Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc Phòng đáp ứng tiêu chí Trường nghề chất lượng cao

Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng nghề số 5 - Bộ Quốc Phòng đáp ứng tiêu chí Trường nghề chất lượng cao

Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc Phòng đáp ứng tiêu chí Trường nghề chất lượng cao

1. Lý do chọn đề tài

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, là một trong các giải pháp đột phá của Chiến lược đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020. Để thực hiện được mục tiêu trên, đội ngũ giảng viên đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.

Xác định vị trí, tầm quan trọng công tác đào tạo nghề, ngày 23 tháng 05 năm 2014, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 761/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020” nhằm đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nghề ở Việt Nam và đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Mục tiêu là đến năm 2020, cả nước có khoảng 40 trường nghề chất lượng cao đủ năng lực đào tạo một số nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận. Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc Phòng vinh dự được nằm trong danh sách các trường được đầu tư tập trung, đồng bộ theo các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao.

Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ quốc phòng là cơ sở đào tạo nghề thuộc hệ thống nhà trường quân đội. Trường có chức năng đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề cho người lao động. Đến nay, Trường đã được xây dựng khang trang, trang thiết bị đồng bộ hiện đại; đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn, tâm huyết với nhiệm vụ dạy nghề; chương trình, giáo trình được thiết kế khoa học, không ngừng đổi mới, cập nhật để phù hợp với nhu cầu của thị trường nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề số 5- Bộ quốc phòng vẫn còn một số tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trường. Nguyên nhân chủ yếu là ĐNGV của Trường chưa đáp ứng với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là để đáp ứng các tiêu chí trở thành trường nghề chất lượng cao.

Để khắc phục tồn tại trên, Nhà trường cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp phát triển ĐNGV phù hợp các tiêu chí trường nghề chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường giai đoạn mới.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc Phòng đáp ứng tiêu chí Trường nghề chất lượng cao”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, để đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV dạy nghề tại Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc phòng phù hợp với các tiêu chí trường nghề chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng và định hướng phát triển Nhà trường.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: ĐNGV ở Trường Cao đẳng nghề.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển ĐNGV dạy nghề theo các tiêu chí Trường nghề chất lượng cao tại Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc phòng.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu phát triển ĐNGV dạy nghề tiếp cận theo quan điểm quản lý nguồn nhân lực, thực hiện các biện pháp phù hợp, đồng bộ thì ĐNGV sẽ phát triển đúng theo các tiêu chí trường nghề chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề đáp ứng các tiêu chí của Trường nghề chất lượng cao.

5.2. Phân tích và đánh giá thực trạng về phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề tại Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc phòng.

5.3. Đề xuất những biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề tại Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc phòng theo các tiêu chí Trường nghề chất lượng cao.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.3. Phương pháp thống kê để thu thập, phân tích xử lý số liệu.

7. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu các biện pháp có liên quan trực tiếp đến công tác phát triển ĐNGV theo các tiêu chí trường nghề chất lượng cao

8. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV ở trường Cao đẳng nghề đáp ứng các tiêu chí Trường nghề chất lượng cao.

+ Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc phòng.

+ Chương 3: Biện pháp phát triển ĐNGV dạy nghề tại Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc phòng đáp ứng các tiêu chí Trường nghề chất lượng cao.

Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng nghề số 5 - Bộ Quốc Phòng đáp ứng tiêu chí Trường nghề chất lượng cao
Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc Phòng đáp ứng tiêu chí Trường nghề chất lượng cao

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CHÍNH

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

a. Quản lý: là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường biến đổi.

b. Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục.

c. Quản lý nhà trường: Quản lý trường học là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh

1.2.2. Giảng viên

Giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở các trường cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học.

1.2.3. Giảng viên dạy nghề

Giảng viên dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; giảng viên dạy thực hành trình độ cao đẳng có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng.

1.2.4. Phát triển

Phát triển là sự thay đổi, chuyển biến tạo ra cái mới theo hướng tích cực, tốt hơn hay nói cách khác, phát triển là xu thế đi lên của sự vật, hiện tượng để ngày càng hoàn thiện hơn.

1.2.5. Phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề

Phát triển ĐNGV dạy nghề thực chất là phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục nghề nghiệp cho các trường cao đẳng nghề hiện nay.

1.2.6. Quan điểm quản lý nguồn nhân lực

a. Quản lý nguồn nhân lực

* Khái niệm nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức – tinh thần tạo nên năng lực, mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.

* Quản lý nguồn nhân lực: Theo quan điểm của Leonar Nadler, quản lý nguồn nhân lực là sự kết hợp tổng thể của 3 yếu tố: phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực, nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực.

b. Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt để tham gia một cách hiệu quả vào quá trình phát triển tổ chức. Phát triển nguồn nhân lực là động lực thúc đẩy sự tiến bộ và tác động đến mọi mặt của tổ chức.

1.3. TRƯỜNG NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO

1.3.1. Quan điểm: Phát triển trường nghề chất lượng cao để đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp cao, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của người lao động của quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

1.3.2. Mục tiêu

a. Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40 trường nghề chất lượng cao.

b. Mục tiêu cụ thể

* Giai đoạn 2014 – 2016: Từng bước thí điểm đào tạo 34 nghề theo các chương trình đào tạo nghề được chuyển giao từ nước ngoài.

* Giai đoạn 2017 – 2020: Phấn đấu đến năm 2018 có khoảng 15 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường nghề chất lượng cao; đến năm 2019 có thêm khoảng 15 trường và đến năm 2020 có khoảng 40 trường chất lượng cao.

1.3.3. Tiêu chí của Trường nghề chất lượng cao

a. Về quy mô đào tạo: Quy mô đào tạo tối thiểu là 2.000 học sinh, sinh viên hệ trung cấp nghề, cao đẳng nghề (tính theo số học sinh, sinh viên quy đổi), trong đó có ít nhất 30% học sinh, sinh viên học các nghề trọng điểm

b. Về việc làm sau đào tạo: Có ít nhất 80% số học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng nghề được đào tạo trong vòng 6 tháng kể từ khi tốt nghiệp, các nghề trọng điểm đạt ít nhất là 90%

c. Về trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo: 100% học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp nghề đạt bậc 2/5, hệ cao đẳng nghề đạt bậc 3/5 của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và có trình độ tin học đạt tiêu chuẩn IC3 hoặc tương đương trở lên, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 300 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên. Trong đó, học sinh, sinh viên tốt nghiệp các nghề trọng điểm theo chương trình đào tạo được chuyển giao từ nước ngoài có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 450 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên và được các tổ chức giáo dục, đào tạo có uy tín của khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận văn bằng, chứng chỉ.

d. Về kiểm định chất lượng: Trường đạt cấp độ 3 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng nghề; 100% nghề đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

e. Về đội ngũ giảng viên: 100% giáo viên đạt chuẩn quy định, có trình độ tin học IC3 hoặc tương đương trở lên, trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 350 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên. Trong đó, giáo viên dạy các nghề trọng điểm được chuyển giao có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh đạt 450 điểm TOEIC hoặc tương đương trở lên.

f. Về quản trị nhà trường: 100% cán bộ quản lý của trường được cấp chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ quản lý dạy nghề. Các hoạt động quản lý của trường và chương trình đào tạo các nghề trọng điểm được số hóa và mô phỏng hóa theo các công nghệ phần mềm tiên tiến trên thế giới.

1.3.4. Nhiệm vụ, biện pháp thực hiện: Lựa chọn một số trường nghề có năng lực đào tạo nghề tốt và có phương án, lộ trình hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ theo quy định để đạt tiêu chí của trường nghề chất lượng cao vào năm 2020.

1.4. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ ĐNGV CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHÍ TRƯỜNG NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO

1.4.1. Trường Cao đẳng nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân: Trường cao đẳng nghề là cơ sở đào tạo lao động kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ cao nhất trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

1.4.2. Những yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên dạy nghề trường cao đẳng nghề chất lượng cao

a. Yêu cầu chung: Yêu cầu của việc phát triển ĐNGV của trường cao đẳng nghề chất lượng cao là xây dựng một ĐNGV đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, tạo nên sự đồng bộ và đồng thuận trong quá trình lãnh đạo và điều hành.

b. Yêu cầu cụ thể: Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ LĐTB&XH về quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, kết hợp với quy định chuẩn giảng viên theo các tiêu chí của Quyết định 761/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020” bao gồm các thành tố: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống; năng lực chuyên môn; năng lực sư phạm dạy nghề; năng lực phát triển nghề nghiệp, NCKH…

c. Số lượng đội ngũ giảng viên: Số lượng giảng viên của trường cao đẳng được quy định tại Quyết định số 775/QĐ-LĐTBXH ngày 09/08/2001.

d. Cơ cấu đội ngũ giảng viên: gồm cơ cấu về chuyên môn; cơ cấu theo trình độ đào tạo; cơ cấu theo lứa tuổi; cơ cấu giới tính.

1.5. NỘI DUNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN (ĐNGV) TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHÍ TRƯỜNG NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO

1.5.1. Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển ĐNGV

Lập kế hoạch nhân lực là một tiến trình đề ra và thực hiện các công việc về nhân lực để đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân lực đáp ứng nhu cầu của đơn vị hay tổ chức và đảm bảo việc bố trí sử dụng nhân lực có hiệu quả.

1.5.2. Tuyển dụng và sử dụng ĐNGV

a. Tuyển chọn giảng viên: Tuyển chọn giảng viên là quá trình nhà trường sử dụng các phương pháp nhằm lựa chọn, quyết định xem trong số những người tham gia dự tuyển, ai là người đủ tiêu chuẩn để nhận vào làm việc tại trường.

b. Sử dụng giảng viên: Sử dụng giảng viên dạy nghề chính là sự sắp xếp, bố trí, đề bạt giảng viên dạy nghề vào các nhiệm vụ, chức danh cụ thể nhằm phát huy tối đa khả năng hiện có của giảng viên dạy nghề để hoàn thành các mục tiêu đào tạo của nhà trường.

1.5.3. Xây dựng chính sách thù lao

Chính sách thù lao có vai trò rất quan trọng, có sức thu hút giảng viên có trình độ năng lực về giảng dạy tại trường cũng như giúp cho giảng viên luôn yên tâm gắn bó, tâm huyết với nhà trường.

1.5.4. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng ĐNGV

a. Đào tạo: Là quá trình hình thành thái độ, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo có hệ thống, theo chương trình qui định với những chuẩn mực nhất định .

b. Đào tạo lại: Sau khi đã được đào tạo có một trình độ nhất định, vì một lý do nào đó người học lại tham gia quá trình đào tạo mới nhằm để có trình độ nâng cao hơn hoặc để có ngành nghề khác.

c. Bồi dưỡng: Bồi dưỡng là làm nâng cao trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm để làm tốt hơn công việc đã làm.

1.5.5. Kiểm tra đánh giá ĐNGV

Để phát triển ĐNGV Nhà trường đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, bước đầu phải giúp giảng viên nhận thức tìm hiểu vấn đề phát triển ĐNGV là yêu cầu cấp thiết, đảm bảo chuẩn quy định để cho giảng viên tự đối chiếu bản thân và chuẩn đề ra, để họ đồng tình và xem đó là nhu cầu tham gia đánh giá một cách tự nguyện, tự giác.

1.5.6. Tạo động lực và môi trường làm việc phấn đấu phát huy năng lực cho ĐNGV

Muốn ĐNGV phấn đấu trong công tác tại trường, lãnh đạo nhà trường phải tạo động lực và môi trường làm việc chuyên nghiệp cho ĐNGV yên tâm công tác.

1.6. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO

1.6.1. Những yếu tố khách quan

a. Quan điểm về phát triển giảng viên: Trên cơ sở định hướng một cách cụ thể về công tác quản lý ĐNGV trong thời kỳ mới của Đảng và Nhà nước, Bộ LĐTB&XH đã cụ thể hoá bằng các văn bản hướng dẫn thực hiện về quản lý, phát triển ĐNGV dạy nghề.

b. Điều kiện đảm bảo: Phát triển ĐNGV dạy nghề gắn liền với các điều kiện đảm bảo về nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo; về các nguồn lực được huy động để thực hiện các biện pháp phát triển ĐNGV phù hợp các tiêu chí trường nghề chất lượng cao.

1.6.2. Yếu tố chủ quan

a. Trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý: Hiệu quả của công tác phát triển ĐNGV tùy thuộc vào nghệ thuật quản lý của lãnh đạo nhà trường.

b. Trình độ, năng lực, phẩm chất của giảng viên: Trình độ, năng lực, phẩm chất của giảng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác phát triển ĐNGV.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN DẠY NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 5 – BỘ QUỐC PHÒNG

2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 5- BỘ QUỐC PHÒNG

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ Quốc Phòng, tiền thân là Câu lạc bộ Ô tô – mô tô Quân khu 5 được thành lập ngày 05/10/1984.

Ngày 06/7/2012 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định số 858/QĐ-LĐTBXH thành lập Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ quốc phòng trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp nghề số 5 – BQP.

Ngày 23/5/2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 761/QĐ-TTg Phê duyệt “Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020” cho 45 trường cao đẳng nghề trên toàn quốc, trong đó có Trường Cao đẳng nghề số 5-BQP

Trụ sở chính tại số 85 Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu

a. Chức năng nhiệm vụ: Trường có chức năng, nhiệm vụ tuyển sinh, đào tạo cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề cho người có nhu cầu; nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

b. Mục tiêu: Đào tạo nguồn nhân nhằm cung cấp cho thị trường lao động, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và khu vực Miền trung- Tây nguyên;

2.1.3. Ngành nghề và quy mô đào tạo

Hiện nay Trường đang tổ chức đào tạo 08 nghề trình độ cao đẳng, 11 nghề trình độ trung cấp, 10 nghề trình độ sơ cấp. Quy mô tuyển sinh đào tạo năm 2015 là 8210 HSSV, trong đó hệ trung cấp và cao đẳng khoảng 1790 HSSV.

2.1.4. Định hướng phát triển Nhà trường

Xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ quốc phòng đến năm 2020, đạt các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

2.1.5. Cơ cấu tổ chức hiện nay của Nhà trường

Gồm: Ban giám hiệu; 05 phòng, ban chức năng; 02 khoa: Khoa Cơ khí Động lực; Khoa Điện-Điện tử; 08 trung tâm: Trung tâm tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm, Trung tâm đánh giá kỹ năng nghề, Trung tâm ĐTN tại Đà Nẵng, Trung tâm ĐTN tại Quảng Nam, Trung tâm ĐTN tại Bình Định, Trung tâm ĐTN tại Gia Lai, Trung tâm ĐTN tại Đắc lắc, Trung tâm ĐT và SH lái xe; 01 Trạm sửa chữa

2.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

2.2.1. Mục đích: Thu thập số liệu, thông tin đánh giá về thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV

2.2.2. Nội dung: Khảo sát về thực trạng ĐNGV, thực trạng công tác phát triển ĐNGV.

2.2.3. Đối tượng: Tiến hành phát phiếu xin ý kiến đánh giá của 73/75 CBQLvà giảng viên đang giảng dạy tại trường.

2.2.4. Phương pháp: Nghiên cứu tài liệu thống kê, lưu trữ; dùng phiếu khảo sát; quan sát hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, NCKH; thống kê toán học để xử lí thông tin, số liệu thu thập.

2.3. THỰC TRẠNG ĐNGV TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 5 – BỘ QUỐC PHÒNG

2.3.1. Số lượng

a. Số lượng đội ngũ giảng viên từ năm 2013 đến nay

Cán bộ, giảng viên, nhân viên của trường là 301 người. Số lượng giảng viên (không tính các nghề sơ cấp) gồm 73 người, trong đó: CBQL tham gia giảng dạy 12 người, giảng viên 61 người

b. Số lượng giảng viên theo ngành nghề (chỉ tính các nghề hệ cao đẳng và trung cấp)

Giảng viên các nghề hệ cao đẳng, trung cấp của nhà trường gồm: 29 giảng viên nghề Công nghệ ô tô, 05 giảng viên nghề Hàn, 04 giảng viên nghề Cắt gọt kim loại, 07 giảng viên nghề Điện tử, 11 giảng viên nghề Điện công nghiệp, 13 giảng viên nghề Kỹ thuật máy lạnh điều hòa không khí và 04 giảng viên nghề Công nghệ thông tin.

2.3.2. Cơ cấu

a. Cơ cấu về giới tính: Do đặc thù ngành nghề đào tạo của nhà trường, chủ yếu là các ngành khối kỹ thuật nên giảng viên nam chiếm 80,1% trong ĐNGV.

b. Về độ tuổi: ĐNGV đa số còn trẻ khi có 73,9% số giảng viên dưới 40 tuổi. Giảng viên trên 40 tuổi chiếm 26,1%.

2.3.3. Chất lượng

a. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên: Hiện nhà trường có 10 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 56 đại học, 07 cao đẳng; nhà trường có 100% giảng viên có chứng chỉ sư phạm dạy nghề; 100% giảng viên đều có chứng chỉ tin học trình độ A trở lên, trong đó có 17 giảng viên có trình độ tin học IC3; về trình độ ngoại ngữ tiếng Anh, nhà trường hiện chỉ có 14 giảng viên đạt TOEIC 350 và 3 giảng viên đạt TOEIC 450; về trình độ kỹ năng nghề, nhà trường hiện chỉ có 49 giảng viên đạt chuẩn trình độ kỹ năng nghề theo yêu cầu của Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH và 9 giảng viên đạt tiêu chí trường nghề chất lượng cao.

b. Về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp

* Về phẩm chất chính trị: ĐNGV có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí khắc phục khó khăn, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và phục tùng mệnh lệnh của người chỉ huy.

* Về phẩm chất đạo đức: ĐNGV của trường có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống trong sáng, giản dị, đoàn kết và quý trọng đồng nghiệp, xứng đáng là những tấm gương để HSSV noi theo.

* Về phẩm chất nghề nghiệp: Giảng viên nhà trường hiện nay đều là những người đam mê nghề nghiệp, trách nhiệm với giảng dạy, tất cả vì học sinh thân yêu.

c. Năng lực của đội ngũ giảng viên

Kết quả khảo sát về kỹ năng dạy học có 53,4% ý kiến đánh giá tốt, 28,6% đánh giá khá, 15,% đánh giá trung bình, 3% đánh giá yếu.

Kết quả khảo sát về kỹ năng giáo dục có 24,6% ý kiến đánh giá tốt, 48% đánh giá khá, 23,3% trung bình, 4,1% đánh giá yếu.

Kết quả khảo sát về kỹ năng NCKH có 15,1% ý kiến đánh giá tốt, 54,8% đánh giá khá, 26% trung bình, 4,1% đánh giá yếu.

2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐNGV CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 5 – BỘ QUỐC PHÒNG

2.4.1. Công tác xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển ĐNGV

Nhà trường đã có những biện pháp thực hiện công tác quy hoạch ĐNGV nhưng chưa thật sự bài bản, chưa mang tính chiến lược lâu dài, chưa chủ động trong công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV.

Nội dung thực hiện công tác phát triển ĐNGVMức độ đánh giá
Tốt KháTrung bình Yếu
Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển ĐNGV14%22 %57%7%
Tuyển dụng và sử dụng ĐNGV18%43%37%2%
Xây dựng chính sách thù lao34%42%21%3%
Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng ĐNGV43%41%16%0%
Kiểm tra đánh giá ĐNGV25%51%17%7%
Tạo động lực và môi trường làm việc phấn đấu phát huy năng lực cho ĐNGV47%53%0%0%

2.4.2. Tuyển dụng và sử dụng ĐNGV

Trong những năm qua, việc tuyển dụng và sử dụng giảng viên của trường đạt kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, trường chỉ tuyển dụng được giảng viên có trình độ đại học, đối với giảng viên có trình độ cao như thạc sĩ, giảng viên phù hợp với các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao, thì việc thu hút, tuyển dụng của trường còn gặp nhiều khó khăn.

2.4.3. Xây dựng chính sách thù lao

Nhìn chung, ĐNGV cơ bản hài lòng về các chế độ đãi ngộ của nhà trường. Kết quả khảo sát về thực hiện chế độ chính sách thù lao đối với ĐNGV cho thấy, có 34% ý kiến đánh giá tốt, 42% ý kiến đánh giá khá.

2.4.4. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng ĐNGV

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác ĐTBD giảng viên của trường vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục, đó là: trường vẫn chưa có quy hoạch ĐNGV dài hạn để có kế hoạch ĐTBD giảng viên theo các tiên chí trường chất lượng cao; tổ chức đào tạo kỹ năng thực hành chuyên môn nghề chưa thường xuyên; một số tham gia học tập để đối phó về bằng cấp, hiệu quả chưa cao.

2.4.5. Kiểm tra đánh giá ĐNGV

Công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên được nhà trường tiến hành thường xuyên. Tuy vậy, nội dung chủ yếu là kiểm tra hành chính mà chưa hướng trọng tâm kiểm tra vào phương pháp và chất lượng giảng dạy. Cán bộ các khoa và giảng viên chưa chủ động làm công tác kiểm tra và tự kiểm tra. Công tác đánh giá còn chung chung, chưa động viên được tính tích cực, chủ động của giảng viên trong tự kiểm tra, chưa kết hợp được nhiều luồng thông tin để chất lượng đánh giá sát thực.

2.4.6. Tạo động lực và môi trường làm việc phấn đấu phát huy năng lực cho ĐNGV

Nhà trường đã thực hiện nhiều nhiều biện pháp để tạo động lực và môi trường làm việc tốt cho ĐNGV. Tuy vậy, nhà trường chưa kết hợp với công tác kiểm tra, đánh giá, xếp loại ĐNGV để có cơ chế khen thưởng và xử phạt nghiêm minh, còn có hiện tượng cào bằng về chính sách, chế độ, làm hạn chế tinh thần thi đua, phấn đấu vươn lên trong ĐNGV.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG

2.5.1. Mặt mạnh

Hầu hết giảng viên của nhà trường có chuyên môn khá, có phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị và phẩm chất nghề nghiệp tốt; những năm qua, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp phát triển ĐNGV.

2.5.2. Mặt hạn chế

Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ còn dưới 15%, chưa đáp ứng với tiêu chí trường cao đẳng nghề; nhiều giảng viên chưa đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề, số giảng viên đạt chuẩn tin học IC3, Tiếng Anh TOEIC 450 chiếm tỷ lệ còn thấp.

Các biện pháp phát triển ĐNGV tuy được thực hiện đồng bộ, song có mặt vẫn còn hạn chế bởi sự chi phối khách quan lẫn chủ quan.

2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng

Nguyên nhân của những hạn chế đó là: nhà trường mới được nâng cấp lên cao đẳng nghề; cán bộ quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý giáo dục; ĐNGV đa số còn trẻ.

2.5.4. Những cơ hội và thách thức trong công tác quản lý đội ngũ giảng viên trong giai đoạn hiện nay

a. Thời cơ: Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ngày càng coi trọng vai trò của dạy nghề, quan tâm đầu tư phát triển dạy nghề. Đà Nẵng là địa phương có nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề. Lãnh đạo nhà trường rất chú trọng đến công tác phát triển ĐNGV.

b. Thách thức: Yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao cho xã hội phù hợp các tiêu chí trường nghề chất lượng cao; tác động của kinh tế thị trường trong công tác thu hút giảng viên có trình độ cao giảng dạy tại trường.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

DẠY NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 5 – BỘ QUỐC PHÒNG ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHÍ TRƯỜNG NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO

3.1. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững

3.2. CÁC BIỆN PHÁT PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN DẠY NGHỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 5 – BỘ QUỐC PHÒNG ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHÍ TRƯỜNG NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường về công tác phát triển đội ngũ giảng viên

a. Nội dung: Giáo dục tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV đối với sự phát triển của nhà trường, đặc biệt trong giai đoạn nhà trường đang phấn đấu trở thành trường nghề chất lượng cao

b. Tổ chức thực hiện: Đảng ủy nhà trường cần đưa nội dung lãnh đạo công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác phát triển ĐNGV cho cán bộ, giáo viên, nhân viên vào nghị quyết lãnh đạo thường xuyên. BGH trường có kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, viên chức nhà trường nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục, đào tạo nghề.

3.2.2. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng định hướng phát triển của nhà trường theo các tiêu chí Trường nghề chất lượng cao

a. Nội dung

Về số lượng, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ĐNGV theo các tiêu chí trường nghề chất lượng cao trong từng giai đoạn, chú ý đến tính cân đối, hợp lý của đội ngũ. Về chất lượng, tất cả các giảng viên đều đạt và vượt chuẩn về kỹ năng nghề, tiếng Anh TOEIC 450 điểm, tin học IC3; tăng số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy

Về cơ cấu: cân đối về độ tuổi, giới tính, ngành nghề đào tạo.

b. Tổ chức thực hiện: Đảng ủy, BGH trường cần căn cứ vào nhu cầu công tác và ĐNGV hiện có để quy hoạch tổng thể, mang tính chiến lược và cả quy hoạch ngắn hạn. Thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV tầm nhìn từ 3 đến 5 năm, 10 năm.

3.2.3. Xây dựng chính sách thù lao, tạo động lực và môi trường làm việc để thu hút, động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên dạy nghề

a. Nội dung: Xây dựng chính sách thù lao, tạo động lực và môi trường làm việc tốt thực chất là đảm bảo các điều kiện về vật chất, tinh thần để phát huy mọi khả năng trong việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên.

b. Tổ chức thực hiện

Xây dựng và bổ sung, điều chỉnh thường xuyên quy chế chi tiêu nội bộ; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giảng viên yên tâm học tập, công tác bằng việc thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách; tăng cường xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; nhà trường cần chú trọng xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở

Đổi mới công tác tuyển dụng giảng viên đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nhà trường làm cho việc tuyển dụng giảng viên đi vào nề nếp, tuyển dụng được những giảng viên có phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn tốt, bổ sung lực lượng để phát triển ĐNGV đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và định hướng phát triển của nhà trường.

Trường cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng giảng viên mang tính chiến lược, dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu trước mắt, đồng thời đảm bảo định hướng phát triển lâu dài của trường. Việc tuyển dụng phải thực sự xuất phát từ nhu cầu công việc, đồng thời trường phải xây dựng được hệ thống danh mục vị trí việc làm, từ đó có cơ sở để tuyển dụng đúng người, đúng việc, đúng số lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý.

Để công tác tuyển dụng giảng viên đạt hiệu quả, nhà trường cần xây dựng và ban hành quy chế, quy trình tuyển dụng giảng viên và tổ chức thực hiện đúng theo quy chế, quy trình đã ban hành. Quy chế tuyển dụng giảng viên cần xác định rõ những nguyên tắc, căn cứ, điều kiện tuyển dụng giảng viên, những tiêu chí cần có của giảng viên dự tuyển, hình thức và trình tự tuyển dụng,…

3.2.4. Đổi mới công tác tuyển dụng giảng viên đáp ứng nhu cầu thực tiễn

a. Nội dung: Công tác tuyển dụng giảng viên nhằm giúp cho việc xây dựng và phát triển ĐNGV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Chú trọng tuyển dụng được những giảng viên có phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn tốt, có đủ tiêu chuẩn giảng viên theo tiêu chí trường chất lượng cao.

b. Tổ chức thực hiện: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng giảng viên mang tính chiến lược, dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn 2016-2020. Để công tác tuyển dụng giảng viên đạt hiệu quả, nhà trường cần xây dựng và ban hành quy chế, quy trình tuyển dụng giảng viên và tổ chức thực hiện đúng theo quy chế, quy trình đã ban hành.

3.2.5. Bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên dạy nghề hợp lý

a. Nội dung: Phân công và sử dụng hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo, năng lực và điểm mạnh của từng giảng viên nhằm phát huy tối đa sức mạnh nội lực, sở trường, kinh nghiệm công tác cũng như niềm đam mê trong giảng dạy và nghiên cứu của từng giảng viên.

b. Tổ chức thực hiện: Nhận định, đánh giá chính xác về năng lực, khả năng, ý thức trách nhiệm của từng giảng viên. Có chế độ, chính sách cụ thể, chuẩn bị đầy đủ điều kiện làm việc cho ĐNGV; tránh hiện tượng ưu ái, thân quen để phân công, bố trí; quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của giảng viên, để khuyến khích, động viên giảng viên tích cực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.6. Công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng ĐNGV dạy nghề. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ phát triển ĐNGV dạy nghề

a. Nội dung: Nâng dần tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trên 30%; cử giảng viên có trình độ cao đẳng học liên thông đại học; về kỹ năng thực hành chuyên môn nghề theo tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, phấn đấu 100% giảng viên đạt trình độ bậc thợ 3/5 trở lên; về ngoại ngữ tiếng anh, 100% giảng viên có trình độ TOEIC từ 350 điểm, trong đó giảng viên dạy các nghề trọng điểm phải đạt trình độ 450 điểm TOEIC; về tin học, 100% giảng viên có trình độ tin học IC3. Chú trọng bồi dưỡng ĐNGV phương pháp giảng dạy tích hợp và tổ chức đào tạo theo tiêu chuẩn năng lực thực hiện

b. Biện pháp thực hiện: Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng hợp lý, xác định cụ thể đối tượng, nội dung, hình thức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng, lộ trình thực hiện và những yêu cầu cần đạt được. Để đáp ứng các tiêu chí phát triển thành trường nghề chất lượng cao, nhà trường cần xác định lộ trình thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng để có tỷ lệ giảng viên đạt chuẩn qua từng năm.

3.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá năng lực đội ngũ giảng viên dạy nghề

a. Nội dung: Nhà trường cần xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và các hình thức đánh giá theo đúng quy định, nội dung cụ thể: Đánh giá tác phong, nề nếp làm việc của giảng viên; đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, từ đó xếp loại giảng viên để có chính sách bồi dưỡng đào tạo cho thích hợp; đánh giá phẩm chất chính trị, tư tưởng; phẩm chất nhà giáo của người giảng viên.

b. Tổ chức thực hiện: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá ĐNGV, xác định rõ mục đích, ý nghĩa, các tiêu chí và những quy định cụ thể để kiểm tra, đánh giá; cần đổi mới nội dung và hình thức đánh giá theo hướng tập trung vào chất lượng và hiệu quả công việc.

3.2.8. Cải tiến, khắc phục, hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ giảng viên dạy nghề

a. Nội dung: Nội dung của việc cải tiến, khắc phục là xem xét sự không phù hợp của các biện pháp thực hiện phát triển ĐNGV theo tiêu chí trường nghề chất lượng cao để bảo đảm sự không phù hợp không tái diễn.

b. Tổ chức thực hiện: Căn cứ vào các Tiêu chí trong Quyết định 761/QĐ-TTg và Thông tư 30/2010/TT-BLĐTBXH, nhà trường tổng hợp kết quả thực hiện nội dung trong từng biện pháp để xem xét cần tiến hành cải tiến, khắc phục cho phù hợp. Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 để xây dựng và áp dụng hệ thống quy trình xử lý công việc.

3.2.9. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp trên có mối liên hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, kết quả của biện pháp này là điều kiện thành công cho biện pháp khác. Các biện pháp phát triển ĐNGV nêu trên đều có vai trò quan trọng. Tuy vậy, bên cạnh biện pháp về quy hoạch phát triển ĐNGV là biện pháp bao trùm, thể hiện tính định hướng, tính tổng thể và tính chiến lược lâu dài, thì biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng ĐNGV được cho là quan trọng, cấp thiết hơn cả.

3.3. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT

Sau khi đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV của Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ quốc phòng đáp ứng các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến đánh giá đối với 22 người gồm: 12 CBQL và 10 giảng viên về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo sát được thể hiện qua Bảng 3.1

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp

TTTên biện phápTính

cấp thiết

Tính

khả thi

1Nâng cao nhận thức CBQL và giảng viên nhà trường về công tác phát triển ĐNGV19/22

= 86,4%

20/22

=90,9%

2Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV đáp ứng định hướng phát triển nhà trường theo tiêu chí Trường nghề chất lượng cao21/22

= 95,4%

18/22

=81,8%

3Xây dựng chính sách thù lao, tạo động lực và môi trường làm việc để thu hút, động viên, khuyến khích ĐNGV dạy nghề22/22

= 100%

21/22

=95,4%

4Đổi mới công tác tuyển dụng giảng viên đáp ứng nhu cầu thực tiễn20/22

= 90,9%

18/22

=81,8%

5Bố trí, sử dụng ĐNGV dạy nghề hợp lý19/22

= 86,4%

19/22

=86,4%

6Công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng ĐNGV dạy nghề. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ phát triển ĐNGV dạy nghề22/22

= 100%

21/22

=95,4%

7Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá năng lực đội ngũ giảng viên dạy nghề20/22

= 90,9%

19/22

=86,4%

8Cải tiến, khắc phục, hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ giảng viên dạy nghề19/22

= 86,4%

17/22

=77,3%

Qua tổng hợp xử lý số liệu đã đánh giá được mức độ rất cần thiết của các biện pháp, thể hiện bằng tỷ lệ % trong đó cả 8 biện pháp đều được các BQL và giảng viên đánh giá cao về sự cần thiết của nó.

Qua tổng hợp và xử lý số liệu đã đánh giá mức độ rất khả thi của các biện pháp được thể hiện bằng tỉ lệ % và được đánh giá cao trong đó biện pháp 3 và biện pháp 6 được đánh giá cao nhất.

Qua tổng hợp cả 8 biện pháp đều đảm bảo về sự cần thiết và khả thi trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ quốc phòng đáp ứng các tiêu chí trường nghề chất lượng cao trong giai đoạn 2016 – 2020.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thời gian qua, công tác phát triển ĐNGV dạy nghề đã và đang được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển. Vai trò của giảng viên dạy nghề trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề ngày càng được khẳng định. Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 đã xác định “Phát triển ĐNGV và cán bộ quản lý dạy nghề” là một trong hai giải pháp đột phá để thực hiện chiến lược.

Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ quốc phòng là trường có bề dày thành tích và uy tín về đào tạo nghề trong những năm qua. Vì vậy, công tác phát triển ĐNGV luôn là vấn đề rất cần thiết và hết sức quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020, nhà trường đang có những bức phá mạnh mẽ để đạt được danh hiệu trường nghề chất lượng cao.

Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó, luận văn đã đi sâu nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề cơ bản sau đây:

– Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về mặt lý luận, luận văn đã làm sáng tỏ các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: khái niệm về đội ngũ, phát triển đội ngũ; khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực; khái niệm giảng viên, giảng viên dạy nghề, ĐNGV dạy nghề, phát triển ĐNGV dạy nghề, Trường nghề chất lượng cao…

– Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng của ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV của Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ quốc phòng. Qua đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ quốc phòng đáp ứng các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao giai đoạn 2016-2020.

– Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu ở chương 1; bối cảnh tình hình chung về công tác đào tạo nghề, thực trạng ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV của Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ quốc phòng. Nhằm giúp Hiệu trưởng thực hiện có hiệu quả công tác phát triển ĐNGV của nhà trường đáp ứng các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao, luận văn đã đề xuất 8 biện pháp sau:

– Nâng cao nhận thức của CBQL và ĐNGV nhà trường về công tác phát triển ĐNGV đáp ứng các tiêu chí trường nghề chất lượng cao;

– Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV đáp ứng định hướng phát triển của nhà trường giai đoạn 2016-2020;

– Xây dựng chính sách thù lao, tạo động lực và môi trường làm việc để thu hút, động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên dạy nghề

– Đổi mới công tác tuyển dụng giảng viên đáp ứng nhu cầu thực tiễn

– Bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên dạy nghề hợp lý

– Công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng ĐNGV dạy nghề. Tổ chức các điều kiện hỗ trợ phát triển ĐNGV dạy nghề

– Tăng cường kiểm tra đánh giá năng lực ĐNGV dạy nghề

– Cải tiến, khắc phục, hoàn thiện công tác phát triển ĐNGV

Các biện pháp trên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau, tùy theo từng giai đoạn phát triển của nhà trường mà vị trí, vai trò của các biện pháp có sự thay đổi. Các biện pháp đề xuất chỉ thật sự có ý nghĩa khi được thực hiện một cách đồng bộ. Hiệu quả của các biện pháp phụ thuộc vào sự vận dụng chúng một cách hợp lý vào thực tiễn xây dựng, phát triển ĐNGV của Trường Cao đẳng nghề số 5 – Bộ quốc phòng.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\K30 DA NANG\VO HUY SON\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *