THCS được đánh giá ở mức độ thực hiện tốt.

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh tại các trường THCS

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức hoạt động phòng ngừa TNXH

S

TT

Nội dung quản lý phương pháp và hình thức hoạt động phòng ngừa TNXHĐánh giá mức độ
TốtKháTBYếu
1Quản lý phương pháp và hình thức thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo PN TNXH67, 030,32,00,7
2Quản lý phương pháp và hình thức thực hiện công tác triển khai về nội dung, biện pháp tổ chức HĐ PN TNXH60,436,43,20,0
3Quản lý phương pháp và hình thức công tác phối hợp các lực lượng giáo dục HĐ GDPN TNXH63,635,26,01,2
4Tổ chức kiểm tra đánh giá, điều chỉnh các phương pháp hoạt động GDPN TNXH60,639,40,00,0
5Tổ chức kiểm tra đánh giá, điều chỉnh các hình thức hoạt động GDPN TNXH50,539,410,10,4

Qua khảo sát, nội dung Quản lý được thực hiện mức độ Tốt có 50,5% ý kiến đánh giá trở lên. Trong đó, quản lý về phương pháp và hình thức thực hiện công tác công tác phối hợp các lực lượng giáo dục HĐ GDPN TNXH đánh giá ở mức độ yếu khá cao có 1,2% ý kiến đánh giá. Điều này thể hiện những khó khăn và lúng túng khi tổ chức phương pháp và hình thức của công tác phối hợp các lực lượng giáo dục HĐ GDPN TNXH của các đơn vị trường học hiện nay.

2.4.4. Thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh tại các trường THCS

Bảng 2.14. Thực trạng quản lý các nội dung công tác phối hợp các lực lượng trong hoạt động giáo dục TNXH cho học sinh

TTNội dung quản lýMức độ thực hiện
Số lượngTốtKháTrung bìnhYếu
1Bàn bạc, thống nhất chủ trương, biện pháp, yêu cầu GDPN TNXH cho học sinhCBQL-GV68,628,62,90,0
PH66,725,08,30,0
2Thông báo cho gia đình học sinh chương trình, kế hoạch giáo dục, tình hình, kết quả học tập, rèn luyện của học sinhCBQL-GV74,322,92,90,0
PH88,38,33,30,0
3Xác định chức năng, nhiệm vụ giáo dục của gia đình; tạo điều kiện để cha mẹ học sinh thực hiện trách nhiệm phối hợp với nhà trườngCBQL-GV57,140,02,90,0
PH70,016,713,30,0
4Thống nhất nội dung phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội, tổ chức thực hiện và định kỳ đánh giá thực hiệnCBQL-GV65,728,65,70,0
PH86,713,30,00.0
5Tư vấn, bồi dưỡng cho PHHS kiến thức tâm lý, giáo dục học và phương pháp giáo dục gia đìnhCBQL-GV54,331,414,30,0
PH25,058,313,33,3
6Phối hợp chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập, đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh, an toànCBQL-GV62,934,32,90,0
PH67,632,40,00,0
7Huy động khả năng, tiềm lực của gia đình và xã hội cho hoạt động giáo dục đạo đức học sinhCBQL-GV54,334,311,40,0
PH86,713,30,00,0

Từ kết quả khảo sát Bảng 2.14 cho thấy, việc thực hiện các nội dung công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục TNXH cho học sinh tại các trường được đánh giá ở mức tương đối cao ở hai nhóm đối tượng CBQL,GV và PHHS, mức độ đánh giá Tốt, Khá chiếm đa số.

2.4.5. Thực trạng quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh tại các trường THCS

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý các điều kiện, phương tiện của hoạt động GDPN TNXH cho học sinh tại các trường THCS

TTNội dung quản lýMức độ thực hiện
TốtKháTBYếu
1Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giáo dục64,830,15,10,0
2Quản lý Ngân sách chi cho tổ chức HĐ GDPN TNXH82,915,71,40,0
3Quản lý Cơ chế, chính sách tổ chức hoạt động GDPN TNXH55,920,213,910,0
4Quản lý xây dựng nội quy, quy chế hoạt động phù hợp với tình hình nhà trường61,838,20,00,0
5Quản lý phát huy dân chủ cơ sở và thực hiện công khai minh bạch hoạt động Giáo dục88,28,82,90,0
6Quản lý xây dựng cảnh quan sư phạm85,311,82,90,0

Từ bảng đánh giá mức độ thực hiện quản lý các điều kiện hoạt động GDPN TNXH cho học sinh tại các trường THCS, cho thấy: CBQL cần chú trọng đến việc quản lý cơ chế chính sách vì đây là công tác quan trọng, là cơ sở pháp lý để phát huy hiệu quả các điều kiện, phương tiện trong nội dung quản lý này.

2.4.6. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh tại các trường THCS

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng ngừa TNXH

S TTQuản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng ngừa TNXHMức độ thực hiện (%)
TốtKháTBYếu
1Chỉ đạo lập kế hoạch triển khai, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDPN TNXH cho học sinh23,559,415,21,9
2Tổ chức kiểm tra KT ĐG thông qua hoạt động dự giờ, thăm lớp, qua theo dõi quan sát trực tiếp, qua hoạt động kiểm tra đột xuất, định kỳ2644,717,312,0
4Tổ chức KT ĐG thông qua kết quả học tập định kỳ, cuối kỳ của HS67,612,519,90
5Tổ chức KT ĐG thông qua văn bản chỉ đạo và báo cáo theo kế hoạch từng tuần,tháng, học kỳ, năm học của23,559,416,20,9
6Tổ chức kiểm tra các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa87,812,200
7Tổ chức KTĐG các hoạt động theo chủ điểm, HĐ giáo dục và HĐ trải nghiệm hướng nghiệp89,410,600

Tại bảng 2.21 ta thấy Các trường thực hiện đầy đủ các hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng ngừa TNXH. Khi tổ chức kiểm tra, đánh giá; cần xây dựng các nội dung, tiêu chí phù hợp, rõ ràng dựa vào tình hình thực tế của đơn vị; chú trọng yếu tố khách quan, tính công khai minh bạch, tính chính xác trong các khâu kiểm tra, đánh giá, cần huy động sự cộng tác, phối hợp của tất cả các lực lượng giáo dục tại đơn vị để triển khai đánh giá đồng bộ, thống nhất mới có thể đem lại hiệu quả cao.

2.5. Đánh giá chung và phân tích nguyên nhân thực trạng

2.5.1. Điểm mạnh

Qua các kết quả điều tra từ CBQL,GV; PHHS, HS về công tác GDPN TNXH được xác định mức độ rất cần thiết rất cao, đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng kế hoạch và triển khai công tác GDPN TNXH trong nhà trường.

Các lực lượng giáo dục tại nhà trường là CBQL,GV, PHHS và HS xác định được các nguyên nhân cơ bản dẫn đến nguy cơ học sinh rơi vào TNXH, đây là điều kiện quan trọng để tổ chức hiệu quả thành công các nội dung GDPN TNXH.

Các em HS nhận thức được những nguy cơ các loại TNXH, là nhận thức quan trọng giúp học sinh có ý thức phòng ngừa hiệu quả khi tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt ngoài phạm vi gia đình, nhà trường, lớp học

Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phối hợp các lực lượng trong GDPN TNXH đánh giá Khá, Tốt là cơ sở quan trọng để quản lý hoạt động giáo dục PN TNXH hiệu quả

2.5.2. Điểm yếu

Các điều kiện, phương tiện của hoạt động GDPN TNXH cho học sinh tại các trường THCS dù được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu trong tổ chức hoạt động giáo dục

Công tác quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục PN TNXH ở một số trường học có tổ chức nhưng chưa thật sự đồng bộ, thống nhất; nội dung, tiêu chí đánh giá vẫn còn thực hiện ở mức độ kết hợp với các hình thức đánh giá khác trong nhà trường.

Hoạt động phối hợp với PHHS ở một số trường chưa cao, chưa tạo sự đồng thuận để phối hợp hoạt động giáo dục.

2.5.3. Phân tích nguyên nhân những điểm yếu

Nguồn ngân sách các cấp được quản lý, tinh giảm chỉ đáp ứng các hoạt động chi thiết yếu nhất của ngành Giáo dục.

Tình hình an ninh trật tự có những diễn biến bất thường, số vụ liên quan đến TNXH do học sinh THCS gây ra dù không nhiều nhưng lại gây hậu quả nghiêm trọng.

Cũng do dịch bệnh phức tạp, công tác tổ chức hoạt động GD PN TNXH gặp khó khăn vì quy định dạy học trực tuyến nên các hoạt động GDPN TNXH như tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục kỹ năng gặp trở ngại làm ảnh hưởn đến mục tiêu GDPN TNXH

Trong phối hợp giáo dục học sinh của một số lực lượng giáo dục của nhà trường và gia đình chưa tìm được sự đồng thuận, thấu hiểu lẫn nhau dẫn đến một số bất cập về giải quyết các sự việc liên quan đến giáo dục PNTNXH.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa

3.1.2. Đảm bảo tính khả thi

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

3.1.4. Đảm bảo tính toàn diện

3.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường THCS quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

3.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác GDPN TNXH cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường.

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Biện pháp này được thực hiện thường xuyên, qua các cuộc họp triển khai công tác đầu năm, qua các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức, giáo dục hoạt động phòng ngừa ma túy, tháng an toàn giao thông, tháng phòng ngừa AIDS trong trường học

Phương pháp tổ chức ngắn gọn, tránh lý thuyết dài dòng, không đi vào trọng tâm liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ của đội ngũ, tránh trích dẫn các văn bản luật pháp đầy đủ các điều mục, quy định không gắn liền với nội dung liên quan đến hoạt động giáo dục tại nhà trường.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

– Nhà trường cần xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá đối với CB,GV,NV về công tác tham gia hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh.

– Xây dựng kế hoạch giáo dục PN TNXH lâu dài và theo từng năm học, kiện toàn Ban quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH theo năm học; có phân công phân nhiệm cụ thể rõ ràng

– Chú trọng các điều kiện vật chất, tài chính đảm bảo cho các trong hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh.

– Có sự phối hợp giữa các cấp quản lý và đơn vị thực hiện.

3.2.2. Bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CBQL,GV trong nhà trường về kỹ năng tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho học sinh.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.2.2. Nội dung thực hiện biện pháp

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

– Tổ chức tập huấn theo kế hoạch, theo chuyên đề, theo tình huống mới phát sinh

– Kế hoach tập huấn cần triển khai rộng rãi đến các lực lượng giáo dục, đảm bảo tham gia đầy đủ.

– Nội dung các buổi tập huấn cần trọng tâm vào nội dung mới, nội dung gắn liền thiết thực đến công tác mà các lực lượng đang cần. Nội dung cần gắn gọn dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh các hình thức báo cáo theo văn bản, pháp luật dài dòng.

-Các tình huống xử lý cần cụ thể, thiết thực, đã xảy ra trong thực tế tại nhà trường hoặc tình huống giả định đã xảy ra trên báo đài.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Biện pháp này cần các điều kiện quan trọng về cơ sở vật chất: Hội trường tập huấn có âm thanh tốt, hình ảnh, video minh họa phù hợp với nội dung tập huấn.

Kinh phí mời chuyên gia hướng dẫn, báo cáo viên có chuyên môn về nội dung cần tập huấn.

Các thiết bị phụ trợ phù hợp để tập huấn các tình huống giả định.

Căn cứ điều kiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về kiểm tra trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể dựa vào một số văn bản sau: Thông tư 32/TT/BGD năm 2020; Thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT; Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT…

3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ hoạt động GDPN TNXH từ nguồn kinh phí của nhà nước, từ công tác xã hội hóa giáo dục.

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.3.2. Nội dung thực hiện biện pháp

3.2.3.3 Cách thức thực hiện biện pháp

Trước khi vào năm học, hiệu trưởng phải lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học, chuẩn bị các tài liệu tham khảo về phòng ngừa TNXH cho năm học mới dựa trên kết quả hoạt động của năm học cũ và đề nghị của các tổ chuyên môn.

Kiện toàn các phòng học đảm bảo các yếu tố không gian, ánh sáng, âm thanh và nhiệt độ cho hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh tại các trường THCS. Phòng học đủ không gian cho hoạt động góc, hoạt động nhóm, hoạt động tập thể; có khu trưng bày các sản phẩm hoạt động.

Xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng, phương tiện lồng ghép vào kế hoạch giáo dục phòng ngừa TNXH và thực hiện theo kế hoạch.

Bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật sử dụng phương tiện.

Hoạch định các không gian ngoài trời cho việc tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa TNXH để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các tình huống giả định.

Cập nhật các nguồn tài liệu phục vụ tổ chức hoạt động dạy-học, giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh tại các trường THCS .

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Xác định nguồn lực trong cộng đồng cần huy động: Hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học, cựu học sinh, các tổ chức doanh nghiệp, các đơn vị tài trợ… Từ tiềm năng nguồn nhân lực, trí lực của địa phương, cộng đồng dân cư, các nhà hảo tâm, cựu học sinh hiện có

Lập kế hoạch mua sắm từ nguồn tài chính được đúng quy định của nhà trường.

Đối với việc vận động xã hội hóa, cần phải quan tâm: Nghiên cứu và thực hiện theo đúng Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ngày 03 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.2.4. Đổi mới dạy học theo hướng tích hợp, lồng ghép nội dung GDPN TNXH cho HS vào chương trình giáo dục nhà trường.

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường triển khai kế hoạch giáo dục phòng ngừa TNXH theo hướng tích hợp và lồng ghép các hoạt động giảng dạy chính khóa và ngoại khóa.

Lựa chọn nội dung phù hợp trong các môn học để lồng ghép với thời lượng thích hợp, thiết kế các nội dung đảm bảo tính logic với nội dung và mục tiêu môn học, chủ yếu tác động đến nhận thức cho học sinh.

Nâng cao chất lượng giảng dạy tích hợp, lồng ghép nội dung phòng ngừa TNXH cho học sinh thông qua việc tăng cường phương pháp giảng dạy tích cực và tăng thêm thời gian cho các nội dung này trong các môn học chính khoá.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa TNXH thông qua các hình thức dạy học cần có sự chỉ đạo xuyên suốt và có những hướng dẫn cụ thể và kịp thời của nhà trường.

– Điều chỉnh PPCT môn học, xác định thời gian ưu tiên để dạy các nội dung tích hợp.

3.2.5. Quản lý công tác phối hợp với các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Chú trọng sự công khai minh bạch trong tài chính, các kế hoạch giáo dục trọng tâm năm học của nhà trường.

Tạo khối đại đoàn kết trong nội bộ nhà trường. Tăng cường và nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng thương hiệu về chất lượng của nhà trường, xây dựng nhà trường trở thành cơ sở giáo dục đáng tin cậy trong đào tạo giáo dục.

Việc trao đổi các thông tin liên quan đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh giữa nhà trường với gia đình cần công khai minh bạch. Phối hợp chặt chẽ với cộng đồng xã hội về giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh tại các trường THCS.

Nhà trường cần thường xuyên chú trọng công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức xã hội tham gia công tác giáo dục, thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong sự phát triển giáo dục ở địa phương.

Phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin để nắm bắt kịp thời, trao đổi thông tin thường xuyên, nắm bắt đầy đủ thông tin.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

– Nhà trường phải xây dựng văn hóa học đường an toàn, tích cực, thân thiện, đoàn kết.

– Cán bộ quản lý và giáo viên cần nắm rõ các Văn bản hướng dẫn về công tác xã hội hóa theo các thông tư đang có hiệu lực hiện nay: Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT; Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP; Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016; Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT.

3.2.6. Đổi mới hình thức giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo vệ bản thân của học sinh trước các loại TNXH

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.6.2. Nội dung thực hiện biện pháp

3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

– Vận dụng nhiều cách thức, phương thức tổ chức phù hợp khác nhau, tránh lý thuyết dài lòng, tránh kiến thức đơn điệu, nhàm chán không phù hợp lứa tuổi.

– Đổi mới người dẫn chương trình, người báo cáo, người hướng dẫn kỹ năng.

– Chú trọng các yếu tố: Phá vỡ quy tắc đã cũ, tạo ra sự chú, tò mò; chú trọng lối dẫn dắt trực tiếp, yếu tố bất ngờ, chú trọng tính sáng tạo, thay đổi lối mòn của mô típ chương trình theo kịch bản đã có trước đến nay.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

– Thực hiện trong các điều kiện như hoạt động ngoại khóa trước cờ, hoạt động lao động trải nghiệm, thiện nguyện, hoạt động truyền thông, diễn kịch, văn nghệ, hội trại, … kết hợp nội dung tuyên truyền phòng ngừa TNXH

– Trao quyền cho HS để tự tổ chức và tự tham gia các hoạt động nâng cao nhận thức và kỹ năng về PN TNXH

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đề xuất tập trung vào nâng cao nội lực của CBQL, GV, nhân viên, PHHS và HS để phối hợp tổ chức có hiệu quả hoạt động GDPN TNXH. Mối liên hệ của 06 biện pháp có mối liên hệ gắn kết với nhau để đem lại hiệu quả từ sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong hoạt động GDPN TNXH cho học sinh.

3.4. Tính cấp thiết và khả thi

Bảng 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

T TBiện phápTính cấp thiếtTính khả thi
Rất

cấp thiết

Cấp thiếtÍt cấp thiếtKhông cấp

thiết

Rất khả thiKhả thiÍt khả thiKhông khả thi
1Nâng cao nhận thức về công tác GDPN TNXH cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường91,78,30,00,083,316,70,00,0
2Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ CBQL,GV trong nhà trường về kỹ năng tổ chức hoạt động GDPN TNXH cho học sinh72,927,10,00,079,220,80,00,0
3Đổi mới dạy học theo hướng tích hợp, lồng ghép nội dung GDPN TNXH cho HS vào chương trình giáo dục nhà trường75,025,00,00,072,927,10,00,0
4Công tác tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ hoạt động GDPN TNXH từ nguồn kinh phí của nhà nước, từ công tác xã hội hóa giáo dục66,727,16,30,072,927,10,00,0
5Quản lý công tác phối hợp với các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội62,531,36,30,066,731,32,10,0
6Đổi mới hình thức giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo vệ bản thân của học sinh trước các loại TNXH77,122,90,00,089,610,40,00,0

3.4.1. Tính cấp thiết của biện pháp

Qua bảng 3.1 có thể thấy các biện pháp đưa ra đều được khẳng định là cấp thiết và rất cấp thiết và cần được vận dụng vào thực tiễn..

Qua khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất đều cấp thiết và rất cấp thiết cần được triển khai vào thực tiễn giáo dục để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngăn ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THCS ở địa phương.

3.4.2. Tính khả thi của các biện pháp

Qua khảo sát và kết quả ở bảng 3.1 cho thấy các biện pháp được CBQL, GV đánh giá cao về tính khả thi. Việc vận dụng nhịp nhàng, kết hợp các biện pháp này với nhau sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh THCS ở các trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Có thể thấy rằng, tệ nạn xã hội đã trở thành mối đe dọa đến sức khỏe, trí tuệ, tinh thần của không chỉ giới trẻ mà cả những người đã trưởng thành. TNXH làm ảnh hưởng an ninh trật tự và kinh tế của quốc gia. TNXH làm hủy hoại tương lai của thế hệ trẻ. Việc đấu tranh phòng ngừa, ngăn ngừa tệ nạn xã cho học sinh THCS đang trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh THCS là cần thiết nhất, huy động được đông đảo các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia, nhưng nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng tình hình tệ nạn xã hội hiện nay và thực trạng quản lý công tác giáo dục phòng ngừa TNXH, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý nhằm giáo dục phòng ngừa TNXH cho học sinh THCS trên địa bàn. Với 06 biện pháp đề xuất, chúng tôi mong muốn CBQL các nhà trường có sự nhìn nhận tổng thể và đồng tình ủng hộ thực thi các biện pháp để thực hiện hiệu quả công tác quản lý và giáo dục phòng ngừa TNXH ở quận Thanh Khê hiệu quả hơn, giảm thiểu tác hại mà TNXH gây ra cho các thế hệ học sinh bậc THCS.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT

2.2. Đối với Phòng GD&ĐT quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng

2.3. Đối với Chính quyền địa phương

2.4. Đối với các trường THCS trên địa bàn quận

2.5. Đối với Cha mẹ học sinh

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\LE THI LOAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *