Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn

Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, thực hiện chính sách mở cửa đã đưa đất nước ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao. Là một nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nên Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến việc nghiên cứu hoạch định các chính sách xã hội nhằm phát triển xã hội một cách toàn diện. Trong đó chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách mang tính đặc thù của Việt Nam nên được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Nó không chỉ góp phần to lớn để phát triển xã hội, đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, mà còn là kim chỉ nam định hướng giá trị cho toàn xã hội, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ và thế hệ tương lai của đất nước. Đây chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, là sự “đền ơn đáp nghĩa” chứ không phải là việc ban ơn, từ thiện.

Trong thời kỳ đổi mới, công tác ưu đãi người có công với cách mạng đặt ra những yêu cầu hết sức bức xúc đòi hỏi Đảng, Nhà nước và xã hội phải chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng phù hợp với khả năng của đất nước. Đến nay những ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã dần dần được hoàn chỉnh thành hệ thống, đỉnh cao là sự kiện Nhà nước ban hành 02 pháp lệnh: “Pháp lệnh phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và “Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng, người hoạt động kháng chiến, hoạt động cách mạng bị địch bắt tù, đày” là lời tuyên bố của Đảng và Nhà nước ta về sự quan tâm đặc biệt, biết ơn đối với những người có công với cách mạng, Tổ quốc. Hai Pháp lệnh trên đã nhanh tróng đi vào cuộc sống, được mọi người hoan nghênh và ủng hộ nhiệt thành.

Huyện Sơn Tịnh với số lượng người có công với cách mạng rất lớn. Nên thực hiện tốt chế độ ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Sơn Tịnh là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của Đảng bộ, của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của huyện. Đặc biệt là cơ quan chức năng chủ quản là phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Sơn Tịnh và cán bộ chính sách ở các xã với chức năng, nhiệm vụ của mình đã đóng góp một phần không nhỏ có tính chất quyết định đến hiệu quả thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng còn rất nhiều vấn đề tồn tại như: thủ tục hành chính rườm rà, tổ chức thực hiện chế độ còn nhiều vướng mắc, việc áp dụng các văn bản của Nhà nước ban hành chưa thống nhất, một số bản thân của những văn bản quy định thực hiện khi đi vào thực tiễn có những điều chưa phù hợp với thực tế, dẫn đến khó thực hiện, tổ chức bộ máy làm công tác ưu đãi người có công còn bộc lộ nhiều bất hợp lý (số lượng đối tượng đông mà biên chế cán bộ còn nhiều hạn chế, cơ chế vận hành tổ chức bộ máy còn nhiều trục trặc) cần được lưu tâm giải quyết.

Hơn nữa, trong hệ thống hành chính bốn cấp của nước ta, xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở có một vị trí quan trọng, nơi thể hiện trực tiếp và cụ thể các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nơi trực tiếp giải quyết các công việc có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người dân. Do vậy, thực hiện tốt pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng ở cơ sở xã là điều kiện quan trọng nhất để thực hiện tốt công tác ưu đãi người có công với cách mạng.

Xuất phát từ yêu cầu trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu “Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi” có ý nghĩa hết sức quan trọng, đề tài sẽ làm rõ một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực của cơ quan hành chính Nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi với người có công với cách mạng từ thực tiễn của huyện Sơn Tịnh.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục đích

– Xem xét cơ sở lý luận về người có công với cách mạng.

– Phân tích thực trạng trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở huyện Sơn Tịnh.

– Đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những vướng mắc, hạn chế để quá trình thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng có hiệu qủa hơn.

3.2. Nhiệm vụ

– Nghiên cứu cơ sở lý luận về pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng.

– Hệ thống hóa, phân tích, đánh giá hệ thống pháp luật ưu đãi người có công với các mạng của các cơ quan ban hành và công tác tổ chức thực hiện về ưu đãi người có công với cách mạng ở huyện Sơn Tịnh.

– Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện tốt hơn về pháp luật người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Các giáo trình, văn bản quy định các thủ tục, quy trình kiểm tra xác nhận, công nhận và thực hiện chính sách người có công theo các nhóm đối tượng hưởng thụ, tình hình thực hiện tại địa bàn huyện Sơn Tịnh.

Phạm vi nghiên cứu: Các quy trình, thu tục kiểm tra xác nhận, công nhận người có công ở cấp xã, huyện. Thực trạng xác nhận chi trả trợ cấp cho đối tượng người có công trên địa bàn huyện, xã.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn sử dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng làm cơ sở phương pháp luận cho nghiên cứu luận văn.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Ngoài phương pháp luận, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: phương pháp hệ thống hóa tài liệu; phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp; phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh; phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê và khảo cứu tài liệu, văn bản pháp lý đều được áp dụng để giải quyết các vấn đề của luận văn.

6. Ý nghĩa của luận văn

– Các đóng góp của luận văn góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng ở địa bàn huyện Sơn Tịnh.

– Góp phần làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng nói chung và quá trình thực hiện trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.

– Nêu quan điểm và một số giải pháp có tính khả thi để nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT

VỀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

1.1. Quan niệm về người có công với cách mạng, ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về người có công với cách mạng

1.1.1. Quan niệm về người có công với cách mạng, ưu đãi người có công với cách mạng

Theo nghĩa rộng: “Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ là người có những thành tích đóng góp hoặc những cống hiến xuất sắc phục vụ vì lợi ích của đất nước, của dân tộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo qui định của pháp luật”.

Theo nghĩa hẹp: “Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo qui định của pháp luật”.

Ưu đãi người có công có thể hiểu là trách nhiệm của Nhà nước thông qua việc xây dựng những hệ thống chính sách cụ thể về sự ưu tiên và cơ chế thực hiện sự ưu tiên đó. Vận động mọi người dân và các tổ chức xã hội với truyền thống tốt đẹp sẵn có, tổ chức các phong trào, đóng góp công sức để tạo cơ sở vật chất cho sự ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

1.1.2. Quan niệm pháp luật ưu đãi người có công

Pháp luật ưu đãi người có công bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

1.2. Vai trò của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng

Thứ nhất, pháp luật ưu đãi người có công thể hiện chính sách vô cùng quan trọng, nó phản ánh sự quan tâm, ý thức xã hội của Nhà nước, của cộng đồng, của thế hệ đi sau đối với thế hệ cha, anh. Vì vậy nó có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc.

Thứ hai, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng góp phần vào thực hiện chính sách con người của quốc gia, nhằm giáo dục công dân, nhất là thế hệ trẻ, thế hệ tương lai ý thức về trách nhiệm của mình đối với xã hội, đối với Tổ quốc, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp của dân tộc, của đất nước.

Thứ ba, chính sách thể hiện trong pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng là một bộ phận của hệ thống chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia.

Thứ tư, Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng được ban hành thể hiện chính sách “Đền ơn đáp nghĩa”, là thực hiện nghĩa vụ công dân và công bằng xã hội.

1.3. Mô hình pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng

Thứ nhất, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng cần phải quy định cụ thể và đầy đủ về đối tượng ưu đãi đãi người có công với cách mạng, điều kiện xác nhận, căn cứ xác nhận, trình tự thủ tục hồ sơ đối với từng loại đối tượng người có công với cách mạng cụ thể khác nhau tùy theo công trạng và đóng góp của từng người.

Thứ hai, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng cần quy định quyền và nghĩa vụ của người có công với cách mạng. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong thực hiện chăm sóc đối tượng được hưởng các quyền ưu đãi, trách nhiệm của đoàn thể cộng đồng trong việc làm phong phú các hoạt động chăm sóc đối tượng được hưởng các quyền ưu đãi.

Thứ ba, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng phải quy định cụ thể mức trợ cấp, chế định bảo đảm việc làm, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần đối với từng đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân của họ.

Thứ tư, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng phải quy định việc tổ chức thực hiện, thể hiện rõ trách nhiệm cụ thể cho từng Ban, ngành từ Trung ương cho đến địa phương theo chức năng nhiệm vụ trong việc xây dựng, ban hành, tổ chức quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện, tuyên truyền, vận động, tổng kết, đánh giá, khen thưởng trong lĩnh vực người có công với cách mạng.

Thứ năm, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng phải quy định việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thực hiện pháp luật về người có công với cách mạng.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng

Thứ nhất, yếu tố chính trị: Làm tốt chính sách đối với người có công sẽ góp phần vào sự ổn định xã hội, giữ vững thể chế. Ngược lại, nếu thực hiện không tốt đối với người có công sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị – xã hội, ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước.

Thứ hai, yếu tố kinh tế: Kinh tế tạo điều kiện để thực hiện việc hoạch định chính sách, quyết định mức trợ cấp, đối tượng được thụ hưởng trợ cấp hàng tháng.

Thứ ba, yếu tố văn hoá – xã hội, phong tục tập quán: Trong xã hội, những bộ phận công dân có trình độ dân trí thấp thường đứng ngoài chính trị và dễ trở thành đối tượng cho các mánh khoé, thủ đoạn của những kẻ có hành vi lợi dụng, gian trá, cơ hội. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Thứ tư, trình độ, năng lực của hệ thống chính trị: Việc xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội mà còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực của hệ thống chính trị các cấp.

Thứ năm, điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng nói riêng.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

TỪ THỰC TIỄN HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi có liên quan đến cuộc sống người có công với cách mạng

Vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế.

2.2. Thực trạng quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Khái quát quá trình ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta từ năm 1945 tới nay

Quy định về ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau hệ thống các văn bản pháp luật có quy định khác nhau, có sự thay đổi, bổ sung và hoàn thiện.

2.2.2. Những quy định cơ bản của pháp luật hiện hành về ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh:

Thứ nhất, theo tinh thần của văn bản đã quy định thì có nhiều đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, cụ thể: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; Liệt sĩ và quy định về thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” và được hưởng chế độ ưu đãi; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Quy định những người là anh hùng lực l­ượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kháng chiến; Quy định về thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh; Quy định những trường hợp là bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng.

Thứ hai, các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng được quy định tại Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012, gồm:

Tùy theo từng đối tượng, quyền ưu đãi khác nhau, bao gồm: Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng; bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm, hai năm một lần; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết; cấp tiền mua báo Nhân dân; được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp; được Nhà nước hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng người; các chế độ ưu đãi khi người người có công với cách mạng chết đối. Các chế độ ưu đãi, ưu tiên trong tuyển sinh và đào tạo đối với người có công và thân nhân của họ…

2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Thứ nhất, thực trạng về số lượng người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi:

Đến nay, trên địa bàn huyện Sơn Tịnh có 27.029 người được xác nhận là người có công với cách mạng thuộc từng loại đối tượng khác nhau.

Thứ hai, quá trình thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng:

Đối tượng được xác nhận là người có công với cách mạng, tùy từng đối tượng cụ thể, thì quyền ưu đãi cũng khác nhau, thực tế như sau:

Một là, về thực trạng người có công với cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng: Tính đến đến hết tháng 3/2014, trên địa bàn huyện Sơn Tịnh có 8.006 đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân của họ được hưởng trợ cấp hàng tháng, với tổng số tiền chi trả hàng tháng là: 10.605.435.000 đồng; Thời gian thực hiện chi trả: từ ngày 01 đến ngày 05 đầu tháng.

Hai là, về trợ cấp một lần người có công với cách mạng:

– Đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: Tính đến thời điểm cuối năm 2009 trên địa bàn huyện có 2.212 đối tượng này được xác nhận là người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.

– Đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế: Tính đến thời điểm cuối 2014 thì toàn huyện Sơn Tịnh có 4.350 đối tượng đã được giải quyết trợ cấp một lần.

– Đối với người có công giúp đỡ cách mạng được hưởng trợ cấp một lần: huyện có 5.055 người được xác nhận và đã được nhận trợ cấp một lần, mức trợ trợ cấp một lần từ trước đến nay vẫn 1.000.000 đồng/người…

Ba là, về hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng: Từ năm 2009 đến năn 2014: huyện cùng các đoàn thể, các địa phương lập Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, vận động đóng góp của các nhà hảo tâm, các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài huyện đã thực hiện xây dựng mới, cùng gia đình xây mới, sửa chữa nhà ở cho đối người có công với cách mạng được 605 nhà tình nghĩa, tổng số tiền là 13.521.000.000 đồng. Từng thời điểm khác nhau, mức hỗ trợ cũng khác nhau.

Bốn là, về công chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng:

– Theo báo cáo tài chính năm 2014 thì đầu năm 2014, toàn huyện có 6.239 đối tượng được mua bảo hiểm y tế.

– Về điều dưỡng: Tính từ năm 2009 đến năm 2014, đã thực hiện 13.614 lượt điều dưỡng cho người có công với cách mạng, trong đó: điều dưỡng tập trung là 1.524 lượt người, điều dưỡng tại gia đình là: 27.228 lượt người.

Năm là, về công tác cấp dụng cụ chỉnh hình: Hiện nay, trên địa bàn huyện Sơn Tịnh có 296 đối tượng được cấp phát dụng cụ chỉnh hình, tuỳ theo thể trạng từng đối tượng khác nhau cấp phương tiện chỉnh hình khác nhau và được cấp trực tiếp bằng tiền.

Sáu là, về công tác quản lý mộ, nghĩa trang liệt sĩ: có 20 xã và 01 thị trấn (gọi chung là 21 xã, thị trấn) đều có nghĩa trang liệt sĩ riêng, trong các nghĩa trang đều có nhà bia ghi trên liệt sĩ, tổng số mộ liệt sĩ trong nghĩa trang là 5.676 mộ. có một công trình Đài tưởng niệm.

Bảy là, về công tác phụng dưỡng Mẹ Việt nam Anh hùng: Tính đến tháng 03/2014, số mẹ còn sống 35 mẹ, các mẹ đều được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài huyện nhận phụng dưỡng, đỡ đần đến cuối đời. Số Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống cũng tăng lên giữa năm 2014 là 57 mẹ.

Tám là, một số công tác khác: đã thực hiện chi trả cho 4.123 lượt học sinh, sinh viên là con của đối tượng người có công được chi trả trợ cấp hỗ trợ học phí và chi phí học tập, với kinh phí: 6.365.830.000 đồng. Hàng năm vào dịp Tết nguyên đán, ngày thương binh – liệt sĩ 27/7, huyện, xã tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà cho gia đình chính sách dịp lễ tết. Đến nay, trên địa bàn huyện có 17/21 xã, thị trấn được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi công nhận là xã, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công.

Số liệu người người có công huyện Sơn Tịnh còn lại đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng sau khi thực hiện Nghị quyết số 123/2013/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi (huyện Sơn Tịnh còn lại 11 xã).

STTCác đối tượngHiện đang hưởng trợ cấp ưu đãi
1Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/19454
2Người hoạt động từ 01/01/1945-19/08/19455
3Bà mẹ Việt Nam anh hùng75
4Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh3.078
5Thương binh loại B1
6Bệnh Binh300
7Người phục vụ thương binh, bệnh binh27
8Người có công giúp đỡ cách mạng326
9Người hoạt động kháng chiến và con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học303
10Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày764
11Người phục vụ thương binh, bệnh binh27
12Trợ cấp tiền tuất đối với người có công821
13Quyết định 1425
Tổng số5.728

Thứ ba, tổ chức bộ máy để thực pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở huyện Sơn Tịnh: Chung quy lại, việc thực hiện ưu đãi đối với người có công cách mạng phần lớn do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, chi trả.

Biên chế quản lý Nhà nước của Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Sơn Tịnh là 08 công chức và 02 hợp đồng lao động, trong đó 4 nam, 6 nữ. Ở địa phương, Ủy ban nhân dân xã, mà trực tiếp thực hiện cán bộ phụ trách văn hóa – xã hội, cán bộ hợp đồng chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: được thực hiện bởi cán bộ chuyên môn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với Phòng, của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đối với địa phương, của Thanh nhân dân huyện với đối tượng thụ hưởng.

2.4. Những ưu điểm và hạn chế, bất cập của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

2.4.1. Những ưu điểm

Một là, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng không ngừng được sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của đất nước ở từng giai đoạn.

Hai là, về trợ cấp: Đối với trường hợp liệt sĩ được quy định có 3 mức trợ cấp tiền tuất khác nhau. Ngoài ra, nếu các thân nhân này là người không nơi nương tựa và có hoàn cảnh khó khăn, thì sẽ được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng. Liệt sĩ không còn thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp 500.000 đồng/lần/năm. Tăng mức tiền lên 2.220.000 đồng cho một đợt điều dưỡng tập trung.

Ba là, Chế độ chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng cũng được cải thiện: Điều chỉnh thời gian điều dưỡng luân phiên của người có công từ 5 năm/lần xuống 2 năm/lần. Ngoài ra, bổ sung thêm chế độ điều dưỡng mỗi năm một lần đối với cha, mẹ đẻ có một con duy nhất là liệt sĩ; cha, mẹ đẻ có 2 con là liệt sĩ trở lên. Quy định bổ sung đối tượng được Nhà nước hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế…

Bốn là, mức kinh phí hỗ trợ cải thiện nhà ở cũng tăng lên, 20 triệu đồng/hộ cho việc sửa chữa, 40 triệu đồng/hộ cho việc xây mới. Năm là, Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tiếp tục khẳng định đó là trách nhiệm tình cảm của Nhà nước và toàn xã hội. Người có công được Nhà nước và toàn xã hội chăm sóc ngày càng tốt hơn về vật chất và tinh thần, được tôn vinh, phát huy truyền thống tự hào dân tộc, bảo đảm thực hiện công bằng xã hội, góp phần ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
Pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

2.4.2. Những hạn chế, bất cập của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng

Thứ nhất, đối với đối tượng lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa cần thiết mở rộng thêm căn cứ xác nhận, đặc biệt là đối với người còn sống.

Thứ hai, đối với liệt sỹ, thương binh chưa có sự hướng dẫn cụ thể về thủ tục, hồ sơ xác nhận liệt sỹ đối với trường hợp bị bắt, tra tấn. Trường hợp vợ liệt sĩ tái giá chỉ được hưởng trợ cấp hàng tháng, như vậy sẽ thiệt thòi cho họ. Việc khám giám định vết thương còn sót cũng gặp nhiều trở ngại.

Thứ ba, chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học còn thiếu sự hướng dẫn, trì hoãn.

Thứ tư, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày: giữa những người này quyền ưu đãi còn thể hiện sự bất công.

Thứ năm, việc chi trả và ủy quyền về thờ cúng liệt sĩ, ký giấy xác nhận về phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng gặp khó khăn. Thứ sáu, trong trợ cấp một lần cho đối tượng hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, vẫn còn thất, chậm thay đổi kể từ năm 1995.

Thứ bảy, Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở còn trì trệ, cấp vốn chậm và số lượng đối tượng cần hỗ trợ tăng vọt.

Thứ tám, Pháp lệnh chưa phát huy được tiềm lực và sức mạnh của thế kiềng ba chân là Nhà nước, cộng đồng và cá nhân.

Thứ mười, Việc triển khai thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở một số địa phương còn chậm so với quy trình, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

2.4.3. Nguyên nhân

Thứ nhất, việc chấp hành pháp luật của các đối tượng chưa nghiêm, việc tổ chức thực hiện khi các văn bản luật ban hành thiếu đồng bộ, chậm trễ trong việc triển khai thực hiện, cũng như hướng dẫn tiếp nhận hồ sơ.

Thứ hai, việc thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức triển khai thực hiện pháp luật ưu đãi người có công được tiến hành nhưng chưa thường xuyên.

Thứ ba, Cơ chế bảo đảm kiểm tra quá trình thực tổ chức hướng dẫn thủ tục, lập hồ sơ hưởng chế độ, xác nhận cho đối tượng người có công chưa mạnh, có những trường hợp chậm trễ trong khâu tiếp nhận, xác nhận và chuyển hồ sơ.

Thứ tư, về hệ thống pháp luật đối với người có công chủ yếu xây dựng từ trong điều kiện chiến tranh, lại phải bổ sung, sửa đổi nhiều lần. Sự chấp vá, khập khiểng của pháp luật ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã dẫn đến những hiện tượng chưa thực hiện đầy đủ sự công bằng xã hội.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ THỰC TIỄN HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Thứ nhất, trong việc thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng, các loại trợ cấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không đảm bảo được nhu cầu thiết yếu trong đời sống người có công.

Thứ hai, Một bộ phận con em liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh… chưa có việc làm; Nhu cầu theo học tại các cơ sở đào tạo tại các cơ sở giáo dục, đào tạo ngoài hệ thống giáo dục quốc dân khó khăn vì mức thu học phí quá lớn so với mức cấp bù học phí của nhà nước. Một số gia đình người có công có sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn vì ít vốn, thiếu lao động và thiếu kinh nghiệm.

Thứ hai, pháp luật ưu đãi người có công cũng phải đổi mới, định hướng lại để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới của cách mạng trong từng giai đoạn mới.

Thứ ba, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là một trong những chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta.

Thứ tư, pháp luật ưu đãi người có công không chỉ điều chỉnh cho những đối tượng hiện hành mà phải được thực hiện cho cả những người thuộc diện có công khác hiện chưa được hưởng.

3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng phải trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về người có công với cách mạng.

Thứ hai, xã hội hóa hoạt động ưu đãi người có công với cách mạng, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa ba chủ thể Nhà nước, đối tượng ưu đãi và cộng đồng, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phải trở thành thế kiềng ba chân: Nhà nước – cộng đồng và bản thân đối tượng người có công nỗ lực vươn lên. Phương châm này luôn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong công tác ưu đãi người có công với cách mạng.

Thứ ba, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước.

Thứ tư, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng phải đảm bảo tính toàn diện.

Thứ năm, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng phải đảm bảo tính kế thừa và tính hiện thực phù hợp với điều kiện và tình hình mới của đất nước.

3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng

Thứ nhất, về đối tượng được hưởng ưu đãi:

Hiện tại pháp luật hiện hành còn thiếu những quy định đối với đối tượng là Thanh niên xung phong, những người chịu rất nhiều mất mát, hy sinh trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, chưa có những quy định về quyền được hưởng ưu đãi của những người có công với cách mạng đang sinh sống ở nước ngoài hay những quy định về người nước ngoài đã có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, góp phần vào thắng lợi to lớn, sự độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Quan niệm về người có công cần được hiểu theo nghĩa rộng.

Khi vợ liệt sĩ đã tái giá thì họ không còn là thân nhân của liệt sĩ nữa. Để ghi nhận sự hy sinh, mất mát của họ, Nhà nước chỉ dành cho những người vợ (chồng) liệt sĩ tái giá hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng mà không được hưởng các ưu đãi khác với thân nhân liệt sĩ. 

Thứ hai, về mức trợ cấp: Tăng mức trợ cấp, phụ cấp cho phù hợp; Việc điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi vẫn còn dựa trên cơ sở và lộ trình tăng lương tối thiểu là không hợp lí. Quyền hưởng ưu đãi người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù, đày chưa hợp lý.

Thứ ba, điều chỉnh chế độ ưu đãi về giáo dục đào tạo: cần có chế độ miễn, giảm học phí cho các đối tượng ưu đãi học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên. Đồng thời, nhằm khuyến khích các đối tượng ưu đãi có ý thức vươn lên. Các chế độ khác như miễn các khoản đóng góp xây dựng trường, ưu tiên trong xét lên lớp, tuyển sinh cần quy định rõ ràng trong cùng một văn bản để thuận lợi trong tổ chức thực hiện.

Thứ tư, xây dựng Luật Ưu đãi người có công với cách mạng:

Xây hình Luật Ưu đãi người có công sẽ bao gồm 8 chương: Chương I: Những quy định chung; Chương II: Các chế độ ưu đãi; Chương III: Quỹ đền ơn đáp nghĩa; Chương IV: Nghĩa vụ của người có công; Chương V: Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về ưu đãi người có công; Chương VI: Chế độ khen thưởng; Chương VII: Xử lý vi phạm; Chương VIII: Điều khoản thi hành.

3.3.2. Các giải pháp bảo đảm thực thi pháp luật ưu đãi người có công từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh

Tiếp tục xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy và bổ sung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện pháp luật ưu đãi người có công trên địa bàn huyện Sơn Tịnh; Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý; ban hành cơ chế thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng; Tuyên truyền pháp luật ưu đãi người có công; Quy định cụ thể chăm sóc sức khỏe; Cần có những quy định cụ thể những công việc, những ngành nghề phù hợp với khả năng và quy định các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp nhận thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ vào làm việc; xã hội hóa công tác đối với người có công với cách mạng.

KẾT LUẬN

Ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đó là sự đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người có công, là trách nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinh những cống hiến của họ đối với đất nước. Những người có công, không phân biệt giới tính, độ tuổi, dân tộc, tôn giáo… nếu có công lao to lớn, những thành tích đặc biệt xuất sắc đối với đất nước Việt Nam thì đều được ghi nhận và tôn vinh. Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc. Nó là sự thể hiện những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nó giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm, ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên để cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ những giá trị tốt đẹp, những thành quả to lớn mà cha anh ta đã ra sức gìn giữ. Nó cũng thể hiện được trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện “Đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng.

Pháp luật ưu đãi xã hội là tổng thể những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hình thành trong việc tổ chức và thực hiện chính sách đối với người có công trên tất cả lĩnh vực của cuộc sống. Trải qua một thời gian dài pháp luật ưu đãi xã hội được triển khai, thực hiện, nó đã trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong việc quản lý và tổ chức thực hiện những vấn đề liên quan đến người có công; đảm bảo cho người có công được hưởng những quyền ưu tiên, ưu đãi, có được cuộc sống ổn định; đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, pháp luật ưu đãi xã hội cũng bộc lộ không ít những mặt hạn chế, gây ảnh hưởng không tốt đến quyền được hưởng ưu đãi của những người có công, đến sự công bằng xã hội. Hệ thống các văn bản pháp luật về người có công tuy nhiều nhưng còn tản mạn, thiếu tính đồng bộ, hiệu lực pháp lý còn thấp; diện đối tượng được hưởng ưu đãi của những người có công tuy rộng nhưng chưa đầy đủ; quan niệm về người có công chỉ bó hẹp trong phạm vi những người có công với cách mạng…

Những mặt tồn tại, những điểm bất cập này đã gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người có công cũng như việc thực hiện quyền được hưởng ưu đãi mà Nhà nước, xã hội giành cho họ. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công là một tất yếu khách quan. Song song với việc trên, cần thiết phải nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực người có công từ huyện đến xã nói riêng nhằm thực hiện tốt hơn pháp luật ưu đão về người có công với cách mạng, bởi vì chính sách có hay mà tổ chức thực hiện không tốt thì chính sách cũng mất đi ý nghĩa của nó. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng cần phải đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tham gia Quỹ đền ơn đáp nghĩa, thực hiện xã hội hóa sâu rộng công tác ưu đãi người có công để có thêm nguồn lực chăm sóc tốt hơn đời sống của những gia đình chính sách. Đồng thời qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Những vấn đề liên quan đến người có công là những vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp, do đó để xây dựng hệ thống pháp luật ưu đãi người có công phải tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng, cần phải được tiến hành từng bước, phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của đất nước; đảm bảo công bằng xã hội. Trước hết cần phải hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công; bổ sung, ban hành những quy định mới để giải quyết những điểm bất hợp lý, những thiếu sót của pháp luật ưu đãi người có công. Tập trung nguồn lực để giải quyết những nhu cầu cấp thiết của những người có công như vấn đề về tăng mức trợ cấp; quan tâm đến dạy nghề, tạo việc làm, giúp đỡ các gia đình chính sách khó khăn phát triển sản xuất, kinh doanh; tuyên truyền, cổ vũ những tấm gương thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công tiêu biểu trong lao động, học tập, trong sản xuất, kinh doanh và trong các hoạt động văn hóa, xã hội. Trên cơ sở sự hệ thống hóa, những sửa đổi, bổ sung pháp luật ưu đãi người có công, tổng kết việc thực hiện pháp luật ưu đãi người có công tiến tới xây dựng và ban hành Luật Ưu đãi người có công ở Việt Nam.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HANH CHINH\VO DUONG BANG HAI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *