Quản lí hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam

Quản lí hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam

Quản lí hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam

1. Lý do chọn đề tài

Vào những thập niên cuối của thế kỹ XX, khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão tạo ra những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong các lĩnh vực điện tử – viễn thông, tin học và CNTT. Để diễn đạt bước ngoặt trong tiến trình phát triển của nhân loại người ta đã nói đến một thời đại tin học với sự bùng nổ thông tin và công nghệ đổi mới nhanh đến mức chóng mặt. Đó chính là nền tảng khoa học – công nghệ của quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của kinh tế tri thức.

Đứng trước bối cảnh chung của toàn thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã sớm quan tâm đến giáo dục và xác định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Đảng ta đã đưa ra các nghị quyết quan trọng về đổi mới giáo dục. Trong đó, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội. Nó đã đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển giáo dục. Tại các kỳ đại hội Đảng tiếp theo, Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của phát triển giáo dục và đào tạo. Coi đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Bên cạnh đó Đảng ta cũng nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng giáo dục Việt Nam.

Đứng trước thực trạng của các nhà trường và yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới, hoạt động dạy và học của nhà trường, với những trăn trở, suy nghĩ để tìm ra được các biện pháp quản lý hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung và môn sinh học nói riêng, tác giả đã chọn đề tài “Quản lí hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn sinh học ở trường THPT, phân tích thực trạng hoạt động dạy học môn sinh học và quản lý dạy học môn sinh học tại các trường THPT huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh tại các trường THPT huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

HDDH môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh tại các trường THPT huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp quản lý dựa trên chức năng quản lý và nội dung quản lý HĐDH môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh thì có thể quản lý hiệu quả HĐDH môn sinh học ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn sinh học ở trường THPT theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh.

– Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

– Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

– Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học môn sinh học và quản lý hoạt động dạy học môn sinh học ở các Trường THPT huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

– Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn sinh học tại các trường THPT với đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

7.2.Nhóm phương pháp trong nghiên cứu thực tiễn

7.3. Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS

8. Đóng góp của đề tài

9. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Quản lí hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam
Quản lí hoạt động dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.3. Hoạt động dạy học môn sinh học ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

1.3.1. Mục tiêu dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

1.3.2. Nội dung dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

1.3.3. Phương pháp dạy học môn sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

1.3.4. Phương tiện dạy học môn Sinh học ở trường THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh

1.3.5. Hình thức tổ chức dạy học môn Sinh học ở trường THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá dạy học môn Sinh học ở trường THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh

1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn sinh học ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

1.4.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về hoạt động dạy học môn sinh học ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

1.4.2. Nội dung quản lý dạy học môn Sinh học ở trường THPT theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn sinh học ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

1.5.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

1.5.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý

1.5.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Khái quát về các Trường THPT huyện Phước Sơn, Tỉnh Quảng Nam

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục tiêu khảo sát

2.2.2. Nội dung khảo sát

2.2.3. Phương pháp khảo sát

+ Đối với mức độ cần thiết là: Rất cần thiết; Cần thiết; Ít cần thiết; Không cần thiết.

+ Đối với mức độ thực hiện là: Rất thường xuyên; Thường xuyên; Thỉnh thoảng; Chưa thực hiện.

+ Đối với kết quả thực hiện là: Tốt; Khá; Trung bình; Yếu.

Kết quả khảo sát được nhập vào phần mềm SPSS và xử lý.

2.2.4. Kế hoạch tổ chức khảo sát

2.2.4.1. Đối tượng khách thể khảo sát

Đối tượng khảo sát: 75 CBQL cấp trường và giáo viên dạy tại 2 trường THPT trên địa bàn huyện Phước Sơn là trường THPT Khâm Đức và trường phổ thông nội trú huyện Phước Sơn. Ngoài ra, chúng tôi khảo sát 50 học sinh lớp 10, 11, 12 đang theo học tại 02 ngôi trường trên.

2.2.4.2. Thời gian khảo sát

– Từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 04 năm 2020.

2.2.4.3. Các giai đoạn tiến hành khảo sát 5 giai đoạn

2.2.4.4. Xử lý kết quả khảo sát

Nhận, kiểm tra phiếu khảo sát có hợp lệ hay không, phiếu hợp lệ là những phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi, loại bỏ các phiếu chỉ trả lời một phương án khảo sát. Sau đó, phân loại các loại phiếu theo đối tượng khảo sát, nhập số liệu vào phần mềm SPSS và chạy ra điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm của các biến.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn sinh học ở trường THPT huyện Phước Sơn, Tỉnh Quảng Nam theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

2.3.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng về các mục tiêu dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL tại các trường THPT huyện Phước Sơn

Kết quả khảo sát ở bảng 2.1, nhìn vào điểm trung bình (ĐTB) chúng ta thấy, cả CBQL, GV và HS hoạt động dạy môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh các trường THPT là cần thiết. Tuy nhiên, từng đối tượng có những kết quả khác nhau trong từng mức độ.

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL tại các trường THPT huyện Phước Sơn

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.2 cho thấy mức độ thực hiện và kết quả thực hiện giữa các nội dung khảo sát ở từng đối tượng được khảo sát hoàn toàn không có sự chênh lệch. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong kết quả khảo sát ở từng nội dung được khảo sát.

2.3.3. Thực trạng nội dung hoạt động hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL tại các trường THPT huyện Phước Sơn

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy mức độ thực hiện và kết quả thực hiện giữa các nội dung khảo sát ở từng đối tượng được khảo sát hoàn toàn không có sự chênh lệch. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong kết quả khảo sát ở từng nội dung được khảo sát.

2.3.4. Thực trạng thực hiện phương pháp, hình tổ chức dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh THPT tại huyện Phước Sơn

* Về phương pháp tổ chức dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh THPT

– Đối tượng là CBQL và GV

– Đối tượng là HS

* Về hình thức tổ chức dạy học môn môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh THPT: Kết quả khảo sát giữa 2 đối tượng được khảo sát là CBQL, GV và HS là giống nhau khi lựa chọn hình thức tổ chức dạy học môn môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh THPT

2.3.5. Thực trạng thực hiện phương tiện, môi trường dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh THPT huyện Phước Sơn

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.5 cho thấy mức độ thực hiện và kết quả thực hiện giữa các nội dung khảo sát ở từng đối tượng được khảo sát hoàn toàn không có sự chênh lệch.

2.3.6. Thực trạng thực hiện công tác kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh THPT huyện Phước Sơn

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy mức độ thực hiện và kết quả thực hiện giữa các nội dung khảo sát ở từng đối tượng được khảo sát hoàn toàn không có sự chênh lệch. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong kết quả khảo sát ở từng đối tượng được khảo sát.

2.3.7. Thực trạng dạy môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh THPT huyện Phước Sơn

Kết quả khảo sát cho thấy trong các tiêu chí đánh giá thực trạng dạy môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh THPT huyện Phước Sơn thì thực trạng nội dung hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL HS được thực hiện tốt. Từ kết quả này mong muốn các nhà quản lý và giáo viên dạy học Sinh học cần chú trọng nhiều hơn đến công tác kiểm tra – đánh giá để làm cho hoạt động dạy học Sinh học theo tiếp cận PTNL HS đạt chất lượng tốt nhất

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường thpt huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

2.4.1. Thực trạng công tác quản lý mục tiêu dạy môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh THPT huyện Phước Sơn

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy mức độ thực hiện và kết quả thực hiện quản lý mục tiêu dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh không có sự chênh lệch.

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung dạy môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh THPT huyện Phước Sơn

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy mức độ và kết quả thực hiện quản lý cần quan tâm nhiều hơn nữa đến nội dung này bởi vì nội dung dạy học không chỉ đúng về kiến thức mà cần phải tạo được sự hứng thú cho học sinh trong khi học.

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh các trường THPT huyện Phước Sơn

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy hoạt động quản lý phương pháp và hình thức dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh đã được CBQL, GV chỉ đạo và triển khai thực hiện khá tốt ở một số phương pháp, hình thức

2.4.4. Thực trạng quản lý các phương tiện, môi trường dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL của học sinh các trường THPT huyện Phước Sơn

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy CBQL các trường THPT huyện Phước Sơn cần quan tâm nhiều hơn nữa đến nội dung này bởi vì công tác phân công, phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức trong cùng đơn vị sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực.

2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL của học sinh các trường THPT huyện Phước Sơn

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.12 cho thấy hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL học sinh THPT huyện Phước Sơn được thực hiện thường xuyên

2.4.6. Thực trạng thực hiện công tác quản lý dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL học sinh các trường THPT huyện Phước Sơn

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy để cho công tác quản lý hoạt động dạy học Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh đạt hiệu quả tốt hơn thì các cấp quản lý cần đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động sự tham gia của các lực lượng xã hội vào hoạt động giáo dục PTNL để cho học sinh THPT huyện Phước Sơn có cơ hội học tập đầy ý nghĩa và thực tế.

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Điểm mạnh

Qua điều tra và phân tích thực trạng cho thấy hiệu trưởng các trường THPT huyện Phước Sơn đã thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường học và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ, Sở giáo dục và đào tạo. Hiệu trưởng các nhà trường đã thực hiện đúng các khâu về quản lý giáo dục. Các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình giáo dục THPT hiện hành, đồng thời có chỉ đạo tiếp cận dạy học theo tiếp cận PTNL học sinh. Các tổ/nhóm chuyên môn và một số giáo viên đã bước đầu xây dựng được một số chuyên đề dạy học và đưa vào áp dụng, đạt kết quả nhất định. Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh cơ bản được quản lý chặt chẽ, đảm bảo giữ vững được nền nếp dạy học.

2.5.2. Hạn chế

Việc thực hiện linh hoạt, sáng tạo nội dung, chương trình theo cách chủ động xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn ở các nhà trường còn rất hạn chế. Khâu xây dựng chương trình nội dung dạy học phù hợp với thực tiễn để phê duyệt và đưa vào áp dụng chưa được thực hiện tốt, cơ bản vẫn dạy nội dung chương trình củ.

Hiệu trưởng trường quản lý hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS vẫn thực hiện theo kinh nghiệm, mới dừng ở việc giữ ổn định nền nếp dạy học, thiếu sự đổi mới.

Công tác đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS đã được quan tâm chỉ đạo nhưng chưa có kết quả rõ nét.

Công tác quản lý sử dụng CSVC, TBDH còn hạn chế. Tình trạng “dạy chay”, “học chay” vẫn còn diễn ra phổ biến.

Việc động viên, khen thưởng GV và HS tuy đã được quan tâm song chưa thường xuyên, kịp thời.

2.5.3. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế

* Nguyên nhân của những ưu điểm

Các nhà trường nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời từ cấp trên

Đội ngũ CBQL, GV các nhà trường đủ về số lượng và đều đạt chuẩn. Các CBQL và GV đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS .

Điều kiện cơ sở hạ tầng, trang TBDH các trường THPT huyện Phước Sơn được quan tâm đầu tư tương đối.

* Nguyên nhân của những hạn chế:

Bảng 2.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy môn Sinh học theo tiếp cận PTNL

STTCÁC YẾU TỐĐTBMức độ ảnh hưởng (%)
Ảnh hưởng nhiềuÍt ảnh hưởngKhông ảnh hưởng
1Hạn chế về nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của dạy và học Sinh học theo hướng tiếp cận PTNL2,8887,512,50
2Thiếu phương tiện, môi trường cho học sinh thực hành trải nghiệm2,5050500
3Hạn chế của GV về nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức dạy học Sinh học theo tiếp cận PTNL2,8887,512,50
4Chưa kịp thời tiếp cận các văn bản hướng dẫn chỉ đạo dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh2,7575250
5Chế độ kiểm tra đánh giá, chưa phù hợp, chưa kịp thời2,8080200
6Khả năng tiếp thu những kiến thức căn bản của học sinh còn hạn chế2,9090100

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN PHƯỚC SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức học tập, nghiên cứu để đội ngũ CBQL, GV và HS nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực HS

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

a) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương, văn bản… cho GV, HS

b) Cung cấp tài liệu hướng dẫn về dạy học phát triển năng lực HS

c) Vận động, khuyến khích, thuyết phục để GV chấp nhận, hiểu và thực hiện việc tổ chức DH theo tiếp cận PTNLHS

d) Tạo sự tin tưởng và động lực đổi mới cho GV trong nhà trường trong tổ chức HĐDH theo tiếp cận PTNLHS

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện chứng

Thứ nhất, các buổi tuyên truyền, thảo luận phải được chuẩn bị chu đáo, thực hiện nghiêm túc, thiết thực, tránh hình thức và lãng phí

Thứ hai, bản thân người CBQL nhà trường phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của dạy học phát triển năng lực.

Thứ ba, phải có đội ngũ GV cốt cán, nắm vững chuyên môn, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tâm huyết với nghề.

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV, tập trung bồi dưỡng đổi mới phương pháp, hoạt động tổ chức dạy học môn Sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực HS

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

Người Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV

Thông báo, khuyến kích, động viên, và lựa chọn những GV có đủ khả năng, phẩm chất và điều kiện để cử đi học bậc cao hơn.

Chú trọng và yêu cầu GV tích cực tham gia đầy đủ, nâng cao ý thức các lớp tập huấn, tham gia thường xuyên các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Cần triển khai nghiêm túc trang “trường học kết nối” và duy trì họp tổ chuyên môn, các nhóm phải thường xuyên đóng góp ý kiến học tập lẫn nhau nhằm mục đích nâng cao kiến thức PPDH.

Phân công người GV giàu kinh nghiệm giảng dạy và quản lý hướng dẫn kèm cặp, giúp đỡ GV mới ra trường và GV còn trẻ chưa có kinh nghiệm

Triển khai tìm hiểu viết và vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao.

Thường xuyên tổ chức cho GV đi tham quan học tập trường có chất lượng hàng đầu trong tỉnh và các tỉnh bạn.

Tăng cường hoạt động tổ chức bồi dưỡng tại chỗ thông qua hoạt động nghiên cứu bài học ở tổ bộ môn, hoạt động tự học, sinh hoạt chuyên đề theo định kỳ.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL và GV nhà trường cần nâng cao nhận thức được về tầm quan trọng của công tác này.

Nhà trường cũng tạo điều kiện về thời gian, CSVC, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng GV.

Xây dựng được tổ chuyên môn thành một tổ chức nòng cốt trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Cần phát huy được vai trò của tổ trưởng tổ chuyên môn và các ĐNGV cốt cán.

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện đổi mới các thành tố của quá trình DH môn Sinh học theo tiếp cận PTNL HS

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV

Thông báo, động viên, lựa chọn những GV có đủ khả năng và điều kiện cử đi học thạc sỹ.

Chú trọng và yêu cầu GV tham gia đầy đủ, ý thức cao trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Triển khai nghiêm túc trang “trường học kết nối” và duy trì họp tổ, nhóm thường xuyên để qua đó bồi dưỡng GV

Phân công GV nhiều kinh nghiệm giảng dạy và quản lý kèm cặp, giúp đỡ GV mới ra trường và GV còn trẻ còn ít kinh nghiệm

Tổ chức cho GV đi tham quan học tập các trường có chất lượng hàng đầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng GV cho từng giai đoạn cụ thể. Bản thân mỗi GV cũng phải tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng và nhất là tự bồi dưỡng.

Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, CSVC, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng GV.

Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức nòng cốt trong bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Phát huy được vai trò của tổ trưởng và các GV cốt cán.

3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Chỉ đạo GV thực hiện tốt việc hướng dẫn về nhà trong mỗi giờ dạy. Đa dạng các yêu cầu đối với việc học ở nhà của HS.

Phối hợp Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức các buổi tọa đàm về PP học tập hiệu quả.

Bồi dưỡng thói quen đọc sách cho HS nhà trường, khuyến khích các em tìm đọc các sách hay, ý nghĩa giáo dục. Bổ sung đầu sách, báo, tạp chí cho thư viện nhà trường.

Xây dựng lớp học tự do hơn, trường học thân thiện, tạo thói quen học hỏi, giúp đỡ nhau trong học tập.

Nhà trường cần chỉ đạo GV thực hiện tốt việc hướng dẫn HS sử dụng CNTT trong học tập;

Quản lý và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường cần xác định việc bồi dưỡng PP học tập cho HS là một nhiệm vụ quan trọng từ đó có chỉ đạo cụ thể đối với GV.

Phải xây dựng đủ lực lượng giáo dục tham gia, có kế hoạch hoạt động thống nhất để kết hợp các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao dần ý thức công dân đối với HS nhà trường.

Lãnh đạo nhà trường cần phải lựa chọn được những GV chủ nhiệm có năng lực, có trách nhiệm và kinh nghiệm

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của GV, xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp loại GV gắn với hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực HS

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

a) KTĐG hoạt động của tổ chuyên môn và GV

b) Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng phải nhận thức rõ vai trò của kiểm tra, đánh giá sẽ thúc đẩy hoạt động dạy học chương trình THPT nhằm phát triển năng lực HS, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của HS, giúp các em có ý chí vươn lên đạt kết quả cao trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

Hiệu trưởng cần tác động vào ý thức của GV và HS về yêu cầu đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học trong chương trình THPT của HS.

3.2.6. Biện pháp 6: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận PTNLHS

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp.

Nâng cao nhận thức của cán bộ, GV về tầm quan trọng của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá.

Tổ chức bồi dưỡng chuyên đề cho GV về các hình thức và PP đánh giá.

Chỉ đạo GV thiết kế các bài kiểm tra HS theo hướng tiếp cận năng lực, chú ý các quan điểm dạy học phân hóa, tích hợp và liên môn

Chỉ đạo GV đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá như giao cho HS viết báo cáo; đánh giá qua sản phẩm học tập của HS…

Chỉ đạo GV thực hiện quan điểm đánh giá quá trình học tập của HS

Chỉ đạo GV thực hiện tốt việc phản hồi với HS sau kiểm tra, đánh giá.

CBQL thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá của HS của GV trong nhà trường.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

GV nhà trường phải được tập huấn, bồi dưỡng kỹ về các nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá, nhất là việc thiết kế câu hỏi, bài kiểm tra theo hướng phát triển năng lực HS, việc sử dụng các hình thức và PP đánh giá mới.

Quản lý nhà trường phải chỉ đạo sát sao, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của GV

3.2.7. Biện pháp 7: Hoàn thiện cơ chế chính sách và các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập của GV và HS

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

3.2.7.2. Nội dung biện pháp

3.2.7.3. Cách thực hiện biện pháp

Tham mưu với cấp trên ban hành cơ chế chính sách phù hợp với địa phương, thuận lợi cho việc dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho GV, nhân viên về tầm quan trọng của TBDH và tích cực sử dụng các đồ dùng, thiết bị vào giờ dạy.

Tham mưu, đề xuất với cấp trên để xây dựng CSVC phù hợp với trường THPT, đảm bảo vệ sinh, đủ ánh sáng, bàn nghế đúng quy định phù hợp cho HS.

Xây dựng kế hoạch từng năm học và tầm nhìn đến năm 2020 về CSVC, thiết bị phục vụ cho dạy học.

Thường xuyên bổ sung mua sắm tài liệu tham khảo cho thư viện, xây dựng nguồn tư liệu mở, khuyến khích GV làm đồ dùng dạy học.

Huy động các nguồn lực, tranh thủ sự đóng góp của các cá nhân, tập thể, các doanh nghiệp… tham gia xây dựng CSVC, TBDH phục vụ cho dạy học theo hướng phát triển năng lực.

Tăng cường đầu tư thiết bị CNTT, xây dựng và sử dụng tốt phần mềm sổ điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử, trường học trực tuyến phục vụ cho quản lý, giảng dạy và học tập.

Xây dựng nội quy sử dụng CSVC. Tăng cường quản lý và chỉ đạo các bộ phận liên quan hoạt động có hiệu quả và khai thác tối đa các CSVC, thiết bị dạy và học.

Tổ chức cho GV tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng thiết bị. Bố trí đủ GV làm công tác phụ tá thí nghiệm, thực hành.

Tổ chức việc tự làm đồ dùng dạy học hiệu quả hơn. Có thể động viên, khen thưởng cho các GV có các đồ dùng, TBDH có giá trị trong dạy học, đó là các thiết bị có thể sử dụng cho nhiều bài, nhiều khối lớp, đem lại hiệu quả trong dạy các bài khó

Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, kiểm kê, kiểm định, bảo dưỡng định kỳ theo quy định.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Người Hiệu trưởng phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài, phải biết đánh giá, ưu tiên cho những công việc cụ thể.

Phải có nhân viên phụ trách thiết bị, thí nghiệm, thư viện có trình độ chuyên môn theo đúng chuyên ngành mình phụ trách.

GV phụ trách phòng học bộ môn phải có trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan bảo quản, sử dụng, đề xuất mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học.

Phải có đủ các phòng học bộ môn, phòng thực hành, phòng tin học. Phải biết cách sử dụng, khai thác, bảo quản CSVC, thiết bị một cách có hiệu quả.

Đưa việc sử dụng TBDH thành một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy, xếp loại thi đua.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ nhau cùng phát triển, mỗi biện pháp có thế mạnh và vị trí cần thiết trong quá trình quản lý giáo dục. Khi quản lý HĐDH trong nhà trường, Hiệu trưởng phải tiến hành các biện pháp một cách có đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Hệ thống các biện pháp là một chỉnh thể thống nhất, vì vậy, không nên xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm nhằm kiểm định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác dạy môn Sinh học theo hướng tiếp cận PTNL học sinh trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu và phổ biến các biện pháp thực hiện để quản lý chỉ đạo tốt hoạt động này ở các trường THPT huyện Phước Sơn.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Khảo nghiệm ý kiến của 75 CBQL, GV của 02 trường THPT huyện Phước Sơn

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của 07 biện pháp sau:

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

* Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp

S

TT

CÁC BIỆN PHÁPĐTBTÍNH CẤP THIẾT (%)
Không cấp thiếtÍt Cấp thiếtCấp thiếtRất cấp thiết
1Tổ chức học tập, nghiên cứu, thảo luận hợp tác và chia sẻ để đội ngũ CBQL, GV và HS hiểu rõ và nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý dạy học môn Sinh học theo hướng phát triển năng lực HS THPT3,180082,317,7
2Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV, tập trung bồi dưỡng đổi mới phương pháp, hoạt động tổ chức dạy học môn Sinh học theo hướng phát triển năng lực HS3,0109,480,210,4
3Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS3,090090,69,4
4Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của GV, xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp loại GV gắn với hoạt động dạy học môn Sinh học theo hướng phát triển năng lực HS3,0104,290,65,2
5Đổi mới kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển năng lực2,9807,387,55,2
6Hoàn thiện cơ chế chính sách và các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập2,96096,291,72,1
7Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL cho học sinh3,1803,276,020,8

* Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

S

TT

CÁC BIỆN PHÁPĐTBTÍNH KHẢ THI (%)
Không khả thiÍt khả thiKhả thiRất khả thi
1Tổ chức học tập, nghiên cứu, thảo luận hợp tác và chia sẻ để đội ngũ CBQL, GV và HS hiểu rõ và nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý dạy học môn Sinh học theo hướng phát triển năng lực HS THPT3,1902,179,118,8
2Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV, tập trung bồi dưỡng đổi mới phương pháp, hoạt động tổ chức dạy học môn Sinh học theo hướng phát triển năng lực HS2,9909,482,38,3
3Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS3,14010,465,624,0
4Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của GV, xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp loại GV gắn với hoạt động dạy học môn Sinh học theo hướng phát triển năng lực HS3,1406,374,019,7
5Đổi mới kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển năng lực3,009,481,29,4
6Hoàn thiện cơ chế chính sách và các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập2,9608,387,54,2
7Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học môn Sinh học theo hướng PTNL cho học sinh3,0706,380,213,5

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là hướng tới việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, cần phải đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, cách thức kiểm tra, đánh giá và công tác quản lí giáo dục. Trong đó cần quan tâm đổi mới quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận PTNL HS.

Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL HS là sự tác động của chủ thể quản lý tới quá trình dạy học nhằm đảm bảo dạy học không chỉ dừng ở mục tiêu hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ tích cực ở người học mà còn nhằm đạt mục tiêu cao hơn là PTNL cho người học trong dạy học môn Sinh học.

Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL HS gồm: Quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học theo tiếp cận PTNL HS; Quản lý hoạt động dạy của GV theo tiếp cận PTNL HS; Quản lý hoạt động học của HS theo tiếp cận PTNL HS; Quản lý đổi mới HTTC, PP, KTDH theo tiếp cận phát triển năng lực HS; Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận PTNL HS; Quản lý sử dụng thiết bị và ứng dụng CNTT phục vụ cho hoạt động dạy học theo tiếp cận PTNL HS.

1.2. Về thực tiễn

Qua nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận PTNL cho học sinh tại các trường THPT huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho thấy:

Các trường đã thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình giáo dục THPT hiện hành, đồng thời có chỉ đạo tiếp cận dạy học theo tiếp cận PTNL HS. Các tổ/nhóm chuyên môn và một số giáo viên đã bước đầu xây dựng được một số chuyên đề dạy học và đưa vào áp dụng, đạt kết quả nhất định. Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh cơ bản được quản lý chặt chẽ, đảm bảo giữ vững được nền nếp dạy học. Công tác đổi mới HTTC, PP, KTDH theo tiếp cận PTNL HS đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện và được thể hiện có hiệu quả ở một số giờ dạy. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS được tổ chức thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế hiện hành. GV các nhà trường đã từng bước đa dạng hóa các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Công tác quản lý trong các nhà trường được thực hiện theo đúng chu trình, đảm bảo các hoạt động dạy học bình thường và đã đạt được mục tiêu dạy học cơ bản.

Tuy nhiên, trong công tác quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận PTNL HS vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục như: Việc chủ động xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn ở các nhà trường còn rất hạn chế; Quản lý hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS tại các nhà trường vẫn thực hiện theo kinh nghiệm, mới dừng ở việc giữ ổn định nền nếp dạy học, thiếu sự đổi mới; Việc đổi mới HTTC, PP, KTDH diễn ra rất chậm chạp, lúng túng, hiệu quả đổi mới thấp; Công tác KTĐG theo tiếp cận phát triển năng lực HS đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện nhưng chưa có kết quả rõ nét, chưa đảm bảo được yêu cầu đạt ra là đánh giá HS theo năng lực; Công tác quản lý sử dụng CSVC, TBDH còn hạn chế, tình trạng “dạy chay”, “học chay” vẫn còn diễn ra phổ biến.

Để việc quản lý hoạt động dạy học theo tiếp cận PTNL HS đạt kết quả như mong muốn, cần có những biện pháp quản lý của người hiệu trưởng trên cơ sở phát huy những ưu điểm, khắc phục những vấn đề còn hạn chế của thực trạng.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số biện pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý dạy học ở nhà trường THPT, gồm: Biện pháp 1: Tổ chức học tập, nghiên cứu để đội ngũ CBQL, GV và HS nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực HS; Biện pháp 2: Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV, tập trung bồi dưỡng đổi mới phương pháp, hoạt động tổ chức dạy học môn Sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực HS; Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện đổi mới các thành tố của quá trình DH môn Sinh học theo tiếp cận PTNL HS; Biện pháp 4: Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS; Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của GV, xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp loại GV gắn với hoạt động dạy học môn Sinh học theo tiếp cận phát triển năng lực HS; Biện pháp 6: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận PTNLHS; Biện pháp 7: Hoàn thiện cơ chế chính sách và các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập của GV và HS.

Các biện pháp được xây dựng đồng bộ, sát thực tiễn các nhà trường, qua khảo nghiệm cho thấy sự cần thiết và mức độ khả thi cao.

Kết quả trên khẳng định: Các nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết ở mức độ cần thiết, mục đích của đề tài đã đạt được và giả thuyết của đề tài cũng đã được chứng minh.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam

2.2. Đối với Hiệu trưởng các trường THPT huyện Phước Sơn

2.3 Đối với giáo viên các trường THPT huyện Phước Sơn

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\LE THI KIM OANH\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *