Phát triển bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Đồng Hới

Phát triển bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Đồng Hới

Phát triển bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 “Phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 – 2015 và 2020”. Như vậy, để đề án BHYT toàn dân thực thi có hiệu quả, đi vào thực tiễn cuộc sống thì yêu cầu mỗi địa phương, cơ quan chức năng liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ, có các giải pháp điều hành sáng tạo, hiệu quả, đặc biệt tại các đơn vị cơ sở phải tổ chức nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác BHYT trên địa bàn, từ đó xây dựng các giải pháp toàn diện phù hợp với đặc điểm tình hình địa bàn để thực hiện đúng lộ lình bao phủ BHYT toàn dân tại địa bàn cơ sở, góp phần thực hiện thành công Đề án tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 – 2015 và 2020 trên cả nước. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng chính phủ, BHXH tỉnh Quảng Bình đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan ở địa phương và tuân thủ chỉ đạo của BHXH Việt Nam triển khai thực hiện Đề án. Xuất phát từ yêu cầu trên, với kinh nghiệm thực tiễn công tác trong ngành BHXH, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển BHYT;

Duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia BHYT đạt 100%;

Mở rộng các nhóm đối tượng để đến năm 2021 đạt tỷ lệ 100% dân số tham gia BHYT;

Đề xuất một số giải pháp để phát triển BHYT tại BHXH thành phố Đồng Hới cho những năm tiếp theo.

3. Câu hỏi nghiên cứu

– Nội dung phát triển BHYT gồm những vấn đề gì? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển BHYT?

– Thực trạng phát triển BHYT tại BHXH thành phố Đồng Hới giai đoạn 2014 – 2018 như thế nào? Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại là gì?

– Cần có những giải pháp nào để phát triển BHYT tại BHXH thành phố Đồng Hới trong thời gian tới?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển BHYT tại BHXH thành phố Đồng Hới.

b. Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung về phát triển BHYT.

+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế xã hội tại thành phố Đồng Hới và tình hình tham gia BHYT trên địa bàn thành phố Đồng Hới.

+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng phát triển BHYT từ năm 2014 đến 2018 và các giải pháp phát triển trong thời gian tới.

5. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập thông tin

b. Phương pháp xử lý số liệu

c. Phương pháp phân tích, đánh giá: Phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp thống kê so sánh.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7. Sơ lược tài liệu nghiên cứu chính

8. Sơ lược tổng quan tài liệu

9. Kết cấu luận văn

Nội dung của bài luận văn được chia thành 3 phần chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển BHYT

Chương 2: Thực trạng phát triển BHYT tại BHXH Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Giải pháp phát triển BHYT tại BHXH Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ

1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ

1.1.1. Khái niệm bảo hiểm y tế

a. Khái niệm bảo hiểm y tế

Theo Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 “BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của luật BHYT”

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014 thì: “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện”

Phát triển bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Phát triển bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

b. Khái niệm phát triển bảo hiểm y tế

Phát triển BHYT là phát triển đối tượng tham gia BHYT, nâng cao chất lượng KCB, phát triển mạng lưới cơ sở y tế và quản lý cung ứng dịch vụ BHYT nhằm tiến tới 100% dân số trong một quốc gia tham gia BHYT, công bằng trong chăm sóc sức khỏe

1.1.2. Phân loại Bảo hiểm y tế

a. Phân theo tính chất

b. Phân theo loại hình Bảo hiểm

1.1.3. Nguyên tắc Bảo hiểm y tế

1.1.4. Các nội dung cơ bản của Bảo hiểm y tế

a. Đối tượng tham gia

– BHYT bắt buộc: Chính phủ quy định các nhóm đối tượng bắt buộc phải đóng BHYT từ nguồn thu nhập, một số nhóm đối tượng được Chính phủ trích NSNN để đóng BHYT.

– BHYT tự nguyện: Chính phủ khuyến khích mọi công dân tham gia BHYT tự nguyện nhằm tăng độ bao phủ BHYT.

b. Mức đóng

– BHYT bắt buộc: được bắt buộc căn cứ vào mức thu nhập từ lương và các khoản có tính chất lương.

– BHYT tự nguyện: do người tham gia BHYT đăng ký, mức đóng tối thiểu trên cơ sở mức lương tối thiểu từng thời kỳ.

c. Phương thức đóng

d. Quyền lợi khám chữa bệnh

KCB đúng tuyến: có 3 mức thanh toán: 100%, 95%, 80% chi phí KCB tùy theo đối tượng.

KCB không đúng tuyến: có 3 mức thanh toán: 100%, 60%, 40% chi phí KCB tùy theo đối tượng và theo tuyến bệnh viện.

e. Vai trò của bảo hiểm y tế

Hoạt động BHYT là nền tảng cho lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mang tính cộng đồng, đoàn kết cùng chia sẻ rủi ro rất cao.

Bảo hiểm y tế trước hết là nội dung của BHXH, một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống đảm bảo ổn định xã hội, là chế độ chăm sóc y tế trong hệ thống an sinh xã hội, cùng với các chính sách xã hội và cứu trợ xã hội, hoạt động của BHYT đã thực sự trở thành nền tảng xây dựng nên nền móng vững chắc cho sự bình yên và phát triển xã hội.

1.1.5. Ý nghĩa của phát triển Bảo hiểm y tế

Phát triển số lượng người tham gia BHYT sẽ đem lại những tác động xã hội và hiệu quả kinh tế to lớn đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.

Tạo được sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe của các nhóm đối tượng trong xã hội. Người dân được chăm sóc về y tế tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe người dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ

1.2.1. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

* Nội dung:

Phát triển đối tượng tham gia BHYT được thực hiện trên cơ sở tăng về số lượng, tăng về tỷ lệ, đảm bảo người tham gia BHYT trong từng nhóm đối tượng tham gia BHYT bắt buộc hay BHYT tự nguyện đầy đủ.

* Tiêu chí đánh giá:

Tỷ lệ người tham gia BHYT trên tổng số dân.

1.2.2. Phát triển mạng lưới cơ sở KCB BHYT

* Nội dung:

Tạo cho người tham gia BHYT có nhiều sự lựa chọn trong quá trình KCB.

Đưa các cơ sở KCB hiện có chưa tham gia hệ thống KCB BHYT vào danh sách hệ thống các cơ sở KCB BHYT, đồng thời đầu tư xây dựng mới cơ sở KCB BHYT.

* Tiêu chí đánh giá:

Mạng lưới cơ sở KCB BHYT có mức độ đáp ứng nhu cầu KCB của người dân như thế nào. Việc phân cấp, phân tuyến KCB đã đáp ứng được tiêu chuẩn để giảm được tình trạng quá tải của bệnh viện lớn hay chưa.

1.2.3. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

* Nội dung:

Gia tăng quyền lợi BHYT

Gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế

Gia tăng chất lượng KCB BHYT

* Tiêu chí đánh giá:

Mức độ cải thiện sức khỏe sau khi được KCB và sự hài lòng của người tham gia BHYT.

1.2.4. Phát triển cung ứng dịch vụ BHYT

* Nội dung:

Cụ thể là phát triển mạng lưới nhân viên ngành BHXH, gia tăng số lượng đại lý thu, cộng tác viên.

* Tiêu chí đánh giá:

Gia tăng đại lý thu, cộng tác viên cả về số lượng và chất lượng. Các đối tượng tham gia BHYT có dễ dàng tiếp xúc với hệ thống đại lý thu để đăng ký hoặc cấp thẻ BHYT hay không.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội

a. Điều kiện tự nhiên

b. Điều kiện kinh tế

c. Điều kiện văn hoá – xã hội

1.3.2. Vai trò của hệ thống chính trị

Có vai trò vừa định hướng, vừa tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có chính sách BHYT.

1.3.3. Công tác truyền thông

Có ảnh hưởng quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều mặt, chuyển tải cơ chế về BHYT đến từng người dân.

1.3.4. Hệ thống tổ chức thực hiện Bảo hiểm y tế

Sự phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành của địa phương phải chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện chính sách BHYT, dẫn tới việc lập danh sách cấp phát thẻ BHYT, giải quyết vướng mắc kịp thời.

1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BHYT

1.4.1. Kinh nghiệm ở tỉnh Phú Yên

1.4.2. Kinh nghiệm ở tỉnh Quảng Trị

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BHYT TẠI BHXH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. TỔNG QUAN VỀ BHXH TP ĐỒNG HỚI

2.1.1. Tổng quan về BHXH Thành phố Đồng Hới

a. Quá trình hình thành và phát triển

b. Cơ cấu tổ chức

c. Chức năng và nhiệm vụ

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động BHYT

a. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội

* Yếu tố địa lý

* Phân bố dân cư

* Điều kiện kinh tế

b. Vai trò của hệ thống chính trị

c. Hệ thống tổ chức thực hiện BHYT trên địa bàn

d. Công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về BHYT

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BHYT TẠI BHXH TP ĐỒNG HỚI GIAI ĐOẠN 2014-2018

2.2.1. Thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHYT

a. Thực trạng tỷ lệ tham gia BHYT trên tổng dân số.

Tỷ lệ tham gia BHYT trên tổng số dân nhìn chung đều tăng tính đến 31/12/2018 ở thành phố Đồng Hới là 106.140 người, đạt tỷ lệ tham gia BHYT 81,05% dân số.

Đối tượng chiếm số lượng và tỷ trọng lớn nhất là nhóm đối tượng người tự nguyện đóng. Đối tượng có số lượng và tỷ trọng lớn tiếp theo là đối tượng được ngân sách nhà nước đóng. Được thể hiện rõ ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Đối tượng, số lượng người được cung cấp BHYT

TTTNhóm đối tượngNăm
20142015201620172018
1ISố người tham gia BHYT66.20386.20395.265109.152106.140
21NLĐ và SDLĐ đóng BHYT14.95815.99216.97117.10318.081
32Cơ quan BHXH đóng10.76111.53412.20712.56112.616
43Ngân sách nhà nước đóng18.58421.15025.55925.49424.950
54Ngân sách NN hỗ trợ22.01523.05823.17225.48923.741
65Người tự nguyện tham gia10.68714.46917.35628.50526.752
IIITổng số dân trên địa bàn102.721105.165126.705128.729130.951
IIIITỷ lệ tham gia (%) (=I/II)64,4581,9775,1984,7981,05

(Nguồn: BHXH thành phố Đồng Hới và Niên giám thống kê)

Tuy nhiên, nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng và nhóm ngân sách nhà nước hỗ trợ cũng có tỷ lệ giảm, trong khi Nhà nước rất quan tâm mở rộng các chính sách cho đối tượng này. Qua đó cho thấy tổng số hộ nghèo và cận nghèo cần được hỗ trợ bảo hiểm trên địa bàn thành phố Đồng Hới đang có xu hướng giảm, đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển BHYT toàn dân.

b/ Thực trạng tham gia BHYT theo địa bàn hành chính (xã/phường)

Bảng 2.2. Thực trạng tham gia BHYT theo địa bàn năm 2018

TTPhường/xãDân sốSố người tham gia BHYTTỷ lệ tham gia BHYT trên tổng dân số (%)
IKhu vực thành thị89,67378,12174,00
IIKhu vực nông thôn41,27828,01967,88
 TỔNG CỘNG130,951106,14081,05

(Nguồn: BHXH TP Đồng Hới)

Qua bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ tham gia BHYT ở khu vực thành thị có độ bao phủ cao hơn, bình quân 74%, khu vực nông thôn tỷ lệ tham gia BHYT thấp hơn, bình quân 67,88%. Trong khu vực thành thị, các phường xa trung tâm lao động tự do nhiều nên có tỷ lệ tham gia BHYT đạt thấp hơn mức bình quân toàn thành phố (81,05%).

Mặc dù kinh tế suy thoái trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhưng tỷ lệ tham gia BHYT vẫn tăng ổn định, nên với tình hình kinh tế phục hồi trong những năm tới sẽ là nhân tố thuận lợi để đạt mục tiêu phát triển BHYT.

2.2.2. Thực trạng phát triển mạng lưới cơ sở KCB BHYT

Từ năm 2014 đến 2018 số lượng cơ sở y tế KCB trên địa bàn thành phố Đồng Hới không tăng do không được đầu tư xây dựng mới, không được mở rộng cơ sở y tế của nhà nước, bên cạnh đó các cơ sở y tế tư nhân cũng chưa được đưa vào tham gia KCB cho đối tượng được hưởng dịch vụ BHYT.

Bảng 2.3. Thực trạng về cơ sở khám chữa bệnh BHYT

TTTiêu thứcNăm
20142015201620172018
1Số cơ sở KCB BHYT.Trong đó2121212121
 Bệnh viện33333
 Ban/phòng11111
 Trạm y tế xã phường1616161616
 Trung tâm11111
2Số giường bệnh10231083109510731264
 Bệnh viện9831040105010541243
 Ban/phòng30303030 30 
 Trung tâm1013151921
3Số lượng Bác sỹ299329340350362
4Y sỹ, kỷ thuật viên140152158160160
5Số lượng người tham gia BHYT80.53986.01588.263109.152106.140
6Số người tham gia BHYT/1 bác sỹ269261260312293
7Số người tham gia BHYT/số giường bệnh79798110284

(Nguồn: UBND thành phố Đồng Hới – BHXH tỉnh Quảng Bình )

Số lượng giường bệnh chủ yếu tăng ở khối bệnh viện, khối Ban/phòng và khối tram y tế xã phường không thay đổi.

Số người tham gia BHYT/01 bác sỹ có xu hướng giảm cho thấy nguồn nhân lực của các cơ sở KCB BHYT đang tăng tương đối so với số lượng người tham gia BHYT.

Tóm lại, số lượng giường bệnh, nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Đồng Hới chưa đáp ứng đủ điều kiện để phát triển BHYT trong những năm tới.

2.2.3. Thực trạng nâng cao chất lượng KBC

a. Năng lực khám chữa bệnh của các cơ sở y tế

Qua bảng 2.4 cho thấy các cơ sở y tế không thể đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu khám và điều trị đối với người tham gia BHYT, đặc biệt là các bệnh cần điều trị kỷ thuật cao, thiết bị hiện đại, mà chỉ mới điều trị các bệnh thông thường, các bệnh phức tạp yêu cầu phải điều trị chuyên khoa chưa đáp ứng được.

Bảng 2.4. Thực trạng năng lực khám chữa bệnh BHYT năm 2018

TTTiêu thứcBệnh việnTrạm y tế
1Số y bác sỹ34988
2Số giường bệnh1.2430
3TB xét nghiệm580
4TB Xquang60
5TB CT Scan30
6TB cộng hưởng từ10
7Thiết bị phẫu thuật nội soi40
8Các thiết bị kỹ thuật cao khác00

(Nguồn: Sở y tế – BHXH tỉnh Quảng Bình)

Hệ thống cơ sở KCB như trên được đánh giá là chưa đáp ứng được toàn diện về nhu cầu KCB của đa số đối tượng tham gia BHYT, đây là một thách thức lớn cho mục tiêu phát triển BHYT.

b. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế

Người tham gia BHYT không được chủ động đăng ký nơi KCB ban đầu mà tùy theo đối tượng được BHXH chỉ định nơi đăng ký KCB ban đầu theo thỏa thuận với Sở y tế Quảng Bình.

Chưa có cơ sở y tế tư nhân nào được ký hợp đồng KCB BHYT, do vậy chưa mở rộng cơ sở KCB cho người tham gia BHYT chủ động lựa chọn đăng ký KCB.

c. Gói quyền lợi của người tham gia BHYT

Theo cơ chế hiện hành, đối tượng tham gia BHYT bắt buộc mà chủ yếu là người lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị hành chính là nhóm đối tượng nộp BHYT từ nguồn tài chính của cá nhân đang được hưởng mức thanh toán thấp nhất (80% chi phí), các đối tượng còn lại chủ yếu do ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHTY đang được hưởng mức thanh toán cao (95% hoặc 100% chi phí ). Trong khi sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn thuộc về nhóm do ngân sách nhà nước và quỹ BHXH đóng BHYT.

Thực tiễn tại TP Đồng Hới, quyền lợi về KCB của người tham gia BHYT tương đối toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn với nhu cầu KCB ngày càng gia tăng.

d. Thực trạng chất lượng KCB của các cơ sở y tế

* Ý kiến đánh giá về thủ tục hành chính KCB BHYT

Việc KCB đã được thực hiện đúng theo quy định (giá trị trung bình đạt 4,08) và người dân không phải mua thêm thuốc trong quá trình điều trị (giá tri trung bình đạt 3,91). Tuy nhiên, thủ tục khám bệnh BHYT còn khá rườm rà, phức tạp cho người dân khi tiến hành đăng ký khám bệnh và thanh toán phí khám chữa bệnh sau này.

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá thủ tục khám chữa bệnh BHYT

Tiêu chíÝ kiến đánh giá (%)Trung bình
Rất không đồng ýKhông đồng ýBình thườngĐồng ýRất đồng ý
Thủ tục KCB BHYT đơn giản13,624,513,68,202,96
Không mất nhiều thời gian cho việc KCB8,219,13042,703,07
Không phải mua thêm thuốc (và các loại khác) trong quá trình điều trị013,619,13037,33,91
Thủ tục KCB được thực hiện đúng theo quy định của đơn vị05,527,320,946,44,08

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát)

Bên cạnh đó, quá trình KCB tốn khá nhiều thời gian vì số lượng bệnh nhân càng lúc càng nhiều trong khi số lượng đội ngũ y bác sĩ còn khá hạn chế.

* Ý kiến đánh giá về công tác KCB BHYT

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá công tác KCB BHYT

Tiêu chíÝ kiến đánh giá (%)Trung bình
Rất không đồng ýKhông đồng ýBình thườngĐồng ýRất đồng ý
Bác sỹ khám bệnh chu đáo019,140,934,55,53,26
Việc chuẩn đoán bệnh chính xác05,521,831,840,94,08
Nhanh khỏi bệnh010,919,135,534,53,94
Chất lượng thuốc do BH cung cấp đảm bảo02,719,138,2404,15
Các thiết bị y tế tại các trung tâm y tế đầy đủ021,846,429,12,73,13
Có đủ giường, phòng cho bệnh nhân Bảo hiểm024,540305,53,16
Số lượng bác sỹ tại các cơ sở y tế tuyến huyện đáp ứng được nhu cầu KCB của người dân10,93029,13002,78
Việc chuyển tuyển được thực hiện dễ dàng021,838,234,55,53,24
Thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sỹ nhiệt tình024,535,537,32,73,18

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát)

Theo đánh giá của khách hàng ở bảng 2.9 nhận định Chất lượng thuốc do BH cung cấp đảm bảo, nhận định Việc chuẩn đoán bệnh chính xác và nhận định Nhanh khỏi bệnh được khách hàng đánh giá khá tốt.

Đối với năng lực phục vụ của đội ngũ cán bộ y bác sĩ phục vụ KCB theo BHYT chưa được đánh giá cao. Do đó, trong thời gian tới, BHXH thành phố Đồng Hới cần phải quan tâm đến vấn đề này để nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân.

Cơ sở vật chất phục vụ vẫn chưa thực sự đáp ứng tốt được cho công tác KCB BHYT. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ bác sĩ KCB tuyến huyện vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu KCB ngày càng tăng của người dân.

2.2.4. Thực trạng phát triển cung ứng dịch vụ BHYT

a. Hệ thống cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH

Hệ thống BHXH được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến BHXH cấp huyện, thị xã, thành phố, vẫn chưa có hệ thống BHXH cấp xã. Nên việc trực tiếp tiếp xúc với người dân là rất khó khăn, trong khi đó địa bàn thành phố Đồng Hới là tương đối rộng, bao gồm cả đồng bằng và miền trung du.

b. Hệ thống đại lý Thu BHYT

Đại lý thu như là cánh tay nối dài giữa cơ quan BHXH với người dân, đưa chính sách BHYTđến gần hơn tới người nhân dân lao động; trực tiếp thực hiện tuyên truyền, vận động và thu tiền tham gia BHYT từ người lao động. Nhưng số lượng đại lý đang còn ít so với mật độ dân số trên địa bàn thành phố.

Về chất lượng đại lý thu, việc đào tạo đại lý thuộc hệ thống xã, phường, thị trấn bước đầu chỉ với số lượng có hạn.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐỒNG HỚI GIAI ĐOẠN 2014- 2018

2.3.1. Những thành quả đạt được

Số lượng người tham gia BHYT ngày càng tăng lên và các năm đều đạt chỉ tiêu do BHXH tỉnh Quảng Bình giao. Đối tượng tham gia ngày càng được mở rộng ở toàn dân, với tỷ lệ bao phủ của BHYT tại Đồng Hới là 81,05%.

Mạng lưới cơ sở KCB tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia đi khám chữa bệnh.

Quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng và nâng cao, nhiều chính sách về hỗ trợ BHYT cho các nhóm đối tượng đã được Chính phủ triển khai mở rộng.

Chất lượng dịch vụ KCB BHYT tại thành phố Đồng Hới có sự chuyển biến tốt và càng được nâng cao.

Mạng lưới đại lý thu BHYT ngày càng được mở rộng từ các đơn vị là cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đại lý ở các xã, phường. Chất lượng các đại lý ngày càng được cải thiện.

2.3.2. Những hạn chế

Tỷ lệ tham gia BHYT trên địa bàn thành phố tuy đạt được 81,05% dân số cũng có thể nói là cao, nhưng chưa đạt được mục tiêu do Đảng và Nhà nước đề ra.

Mạng lưới cơ sở KCB trong những năm gần đây chưa được mở rộng và đầu tư lại trang thiết bị. Quyền lợi khám chữa bệnh BHYT đã được mở rộng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Trẻ em dưới 6 tuổi khi vượt tuyến vẫn phải thanh toán 40%, 60%, 100% viện phí theo tuyến bệnh viện.

Chất lượng KCB của bệnh viện Đa khoa và một số trạm y tế xã/phường chưa thực sự đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của người bệnh.

Hệ thống mạng lưới đại lý thu BHYT mặc dù đã được mở rộng, tuy nhiên số lượng đại lý thu BHYT vẫn còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội

Chính sách ưu đãi cho các nhóm đối tượng có sự chênh lệch nhưng điều kiện kinh tế của các nhóm đối tượng thực sự không có khác biệt nhiều.

Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn nên việc phát triển BHYT cho nhóm đối tượng này sẽ gặp nhiều khó khăn.

b. Vai trò của hệ thống chính trị

Cấp uỷ đảng một số nơi chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT một cách quyết liệt.

c. Công tác tuyên truyền

Chưa được sâu rộng, chưa thực sự nắm được tầm quan trọng của việc tham gia BHYT.

d. Hệ thống tổ chức thực hiện BHYT

Sự phối hợp giữa BHXH thành phố – Bệnh viện đa khoa – Phòng Y tế – Phòng Lao động thương binh và xã hội – Phòng Giáo dục Đào tạo và một số đơn vị liên quan chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Việc thanh kiểm tra, giám sát chưa được chủ động.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHYT TẠI BHXH

THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BHYT CỦA BHXH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1.1. Quan điểm

– BHYT là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội.

– Chính sách BHYT có lộ trình, bước đi phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, luôn mở rộng và hoàn thiện chế độ.

– Chính sách BHYT phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ.

3.1.2. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung: Tăng nhanh diện bao phủ BHYT, đảm bảo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.

b. Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2021 phấn đấu đạt 100% dân số tham gia BHYT với cơ chế BHYT tiên tiến, hội nhập.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

3.2.1. Giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHYT

a. Đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khỏe, phổ biến pháp luật về bảo hiểm y tế

– Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHYT đến tất cả các nhóm đối tượng, ở các cấp, các ngành, đoàn thể, nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, các tầng lớp dân .

– Thực hiện tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Nội dung cần giải thích rõ ràng các chính sách trợ cấp BHYT cho người dân.

– Mở các cuộc thi tìm hiểu về BHYT, kết hợp lồng ghép với các buổi sinh hoạt của phường, xã, các hội, đoàn thể, mở kênh cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc cho người tham gia BHYT trên đường điện thoại, đường dây nóng.

– Các chính sách hỗ trợ phải được thông báo thường xuyên trên hệ thống phát thanh, truyền hình của Thành phố, xã, phường,….

b. Phát triển đối tượng tham gia BHYT

Để thực hiện khai thác tối đa, chúng ta cần xây dựng chỉ tiêu phát triển và giải pháp riêng theo từng nhóm đối tượng, cụ thể như sau:

– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT: dựa vào tình hình cụ thể đề xuất các giải pháp để trình UBND thành phố chỉ đạo thu đủ số tiền BHYT của các doanh nghiệp, đơn vị, có cách giải quyết kịp thời các doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHYT.

– Nhóm do ngân sách nhà nước đóng: giao trách nhiệm cho cán bộ phường, xã lập danh sách hành tháng, theo dõi thường xuyên để kịp thời hướng dẫn, đôn đốc việc lập danh sách trẻ em dưới 6 tuổi, nhằm tạo niềm tin cho người tham gia BHYT.

– Nhóm tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT: Giao trách nhiệm cụ thể cho UBND cấp xã triển khai thực hiện, đồng thời đề nghị UBND thành phố hỗ trợ phần đóng còn lại của đối tượng tham gia BHYT. Giao chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ tham gia BHYT làm một trong các chỉ tiêu đánh giá thi đua cho Phòng Giáo dục Đào tạo, các nhà trường và cấp ủy địa phương trên địa bàn.

– Nhóm tự nguyện tham gia BHYT: khuyến khích mua BHYT bằng cách hỗ trợ một phần đóng cho nhóm đối tượng này, đồng thời giảm tỷ lệ đóng.

3.2.2. Phát triển mạng lưới cơ sở KCB BHYT

a. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị KCB

– Các cơ sở KCB BHYT cần huy động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầy đủ các khoa phòng chức năng, có khuôn viên rộng rãi.

– Thành lập thêm các khoa chuyên khoa như: Tai mũi họng, răng hàm mặt, sản, nhi, … để tránh tình trạng bệnh nhân nằm ghép, nhiều bệnh nhân có bệnh khác nhau nằm trong một phòng điều trị.

– Trang thiết bị y tế phải đầu tư hiện đại bằng nhiều hình thức như: Bệnh viện tự mua hoặc huy động nguồn lực xã hội hóa

b. Giáo dục y đức, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế

Dành thời gian cho các cuộc thi, viết các bài tìm hiểu về y đức; coi người bệnh như người thân của chính mình, trong đó việc gần gũi tìm hiểu, động viên kịp thời giúp cho người bệnh yên tâm điều trị, quên đi những đau đớn về bệnh tật.

c. Tăng lương cho cán bộ ngành y tế

Một chính sách trợ cấp về thu nhập để thu hút các bác sỹ có tay nghề về với bệnh viện đa khoa và các Trạm y tế là cần thiết. Có được chính sách lương tốt cho cán bộ ngành y tế thì tình trạng phiền hà khi đi KCB bằng thẻ BHYT sẻ được cải thiện trong tương lai.

3.2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng BHYT

– Cải cách thủ tục hành chính trong KCB và trong thanh toán chi phí KCB, tăng số phòng khám, tăng ca, tăng giờ làm việc.

– Giảm số người tham gia BHYT nhiễm bệnh thông qua hoạt động phòng bệnh của hệ thống y tế dự phòng từ đó giảm số lượng người tham gia KCB để có điều kiện nâng cao chất lượng chữa bệnh.

– Mở dịch vụ tư vấn và đặt lịch hẹn KCB qua điện thoại.

– Nâng cấp, mở rộng và xây mới để tăng nhanh số giường bệnh cho các khoa phòng hiện đang quá tải trầm trọng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới.

– Đề nghị xây dựng bệnh viện đa khoa thành phố Đồng Hới thành bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới. Cần nghiên cứu thực hiện mô hình bác sỹ gia đình.

– Bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Trạm y tế xã quản lý và điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

3.2.4. Phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ BHYT

– Tiếp tục củng cố và mở rộng hệ thống đại lý BHYT, cộng tác viên BHYT trên toàn thành phố. Phối hợp với các hội, đoàn thể, nhà trường để xây dựng đội ngũ đại lý, cộng tác viên BHYT tại xã, phường đủ mạnh về số lượng và chất lượng để làm công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT.

– Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thu BHYT tại các đại lý thu BHYT truyền thống như tại cơ quan BHXH huyện, Đại lý bưu điện, đơn vị sự nghiệp. Bên cạnh đó, cơ quan BHXH có thể liên kết với các ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện để thành lập các điểm thu BHYT hộ gia đình.

– Trên địa bàn huyện, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một trong các đơn vị ngân hàng mạnh nhất tại địa phương và nắm địa bàn tốt. Đặc biệt, đối tượng khách hàng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhắm tới vẫn là dân cư tại khu vực nông thôn, điều này sẽ góp phần làm giảm sự chênh lệch về độ bao phủ của BHYT giữa khu vực nông thôn và thành thị.

– Các đại lý thu tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT đưa chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Nhân viên đại lý thu luôn bám sát địa bàn, trực tiếp đến từng hộ dân để vận động, nhắc nhở khi thẻ BHYT gần đến thời gian gia hạn.

– Cơ quan BHXH TP cần tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn quy trình, nghiệp vụ thu, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, vận động thu, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT cho các nhân viên đại lý thu, nhằm giúp họ nâng cao nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ thu.

– Giao chỉ tiêu thu BHYT tự nguyện cho từng đại lý thu để gắn trách nhiệm của từng đại lý vào công tác phát triển BHYT.

3.2.5. Các giải pháp khác

– Nghiên cứu đánh giá về tác động của BHYT với tài chính y tế, nâng cao hiểu biết và tự nguyện tham gia BHYT, tạo sự hài lòng của người bệnh BHYT, phân tích tính hiệu quả và các khoản dịch vụ y tế.. nhằm phục vụ cho việc cải thiện cách thức tổ chức thực hiện BHYT và xây dựng chính sách ngày càng phù hợp hơn.

– Công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh, tăng cường hợp tác quốc tế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về: các phương thức thanh toán, BHYT theo hộ gia đình, các loại hình BHYT khác, mô hình tổ chức hệ thống quản lý và thực hiện BHYT.

KẾT LUẬN

Đề án này được thực hiện thể hiện quyết tâm phát triển BHYT tại BHXH thành phố Đồng Hới nhằm từng bước tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân theo đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHYT. Thể hiện rõ chính sách BHYT là cột trụ của chính sách an sinh xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Các cơ quan ban hành chính sách pháp luật về BHYT, cơ quan tổ chức thực hiện, UBND các địa phương thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn vai trò của mình trong thực hiện pháp luật về BHYT.

Một khi chi phí KCB của mỗi cá nhân đã được bảo đảm thì đối với xã hội cũng có tác động to lớn, cũng cố chính sách an sinh xã hội. Đối với mỗi cá nhân, khi tham gia BHYT là thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, giảm gánh nặng chi tiêu từ tiền túi cá nhân, tránh rơi vào bẫy nghèo đói do chi phí y tế.

Quỹ BHYT sẽ đảm bảo hầu hết nhu cầu KCB của người dân khi việc tham gia BHYT có quy mô lớn, lúc đó quỹ thu chi được cân đối thì đây vừa là điều kiện vừa là cách thức để điều chỉnh chính sách viện phí, chính sách phân bổ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước, theo mục tiêu thay vì đầu tư cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang đầu tư cho người tham gia BHYT. Thúc đẩy tiến trình cải cách nền tài chính y tế theo mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển. Tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp và người lao động, người có điều kiện kinh tế khó khăn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\KINH TE PHAT TRIEN\DCCT QUANG BINH\DANG THI PHUONG LAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *