Nghiên cứu, ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh

Nghiên cứu, ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp tỉnh Quảng Bình

Nghiên cứu, ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp tỉnh Quảng Bình

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong giảng dạy trò chơi vận động là một phương tiện, phương pháp hữu hiệu để phát triển các tố chất thể lực cho học sinh. Đại đa số các giáo viên chỉ chú trọng đến nội dung cơ bản của buổi tập mà bỏ qua các TCVĐ, mặc dù họ biết rằng tập luyện TCVĐ thì hình thức đa dạng, lôi cuốn được học sinh hăng hái tham gia lại có tác dụng góp phần phát triển các tố chất vận động và đem đến hứng thú, vui chơi giải trí là rất cần thiết cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả GDTC và học tập văn hóa. Vì vậy, vấn đề đặt ra là để công tác GDTC cho học sinh trung học phổ thông đạt về chất, bên cạnh phần cứng của chương trình, cần đa dạng hóa các loại hình bài tập (phần bổ trợ – một trong số đó là các trò chơi vận động), để học sinh có thể tập luyện, mà không bị điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn chi phối.

Từ thực tiễn cho thấy cần phải áp dụng một hệ thống TCVĐ sao cho nội dung, hình thức dễ được thực hiện, không đòi hỏi tốn kém về kinh phí, trang thiết bị, thuận lợi cho việc tổ chức giảng dạy, mà lại góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp tỉnh Quảng Bình”

Mục đích nghiên cứu.

Qua nghiên cứu về lý luận, dựa vào cơ sở thực tiễn các trường THPT tỉnh Quảng Bình đề tài sẽ lựa chọn được những trò chơi vận động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Tỉnh Quảng Bình.

Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC, tình hình sử dụng TCVĐ cho học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Tỉnh Quảng Bình.

Mục tiêu 2: Nghiên cứu ứng dụng một số TCVĐ nhằm nâng cao thể lực cho học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Tỉnh Quảng Bình.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Luận văn gồm 91 trang A4: Gồm các phần: Lý do chọn đề tài; Chương 1 – Tổng quan vấn đề nghiên cứu (27 trang); Chương 2 – Phương pháp tổ chức nghiên cứu (5 trang); Chương 3 – Kết quả nghiên cứu (32 trang); Kết luận và kiến nghị. Luận văn sử dụng 52 tài liệu tham khảo; 3 phụ lục, 18 bảng số liệu, 2 biểu đồ.

B. NỘI DUNG LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC cho học sinh trong trường học.

1.2. Các quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong trường học của Đảng và Nhà nước ta.

1.3. Mục tiêu của công tác GDTC cho học sinh phổ thông.

1.4. Vai trò của TCVĐ đối với việc GDTC cho học sinh trung học phổ thông.

1.5. Đặc điểm, phân loại và phương pháp giảng dạy TCVĐ.

Nghiên cứu, ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp tỉnh Quảng Bình
Nghiên cứu, ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp tỉnh Quảng Bình

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu; Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống kê

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Chủ thể nghiên cứu: Tố chất thể lực của học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Tỉnh Quảng Bình.

Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Tỉnh Quảng Bình.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Đề tài dự kiến được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 8 năm 2017.

2.2.3. Địa điểm nghiên cứu: Trường đại học TDTT Đà Nẵng và Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp tỉnh Quảng Bình.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3. 1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất và tố chất thể lực chung của học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Tỉnh Quảng Bình.

3.1.1. Thực trạng về quan điểm và nhận thức của giáo viên cơ sở đối với việc sử dụng trò chơi nhằm GDTC cho học sinh THPT.

Để hiểu thêm về việc thực hiện chương trình GDTC cho học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 38 cán bộ giáo viên gồm: Ban Giám Hiệu, giáo viên đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm các lớp và giáo viên thể dục ở trong trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Tỉnh Quảng Bình về việc đánh giá vai trò của TCVĐ đối với GDTC cho học sinh THPT gồm các nội dung sau:

– Vai trò tác dụng của TCVĐ đối với việc phát triển các tố chất thể lực chung cho học sinh.

– Vai trò tác dụng của TCVĐ đối với việc giáo dục các phẩm chất tâm lý tốt cho học sinh.

Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1: Kết quả phỏng vấn về quan điểm, nhân thức vai trò tác dụng của TCVĐ đối với việc GDTC cho học sinh THPT 16-18 (n=38)

TTNội dung phỏng vấnRất

quan trọng

Quan trọngBình thườngKhông

quan trọng

Số phiếuTỷ lệ

%

Số phiếuTỷ lệ %Số phiếuTỷ lệ %Số phiếuTỷ lệ %
1Vai trò tác dụng của TCVĐ đối với sự phát triển các tố chất thể lực923.682152.63718.4225.26
2Vai trò tác dụng của TCVĐ đối với việc giáo các phẩm chất tâm lý615.781744.731231.5737.89

Qua bảng 1 thấy quan điểm nhận thức về vai trò tác dụng của trò chơi đối với việc GDTC của đội ngũ giáo viên chưa thật đồng nhất. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình sử dụng trò chơi để GDTC cho học sinh THPT 16 -18 tuổi.

3.1.2. Thực trạng việc sử dụng TCVĐ để GDTC cho học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Tỉnh Quảng Bình.

Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 38 cán bộ giáo viên về các vấn đề sau:

– Những loại trò chơi nào được sử dụng để GDTC cho học sinh THPT; Số lần sử dụng các TCVĐ trong mỗi tuần; Thời gian sử dụng các trò chơi đó trong mỗi buổi lên lớp; Những khó khăn trong khi sử dụng các TCVĐ cho học sinh.

Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2. Thực trạng về việc sử dụng TCVĐ cho học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Tỉnh Quảng Bình (n = 38)

TTNội dung phỏng vấnKết quả
Thường xuyênTỷ lệ %Có sử dụngTỷ lệ %Ít sử dụngTỷ lệ

%

1Những trò chơi được sử dụng.

– Trò chơi định hướng phản xạ khéo léo.

– Trò chơi phát triển sức mạnh chân.

– Trò chơi rèn luyện kỹ năng ném, co léo và sức mạnh tay.

– Trò chơi phát triển kỹ năng phối hợp.

10

31

19

9

26.31

81.57

50

23.68

25

6

16

27

65.78

15.78

42.10

71.05

3

1

3

2

7.89

2.63

7.89

5.26

2Thời gian sử dụng trò chơi mỗi buổi tập.

– Từ 10-15 phút.

– Từ 5-10 phút.

– Dưới 5 phút.

0

30

0

0

78.94

0

7

0

16

18.42

0

42.10

0

0

0

0

0

0

3Số lần sử dụng trò chơi trong tuần.

– 3 lần.

– 2 lần.

– 1 lần.

0

0

22

0

0

57.89

0

16

0

0

42.10

0

0

0

0

0

0

0

4Những khó khăn khi sử dụng trò chơi.

– Sân bãi.

– Dụng cụ.

– Tổ chức.

30

0

0

78.94

0

0

0

6

0

0

15.78

0

0

0

2

0

0

5.26

Thông qua bảng 2 có thể rút ra các nhận xét sau:

Việc sử dụng trò chơi để GDTC cho học sinh THPH chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình đã có triển khai tương đối khá song cũng thể hiện một số tồn tại sau:

– Thời gian chơi trò chơi trong mỗi buổi lên lớp phần lớn các giáo viên sử dụng là 5-10 phút, một số giáo viên sử dụng 10-15 phút và cá biệt có trường hợp sử dụng dưới 5 phút.

– Số lần sử dụng trò chơi trong một tuần còn quá ít, chỉ 16 người trả lời có sử dụng 2 lần một tuần chiếm tỷ lệ 42,1%. Còn phần lớn thường xuyên sử dụng 1 lần/tuần (chiếm 57,89%) và không có giáo viên nào sử dụng 3 lần một tuần.

– Trong quá trình phỏng vấn về thực trạng sử dụng trò chơi ở trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình cũng nổi lên một số vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động trò chơi cho học sinh là có đến 78,94% số người trả lời trật hẹp về sân bãi, 15,78% trả lời dụng cụ triển khai trò chơi còn thiếu thốn và số ít giáo viên chiếm 5,26% còn hạn chế về trình độ. Do vậy ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động của các trò chơi.

3.1.3. Thực trạng các tố chất thể lực chung của học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp tỉnh Quảng Bình.

Để đánh giá các tố chất thể lực chung của hoc sinh, trong đề tài đã lựa chọn Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 về việc sử dụng các test đánh giá thể lực của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.

Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 3, 4, 5

Bảng 3: Kết quả kiểm tra các test đánh giá tố chất thể lực chung của học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình lứa tuổi 16.

TTNội dung test đánh giáGiới tính_

X

±δTiêu chuẩn đánh giá thể lực HS
TốtĐạt
1Lực bóp tay thuận

(kg)

Nam

(n=90)

37.996.08˃ 43.2≥ 36,9
Nữ

(n=86)

28.344.72> 29,0≥ 26,0
2Nằm ngửa gập bụng

(số lần/30giây)

Nam (n=90)18.23.78˃ 19≥ 14
Nữ (n=86)10.74.19˃ 16≥ 13
3Bật xa tại chỗ

(cm)

Nam

(n=90)

215.4517.27˃ 215≥ 195
Nữ

(n=86)

145.214.24˃ 165≥ 148
4Chạy 30m XPC

(giây)

Nam (n=90)5.280.42˂ 5.00≤ 6,00
Nữ (n=86)6.220.63˂ 6.00≤ 7,00
5Chạy con thoi 4x10m (giây)Nam (n=90)10.960.56˂ 11.90≤ 12,70
Nữ (n=86)12.250.70˂ 12.30≤ 13,30
6Chạy tùy sức 5 phút

(m)

Nam (n=90)1032.961.39˃ 1030≥ 920
Nữ (n=86)823.483.20˃ 890≥ 810

Bảng 4: Kết quả kiểm tra các test đánh giá tố chất thể lực chung của học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bìnhlứa tuổi 17.

TTNội dung test đánh giáGiới tính_

X

±δTiêu chuẩn đánh

giá thể lực HS

TốtĐạt
1Lực bóp tay thuận

(kg)

Nam

(n=97)

41,956,43> 46,2≥ 39,6
Nữ

(n=82)

27,124,64> 30,3≥ 26,3
2Nằm ngửa gập bụng

(số lần/30giây)

Nam

(n=97)

19,273,97> 20≥ 15
Nữ

(n=82)

11,474,12> 17≥ 14
3Bật xa tại chỗ

(cm)

Nam

(n=97)

220,1418,15> 218≥ 198
Nữ

(n=82)

154,3114,67> 166≥ 149
4Chạy 30m XPC

(giây)

Nam

(n=97)

4,730,41< 4,90≤ 5,90
Nữ

(n=82)

5,910,58< 5,90≤ 6,90
5Chạy con thoi 4x10m (giây)Nam

(n=97)

10,930,52< 11,85≤ 12,60
Nữ

(n=82)

12,580,79< 12,20≤ 13,20
6Chạy tùy sức 5 phút

(m)

Nam

(n=97)

1020,3169,02> 1040≥ 930
Nữ

(n=82)

812,2786,55> 920≥ 830

Bảng 5: Kết quả kiểm tra các test đánh giá tố chất thể lực chung của học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình lứa tuổi 18.

TTNội dung test đánh giáGiới tính_

X

±δTiêu chuẩn đánh

giá thể lực HS

TốtĐạt
1Lực bóp tay thuận

(kg)

Nam

(n=93)

43,526,34> 47,2≥ 40,7
Nữ

(n=81)

28,464,86> 31,5≥ 26,5
2Nằm ngửa gập bụng

(số lần/30giây)

Nam

(n=93)

19,453,72> 18≥ 16
Nữ

(n=81)

12,244,07> 14≥ 15
3Bật xa tại chỗ

(cm)

Nam

(n=93)

225,8517,55> 222≥ 205
Nữ

(n=81)

154,415,78> 168≥ 151
4Chạy 30m XPC

(giây)

Nam

(n=93)

4,730,39< 4,80≤ 5,80
Nữ

(n=81)

5,920,54< 5,80≤ 6,80
5Chạy con thoi 4x10m (giây)Nam

(n=93)

10,740,49< 11,80≤ 12,50
Nữ

(n=81)

12,790,76< 12,10≤ 13,10
6Chạy tùy sức 5 phút

(m)

Nam

(n=93)

1002,363,94> 1050≥ 940
Nữ

(n=81)

771,6781,11> 930≥ 850

Qua số liệu so sánh ở các bảng 3, 4, 5 cho thấy:

– Thể lực của học sinh Nam THPT chuyên Võ Nguyên Giáp lứa tuổi 16 đạt được ở mức trung bình. Với kết quả qua 6 test kiểm tra thể lực đạt: 1 chỉ tiêu loại tốt (ở nội dung chạy tuỳ sức 5 phút) và 5 đạt loại trung bình (nội dung các nội dung bật xa tại chỗ; lực bóp tay thuận; chạy 30m XPC; chạy con thoi 4x10m; nằm ngửa gập bụng).

– Thể lực của học sinh Nữ THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình lứa tuổi 16 đạt được ở mức trung bình. Với 1 chỉ tiêu loại tốt (nội dung chạy tuỳ sức 5 phút), 5 loại trung bình (bật xa tại chỗ; lực bóp tay thuận; chạy 30m XPC; chạy con thoi 4x10m và nằm ngửa gập bụng).

– Thể lực của học sinh Nam THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình lứa tuổi 17 đạt được ở mức trung bình. Với kết quả qua 6 test kiểm tra thể lực đạt: 1 chỉ tiêu loại tốt (chạy tuỳ sức 5 phút) và 5 chỉ tiêu đạt mức trung bình (ở các nội dung bật xa tại chỗ; lực bóp tay thuận; chạy 30m XPC; chạy con thoi 4x10m và nằm ngửa gập bụng).

– Thể lực của học sinh Nữ THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình lứa tuổi 17 đạt được ở mức trung bình. Với kết quả qua 6 test kiểm tra thể lực đạt: 1 chỉ tiêu loại tốt (ở nội dung chạy tuỳ sức 5 phút) và 5 chỉ tiêu loại trung bình ( ở các nội dung bật xa tại chỗ; lực bóp tay thuận; chạy 30m XPC; chạy con thoi 4x10m và nằm ngửa gập bụng).

– Thể lực của học sinh Nam THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình lứa tuổi 18 đạt được ở mức trung bình. Với kết quả qua 6 test kiểm tra thể lực đạt: 1 loại tốt (ở nội dung chạy tuỳ sức 5 phút), 5 chỉ tiêu loại trung bình (ở nội dung bật xa tại chỗ; lực bóp tay thuận; chạy 30mXPC; chạy con thoi 4x10m và nằm ngửa gập bụng).

– Thể lực của học sinh Nữ THPH chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình lứa tuổi 18 đạt được ở mức trung bình. Với kết quả qua 6 test kiểm tra đạt: 1 loại tốt (ở nội dung chạy tuỳ sức 5 phút), 5 loại trung bình (ở nội dung bật xa tại chỗ; lực bóp tay thuận; chạy 30mXPC; chạy con thoi 4x10m; nằm ngửa gập bụng).

Nghiên cứu, ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp tỉnh Quảng Bình
Nghiên cứu, ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp tỉnh Quảng Bình

3.2. Nghiên cứu ứng dụng một số TCVĐ nhằm nâng cao thể lực cho học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp tỉnh Quảng Bình.

3.2.1. Những cơ sở và yêu cầu đối với việc lựa chọn TCVĐ để phát triển tố chất thể lực cho học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp tỉnh Quảng Bình.

3.2.1.1. Cơ sở lựa chọn nội dung TCVĐ để nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh THPT:

– Thứ nhất: TCVĐ là nội dung bài tập qui định, hiện có trong chương trình giảng dạy của học sinh từ lớp 10 (16 tuổi) đến lớp 12 (18 tuổi).

– Thứ hai: TCVĐ được học sinh yêu thích, có sức lôi cuốn, hấp dẫn bởi tính phong phú và đa dạng của chúng, có thể vận dụng giảng dạy cho mọi đối tượng người tập.

– Thứ ba: Các TCVĐ dễ tổ chức tập luyện (ngay cả những trường học có khó khăn về sân chơi và dụng cụ tập luyện), có thể điều chỉnh LVĐ thông qua cách chơi, số lần lặp lại, cự ly di chuyển, trọng vật mang vác…

– Thứ tư: TCVĐ có tác dụng hoàn thiện các kỹ năng vận động đã học và khả năng điều khiển động tác trong các tình huống thay đổi. Mặt khác, có tác dụng tổng hợp đối với người tập nâng cao tố chất thể lực như sức nhanh, mạnh, bền và khéo léo. Đồng thời TCVĐ cũng góp phần hình thành nhân cách và giáo dục các phẩm chất đạo đức tốt đẹp như: lòng dũng cảm, sáng tạo, tính tập thể, tính đoàn kết, tính kỷ luật và ý chí quyết thắng trong hoạt động vui chơi.

3.2.1.2. Những cơ sở lựa chọn TCVĐ cho học sinh THPT 16 – 18 tuổi.

– Thông qua lý luận và phương pháp GDTC và lý thuyết trò chơi chúng tôi xác định cơ sở để lựa chọn trò chơi, để phát triển các tố chất thể lực chung cho học sinh THPT 16 – 18 tuổi.

+ Dựa vào cơ sở đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 16 – 18; Dựa vào cơ sở các tính năng tác dụng và phân loại trò chơi để lựa chọn các TCVĐ cho học sinh THPT 16-18 tuổi; Dựa vào cơ sở các nhiệm vụ chung của chương trình GDTC cho học sinh THPT; Dựa vào cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ của trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình.

3.2.1.3. Các yêu cầu đối với việc lựa chọn trò chơi cho học sinh THPT 16-18 tuổi.

Căn cứ vào cơ sở lựa chọn trò chơi đã trình bày ở trên, căn cứ vào việc tổng hợp các tài liệu chúng tôi bước đầu xác định các yêu cầu khi lựa chon TCVĐ cho học sinh THPT như sau:

– Các trò chơi được lựa chọn phải có tính mục đích rõ ràng; Nội dung, phương thức hoạt động của trò chơi phải phù hợp với trình độ và đặc điểm phát triển của học sinh.; Trò chơi phải phù hợp với điều kiện sân bãi dụng cụ; Trò chơi phải đảm bảo tính phát triển toàn diện; Phải lựa chọn các trò chơi đảm bảo các yêu cầu cơ bản của một TCVĐ hoàn chỉnh.

Các yêu cầu trên đối với việc lựa chọn trò chơi cho học sinh THPT 16 – 18 tuổi, đã được chúng tôi đưa vào phiếu phỏng vấn các giáo viên để có tính khách quan và tin cậy hơn. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 6.

Bảng 6: Kết quả phỏng vấn các yêu cầu đối với việc lựa chọn trò chơi vận động cho học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình lứa tuổi 16-18

TTNội dung phỏng vấnKết quả
Cần thiếtTỷ lệ

%

Không cần thiếtTỷ lệ

%

1Trò chơi cần có tính mục đích rõ ràng.3810000
2Nội dung, phương thức của trò chơi phải phù hợp với trình độ và đặc điểm phát triển của học sinh.3810000
3Trò chơi phải phù hợp với điều kiện sân bãi dụng cụ.3694,7325,26
4Trò chơi phải đảm bảo tính phát triển toàn diện3181,57718,42
5Trò chơi phải đảm bảo yêu cầu cơ bản của một TCVĐ hoàn chỉnh.3284,21615,78

Qua bảng 6 cho thấy: Cả 5 yêu cầu đối với việc lựa chọn TCVĐ cho học sinh THPT 16 – 18 tuổi chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình đều đạt tỷ lệ tán thành cao (từ 81,57% đến 100% số phiếu). Do vậy đề tài đã dùng cả 5 yêu cầu này làm cơ sở cho việc lựa chọn trò chơi.

3.2.1.4. Tiến hành lựa chọn TCVĐ để GDTC cho học sinh THPT 16-18 tuổi chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình.

Nhằm mục đích lựa chọn được các TCVĐ đạt hiệu quả tốt đối với việc GDTC cho học sinh THPT 16 – 18 tuổi chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình. Đồng thời qua quan sát sư phạm các giờ giảng dạy thể dục cho học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình. Chúng tôi đã tổng hợp được một số trò chơi có nội dung về giáo dục thể chất tốt cho học sinh THPT 16 – 18 tuổi, để tiến hành phỏng vấn tham khảo ý kiến đánh giá của các giáo viên về mức độ quan trọng đối với các trò chơi. Số trò chơi được chúng sử dụng phỏng vấn gồm 30 trò chơi. Thông qua kết quả chúng tôi đã lựa chọn được 20 trò chơi để tiến hành thực nghiệm. Những trò chơi được chúng tôi lựa chọn là:

I. Trò chơi rèn luyện định hướng phản xạ, khéo léo và tập trung chú ý:

1. Chia nhóm 2. Bịt mắt bắt dê.

3. Bóng chuyền sáu. 4. Đấu tăng.

5. Người thừa thứ 3. 6. Chuyền nhanh, nhảy nhanh.

II. Trò chơi phát triển tố chất thể lực.

7. Mèo đuổi chuột. 8. Hoàng anh-Hoàng yến.

9. Kéo co. 10. Cua đá bóng.

11. Chạy thoi tiếp sức. 12. Trao tín gậy.

13. Vác đạn tải thương. 14. Nhảy cừu.

15. Cướp cờ. 16. Đàn vịt nào nhanh.

17. Giăng lưới bắt cá. 18. Lò cò tiếp sức.

19. Vượt rào tiếp sức. 20. Đội nào cò nhanh.

3.2.2. Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng một số TCVĐ nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình.

Sau khi đã xác định được 20 trò chơi để ứng dụng nhằm GDTC cho học sinh THPT chuyên Võ Nguyên Giáp Quảng Bình. Đề tài tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các trò chơi đối với sự phát triển các tố chất thể lực chung của học sinh THPT 16-18 tuổi.

3.2.2.1. Tổ chức thực nghiệm.

Do điều kiện thực tế. Chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên mỗi khối một số em và được chia làm 2, nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng gồm 238 học sinh (119 học sinh nam và 119 học sinh nữ) ở độ tuổi 16 – 18 làm đối tượng thực nghiệm.

Sau đó đề tài đã tiến hành kiểm tra thể lực của học sinh hai nhóm đối chứng và thực nghiệm bằng các test đánh giá thể lực theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT đã ban hành.

Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm sau khi xử lý bằng toán học thống kê được trình bày ở bảng 8, 9, 10.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN TDTT\DE TAI CAO VAN ANH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *