Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 13 – 14

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 13 - 14 Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo Vận động viên Đà Nẵng

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo Vận động viên Đà Nẵng

PHẦN MỞ ĐẦU

Thể dục thể thao (TDTT) ra đời và phát triển, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người, khi nhu cầu xã hội đòi hỏi ngày càng cao thì con người dần ý thức sâu hơn về vấn đề sức khỏe. Mục đích chính của nền TDTT là tăng cường thể chất, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân và nâng cao trình độ thể thao.

Với tầm quan trọng của TDTT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, trong đó những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể đã được đặt ra, góp phần xây dựng đội ngũ nhân lực có đủ tri thức và sức khỏe để giúp cho đất nước ngày càng phát triển.

Trong những năm gần đây, phong trào tập luyện TDTT đã phát triển rộng khắp trên toàn quốc cả về số lượng lẫn chất lượng, số người tập TDTT thường xuyên tăng tiến qua từng năm. Các VĐV Việt Nam thi đấu các giải khu vực, Châu Á và thế giới đã giành được nhiều huy chương, thứ hạng cao góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên đấu trường quốc tế.

Thể thao thành tích cao là một bộ phận cấu thành TDTT, là động cơ thúc đẩy phong trào TDTT quần chúng, giúp cho việc nâng cao sức khỏe, tăng cường giáo dục thể chất, đời sống tinh thần cho nhân dân và là cầu nối giao lưu quốc gia, quốc tế, tăng cường tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Sự phát triển của thể thao thành tích cao là cơ sở để cung cấp lực lượng VĐV, HLV và cán bộ TDTT cho đất nước. Đào tạo tài năng thể thao một cách khoa học, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế – xã hội của đất nước là đòi hỏi tất yếu và là quy luật khách quan.

Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 cũng đã chỉ rõ mục tiêu phát triển thể thao thành tích cao như sau: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế xã hội của nước ta; nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là một trong 3 quốc gia có thành tích thể thao (TTTT) đứng đầu khu vực Đông Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với thể thao Châu Á và thế giới. Tăng cường hội nhập quốc tế, tích cực thực hiện chủ trương, đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước…”.

Thực tiễn TTTT thành tích cao những năm qua đã vượt ra ngoài dự báo của những nhà chuyên môn, hàng loạt các VĐV trẻ đã nỗ lực phấn đấu và đạt thành tích cao tại các kỳ SEA Games, ASIAD và giành quyền tham dự các kỳ Olympic. Thành tích của các VĐV đã khẳng định rằng chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của nước ta đã và đang từng bước phát triển, hòa nhập chung vào châu lục và tiếp cận đến thành tích của thế giới. Chất lượng công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV trẻ ngày càng được chú trọng và áp dụng được khoa học công nghệ, phương pháp huấn luyện hiện đại, tạo nên tiền đề mới thúc đẩy phát triển thể thao thành tích cao.

Trong xu thế phát triển của thể thao thành tích cao Việt Nam, thì thể thao thành tích cao thành phố Đà Nẵng cũng nằm trong bối cảnh chung, do vậy thể thao thành tích cao thành phố Đà Nẵng cũng xác định, tập trung phát triển các môn trong chương trình thi đấu của Olympic, ASIAD, SEA Games và Đại hội TDTT toàn quốc, lấy việc nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng hệ thống đào tạo VĐV một cách bền vững làm nội dung chính, đồng thời nâng cao thành tích ở một số môn thế mạnh của thành phố, trong đó có môn Taekwondo..

Taekwondo là môn võ có nguồn gốc từ đất nước Hàn Quốc, du nhập vào Việt Nam từ năm 1962. Đến năm 1989, môn Taekwondo được Sở Thể dục thể thao tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (Sở Văn hóa và Thể thao hiện nay) chính thức đưa vào đào tạo, huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo Vận động viên Đà Nẵng. Các VĐV được tập trung đào tạo, huấn luyện lâu dài từ lúc năng khiếu lên đến đội tuyển, hướng đến mục tiêu đạt thành tích cao tại các giải quốc gia, quốc tế. Giai đoạn từ năm 1997 đến 2001, Taekwondo Đà Nẵng phát triển rất mạnh, cho ra lò nhiều VĐV xuất sắc như: Dương Lê Quốc Linh, Phạm Công Thời, Võ Trung Phương, Phạm Bảo Phước…

Đòn tấn công của Taekwondo đòi hỏi sức nhanh để đánh trúng đối phương, sức mạnh để ghi điểm, sức bền để thi đấu hết thời gian và độ khéo léo để phối hợp động tác, vì vậy TLCM đóng vai trò rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu của VĐV, bên cạnh các yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật để giúp VĐV vững vàng, tự tin trong các cuộc thi đấu.

Công tác huấn luyện TLCM là một quá trình huấn luyện phức tạp, đòi hỏi người huấn luyện viên phải biết kết hợp hài hòa và có khoa học. Các yêu cầu của quá trình huấn luyện như: Sự tăng tiến lượng vận động, trong quá trình huấn luyện phải sử dụng nhiều phương pháp, phương tiện huấn luyện khác nhau, chế độ huấn luyện phải định mức chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc sử dụng các nhân tố (sư phạm, tâm lý, y học) cũng góp phần không nhỏ đến hoàn thiện trình độ thể thao.

Đã có một số tác giả nghiên cứu về tố chất thể lực của VĐV Taekwondo như: Nguyễn Đăng Khánh “Nghiên cứu trình độ tập luyện thể lực và kỹ thuật của đội tuyển Taekwondo quốc gia”; Nguyễn Anh Tú “Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả các đòn đá cho sinh viên chuyên sâu trường Đại học TDTT I”; Đoàn Thị Trinh Nguyên “Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV Trẻ Taekwondo tỉnh Bình Phước sau 06 tháng tập luyện”…

Xuất phát từ những lý do trên, kết hợp với tham khảo các HLV, chúng tôi thấy rằng phát triển TLCM là vấn đề lớn luôn được đặt ra trong từng giáo án huấn luyện cho đến các cuộc thảo luận, rút kinh nghiệm sau từng trận thi đấu của mỗi VĐV. Nó không chỉ là vấn đề của riêng các HLV mà đã trở thành mối quan tâm của các nhà khoa học, quản lý và người hâm mộ.

Nhận thức được đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với công tác đào tạo VĐV, kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng công tác huấn luyện TLCM cho nam VĐV Taekwondo thành phố Đà Nẵng, chúng tôi tiến thành thực hiện đề tài:

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo Vận động viên Đà Nẵng”.

Mục đích nghiên cứu:

Thông qua việc nghiên cứu, đề tài lựa chọn được các bài tập TLCM cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo Vận động viên Đà Nẵng áp dụng trong quá trình huấn luyện, giúp cho VĐV nhanh chóng nắm được và thực hiện thể lực, kỹ thuật có hiệu quả. Trên cơ sở đó nâng cao TLCM cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo Vận động viên Đà Nẵng, góp phần bổ sung, hoàn thiện nội dung chương trình huấn luyện.

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 13 - 14 Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo Vận động viên Đà Nẵng
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo Vận động viên Đà Nẵng

Mục tiêu nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:

– Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng trình độ TLCM của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo Vận động viên Đà Nẵng.

+ Sử dụng phương pháp quan sát sư phạm để đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển TLCM của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 13 – 14.

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn để xác định những yếu tố ảnh hưởng tới TLCM của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 13 – 14.

+ Sử dụng các test để đánh giá trình độ TLCM của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 13 – 14.

Từ đó, đánh giá được TLCM của nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo Vận động viên Đà Nẵng.

– Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển TLCM cho nam VĐV Taekwondo lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo Vận động viên Đà Nẵng.

+ Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu để lựa chọn bài tập.

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn để lựa chọn bài tập.

+ Hỏi ý kiến chuyên gia để lựa chọn bài tập.

+ Tổ chức thực nghiệm để đánh giá hiệu quả bài tập đã lựa chọn.

  1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1. 1.1. Quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển thể dục, thể thao

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, trí dục, đức dục được coi là những vấn đề hệ trọng nhằm giáo dục hình thành nhân cách người học sinh – sinh viên – người chủ tương lai của đất nước, những người lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển về trí tuệ, trong sáng về đạo đức lối sống mà phải là con người cường tráng về thể chất. Chăm lo con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả các ngành, đoàn thể. [20]

      1. 1.1.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vai trò sức khỏe con người, sức khỏe nhân dân…dù bận trăm công ngàn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành thời gian thăm hỏi, tiếp xúc và thường xuyên xem xét các hoạt động TDTT trong nước và quốc tế. Tự bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luyện tập TDTT hàng ngày, bằng nhiều phương pháp sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe, điều kiện thời tiết, địa hình nơi ở và làm việc, động viên mọi người xung quanh cùng tập luyện. Với tầm nhận thức sâu xa và toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã sớm quan tâm tới các lĩnh vực khác như phát triển văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, nhằm thúc đẩy đời sống tinh thần và sức khỏe của nhân dân kiến tạo xã hội mới đi tới thành công.

Sau Cách mạng tháng Tám, Việt Nam đứng trước những khó khăn to lớn về kinh tế và đời sống, chính quyền cách mạng còn non trẻ phải đương đầu gay gắt với giặc đói giặc ngoại xâm, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú ý và khuyến khích phát triển TDTT. Người đã khởi xướng nền TDTT cách mạng – một nền TDTT mới chưa từng có ở nước ta, nó mang ý nghĩa lớn đối với tinh thần và sức khoẻ của nhân dân ta, dân tộc ta, góp phần “Kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”.

Hồ Chủ tịch đã có bài viết “Sức khỏe và thể dục” đăng trên báo “Cứu quốc”- cơ quan tuyên truyền, tranh đấu của Tổng bộ Việt Minh – số 119 ra ngày 27/03/1946. Đây chính là lời hô hào đồng bào tập thể dục của Hồ Chủ tịch. Bài viết này thể hiện một hệ thống quan điểm cơ bản của Hồ Chủ tịch về thể dục thể thao: [9]

Trước hết nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe đối với sự nghiệp “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công”. Sức khỏe là sức khỏe của toàn dân, của cả nước vì “dân cường thì quốc thịnh”.

Tầm quan trọng của thể dục thể thao: muốn có sức khỏe phải tập luyện thể dục. Tất cả mọi người, già trẻ, gái trai ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Đó là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Phương pháp tập là thường xuyên hàng ngày và không khó khăn gì.

Về tổ chức quản lý nhà nước về thể dục thì Nhà nước có cơ quan chuyên trách về thể dục thể thao với mục đích nhiệm vụ khuyên (vận động, thuyết phục) – và dạy (hướng dẫn, tập luyện) cho toàn dân. Cơ quan đó là Nha – Phòng thể dục Trung Ương (tiền thân của Tổng cục TDTT ngày nay).

Như vậy, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục (tức TDTT ngày nay), là phát triển TDTT và sức khỏe của nòi giống, vì sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc, vì vinh dự và vinh quang của dân tộc.

Những việc làm hết sức cần thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh để TDTT cách mạng được hình thành và phát triển như: Ngày 30 tháng 01 năm 1946, Người ký sắc lệnh số 14 thành lập Nha Thể dục Trung ương thuộc Bộ Thanh niên, lần đầu tiên ngành TDTT cách mạng ra đời ở Việt Nam. Đến ngày 27 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 33 thành lập Nhà Thanh niên – Thể dục thuộc Bộ Quốc gia giáo dục. Cùng ngày, Báo Cứu Quốc đăng bài “Sức khỏe và thể dục” của Người, thực chất bài báo đó là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Tối 26 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự “Lễ hội thanh niên vận động” ở Hà Nội và Người châm ngọn lửa thiêng phát động phong trào “Khỏe vì nước”. Phong trào này nhanh chóng lan tỏa từ Thủ đô Hà Nội đến các tỉnh, thành phố. Đó chính là TDTT cách mạng do dân, vì dân, tiền thân của nền TDTT Việt Nam ngày nay.

Trong hoàn cảnh đất nước vừa giành lại nền độc lập dân tộc, nhân dân vừa thoát khỏi ách nô lệ, chính quyền cách mạng đang phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, với trận đói năm 1945 hơn 2 triệu người chết, thể chất của giống nòi giảm sút nghiêm trọng, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngần ngại khởi xướng phong trào TDTT cách mạng, được đông đảo nhân dân ta đồng lòng hưởng ứng, tham gia tập luyện với tinh thần yêu nước sâu sắc, phấn đấu cho “Dân cường, nước thịnh”. TDTT cách mạng nước ta thực sự là một hiện tượng độc đáo của nền văn hóa thể chất Việt Nam và cả nhân loại. Bởi vậy, những giá trị quý báu của nền TDTT cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh gây dựng là cội nguồn của các bước phát triển TDTT nước nhà những thập kỷ qua, hiện nay và cả mai sau.

TDTT cách mạng phát triển trước hết và mạnh nhất trong thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh, tự vệ và bộ đội. Bác Hồ căn dặn tuổi trẻ phải siêng năng tập luyện TDTT, nâng cao sức khoẻ để học tập, rèn luyện tốt. Người nhắc nhở học sinh phải học giỏi không chỉ các môn văn hóa, ngoại ngữ mà cả thể dục. Bác Hồ biểu dương các chiến sĩ tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu (Hà Nội) về nếp sống, công tác, tinh thần tích cực tập TDTT và xung phong đi các tỉnh phát triển phong trào Khoẻ vì nước. Bác cũng quan tâm và động viên thanh niên, bộ đội, công nhân tổ chức giao hữu bóng đá, bóng chuyền và các hoạt động TDTT khác, vừa rèn luyện sức khoẻ, vừa khuyến khích tinh thần vui tươi phấn khởi nhằm đẩy mạnh mọi công việc phục vụ “kháng chiến kiến quốc”. TDTT cách mạng dựa vào lực lượng thanh niên, lực lượng tiên phong thúc đẩy phong trào tập luyện của quần chúng với mọi lứa tuổi, nghề nghiệp trong các lĩnh vực hoạt động vật chất và tinh thần của đời sống xã hội, tất cả đều là “Đồng bào” chung một nước, thực hiện lòng mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chủ tịch luôn luôn quan tâm, dành thời gian theo dõi, chỉ đạo, chăm sóc phát triển của ngành TDTT. Trong năm 1946, Người nhiều lần đến thăm và nói chuyện với cán bộ, học viên Trường Cán bộ thể dục Việt Nam, lớp thể dục quân sự phổ thông Hà Nội. Trước khi sang Pháp dự Hội nghị Phôngtennơblô (tháng 10/1946), Người đã gặp mặt cán bộ Nha thể dục và đại biểu các tỉnh và dặn: “Quần chúng không những phải tập luyện thể dục mà còn phải biết võ nghệ để bảo vệ đất nước”.

Từ quan điểm về thể dục thể thao của Hồ Chí Minh đối với đồng bào cả nước và sự quan tâm đến sự nghiệp thể dục thể thao của Người, chúng ta đã nhận thấy tầm quan trọng của tập luyện thể dục thể thao đối với sức khỏe con người.

      1. 1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với TDTT

Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân là một việc rất quan trọng và cần thiết gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, với hạnh phúc của nhân dân. Tinh thần đó được xuyên suốt trong cả quá trình lãnh đạo Cách mạng của Đảng và Chính phủ. Cứ mỗi bước ngoặt của Cách mạng, Đảng và Nhà nước đều có đường lối cần thiết hướng dẫn tổ chức các hoạt động TDTT cho phù hợp.

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách phát triển TDTT, coi TDTT là một bộ phận thuộc chính sách xã hội, nhằm chăm lo bồi dưỡng sức khoẻ, phát triển thể lực cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, TDTT nước ta đã đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần tích cực trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước. TDTT từng bước trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống xã hội.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 đã nêu rõ “Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và đầu tư cho thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước”. [45]

Ngày nay, công tác TDTT có ý nghĩa xã hội to lớn trong việc bảo vệ, tăng cường sức khỏe, phát triển và hoàn thiện thể chất cho con người, góp phần tích cực vào quá trình bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, xây dựng lối sống lành mạnh nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [47]. Đảng ta đã khẳng định rõ vị trí quan trọng của TDTT trong chính sách kinh tế – xã hội nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tạo ra sức mạnh và động lực phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, TDTT ngày càng trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống xã hội.

Thể thao thành tích cao là một bộ phận của TDTT. Thể thao thành tích cao nhằm mục đích đạt được những TTTT cao và cao nhất, trong các cuộc thi đấu thể thao (trong nước và quốc tế). Đây là lĩnh vực hoạt động của thanh thiếu niên có năng khiếu và tài năng thể thao. [48]

TTTT thể hiện năng lực thể chất, tinh thần và nhân cách của con người, trong việc thực hiện những nhiệm vụ xã hội đặt ra cho TDTT. Mỗi một kỷ lục thể thao đều thể hiện năng lực sáng tạo, khát vọng vươn tới cái đẹp của con người. Đó là giá trị văn hóa có sức giáo dục lớn lao, khích lệ lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước ta, thể thao thành tích cao phát triển theo hai hướng: Thể thao nghiệp dư và thể thao chuyên nghiệp. [49]

Thể thao nghiệp dư dựa trên cơ sở hoạt động tự nguyện, kết hợp hoạt động thể thao với các hoạt động chính trị khác như: học tập, làm việc…không dành toàn bộ thời gian cho thể thao, không coi thể thao là phương tiện kiếm sống.

Thể thao chuyên nghiệp là hoạt động knh doanh thể thao theo cơ chế của “thị trường thể thao”, trình độ điêu luyện thể thao, các cuộc trình diễn thể thao trở thành một dạng hàng hóa đặc biệt, được lưu thông và trao đổi theo cơ chế thị trường. [49]

Trình độ thể thao của nước ta hiện nay còn thấp so với khu vực và thế giới. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo VĐV còn thiếu. Mặt khác, thể thao chịu sự tác động rất lớn từ mặt trái của cơ chế thị trường. Trong thể thao, còn có nhiều biểu hiện tiêu cực, như những hành vi phản thể thao, nạn cá độ….

Lãnh đạo thể thao thành tích cao nói chung và thể thao chuyên gnhiepej nói riêng, cần nắm vững quan điểm TDTT của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nhằm phát huy giá trị nhân văn cao đẹp của thể thao và ngăn chặn những động cơ, hành vi tiêu cực trái với đạo đức thể thao chân chính, trái với truyền thống văn hóa và đạo lý của dân tộc. [46]

    1. 1.2. Lịch sử phát triển của môn Taekwondo

Taekwondo là một môn võ thuật bắt nguồn từ thời cổ đại ở Hàn Quốc, đây là môn võ thuật truyền thống của người Hàn Quốc. “Tae” có nghĩa là chân, “Kwon” nghĩa là tay, “Do” nghĩa là đạo. “Taekwondo” có nghĩa là nghệ thuật tu luyện đạo lý kết hợp các phương pháp sử dụng tay và chân để thu phục, khống chế, bắt khóa, tấn công, phòng thủ và triệt hạ đối thủ…. Qua những biến đổi thăng trầm, ngày nay Taekwondo phân thành 2 loại (hệ phái): Taekwondo truyền thống hay còn gọi là hệ phái: ITF (International Taekwondo Feredation) và Taekwondo thi đấu Olympic hiện đại hệ phái: WTF (World Taekwondo Feredation). Taekwondo hiện đại hấp thụ tinh hoa Taekwondo truyền thống và hoàn thiện về đặc điểm kỹ thuật chân, phù hợp với luật thi đấu thể thao hiện đại. Taekwondo là môn võ điển hình cho màu sắc văn hóa Phương Đông, là một loại hình nghệ thuật, là phương pháp rèn luyện thân thể có hiệu quả cao, làm phong phú đời sống tinh thần, nâng cao tinh thần thượng võ, rèn luyện nhân cách, đạo đức và nghi lễ. Trước và sau mỗi buổi tập, người tập đều phải thực hiện nghi thức chào quốc kỳ, bái lễ, tôn sư trọng đạo.

Tại Hàn Quốc, Taekwondo được phổ cập với chính sách nâng cao thể lực trong dân: “thể lực là quốc thể”. Từ năm 1971 được chỉ định là loại võ thuật đặc biệt của người Hàn Quốc, gọi là “Guk Gi”, có nghĩa là quốc kỹ, kỹ nghệ, kỹ năng đặc biệt của quốc gia.Taekwondo được phát triển như một môn thể thao của toàn dân, được thực thi, áp dụng cho không chỉ lực lượng cảnh sát, những người làm nhiệm vụ trật tự, trị an và quốc phòng mà còn được áp dụng đối với tất cả học sinh trong việc học hành. Taekwondo trở thành môn võ thuật giữ vai trò lớn trong quan hệ quần chúng và nâng cao danh tiếng, tăng cường uy thế quốc gia cho Hàn Quốc.

Ngày 28/5/1973, Liên đoàn Taekwondo thế giới được sáng lập và hiện nay có 166 quốc gia thành viên. Năm 1973, giải vô địch Taekwondo thế giới lần I tổ chức tại Seoul với 19 quốc gia tham dự. Được IOC công nhận là môn thể thao quốc tế tại Đại hội lần thứ 83 năm 1980.

Taekwondo được du nhập vào Việt Nam từ năm 1962, thời gian đầu môn Võ này được gọi là Võ Đại Hàn, sau này được gọi là Túc Quyền Đạo, Thái Cực Đạo (tên gọi này được xuất phát từ lá cờ mang hình âm dương thái cực của Hàn Quốc). Taekwondo là môn thể thao mà hoạt động thi đấu của nó được diễn ra trong điều kiện luôn luôn thay đổi (các điều kiện do đối phương tạo ra, do bản thân VĐV khi sử dụng chiến thuật). Chính vì vậy, mà các hoạt động về kỹ – chiến thuật của VĐV trở nên phức tạp hơn, nó đòi hỏi khả năng hoạt động thể lực của VĐV ở mức độ cao nhất.

Đặc thù của môn Taekwondo là môn thể thao mang tính đối kháng trực tiếp và thi đấu trong thời gian ngắn (3 hiệp, mỗi hiệp 2 phút, nghỉ giữa hiệp 1 phút), nếu sau 3 hiệp thi đấu chính thức hòa nhau thì phải thi đấu hiệp 4 (bàn thắng vàng, VĐV nào ghi điểm trước sẽ thắng cuộc), trong 1 ngày các VĐV có thể thi đấu từ 1 – 5 trận (thi đấu cho đến khi kết thúc hạng cân đó). Do vậy, muốn chiến thắng VĐV cần phải được trang bị tốt nhất về các mặt như: Thể lực, kỹ – chiến thuật, tâm lý, sức mạnh, sức bền, linh hoạt và sự thăng bằng cơ bắp….Vì vậy, huân luyện TLCM là một phần quan trọng, không thể thiếu trong môn Taekwondo, cũng như các môn thể thao khác.

    1. 1.3. Các khái niệm có liên quan
      1. 1.3.1. Khái niệm về bài tập và bài tập thể lực

Các phương tiện giáo dục thể chất và HLTT được sử dụng để tác động lên các đối tượng tập luyện nhằm đạt được mục đích của giáo dục thể chất. Bài tập bao gồm: Các bài tập thân thể (còn gọi là các bài tập TDTT), các động tác tự nhiên, môi trường, các yếu tố vệ sinh…Trong đó, các bài tập thể thao được coi là phương tiện chủ yếu và chuyên biệt của giáo dục thể chất. [35]

Bài tập TDTT là những hoạt động chuyên biệt do con người sáng tạo nên một cách có ý thức, có chủ đích, phù hợp với quy luật phát triển thể thao, được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ giảng dạy đáp ứng nhu cầu nâng cao thể lực và phát triển tinh thần của con người. [35]

Bài tập thể lực là bài tập tạo thành từ những động tác cụ thể chuyên dùng để phát triển thể chất, vui chơi, giải trí hoặc nâng cao trình độ thể thao. [10]

      1. 1.3.2. Đặc điểm các bài tập

Đặc điểm quan trọng của bài tập là nó được xây dựng trên những cơ sở hoạt động vận động có ý thức, tức là được điều khiển từ các trung tâm thần kinh của vỏ não. Đó là những hành vi vận động có chủ đích, liên quan tới nhiều quá trình tâm lý: sự biểu tượng về động tác, hoạt động tư duy, cảm xúc…Có biểu hiện mạnh đối với sự biểu hiện ý chí, tình cảm, tính cách. Bên cạnh đó, bài tập còn là những biến đổi về mặt sinh lý học, trong hoạt động các chức năng của cơ thể khi thực hiện bài tập, làm cho cơ thể chuyển sang một mức hoạt động cao hơn với lúc yên tĩnh, nhờ vậy có thể làm tăng khả năng chức phận hoàn thiện những đặc điểm cấu trúc của cơ thể. Bài tập có ảnh hưởng đến tâm sinh lý, đến thể chất của con người, điều này phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức các bài tập.

      1. 1.3.3. Bài tập chuyên môn

Bài tập chuyên môn là những bài tập gắn liền với một môn thể thao nhất đinh, nhằm hoàn thiện từ các phương hướng tố chất thể lực và khả năng phối hợp cần thiết cho TTTT ở môn lựa chọn, cũng như nhằm hoàn thiện kỹ – chiến thuật trong mối quan hệ đạo đức, trí tuệ và chuẩn bị về tâm lý có tác dụng nhấn mạnh sự phát triển yếu tố đạt thành tích nào đó.

Ngày nay, để chứng minh tác dụng của mỗi bài tập chuyên môn đối với TTTT của môn tự chọn còn hạn chế. Vì vậy, sự lựa chọn các bài tập chuyên môn gặp nhiều khó khăn cần hết sức cẩn trọng, để tạo điều kiện thuận lợi cho HLV điều chỉnh các bài tập chuyên môn tùy theo mức độ phù hợp với đối tượng.

    1. 1.4. Đặc điểm môn Taekwondo
      1. 1.4.1. Đặc điểm kỹ thuật môn Taekwondo

Ở các môn thể thao nói chung và môn võ Taekwondo nói riêng, khi huấn luyện, giảng dạy cần chú ý huấn luyện: Thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, sức mạnh, sức bền, linh hoạt và sự căng thẳng cơ bắp… trên cơ sở nâng cao lên nhằm mục đích cuối cùng là đạt thành tích cao trong thi đấu. Trong môn Taekwondo, các khả năng trên của VĐV là một trong những yếu tố quyết định đến TTTT, trong đó hoạt động thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất đã được các nhà khoa học, các HLV chú trọng trong công tác giảng dạy, huấn luyện. Hoạt động vận động của môn Taekwondo biểu hiện rõ nét ở ba mặt: kỹ thuật, chiến thuật và thể lực.

Về mặt kỹ thuật: Kỹ thuật Taekwondo ngày nay rất đa dạng và phong phú, có những đặc điểm khác nhau về cấu trúc vận động, về quỹ đạo chuyển động và phương thức sử dụng lực.

Hoạt động chính của VĐV Taekwondo bao gồm vô số các kỹ thuật như: các kỹ thuật tay (thủ pháp), các kỹ thuật chân (cước pháp), các kỹ thuật tấn (tấn pháp)… Do vậy, kỹ thuật Taekwondo có thể chia thành hai dạng kỹ thuật như sau: Kỹ thuật quyền và kỹ thuật thi đấu đối kháng.

Kỹ thuật quyền đòi hỏi VĐV phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tấn pháp, với di chuyển kết hợp cước pháp, thân pháp…Các kỹ thuật được thực hiện nhanh, mạnh, cương nhu rõ ràng với độ chính xác cao, đồng thời VĐV thi quyền phải biết kết hợp giữa chân, tay, thân người tạo nên một hoạt động thống nhất và họ phải có cảm giác tốt về không gian, thời gian và mức độ dùng hợp lý ở những tổ hợp động tác khác nhau.

Trong kỹ thuật thi đấu đối kháng, các kỹ thuật động tác được thực hiện với sự co duỗi có tốc độ cao, phản ứng thần kinh linh hoạt, tri giác chuyên môn nhạy bén. VĐV phải biết kết hợp giữa thả lỏng và di chuyển hợp lý, đồng thời phải phản ứng nhanh trước những đòn tấn công của đối phương để đề ra phương hướng hóa giải. Ngày nay, để giành thành tích cao trong thi đấu bên cạnh kỹ thuật, động tác phải chuẩn, bài tập và phương pháp huấn luyện ngày càng đổi mới…thì yêu cầu về công tác chuẩn bị thể lực cho VĐV lại càng được quan tâm nhiều hơn. Bởi lẽ, kỹ thuật động tác có thực hiện chuẩn, có chất lượng và hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 13 - 14 Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo Vận động viên Đà Nẵng
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Taekwondo lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo Vận động viên Đà Nẵng

Để có thể sử dụng thành thạo được tất cả các kỹ năng trong thi đấu, bắt buộc VĐV phải tập luyện và hoàn thiện các kỹ năng trong quá trình luyện tập. Trong thi đấu VĐV đỉnh cao, việc thực hiện các kỹ năng thi đấu rất khó, đòi hỏi phải tổng hợp cao các yếu tố: Linh hoạt, sức mạnh, sự phối hợp, sự nhanh nhạy và phản xạ…. Các kỹ thuật Taekwondo có thể được thể hiện một cách hết sức đa dạng, thông qua sự kết hợp và biến hóa của chính động tác là nền tảng cơ bản làm nên môn võ này.

Trong thi đấu Taekwondo, các VĐV sử dụng rất nhiều những kỹ thuật khác nhau, nhưng thực tế các kỹ thuật thường được sử dụng nhất là:

1.4.1.1. Kỹ thuật đấm (Jirugi)

– Mongtong Jirugi – Đấm thẳng trung đẳng

– Dollyo Mongtong Jirugi – Đấm vòng trung đẳng

1.4.1.2. Kỹ thuật đá (Chagi)

– Dolyyo chagi – Đá vòng cầu

– Twit chagi – Đá tống sau

– Nearygo chagi – Đá chẻ

– Duihooryo chagi – Đá vòng sau

– Hooryo chagi – Đá vòng trước

– Yeop chagi – Đá tống ngang

– Ap chagi – Đá tống trước

1.4.1.3. Di chuyển (Baljit gi)

– Di chuyển tiến về phía trước

– Di chuyển lùi về phía sau

– Di chuyển sang hai bên

– Quay

– Di chuyển bằng bước trượt

1.4.1.4. Kỹ thuật đỡ (Makki)

– Đỡ trực tiếp

– Đỡ gián tiếp

1.4.1.5. Động tác giả (Sogimau)

– Động tác giả trong di chuyển

– Sử dụng thân người thực hiện động tác giả

– Các đòn nhử

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN TDTT\HOANG TRONG NGAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *