Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm

1. Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, ngành GD&ĐT được sự chỉ đạo từ tỉnh UBND Vĩnh Long qua đã hết sức chú trọng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THPT, Hiệu trưởng các trường cũng đã tập trung chỉ đạo hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường ở các trường THPT. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường còn một số mặt hạn chế như: Công tác quản lý chưa thực sự hiệu quả, công tác triển khai ngăn ngừa bạo lực học đường chưa đồng bộ, cơ chế chính sách để tổ chức các hình thức tư vấn tâm lý ngăn ngừa bạo lực học đường còn nhiều bất cập; công tác bồi dưỡng giáo viên để ngăn ngừa bạo lực học đường chưa tổ chức thường xuyên, nhận thức của CBQL trong tổ chức thực hiện ngăn ngừa bạo lực học đường trong nhà trường còn hạn chế,…dẫn đến tỷ lệ bạo lực học đường tăng lên hàng năm.

Từ thực tiễn trên, Tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long” làm luận văn thạc sĩ là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT; khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT; đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh Vĩnh Long.

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường Trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

4. Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT là một nhiệm vụ cấp thiết nhưng khó khăn và phức tạp. Nếu các chủ thể quản lý nắm vững những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục, về giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường, đồng thời thực hiện sáng tạo, đồng bộ các biện pháp được đề xuất thì sẽ quản lý được một cách khoa học, hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

– Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động giáo dục học sinh ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

– Phạm vi về chủ thể: Hiệu trưởng các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

– Phạm vi về thời gian: Đề tài khảo sát thực trạng trong thời gian từ năm học 2018 – 2019 và 2019-2020.

– Phạm vi về không gian: Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát 4 trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long (THPT Võ Văn Kiệt, THPT Nguyễn Hiếu Tự, THPT Hiếu Phụng, THCS – THPT Hiếu Nhơn).

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT.

– Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT.

– Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu, các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu liên quan để xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệp

7.2.5. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia

7.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu, kết quả nghiên cứu thu thập được trong quá trình nghiên cứu.

8. Ý nghĩa đóng góp của luận văn

8.1 Về mặt lý luận: hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THPT.

8.2 Về mặt thực tiễn: Khảo sát, nhận xét thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

9. Cấu trúc của luận văn:

Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, khuyến nghị và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THPT.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm
Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Những nghiên cứu trên thế giới

Những nghiên cứu ở Việt nam

Các khái niệm chính của đề tài

Khái niệm Quản lý

Như vậy, từ những khái niệm đã nghiên cứu, tác giả rút ra kết luận: quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng tới đích, có mục tiêu xác định. Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận là chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.

Quản lý giáo dục

Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu quản lí đã đề ra.

Quản lý nhà trường

Như vậy QL nhà trường là những hoạt động của chủ thể QL nhà trường (Hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Bạo lực học đường

Theo tác giả, BLHĐ là tất cả những biểu hiện của nhận thức, thái độ và hành vi của HS, trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội và nội quy của nhà trường. BLHĐ không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.

Hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Nhà trường cũng cần thực hiện công tác tuyên truyền đến người dân địa phương và các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội khuyến học,… về tác hại, hậu quả của BLHĐ và trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa BLHĐ; xây dựng và công khai các kênh tiếp nhận thông tin về BLHĐ.

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh nhằm tăng cường phòng, chống bạo lực học đường và thực hiện theo nguyên tắc lấy phòng chống, ngăn chặn là chính.

Lí luận về hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học

Mục tiêu giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT nhằm góp phần cho học sinh thấy được tác hại của việc gây lộn đánh nhau, có thái độ bất bình với hành động trên, đồng thời có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tích cực phát hiện những biểu hiện mất đoàn kết, thông tin kịp thời đến thầy cô, cha mẹ học sinh để ngăn ngừa không để tình trạng đánh nhau, mất đoàn kết xảy ra.

Nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông

Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường nhằm giúp học sinh tăng cường khả năng nhận diện các biểu hiện và nguyên nhân của bạo lực học đường, nhất là trong giai đoạn tiền bạo lực: bắt nạt lẫn nhau, cưỡng chế lấy đồ của nhau, dùng lời nói đe dọa, dọa nạt,… chuẩn bị cho học sinh sự sẵn sàng về tâm lý đấu tranh chống lại bạo lực và các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.

1.3.3. Hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông

Giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh thông qua con đường tự rèn luyện, tự tu dưỡng, tự giáo dục của bản thân mỗi HS. Đặc biệt đối với học sinh THPT, ở các em đã có những hiểu biết nhất định về những kiến thức tự nhiên, xã hội, về mối quan hệ giữa con người với con người thì nhà giáo dục cần khơi dậy và kích thích họ tự giác, tự giáo dục bản thân là chính.

1.3.4. Phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông

– Giảng giải cho học sinh nhận thức những hành vi xử sự đúng sai khi xảy ra va chạm, mâu thuẫn.

– Đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh khi xẩy ra mâu thuẫn.

– Kể những câu chuyện về các tình huống có mâu thuẫn trong cuộc sống để học sinh tự rút ra bài học cho mình.

– Nêu những gương tốt về hành vi phòng ngừa BLHĐ.

– Khen thưởng những tập thể, cá nhân có việc làm tốt về phòng ngừa BLHĐ.

– Có những kỷ luật nghiêm khắc đối với những HS có các HV BLHĐ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em có cơ hội để sửa chữa khuyết điểm của mình.

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông

1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông

Các kế hoạch quản lý GD phòng ngừa BLHĐ phải thể hiện rõ về mặt mục tiêu, các tiêu chí đánh giá kết quả so với mục tiêu, các kế hoạch phải chỉ ra được biện pháp thực hiện, có bước đi cụ thể, dự kiến được nguồn lực (Nhân lực, tài lực, vật lực) thời gian thực hiện.

1.4.2. Tổ chức quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông

Sau chỉ đạo các bộ phận lập các kế hoạch hoạt động, Hiệu trưởng tổ chức sắp xếp xây dựng bộ máy quản lý GD phòng ngừa BLHĐ để thực hiện kế hoạch đã đề ra: Nhà trường phải thành lập ban chỉ đạo về GD phòng ngừa BLHĐ và phân công nhiệm vụ cụ thể, đúng việc.

1.4.3. Chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông

Trên cơ sở văn bản kế hoạch và công tác tổ chức đã có Hiệu trưởng thực hiện việc hướng dẫn công việc, theo dõi giám sát động viên và uốn nắn kịp thời các hoạt động của mỗi bộ phận và từng cá nhân thực hiện bản kế hoạch đã đề ra.

1.4.4. Kiểm tra, giám sát quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ là thước đo mức độ hiệu quả của hoạt động tổ chức hoạt động phòng ngừa BLHĐ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông

Những yếu tố khách quan

+ Sự buông lỏng trong quản lý và giáo dục con cái của gia đình

+ Môi trường gia đình

+ Môi trường xã hội

+ Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ

Các yếu tố chủ quan

* Những yếu tố thuộc về chính bản thân học sinh – các thầy cô.

* Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vấn đề BLHĐ.

* Năng lực của nhà quản lý, năng lực giáo dục HS của GV.

Tiểu kết chương 1

Trong phạm vi chương 1 luận văn đã làm sáng tỏ về cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THPT, gồm các nội dung sau:

– Về phần tổng quan vấn đề nghiên cứu, luận văn khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.

– Về các khái niệm. Luận văn đã làm sáng tỏ các khái niệm có liên quan, từ đó hình thành khung lý luận cho vấn đề nghiên cứu.

– Về nội dung quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông, luận văn tiếp cận vấn đề theo các chức năng quản lý.

Trên cơ sở khung lý luận, luận văn tiến hành xây dựng mẫu phiếu khảo sát thực trạng hoạt động và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, trong phạm vi chương 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VŨNG LIÊM TỈNH VĨNH LONG

Khái quát về kinh tế – xã hội – giáo dục huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế – xã hội huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Vũng Liêm được thiên nhiên ưu đãi đất đai trù phú, cảnh quan sông nước, có 2 xã cù lao là Thanh Bình và Quới Thiện rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái.

Thế mạnh của huyện Vũng Liêm là nông nghiệp với 64,75% lao động trong ngành nông nghiệp, GDP của nông nghiệp chiếm ½ GDP của toàn huyện.

Trong thời gian qua huyện Vũng Liêm đã đạt được những thành tựu đáng ấn tượng về kinh tế – xã hội. Đời sống người dân được không ngừng tăng lên nhờ giao thông đi lại thuận tiện, thu nhập tăng lên nhiều hộ thoát nghèo, cơ sở hạ tầng được nâng cấp để phục vụ nhu cầu phát triển xã hội.

Khái quát về giáo dục và đào tạo huyện huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Khai giảng năm học 2020-2021, toàn huyện có 33.990 học sinh, 1.052 lớp; học sinh bỏ học 208 học sinh; triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa mới cho khối lớp 1; toàn huyện có 33/68 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 48,5%.

Khái quát về giáo dục Trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Toàn Huyện Vũng Liêm có 3 trường THCS – THPT và 3 trường THPT với tổng số giáo viên là 615 và 7.285 học sinh. Ở địa bàn Thị trấn Vũng Liêm có 02 trường gồm: trường THPT Võ Văn Kiệt tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2020-2021 là 100% và trường THPT Nguyễn Hiếu Tự tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2020-2021 là 97,2%. Ở xã Thanh Bình thì có trường THCS – THPT Thanh Bình vừa mới được xây dựng và khai giảng năm học 2020-2021. Bên cạnh đó ở Tân An Luông cũng có trường THCS – THPT Phan Văn Đáng cũng vừa mới được xây dựng và khai giảng năm học 2020-2021. Trường THPT Hiếu Phụng cách Thị trấn Vũng Liêm 8km, năm học 2020 – 2021 trường có 2 lớp giáo dục thường xuyên ở khối 12 nhưng tỉ lệ tốt nghiệp THPT cũng rất cao đạt 99,74%. Trường THCS – THPT Hiếu Nhơn cách Thị trấn 14km, trường cũng có HS hệ giáo dục thường xuyên, tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm 2020 -2021 là 95,38%.

Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục tiêu khảo sat

Nắm được thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, để làm căn cứ thực tiễn khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ đạt hiệu quả hơn.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

– Cán bộ quản lý trường học: 15 người.

– Giáo viên: 50 người.

– Học sinh: 300 em.

(Gồm các trường: Trường THCS-THPT Hiếu Nhơn; Trường THPT Võ Văn Kiệt; Trường THPT Hiếu Phụng; Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự).

2.2.3. Nội dung khảo sát

– Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long;

– Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long;

– Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

– Quan sát các hoạt động bằng việc tham dự buổi các buổi tổ chức giáo dục, phòng ngừa BLHĐ.

– Nghiên cứu kế hoạch quản lý giáo dục, phòng ngừa BLHĐ của một số cán bộ quản lý, Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm.

– Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, trao đổi trò chuyện trực tiếp với các cán bộ quản lý, GV, GVCN, học sinh và cán bộ một số các ngành của địa phương.

Từ đó đánh giá mức độ nhận thức, mức độ tổ chức thực hiện, biện pháp quản lý giáo dục, phòng ngừa BLHĐ các đối tượng trên.

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Cách xử lí: chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê tần số và tính điểm trung bình.

Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Thực trạng mục tiêu giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Qua khảo sát lấy ý kiến đánh giá tầm quan trọng của mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS ở trường THPT, đạt kết quả rất quan trọng. Đây là dấu hiệu tích cực giúp đội ngũ CBQL thực hiện các kế hoạch phù hợp trong hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHD cho HS.

Thực trạng nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Giáo dục phòng ngừa BLHĐ bắt đầu từ việc xây dựng nội dung phòng, ngừa BLHĐ bởi đây là khâu đầu tiên của quá trình giáo dục phòng, ngừa BLHĐ cho HS. Để nắm rõ về thực hiện nội dung phòng ngừa BLHĐ trong HS của các nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát về tính thường xuyên thực hiện nội dung giáo dục phòng, ngừa BLHĐ ở cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

Thực trạng hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Các hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp (VHVN, TDTT,…), các hoạt động từ thiện, nhân đạo cũng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục phòng, ngừa BLHĐ cho HS. Thông qua các hoạt động này, nhà quản lý, GVCN, GVBM, có thể lồng ghép nội dung phòng ngừa BLHĐ có tác dụng hình thành cho các em ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, sống nhân văn.

Thực trạng phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Như vậy, qua thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT, ta rút ra kết luận như sau: Trong quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ; tập trung tăng cường bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho đội ngũ GV và đồng thời cũng lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ vào các môn học các hoạt động ngoại khóa thì việc giáo dục sẽ trở nên hiệu quả. Từ đó, giúp các em hình thành và nhận định được các tình huống dẫn đến BLHĐ.

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông

Như vậy, qua kết quả khảo sát kết hợp với phỏng vấn thì việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ chưa thực hiện tốt. Vì vậy, hiệu trưởng cần tăng cường xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHD, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động giáo dục cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay.

Thực trạng tổ chức quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Qua kết quả khảo sát kết hợp với phỏng vấn thì việc tổ chức quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ chưa thực hiện tốt. Vì vậy, hiệu trưởng cần có biện pháp tăng cường tổ chức quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ, nhằm làm sinh động các nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT.

Thực trạng chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Như vậy, qua kết quả khảo sát kết hợp với phỏng vấn thì chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ chưa thực hiện tốt. Vì vậy, hiệu trưởng cần có biện pháp tăng cường chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ, nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ từ đó, làm sinh động các hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT.

Thực trạng kiểm tra, giám sát quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Như vậy, qua kết quả khảo sát kết hợp với phỏng vấn thì việc kiểm tra, giám sát quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ chưa thực hiện tốt. Vì vậy, hiệu trưởng cần có biện pháp đa dạng hóa công tác kiểm tra, giám sát quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ, nhằm đánh giá rà soát lại các hoạt động từ đó điều chỉnh phù hợp hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT.

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Qua kết quả khảo sát kết hợp với phỏng vấn thì trong công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THPT cần quan tâm đến công tác chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra giám sát hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ đạt mức độ ảnh hưởng từ các yếu tố đến từ chủ quan lẫn khách quan.

Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Những kết quả đạt được và nguyên nhân

*/ Kết quả đạt được:

Các tổ chức đoàn thể có năng lực tổ chức các hoạt động có quy mô lớn. Cha mẹ học sinh thường xuyên quan tâm, phối hợp với nhà trường trong tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.

Đội ngũ CBQL, GV, NV nhà trường có nhận thức tương đối tốt về hoạt động hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS, ý thức được nhiệm vụ của mình với chất lượng giáo dục của nhà trường.

*/ Nguyên nhân kết quả:

Trong mọi hoạt động, nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT; UBND huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT.

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã lập kế hoạch và triển khai tổ chức các hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

Một số hạn chế, tồn tại

– Một bộ phận GV trẻ còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, mục tiêu hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS ở trường nên trong quá trình thực hiện còn lúng túng, chưa bám sát vào yêu cầu và kế hoạch thực hiện của nhà trường.

– Công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thiếu tính đồng bộ và tính thường xuyên; chủ yếu vẫn là sự phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ HS, giữa GV chủ nhiệm và cha mẹ HS mà chưa chú trọng đến sự phối hợp với các lực lượng, đoàn thể khác trong xã hội nên chưa tạo được môi trường giáo dục toàn diện cho các em.

Nguyên nhân của tồn tại

– Một số GV chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS, coi việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS là trách nhiệm của Ban lãnh đạo, tổng phụ trách và GV chủ nhiệm. Bên cạnh đó còn có quan điểm phân biệt môn chính, môn phụ, không quan tâm đến việc giáo dục toàn diện cho HS.

– Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội còn đơn điệu, mang nặng tính hình thức. Nhà trường chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục với nhau…

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở lí luận và thực tế khảo sát các tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường của các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm đã cho ta thấy: Trong những năm qua, ngành giáo dục huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đã quan tâm và có nhiều cố gắng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh nói chung cũng như công tác tổ chức hoạt động phòng, ngừa BLHĐ nói riêng.

Công tác quản lý hoạt động giáo dục cần phải có những giải pháp mới phù hợp với điều kiện mới, tình hình mới thì mới có thể phòng chống ngăn chặn bạo lực HĐ trong HS THPT hiện nay. Đó là những nội dung cơ sở để tác giả triển khai nội dung của chương 3.

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG

Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông nhằm định hướng giúp cho các em không chỉ có kiến thức văn hoá mà còn có khả năng làm chủ bản thân, hoà nhập với xã hội và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Việc xác định, lựa chọn các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống BLHĐ trong học sinh THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm phải khoa học, xuất phát từ tình hình thực tiễn chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ GV của từng trường và khả năng phối hợp của các lực lượng, những thuận lợi, khó khăn của các cơ sở, địa phương có tác động, ảnh hưởng tới việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho các em học sinh THPT.

Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Trên cơ sở nắm vững những ưu điểm, hạn chế, khuyến điểm trong quản lý hoạt động giáo dục phòng chống BLHĐ để đề ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong học sinh THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm một cách thiết thực, khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng.

Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ toàn diện

Tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống BLHĐ trong học sinh THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm phải được tiến hành một cách chặt chẽ tất cả các khâu, các bước; phải được triển khai một cách đồng bộ, hệ thống, các biện pháp trở thành một chỉnh thể thống nhất. Tuy nhiên, mỗi biện pháp có vị trí, vai trò riêng song có mối quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng hỗ trợ cho nhau.

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học ở các trường THPT huyện Vũng Liêm

Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên và phụ huynh.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh trường THPT phù hơp với chương trình giáo dục chung

Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình quản lý, vì trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào những tiềm năng và những khả năng sẵng có và xác đinh rõ mục tiêu, nội dung hoạt động hoặc các biện pháp cần thiết.

Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho giáo viên

GV đặc biệt là GVCN đóng vai trò chủ đạo, tổ chức điều khiển và lãnh đạo quá trình hình thành nhân cách ở học sinh phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông. GVCN thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện hoạt động GD của một lớp, trực tiếp GD học sinh, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đánh giá quá trình rèn luyện phấn đấu tu dưỡng của từng HS trong lớp và ảnh hưởng lớn quá trình phát triển nhân cách.

Biện pháp 4: Chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh THPT theo hướng tích hợp và lồng ghép các hoạt động dạy hoc ngoại khóa và chính khóa

Việc lồng ghép các nội dung liên quan đến giáo duc̣ phòng chống BLHĐ cho học sinh trường THPT vào các môn học khác là nhằm làm cho nội dung môn học thêm phong phú, không xa rời thực tiễn sinh động. Qua đó HS có thể liên hệ thực tế và có nhận thức đúng đắn với các tình huống xảy ra trong đời sống. Hiệu trưởng nhà trường có nhiệm vu ̣làm cho giáo viên xác định được yêu cầu này.

Biện pháp 5: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá phòng ngừa bạo lực học đường trong trường trung học phổ thông

Việc kiểm tra, đánh giá vừa là chức năng, vừa là biện pháp quản lý, kiểm tra là nhằm đánh giá kết quả thực hiện. Kinh nghiệm trong công tác quản lý cho thấy, càng thường xuyên kiểm tra đánh giá thì hiệu quả công việc càng cao.

Biện pháp 6: Tăng cường kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, các tổ chức chính trị – đoàn thể trong tổ chức hoạt động phòng, chống bạo lực học đường

Nâng cao trách nhiệm của các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức hoạt động phòng chống BLHĐ cho HS.

Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất

Mỗi biện pháp có một vị trí và thế mạnh riêng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia, song chúng có mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong khâu quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT.

Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Mục đích khảo nghiệm

Thẩm định về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long mà tác giả đã đề xuất.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đã đề xuất thông qua việc xem xét các mục tiêu của biện pháp, nội dung và điều kiện thực hiện các biện pháp.

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm

Để tiến hành đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên, tác giả tiến hành phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và GV trường. Tổng số người được trưng cầu ý kiến: 65. Trong đó: CBQL: 15 người, GV: 50 người.

3.4.4. Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Như vậy, thông qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, cho thấy tất cả 6 biện pháp điều rất cần thiết và khả thi.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long , luận văn căn cứ trên những nguyên tắt đề xuất các biện pháp đảm bảo mục tiêu, thực tiễn, hệ thống, và khả thi đề tài đề xuất 06 biện pháp Quản lý.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. Do đó, phải thực hiện chúng một cách đồng bộ, nhất quán trong suốt quá trình quản lý HĐGD phòng ngừa BLHĐ HS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về lý luận: Trong phạm vi chương 1 luận văn đã làm sáng tỏ về cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THPT, gồm các nội dung sau:

– Về phần tổng quan vấn đề nghiên cứu, luận văn khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.

– Về các khái niệm, luận văn đã làm sáng tỏ các khái niệm có liên quan, từ đó hình thành khung lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, luận văn đã làm sáng tỏ về các nội dung như mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường Trung học phổ thông. Làm cơ sở tham chiếu để tiến hành xây dựng các nội dung quản lý phù hợp.

1.2. Về thực tiễn: Trên cơ sở lí luận và thực tế khảo sát các tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường của các trường THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm đã cho ta thấy: Trong những năm qua cho ta thấy, ngành giáo dục huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long đã quan tâm và có nhiều cố gắng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh nói chung cũng như công tác tổ chức hoạt động phòng, ngừa BLHĐ nói riêng.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long

– Chỉ đạo các trường THPT phải thường xuyên báo cáo về công tác HĐGD phòng ngừa BLHĐ. Các vụ vi phạm BLHĐ phải báo cáo kịp thời, không được bao che vì lý do làm ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường.

– Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học phải đưa vào nội dung HĐGD phòng ngừa BLHĐ. Nội dung này phải được triển khai định kỳ, có sơ kết, tổng kết và phải có báo cáo cụ thể.

2.2. Đối với Hiệu trưởng các nhà trường Trung học phổ thông

– Lãnh đạo Nhà trường cần chú trọng hơn nữa khâu bồi dưỡng giáo viên hàng năm về các chuyên đề “Phòng ngừa bạo lực học đường bậc học THPT”.

2.3. Đối với giáo viên các nhà trường Trung học phổ thông

– Giáo viên cần có sự quan tâm đến hoc̣ sinh ở khía cạnh tâm sinh lý, kết hơp̣ với gia đình để kịp thời giúp đỡ các em khi thấy những biểu hiện, hành vi bất thường.

– Giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên liên lạc với phu ̣ huynh học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục cho các em một cách thống nhất, phù hơp̣ và kịp thời.

2.4. Đối với phụ huynh học sinh

– Các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan tâm đến con, tìm hiểu được các mối quan hệ xung quanh con cũng như việc sử dụng thời gian và việc tham gia các hoạt động xã hội, các loại hình giải trí…

2.5. Đối với học sinh

– Cần có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, trước hết là những mâu thuẫn trong bạn bè. Khi mâu thuẫn xảy ra không giải quyết được có thể nhờ những người xung quanh giải quyết, trước hết đó là thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, bạn bè, người thân,… Không được kết bè, kết đảng giải quyết mâu thuẫn bằng các hành vi bạo lực./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\THAY HOANG DHSP\LUAN VAN 1\NGUYEN TRUNG HIEU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *