Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Bố Trạch

Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Bố Trạch

Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm y tế (BHYT), là chính sách xã hội quan trọng mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng. Đây là một trong những chính sách an sinh xã hội thể hiện tính nhân văn và tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người bị bệnh, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp và giữa người trẻ với người già [7]. Bảo hiểm y tế hộ gia đình là một trong những hình thức tham gia bảo hiểm y tế đang được Đảng và Nhà nước quan tâm.

Mặc dù cơ quan Bảo hiểm xã hội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trong việc tổ chức triển khai thực hiện BHYT cho người dân tham gia theo hình thức hộ gia đình nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng yêu cầu cần phải quan tâm.

Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cũng không trách khỏi những hạn chế nhất định trong công tác phát triển BHYT cho hộ gia đình. Đứng trước những thách thức nói trên, việc nghiên cứu các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn thành huyện Bố Trạch là rất quan trọng và cấp thiết. Chính vì thế, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình nhằm đạt mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân, góp phần đảm bảo sự nghiệp an sinh xã hội trên địa bàn toàn Huyện.

2.2. Mục tiêu cụ thể

– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển BHYT hộ gia đình;

– Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển BHYT hộ gia đình tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2016 – 2018; chỉ ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó

– Đề xuất các giải pháp phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn Huyện trong thời gian tới.

3. Câu hỏi nghiên cứu

– Nội hàm phát triển BHYT hộ gia đình gồm những vấn đề gì?

-Thực trạng phát triển BHYT cho hộ gia đình tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2016 – 2018 như thế nào?Có những tồn tại, hạn chế gì?

Cần có những giải pháp nào để pháp phát triển BHYT hộ gia đình tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu phát triển BHYT hộ gia đình.

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2016– 2018;

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập số liệu

  • ­Số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các kế hoạch, các báo cáo kinh tế – xã hội của Ủy ban nhân dân Huyện; báo cáo, thống kê của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Bố Trạch và cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình,…

  • Số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc thực hiện điều tra trực tiếp các hộ gia đình đã và đang tham gia BHYT dưới hình thức BHYT hộ gia đình bằng phiếu khảo sát được thiết kế sẵn.

5.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu sẽ được tổng hợp theo các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác phát triển BHYT cho hộ gia đình trên phần mềm MS Excel.

5.3. Phương pháp phân tích

– Phương pháp so sánh

– Phương pháp thống kê mô tả

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu này góp phần kiểm chứng nội dung lý thuyết, làm sáng tỏ thực trạng và xây dựng được hệ thống các nhóm giải pháp trong công tác phát triển BHYT hộ gia đình tại huyện Bố Trạch.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý nắm bắt tình hình phát triển BHYT hộ gia đình tại huyện Bố Trạch trong giai đoạn vừa qua để có các giải pháp can thiệp kịp thời.

7. Sơ lược tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu

– Giáo trình Kinh tế phát triển của Bùi Quang Bình, trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.

– Giáo trình Bảo hiểm của Hồ Sĩ Sà, trường Đại học kinh tế quốc dân

8. Sơ lược tổng quan tài liệu

Một số công trình đã được công bố: Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô hình huy động xã hội thực hiện xã hội hoá y tế đảm bảo công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân” của Bộ Khoa học và Công nghệ;…

9. Kết cấu dự kiến của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bảo hiểm y tế

Chương 2: Thực trạng phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Chương 3: Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

BẢO HIỂM Y TẾ

1.1. Khái quát về bảo hiểm y tế hộ gia đình và phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình

1.1.1. Một số khái niệm

a. Bảo hiểm y tế

Theo Khoản 1, điều 2 Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 do Quốc hội ban hành, “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này” [10].

b. Bảo hiểm y tế hộ gia đình

Theo luật BHYT số 25/2008/QH12 được ban hành vào ngày 14 tháng 11 năm 2008 thì , đối tượng tham gia được xác định gồm năm nhóm dựa vào chủ thể phải trả tiền mua BHYT. Trong năm nhóm đó thì có bổ sung thêm đối tượng tham gia BHYT là hộ gia đình. Cũng theo quy định này thì “hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (Hộ gia đình) được định nghĩa là bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú” [10].

c. Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình

Khái niệm phát triển BHYT hộ gia đình có thể hiểu là một hình gia tăng phúc lợi vật chất, cải thiện điều kiện tham gia các loại hình y tế, tạo niềm tin, thúc đẩy hộ gia đình lựa chọn giải pháp chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh thông qua dịch vụ BHYT, từ đó sẽ đạt được mục tiêu phát triển BHYT toàn dân.

1.1.2. Đặc điểm của bảo hiểm y tế hộ gia đình

Mặc dù việc mua Bảo hiểm y tế hộ gia đình là bắt buộc đối với tất cả các thành viên trong gia đình nhưng Quy định này không áp dụng trong trường hợp những đối tượng khác trong hộ gia đình đã tham gia theo hình thức khác như Bảo hiểm y tế cho học sinh/sinh viên, bảo hiểm y tế tại đơn vị công tác, bảo hiểm y tế cho những đối tượng chính sách,…

1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của BHYT hộ gia đình

a. Thủ tục gia hạn thẻ, đăng ký tham gia

b. Đăng ký khám, chữa bệnh

c. Thủ tục khám, chữa bệnh

c. Về mức hưởng bảo hiểm y tế

1.1.4. Vai trò của phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình

Hoạt động BHYT hộ gia đình có tính cộng đồng đoàn kết cùng chia sẻ rủi ro rất cao. BHYT hộ gia đình góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình

1.2.1. Gia tăng quy mô bảo hiểm y tế hộ gia đình

  • Nội dung:

Mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình quá trình diễn ra từ ban hành cho đến việc triển khai thực thi cơ chế chính sách về BHYT cho hộ gia đình của nhà nước.

Tiêu chí đánh giá:

Bao phủ về dân số tham gia BHYT hộ gia đình. Tỷ lệ người tham gia BHYT hộ gia đình trên tổng dân số là tiêu chí được sử dụng để theo dõi và đánh giá cụ thể theo từng nhóm đối tượng hoặc theo phạm vi địa phương.

1.2.2. Mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hộ gia đình

  • Nội dung:

Gia tăng số lượng cơ sở khám chữa bệnh BHYT hộ gia đình là quá trình đưa các cơ sở khám chữa bệnh hiện có chưa tham gia hệ thống khám chữa bệnh BHYT hộ gia đình vào danh sách hệ thống cơ sở khám chữa bệnh BHYT hộ gia đình.

  • Tiêu chí đánh giá:

– Cơ sở khám chữa bệnh BHYT

– Khám chữa bệnh BHYT và tiếp cận dịch vụ y tế của người tham gia BHYT theo hộ gia đình

1.2.3. Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới

Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới là một quá trình hoàn chỉnh sản phẩm và đưa nó ra thị trường.

  • Một số tiêu chí để lựa chọn gói dịch vụ y tế cơ bản:

Trên lý thuyết, các dịch vụ được bao phủ phải:

– Giải quyết các gánh nặng bệnh tật chính của quốc gia (giải quyết gánh nặng bệnh tật của nhiều người).

– Có tính chi phí – hiệu quả (chọn những gói dịch vụ chi phí thấp nhưng cho cùng kết quả điều trị).

– Tăng tính công bằng (các dịch vụ điều trị những bệnh mà nhiều người nghèo mắc).

1.2.4. Nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế hộ gia đình

  • Nội dung:

Chất lượng BHYT hộ gia đình được hiểu là chất lượng của quá trình cung cấp dịch vụ BHYT của các tổ chức liên quan (bao gồm: cơ quan BHXH và cơ sở khám chữa bệnh) cho người tham gia BHYT hộ gia đình.

  • Tiêu chí đánh giá:

– Công tác tổ chức quản lý cung ứng dịch vụ, tổ chức hệ thống KCB BHYT hộ gia đình, công tác quản lý chuyên môn trong khám chữa bệnh.

– Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh tại các đơn vị khám chưa bệnh bằng BHYT tại địa phương.

– Năng lực khám chữa bệnh tại các đơn vị khám chữa bệnh bằng BHYT trên địa bàn: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sỹ, …

– Gói quyền lợi vật chất và tinh thần của người tham gia BHYT hộ gia đình được hưởng đó là tỷ lệ chi phí được BHYT hộ gia đình chi trả/tổng chi phí khám chữa bệnh.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Bảo hiểm y tế hộ gia đình

1.3.1. Điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương

1.3.2. Năng lực đội ngũ cán bộ Bảo hiểm y tế

1.3.3. Công tác thông tin tuyên truyền

1.3.4. Nhận thức của người dân về BHYT hộ gia đình

1.4. Kinh nghiệm phát triển Bảo hiểm y tế hộ gia đình của một số địa phương

1.4.1. Kinh nghiệm tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng đã và đang hiện lộ trình BHYT theo quy định của Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008. Qua nghiên cứu, BHXH quận Hải Châu thực hiện chính sách BHYT hộ gia đình có một số điểm nổi bật sau:

– Về chính sách BHYT hộ gia đình: Mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình và tạo điều kiện cho các thành viên khác trong gia đình chưa có BHYT tham gia theo gói gia đình.

– Về tuyên truyền: BHXH quận Hải Châu đã tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể thành phố Đà Nẵng để triển khai nhiều giải pháp thực hiện BHYT hộ gia đình. Trong đó, nhiều văn bản chỉ đạo, Kế hoạch thực hiện, Quy chế liên ngành thực hiện Luật BHYT trên địa bàn quận. Sử dụng sức mạnh của truyền thông để đưa thông tin về quyền lợi của các đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình được hưởng,….

1.4.2. Kinh nghiệm tại thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dươnng

Từ năm 2015 cho đến này, BHXH thành phố Chí Linh thực hiện chính sách BHYT hộ gia đình đạt được nhiều thành tựu nổi bật như sau:

– Về chính sách BHYT hộ gia đình: BHXH thành phố đã tham mưu kịp thời cho UBND thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ để các thành viên khác trong gia đình chưa có BHYT có thể tham gia vào BHYT hộ gia đình.

– Về tuyên truyền: BHXH thành phố đã tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể thường xuyên quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền. Ngoài ra, BHXH thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị khác có liên quan để tổ chức các buổi vận động các hộ gia đình đến tận các khu phố.

– Về tổ chức thực hiện: BHXH thành phố mạnh dạn cải cách thủ tục hành chính bằng cách thực hiện công khai hóa các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển Bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện Bố Trạch

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Bố Trạch

a. Điều kiện tự nhiên

Bố Trạch là huyện nằm về phía Bắc thành phố Đồng Hới, có diện tích tự nhiên 212.417,63 ha chiếm 26,33 % diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, huyện có 30 xã, thị trấn.

b. Điều kiện kinh tế – xã hội

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện Bố Trạch có những bước chuyển biến rõ rệt. Huyện Bố Trạch có nhiều tiềm năng cho sự phát triển các ngành, nghề như du lịch và dịch vụ… nhờ vào nguồn lực lao động tương đối dồi dào.

2.1.2. Năng lực đội ngũ cán bộ bảo hiểm y tế

BHXH huyện Bố Trạch do Giám đốc quản lý và điều hành, giúp việc cho giám đốc là 2 phó Giám đốc. BHXH huyện Bố Trạch không có cơ cấu tổ chức phòng ban mà chỉ được chia thành các tổ nghiệp vụ (trong tổ có các bộ phận).

Với 14 cán bộ, BHXH huyện Bố Trạch được chia thành 3 tổ nghiệp vụ có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Cả 3 tổ nghiệp vụ này đều được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc.

2.1.3. Công tác thông tin tuyên truyền

Trong giai đoạn 2016 – 2018, cơ quan BHXH huyện đã phát hành được 146.000 tờ ấn phẩm và 226 cái băng rôn/áp phích có nội dung liên quan đến BHYT hộ gia đình. Thêm vào đó, trong giai đoạn này, cơ quan BHXH đã kết hợp với các đơn vị liên quan tổ chức được tổng cộng 7 buổi hội nghị tuyên truyền và 3 buổi hội nghị đối thoại trực tiếp với các hộ gia đình.

2.1.4. Nhận thức của người dân về BHYT hộ gia đình

Nhận thức của chủ hộ về quyền lợi khi tham gia BHYT hộ gia đình của người dân khá tốt, đặc biệt là không có chủ hộ nào là không biết quyền lợi gia đình mình được hưởng khi tham gia vào loại hình BHYT này.

2.2. Thực trạng phát triển BHYT hộ gia đình tại huyện Bố trạch trong thời gian qua

2.2.1. Thực trạng gia tăng về qui mô BHYT hộ gia đình

a. Theo nhóm đối tượng

Theo báo cáo của BHXH huyện Bố Trạch, tính đến 31/12/2018 tại huyện Bố Trạch đã 141.787 người tham gia BHYT, tăng 33.176 người (đương đương với 30,55%) so với năm 2016.

Bảng 2.6. Phát triển quy mô Bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: người

TTTiêu thứcNăm 2016

(SL)

Năm 2017

(SL)

Năm 2018

(SL)

So sánh 2018/2016 (%)
SL%
IĐối tượng tham gia BHYT108.611124.444141.78733.17630,55
1Đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình22.88527.80833.12910.24444,76
2Đối tượng tham gia loại BHYT khác85.72696.636108.65822.93226,75
IIDân số182.351182.950183.611
IIITỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình (%)12,5515,2018,04

(Nguồn: BHXH huyện Bố Trạch)

b. Theo địa bàn hành chính

Bảng 2.7. Thực trạng bao phủ BHYT theo địa bàn hành chính năm 2018

TTTên đơn vịDân số

(người)

Số BHYT hộ gia đình

(người)

Chưa tham gia

(người)

Độ bao

phủ (%)

IKhu vực thị trấn17.5775.12712.45029,17
1Hoàn Lão7.5042.5454.95933,92
2Nông trường Việt Trung10.0732.5827.49125,63
IIKhu vực nông thôn166.03428.002138.03216,87
Tổng cộng183,61133.129150.48218,04

(Nguồn: BHXH huyện Bố Trạch)

Qua số liệu bảng 2.7 cho thấy Bao phủ về dân số tham gia BHYT giữa các địa bàn của huyện Bố Trạch có sự khác biệt. Khu vực thị trấn có tỷ lệ bao phủ lớn hơn so với khu vực nông thôn. Cụ thể: vào năm 2018 thì tỷ lệ bao phủ tại khu vực thị trấn là 29,17%, còn khu vực nông thôn thì tỷ lệ bao phủ chỉ đạt 16,87%.

2.2.2. Thực trạng mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế hộ gia đình

Bảng 2.8. Thực trạng về cơ sở khám chữa bệnh tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2016 – 2018

STTTiêu thứcĐơn vị tínhNăm 2016Năm 2017Năm 2018So sánh 2018/2016 (%)
SL%
ISố cơ sở KCB BHYTđơn vị31313100,00
1Bệnh việnđơn vị11100,00
2Trạm y tế xã phườngđơn vị30303000,00
IISố giường bệnhCái3203403674714,69
1Bệnh việnCái1902102374724,74
2Trạm y tế xã, thị trấnCái13013013000,00
IIISố Y Bác sỹngười1702152205029,41
IVSố lượng người tham gia BHYTngười108.611124.444141.7873317630,55
VSố người tham gia BHYT/1 bác sỹngười/1 bác sỹ63957964450,78
VISố người tham gia BHYT/số giường bệnhngười/ cái3393663864713,86

(Nguồn: BHXH huyện Bố Trạch)

Với số lượng và tốc độ tăng về số lượng cơ sở khám chữa bệnh về BHYT, số lượng giường bệnh, nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Bố Trạch cũng đang tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện để phát triển BHYT nói chung cũng như BHYT hộ gia đình nói riêng trong những năm tới.

2.2.3. Thực trạng phát triển sản phẩm, dịch vụ Bảo hiểm y tế hộ gia đình

Việc xây dựng các gói Bảo hiểm y tế mới trên cơ sở liên kết giữa BHYT xã hội và BHYT thương mại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ quan BHXH huyện có thể có phép các công ty bảo hiểm xã hội tư nhân tham gia vào cung cấp các gói dịch vụ cho các hộ gia đình nhằm đảm bảo và gia tăng quyền lợi cho những người đã và đang sử dụng BHYT hộ gia đình trên địa bàn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể thực hiện và phổ biến các gói dịch vụ khám chưa bệnh cho phép chi trả danh mục thuốc, vật tư ngoài chi trả BHYT xã hội hiện nay.

2.2.4. Thực trạng nâng cao chất lượng Bảo hiểm y tế hộ gia đình

a. Quy trình và thủ tục khám chữa bệnh

Quy trình và thủ tục khám chữa bệnh bằng BHYT hộ gia đình tại các đơn vị khám chữa bệnh trên địa bàn huyện Bố Trạch được thực hiện đúng theo điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

b. Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh

Bảng 2.10. Thực trạng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2016 – 2018

TTTiêu thứcNăm 2016Năm 2017Năm 2018
Bệnh việnTrạm y tếBệnh việnTrạm y tếBệnh việnTrạm y tế
1Số y bác sỹ (người)138321783717545
2Số giường bệnh

(cái)

186108207116237130
3Thiết bị xét nghiệm

(cái)

212325
4Thiết bị Xquang

(cái)

102020
5Thiết bị CT Scan

(cái)

000000
6Thiết bị cộng

hưởng từ (cái)

000000
7Thiết bị phẫu thuật nội soi (cái)001010
8Các thiết bị kỷ thuật cao khác (cái)000000

(Nguồn: BHXH huyện Bố Trạch)

Qua số liệu trên cho thấy, số lượng y bác sĩ tăng qua các năm trong giai đoạn 2016 – 2018. Không chỉ tăng về số lượng y bác sĩ, số lượng giường bệnh và các loại thiết bị hiện đại (thiết bị xét nghiệm, thiết bị Xquang, thiết bị phẫu thuật nội soi) cũng đang được bệnh viện và các trạm y tế đầu tư.

Bên cạnh đó, nhìn vào bảng số liệu có thể dễ dàng nhận thấy đội ngũ bác sỹ và các trang thiết bị kỹ thuật cao chủ yếu tập trung tại Bệnh viện, các cơ sở y tế tuyến xã, thị trấn chưa được trang bị những thiết bị cần thiết chủ yếu để khám, chẩn đoán. Đặc biệt là hệ thống trạm y tế xã/thị trấn không có khả năng chẩn đoán bằng xét nghiệm, chụp X Quang,….

c. Trình độ chuyên môn của y bác sĩ tại cơ sở khám chữa bệnh

Bảng 2.12. Thực trạng nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn của y bác sĩ tại cơ sở khám bệnh bằng bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: Người

STTTiêu thứcNăm 2016Năm 2017Năm 2018So sánh 2018/2016 (%)
SL%
ISố lượng y bác sỹ1702152205029,41
IITrình độ chuyên môn  
1Trung cấp3551491440,00
2Cao đẳng87103981112,64
3Đại học4659702452,17
4Sau đại học223150,00

(Nguồn: BHXH huyện Bố Trạch)

Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy số lượng y bác sĩ tại các đơn vị có khám chữa bệnh bằng BHYT hộ gia đình tăng qua các năm.Tuy nhiên, số lượng người có trình độ trung cấp và cao đẳng còn nhiều. Cụ thể: năm 2016 có 170 người, năm 2017 có 215 người và đến năm 2018 có 220 người (tăng 29,41% so với năm 2016). Trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ còn nhiều hạn chế. Trong đó, số lượng người có trình độ trung cấp và cao đẳng còn nhiều. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như sự hài lòng của người dân khi đến khám ở đây.

2.3. Đánh giá chung về phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình tại huyện Bố Trạch

2.3.1. Những thành công

Công tác phát triển đối tượng ngày càng được mở rộng về quy mô trong giai đoạn 2016 – 2018.

BHXH huyện Bố Trạch đã thực hiện các gói sản phẩm dành cho BHYT hộ gia đình theo đúng quy định luật BHYT bổ sung.

Chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện và các trạm y tế ở xã/phường đang được quan tâm.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a. Những tồn tại

Tỷ lệ bao phủ BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện còn thấp, mới đạt 18,04% dân số toàn huyện vào năm 2018.

Trong giai đoạn năm 2016 – 2018 số lượng bệnh viện và các trạm y tế tại các xã/thị trấn không thay đổi trong khi số lượng bệnh nhân sử dụng BHYT hộ gia đình ngày một tăng.

Chất lượng cán bộ y bác sĩ tại các đơn vị khám chưa bệnh có tăng lên nhưng tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp còn nhiều.

b. Nguyên nhân của tồn tại

– Số lượng biên chế tại cơ quan BHXH huyện Bố Trạch so với nhu cầu công việc hiện tại còn thấp.

– Công tác tuyên truyền mặc dù đạt được thành công nhất định nhưng vẫn chưa thực sự sâu rộng.

– Người dân còn chủ quan về sức khỏe.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ CHO HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Quan điểm

Thứ nhất, BHXH và BHYT (trong đó có BHYT hộ gia đình) là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị – xã hội và phát triển kinh tế – xã hội.

Thứ hai, mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT (trong đó có BHYT hộ gia đình) có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Thứ ba, BHXH, BHYT (trong đó có BHYT hộ gia đình) phải tuân theo nguyên tắc có đóng có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, đảm bảo công bằng và bền vững của hệ thống BHXH, BHYT.

Thứ tư, thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT (trong đó có BHYT hộ gia đình) là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân

3.1.2. Mục tiêu và định hướng

– Mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT hộ gia đình về tỷ lệ dân số tham gia bảo, về phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ y tế.

– Bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

3.2. Một số giải pháp phát triển bảo hiểm y tế cho hộ gia đình tại huyện Bố Trạch trong thời gian đến

3.2.1. Giải pháp gia tăng quy mô BHYT hộ gia đình

  • Hoàn thiện công tác tuyên truyền

– Cơ quan BHXH nên phối hợp với chính quyền địa phương phát giấy mời có chữ ký của lãnh đạo phường, xã nhằm tạo niềm tin cho nhân dân. Sau đó, cán bộ Bưu điện ở các đại lý xã, thôn cùng các đoàn thể ở cơ sở đến từng nhà người dân để tư vấn trước cho họ về sự ưu việt của chính sách BHYT hộ gia đình.

– Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, truyền thông giáo dục sức khỏe, phổ biến pháp luật về bảo hiểm y tế thông qua các hình thức đang được áp dụng có hiệu quả ở trên địa bàn.

– Nâng cao chất lượng tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh tại các xã, phường.

– Phát động một cuộc vận động toàn dân tham gia BHYT hộ gia đình với tinh thần tham gia BHYT hộ gia đình cũng được xem như là một hoạt động nhân đạo, là bổn phận của người dân yêu nước. Cần thiết thành lập ban vận động ở các cấp và phải do những vị lãnh đạo đứng đầu mỗi cấp làm trưởng ban để tăng thêm lòng tin của người dân địa phương.

  • Mở rộng mạng lưới đại lý thu Bảo hiểm y tế hộ gia đình

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thu BHYT hộ gia đình tại các đại lý thu BHYT truyền thống như tại cơ quan BHXH huyện, Đại lý bưu điện, đơn vị sự nghiệp (phòng y tế, trung tâm dân số, ban quản lý chợ) và các tổ chức chính trị – xã hội (hội nông dân, hội phụ nữ). Bên cạnh đó, cơ quan BHXH huyện có thể liên kết với các ngân hàng thương mại trên địa bàn huyện để thành lập các điểm thu BHYT hộ gia đình.

3.2.2. Giải pháp mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế hộ gia đình

Thống nhất mô hình chỉ có một Trung tâm y tế đa chức năng trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, do Sở Y tế và Phòng Y tế cấp huyện quản lý nhà nước về chuyên môn. Trung tâm y tế cấp huyện trực tiếp quản lý trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực (nếu có). Rà soát, sắp xếp hợp lý các trạm y tế xã, thị trấn theo hướng đảm bảo cho mọi người dân đều có thể tiếp cận thuận lợi để khám, chữa bệnh.

3.2.3. Giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ Bảo hiểm y tế hộ gia đình

Đa dạng các gói BHYT hộ gia đình và tăng cường liên kết giữa BHYT xã hội với BHYT thương mại. Cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm thương mại tham gia BHYT xã hội, cung cấp các sản phẩm ngoài phạm vi quyền lợi của BHYT. Doanh nghiệp BHYT thương mại có thể triển khai các gói sản phẩm như: chi trả bảo hiểm cho danh mục thuốc, vật tư ngoài chi trả BHYT; thiết kế gói quyền lợi bổ sung cho chi phí cùng chi trả, phần chênh lệch khi khám chữa bệnh theo yêu.

3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế hộ gia đình

– Đổi mới thủ tục hành chính về KCB bảo hiểm y tế.

– Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khám chữa bệnh.

– Giáo dục y đức, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế.

– Hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ cán bộ ngành y tế.

– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với chính phủ

– Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về BHYT.

Chính phủ cần có chính sách tăng quỹ cho công tác tuyên truyền BHYT.

– Nhà nước hỗ trợ kinh phí nhiều hơn cho những người có thu nhập thấp tham gia BHYT tự nguyện.

3.3.2. Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam

– Khảo sát nhu cầu và khả năng tham gia BHYT hộ gia đình đối với người dân.

– Đào tạo, bồi dưỡng chất lượng cũng như tăng số lượng nhân lực cho ngành BHXH.

3.3.3. Đối với người dân

Cần chủ động tìm hiểu về chính sách BHYT hộ gia đình để có thể khai thác triệt để lợi ích của BHYT hộ gia đình có thể mang lại.- Thường xuyên đóng góp ý kiến với cơ quan BHXH để hoàn thiện chính sách đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ khám chữa bệnh trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm y tế hộ gia đình là chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng, luôn đề cao trong hệ thống chính sách An sinh xã hội. Đây là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng thể hiện tính nhân đạo, nhân văn và tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân. Qua việc nghiên cứu về công tác phát triển BHYT hộ gia đình trong thời gian vừa qua tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, luận văn rút ra được kết luận như sau:

Trong những năm gần đây, công tác triển khai thực hiện BHYT hộ gia đình tại huyện Bố Trạch đã đạt được những thành tựu đáng kể như: Quy mô đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình đang tăng lên qua các năm; Tỷ lệ bao phủ BHYT hộ gia đình trên tổng số dân của huyện đang được cải thiện đáng kể; chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện và các trạm y tế tại các xã/thị trấn được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ; số lượng đội ngũ y bác sĩ đang được nâng lên về chất lượng cũng như số lượng; công tác tuyên truyền được thực hiện một cách nghiêm túc với nhiều hình thức đổi mới sáng tạo giúp cho việc chia sẻ và giáo dục luật BHYT đến người dân một cách hiệu quả; BHXH huyện Bố Trạch cũng đang liên kết với BHYT thương mại để xây dựng thêm một số gói bảo hiểm y tế mới đem lại lợi ích nhiều hơn có người dân địa phương,…

Bên cạnh những mặt đạt được, công tác phát triển BHYT hộ gia đình tại huyện Bố Trạch cũng đang tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới như sau: tính đến năm 2018, số lượng và độ bao phủ của BHYT hộ gia đình nhưng vẫn còn khá thấp; Chất lượng y bác sĩ tại các đơn vị khám chữa bệnh có sử dụng BHYT hộ gia đình có tăng lên nhưng vẫn còn khá thấp; Cơ sở vật chất phục vụ cho khám chữa bệnh tại bệnh viện cũng như các trạm y tế chưa đảm bảo, đặc biệt các thiết bị khám chữa bệnh cơ bản vẫn còn thiếu ở nhiều nơi,…

Từ đó, luận văn đề xuất được 04 giải pháp chính để hoàn thiện công tác phát triển BHYT hộ gia đình cho huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình áp dụng trong thời gian tới. Bao gồm: (i) Giải pháp hoàn thiện công tác tuyên truyền Bảo hiểm y tế hộ gia đình; (ii) Giải pháp mở rộng mạng lưới đại lý thu Bảo hiểm y tế hộ gia đình; (iii) Giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ Bảo hiểm y tế hộ gia đình và (iv) Giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng Bảo hiểm y tế hộ gia đình.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\KINH TE PHAT TRIEN\DCCT QUANG BINH\LE THANH MAI\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *