Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lặn cự ly 50m vòi hơi chân vịt lứa tuổi 15 – 16 trung tâm huấn luyện và đào tạo vận động viên thể dục thể thao TP. Đà Nẵng

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lặn cự ly 50m vòi hơi chân vịt lứa tuổi 15 – 16 trung tâm huấn luyện và đào tạo vận động viên thể dục thể thao TP. Đà Nẵng

  1. Tính cấp thiết

Lặn ra đời từ năm 1917 trong đại chiến thế giới thứ nhất và ngày nay là môn thể thao rất phát triển ở các nước trên thế giới và được tổ chức hàng năm với các giải châu lục cũng như thế giới. Tuy nhiên, đây là môn thể thao cũng mới phát triển nên còn nhiều bất cập, rất thiếu các tài liệu chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện. Đội ngũ huấn luyện viên hầu hết là các cán bộ được đào tạo cho môn bơi, mặc dù sự khác biệt giữa môn bơi và lặn không nhiều nhưng rất cần những nghiên cứu nghiêm túc về tất cả các vấn đề từ tuyển chọn, giảng dạy và huấn luyện cho môn lặn. Qua tham khảo tài liệu và điều tra thực tế chúng tôi nhận thấy các HLV thực hiện công tác huấn luyện chủ yếu là do kinh nghiệm hoặc tự mày mò chứ chưa có bài bản chính thống [15].

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế – xã hội cũng như được sự quan tâm tạo điều kiện mọi mặt của các cấp lãnh đạo nên thành tích lặn Việt Nam trong những năm qua đã có sự tiến bộ thể hiện sau, Lặn Việt Nam bắt đầu từ Giải vô địch Châu Á (năm 2008) đã có thể đứng thứ 3 toàn đoàn với 01 HCV – 01 HCB – 04 HCĐ. SEAGames 25 (năm 2009) đã có 06 HCV. Vô địch Châu Á (năm 2010) đạt được 02 HCV – 04 HCĐ. SEAGames 26 (năm 2011) lặn Việt Nam đã có được 05 HCV. Điều đó khẳng định sự tiến bộ của Lặn nước ta từ năm 2008 đến nay.

Lặn là một trong những môn thể thao có nhiều bộ huy chương nằm trong hệ thống chương trình thi đấu tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 7 năm 2014 tại Nam Định nên lặn được xác định và đầu tư trong hệ thống phát triển các môn thể thao cơ bản của TP Đà Nẵng. Trung tâm HL&ĐT VĐV TDTT TP Đà Nẵng cũng là một trong những cơ sở huấn luyện và đào tạo VĐV lặn lớn trong cả nước. Tại đây, trong nhiều năm qua cũng đã huấn luyện được nhiều VĐV bổ sung được vào lực lượng VĐV của đội tuyển lặn Việt Nam. Vì vậy trong những năm qua, trung tâm đã mời các chuyên gia Trung Quốc, là một trong những nước có nền lặn phát triển sang giúp đỡ nên trình độ huấn luyện của HLV cũng như thành tích của VĐV đã có nhiều cải thiện, song vẫn còn ở mức khiêm tốn.

Từ phương pháp huấn luyện, bài tập sử dụng, các bài tập của từng địa phương không thống nhất điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc tham khảo học tập việc huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lứa tuổi 15 – 16 cự ly 50m VHCV.

Đối với môn lặn, sức mạnh tốc độ rất quan trọng đối với việc nâng cao thành tích, việc huấn luyện nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV mặc dù đã được rất nhiều HLV coi trọng nhưng vẫn chưa nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này.

Các bài tập chuyên môn dưới nước là cơ bản và hết sức quan trọng song tốc độ phát triển còn chưa cao, để phát triển sức mạnh tốc độ rất cần các bài tập chuyên môn trên cạn bởi sự ưu việt của nó là nhanh chóng nâng cao thành tích. Tuy nhiên, mặc dù số lượng bài tập rất nhiều nhưng làm thế nào để có thể sử dụng những bài tập có hiệu quả nhất nhằm nâng cao khả năng phát huy sức mạnh cần nghiên cứu kỹ vấn đề này.

Trong những năm gần đây, đề tài này cũng đã cuốn hút các nhà khoa học trong nước nghiên cứu như “Nghiên cứu ứng dụng một số test đánh giá sức bền tốc độ cho VĐV cao cấp bơi trường sấp ở cự ly 50m” của Phạm Văn Ngũ (luận văn thạc sỹ giáo dục học); “Phương pháp huấn luyện VĐV bơi trẻ” của Phạm Trọng Thanh, Lê Nguyệt Nga, Đào Công Sanh; “Nghiên cứu bài tập phát triển năng lực ưa khí và yếm khí của VĐV bơi lội cự ly 50m cấp cao ở nước ta” của Đỗ Trọng Thịnh (luận án tiến sĩ); “Nghiên cứu khả năng hoạt động thể lực tối đa của VĐV bơi lội 12 – 16 tuổi ở nước Việt Nam” của Vũ Chung Thủy (luận án tiến sĩ); “Huấn luyện thể lực cho VĐV bơi lội” của Nguyễn Văn Trạch và cộng sự. Tuy các đề tài này đã đề cập khá toàn diện các phương pháp phát triển tố chất cho VĐV bơi, nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đối tượng VĐV lặn ở lứa tuổi 15 – 16.

Xuất phát từ những vấn đề đặt ra trong thực tiễn và lý luận đối với công tác huấn luyện cho VĐV lặn, đặc biệt là các bài tập sức mạnh tốc độ để nâng cao thành tích cho VĐV vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lặn cự ly 50m vòi hơi chân vịt lứa tuổi 15 – 16 trung tâm huấn luyện và đào tạo vận động viên thể dục thể thao TP. Đà Nẵng

2. Mục đích nghiên cứu

Qua nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, chúng tôi có thể lựa chọn được những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lặn lứa tuổi 15 – 16, từ đó nhằm nâng cao thành tích của VĐV ở các cự ly thi đấu cũng như cự ly 50m vòi hơi chân vịt Trung tâm HL&ĐT VĐV TDTT TP.Đà Nẵng.

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lặn cự ly 50m vòi hơi chân vịt lứa tuổi 15 – 16 trung tâm huấn luyện và đào tạo vận động viên thể dục thể thao TP. Đà Nẵng
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lặn cự ly 50m vòi hơi chân vịt lứa tuổi 15 – 16 trung tâm huấn luyện và đào tạo vận động viên thể dục thể thao TP. Đà Nẵng

3. Mục tiêu nghiên cứu.

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài giải quyết 2 mục tiêu sau:

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng việc tập luyện sức mạnh tốc độ của nữ VĐV lặn lứa tuổi 15 – 16 Trung tâm HL&ĐT VĐV TDTT TP.Đà Nẵng.

– Thực trạng chương trình huấn luyện sức mạnh tốc độ của nữ VĐV lặn cự ly 50m VHCV lứa tuổi 15 – 16.

– Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện môn lặn VHCV của Trung tâm huấn luyện và đào tạo VĐV TDTT TP.Đà Nẵng.

– Thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ HLV huấn luyện VHCV của Trung tâm huấn luyện và đào tạo VĐV TDTT TP.Đà Nẵng .

– Thực trạng tỷ trọng thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ của nữ VĐV lặn cự ly 50m VHCV lứa tuổi 15 – 16.

– Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh tốc độ của nữ VĐV lặn VHCV lứa tuổi 15-16.

– Lựa chọn các Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lặn VHCV lứa tuổi 15 – 16 của Trung tâm huấn luyện và đào tạo VĐV TDTT TP.Đà Nẵng

– Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lặn VHCV lứa tuổi 15-16 của Trung tâm huấn luyện và đào tạo VĐV TDTT TP.Đà Nẵng

– Xác định độ tin cậy của test đánh giá sức mạnh tốc độ của nữ VĐV lặn cự ly 50m VHCV lứa tuổi 15-16 của Trung tâm huấn luyện và đào tạo VĐV TDTT TP.Đà Nẵng

– Xác định độ tin cậy của các test đánh giá sức mạnh tốc độ của nữ VĐV lặn cự ly 50m VHCV lứa tuổi 15-16 của Trung tâm huấn luyện và đào tạo VĐV TDTT TP.Đà Nẵng

– Xây dựng tiêu chuẩn tổng hợp đánh giá sức mạnh tốc độ cho đối tượng nghiên cứu.

Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lặn lứa tuổi 15 – 16 cự ly 50m vòi hơi chân vịt Trung tâm HL&ĐT VĐV TDTT TP.Đà Nẵng.

– Lựa chọn các Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lặn cự ly 50m VHCV lứa tuổi 15-16 của Trung tâm huấn luyện và đào tạo VĐV TDTT TP.Đà Nẵng

– Nghiên cứu ứng dụng các bài tập đánh giá sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lặn cự ly 50m VHCV lứa tuổi 15-16 của Trung tâm huấn luyện và đào tạo VĐV TDTT TP.Đà Nẵng.

– Đánh giá hiệu quả bài tập đã lựa chọn nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lặn cự ly 50m VHCV lứa tuổi 15-16 của Trung tâm huấn luyện và đào tạo VĐV TDTT TP.Đà Nẵng.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Vài nét lịch sử về môn lặn hiện đại

Trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử, con người đã biết dùng sức để săn bắn hái lượm và có thể lặn xuống độ sâu 40m với mục đích tìm kiếm báu vật và mưu cầu cuộc sống. Thế kỷ thứ XVI, Végice lần đầu tiên phát minh ra chiếc mũ chụp có vòi thông lên mặt nước để thở dễ dàng hơn và ông còn mang theo một túi chứa đầy không khí để hỗ trợ cho việc lặn trong nước của mình.

Năm 1679, Borelli chế tạo thành công túi thở có kính trước mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho thợ lặn có thể quan sát được thế giới nước xung quanh. Ông còn phát minh ra loại bàn chân (giống chân nhái ngày nay) cùng với những bộ quần áo, găng tay cao su giúp cho con người chống lại cái lạnh khi ở trong nước.

Đến năm 1690, Halley đã chế tạo ra loại dụng cụ có tên gọi là chuông lặn. Sau đó vào năm 1797, Klingert đã chế tạo thành công với bộ đồ lặn mang dáng dấp đồ lặn mũ đồng như ngày nay. Tuy các dụng cụ lặn cho đến thời điểm trước thế kỷ XX có phần hạn chế, song phát minh của Klingert là “bước đệm” ban đầu cho những sáng chế các dụng cụ lặn mang tính ứng dụng và hịêu quả cao về sau.

Năm 1937, hai sĩ quan Pháp đó là Cousteau và Tailpez đã chế tạo thành công kính lặn, vòi hơi, chân vịt, súng bắn cá, hộp đựng máy ảnh không thấm nước và đuốc thắp dưới nước. Thêm một bước tiến mới khi Cuosteau kết hợp cùng Gagnan năm 1943 phát minh ra bình lặn không khí nén đầu tiên trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho con người trong việc khám phá tầng “lục địa thứ 6” của đại dương [15].

Bình lặn không khí nén là một bước ngoặt mở ra một giai đoạn mới trong quá trình con người chinh phục đại dương. Tuy nhiên, để khắc phục những sự cố đáng tiếc đã xảy ra trong lịch sử phát triển của bình lặn, các nhà nghiên cứu đã tiếp tục sáng chế ra loại khí nén với thành phần ôxi trong bình lặn, đảm bảo an toàn cho các thợ lặn khi đang ở dưới mực nước sâu.

Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ thì theo đó các nhà khoa học cũng đã nghiên cúu, sản xuất ra những dụng cụ lặn đạt đến độ hoàn chỉnh nhất như: chế tạo ra tàu ngầm, bộ giáp lặn không thấm nước, bình khí tài nén loại khí ôxi nguyên chất, chân vịt chuyên dụng… những dụng cụ này không chỉ giúp con người hoạt động dễ dàng trong nước mà còn bảo đảm an toàn cho thợ lặn khi họ đang ở mọi độ sâu của đại dương [20].

Cùng với sự phát triển của dụng cụ lặn, ngày nay môn lặn cũng đã trở thành môn thể thao thi đấu chính thức trên thế giới. Ngày 11/01/1959 tại Monaco các đại biểu của 12 tổ chức quốc gia quyết định thành lập Hiệp hội bơi thể thao bắn cá thế giới gọi tắt là C.M.A.S (Centre Mondial Des Activités Sub Aquatiques) do ngài I. Y Coustrau làm chủ tịch, đóng trụ sở tại Paris. Từ đó cho đến nay, hàng năm Hiệp hội CMAS đã tổ chức các giải lặn trong hệ thống thi đấu thể thao châu lục và thế giới với 03 nội dung:

1. Thi lặn săn bắt cá.

2. Thi lặn vòi hơi chân vịt trong bể (hay ở biển).

3. Thi biểu diễn kỹ thuật lặn (sâu – lâu – xa)

      1. 1.1.1. Khái niệm về môn lặn thể thao [15], [36]

Môn lặn được ra đời từ những năm 1917 trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, lúc bấy giờ VHCV được gọi là lặn đơn giản. Sau đó đến thập kỷ 50 thế kỷ XX, môn lặn thể thao phát triển hơn. Nó không chỉ phục vụ cho quốc phòng mà còn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học như: ngành hải dương học, ngành khảo cổ học, ngành địa chất, ngành khai thác dầu khí…Lặn là một kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với tất cả các thợ lặn khi hoạt động trong môi trường nước. Theo quan điểm của tác giả Phạm Văn Ngũ và Nguyễn Thị Hiền thì bơi lặn là một hoạt động bơi nhưng về kỹ thuật vận động có chi tiết khác bơi như: người chìm hẳn trong nước, thở trong lặn là nhờ khí cụ hoặc phải nín thở khi bơi, nín thở càng lâu càng tốt.

Vậy VHCV (hay còn gọi là lặn thể thao) là việc sử dụng chân vịt đơn hoặc chân vịt đôi trên mặt nước, điều đó có nghĩa là VĐV chỉ sử dụng lực của cơ bắp (mà không sử dụng bất kỳ lực cơ học nào) để đưa cơ thể tiến về phía trước. Còn đối với các nội dung dưới mặt nước sử dụng thiết bị thở, chỉ được phép sử dụng thiết bị nén khí dưới nước.

Ngày nay, môn lặn VHCV đã và đang rất phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và hằng năm, thông qua tổ chức lặn quốc tế CMAS đã tổ chức các giải lặn như: Vô địch thế giới, Vô địch châu lục và Cúp thế giới.

      1. 1.1.2. Sự phân loại các cuộc thi đấu lặn VHCV

Có 02 loại thi đấu lặn VHCV đó là:

* Các cuộc thi đấu trên mặt nước tự nhiên hoặc cự ly dài.

Gồm các giải Vô địch thế giới của CMAS được tổ chức hằng năm đó là : giải Cúp thế giới trong bể và trên mặt nước mở , giải Cúp trẻ của CMAS. Và Đại hội Thế giới (do I.F.W.G.A tổ chức).

* Các cuộc thi đấu trong bể.

Gồm có giải Vô địch thế giới, Vô địch trẻ châu lục được tổ chức luân phiên 2 năm một lần và vào năm lẽ. Đối với giải Vô địch châu lục và giải Vô địch trẻ thế giới được tổ chức vào những năm chẳn. Và Đại hội Thế giới (do I.F.W.G.A tổ chức).

* Trang thiết bị trong thi đấu lặn VHCV.

+ Trong các cuộc thi đấu lặn VHCV thì các thiết bị được phép dùng trong bể và trên mặt nước tự nhiên như sau:

– Chân vịt đôi có kích thước tối đa đối với loại chân không mở gót có chiều dài: 670mm, chiều rộng: 225mm. Đối với loại chân mở gót có chiều dài: 675mm, chiều rộng: 230mm.

– Chân vịt kép bao gồm một bản chân vịt được gắn chặt vào một đôi đế (đôi guốc). Chỉ sử dụng chất liệu Polypropylene (P.P) và EVA, có kích thước tối đa đối với chiều dài: 760mm, chiều rộng: 760mm, chiều cao: không quá 150mm. Trọng lượng chân vịt từ: 4.5kg – 5.0kg.

– Kính bơi.

– Vòi hơi với tiết diện tròn có đường kính tối đa: 23mm, chiều dài: 48cm.

+ Đối với lặn khí tài thi đấu trong bể, các thiết bị được sử dụng đó là:

– Khối lượng tối thiểu của bình nén khí là 0,4lit.

– Các bình khí được nén tối đa không quá 200 bar.

* Chương trình thi đấu lặn VHCV

Tất cả các cự ly thi đấu được áp dụng cho cả nam và nữ:

+ Các cự ly thi đấu cá nhân gồm: 50m VHCV, 100m VHCV, 200m VHCV, 400m VHCV, 800m VHCV, 1500m VHCV.

+ Các cự ly thi đấu lặn mang bình khí tài và không mang bình khí tài gồm có: 50m nín thở, 100m khí tài, 400m khí tài, 800m khí tài.[36]

1.2. Vai trò của lặn VHCV trong cuộc sống

      1. 1.2.1. Vai trò của lặn chân vịt trong đời sống

Tuy lặn chân vịt còn là một hoạt động khá “mới mẻ” ở nước ta song lặn lại có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với con người. Lặn không chỉ giúp con người tiếp cận với thế giới đại dương thông qua các loại hình du lịch sinh thái biển (được con người tìm đến như một hình thức giải trí sau thời gian làm việc căng thẳng). Các nhà khoa học đã nghiên cứu tính chất vật lý của dòng chảy giúp cho các ngư dân nắm rõ địa điểm đánh bắt từng loại cá khác nhau theo thời vụ hay việc ứng dụng tính chất hóa học của nước biển để khai thác và chế biến muối. Magnésium (Mg) là kim loại cực nhẹ được tìm thấy trong lòng biển cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không. Potase kali de potassium được dùng để sản xuất xà phòng và còn được ứng dụng trong ngành nông nghiệp. Các nhà khoa học còn vận hành cả năng lượng thuỷ triều để chạy Turbine. Họ còn nghiên cứu sự tác động qua lại của mực nước biển với tầng khí quyển để dự báo khí tượng thuỷ văn. Điều đó đã giúp cho con người tránh được phần nào hậu quả do thiên tai gây ra. Việc thăm dò các thềm lục địa mới nhằm khai thác dầu khí và quặng mỏ (trong đó có cả việc khai thác mỏ vàng, kim cương, hàm lượng mangan rất lớn…). Ngành giao thông vận tải biển cũng ngày càng phát triển giúp thúc đẩy cơ hội hợp tác kinh tế quốc tế…

      1. 1.2.2. Vai trò của lặn VHCV trong hoạt động thể dục thể thao

Lặn VHCV là một hoạt động mang tính kỹ thuật đặc biệt. Do đó, nó đòi hỏi ở bất kỳ người thợ lặn chuyên nghiệp hay là thợ lặn nghiệp dư nào cũng đều phải có những tố chất cần thiết như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo khéo léo… đồng thời người thợ lặn phải nắm bắt được kỹ thuật lặn VHCV cùng với những hiểu biết nhất định về các mặt có liên quan mật thiết về lặn. Đặc biệt khi xã hội ngày càng phát triển thì lặn VHCV lại được coi là môn thể thao quan trọng trong hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao trên các đấu trường châu lục và thế giới.

1.3. Đặc điểm kỹ thuật lặn VHCV

      1. 1.3.1. Tư thế thân người

Kỹ thuật lặn VHCV lấy vùng xương ngực trở lên đến đầu xa các ngón tay làm trung tâm, luôn giữ cố định, định hướng cho cơ thể như một bánh lái giúp điều chỉnh thân người ở độ nông, sâu hay ở bên phải, bên trái. Điểm phát lực bắt đầu từ ngang hông, đùi, cẳng chân cuối cùng là cổ chân và bàn chân vịt làm động tác vút nước ra sau. Thân người nằm sấp tạo tư thế thăng bằng trong nước, hai tay duỗi thẳng và giữ chặt nhau sau gáy, trên đầu sao cho tay tạo thành một góc 450 (để khi lặn cơ thể sẽ giảm bớt lực cản trong nước). Do chân phát lực xuống nên lực phản tác dụng làm cho mông nổi lên sát bề mặt nước. Sau mỗi một nhịp đập chân, tay phải thực hiện động tác rướn thân người về phía trước[36].

      1. 1.3.2. Kỹ thuật động tác chân uốn sóng phát lực

Khi hai chân kết thúc động tác đập chân xuống của chu kỳ trước thì chân ở vào vị trí thấp nhất, khớp gối thẳng, mông tiến dần đến sát mặt nước lúc này hai chân khép tự nhiên, bàn chân vịt căng – thẳng, khớp cổ chân cứng (do phải chịu khối lượng của bàn chân vịt kép nặng gấp 3 lần so với bàn chân người nên đòi hỏi khớp cổ chân phải thật vững chắc) khớp hông gập 45o – 60o. Sau đó hai chân duỗi thẳng di chuyển lên trên, khớp hông mở dần, chân hơi chìm xuống.

Khi hai chân tiếp tục chuyển động đi lên, đùi bắt đầu ép xuống, do tác dụng của lực quán tính lúc này bàn chân và cẳng chân tiếp tục nâng dần lên trên mặt nước, khớp gối gập tự nhiên tạo thành một gốc 50 – 150 thì bàn chân và cẳng chân đạt ở vị trí cao nhất, mông chìm xuống ở điểm thấp nhất. Khi chân đập xuống, lực phát ra bắt đầu từ ngang ngực, bụng và đùi đến cẳng chân lúc này cổ chân phải duỗi căng đến mũi bàn chân, tạo thành động tác vút nước (là giai đoạn hiệu quả nhất của động tác đập chân). Vì phải gập và phát lực xuống dưới – ra sau nên sẽ có một lực phản hồi làm mông tự bật lên sát trên bề mặt nước. Điểm kết thúc động tác chân phát lực khi bàn chân vịt là điểm tiếp xúc nước sâu nhất.

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lặn cự ly 50m vòi hơi chân vịt lứa tuổi 15 – 16 trung tâm huấn luyện và đào tạo vận động viên thể dục thể thao TP. Đà Nẵng
Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nữ VĐV lặn cự ly 50m vòi hơi chân vịt lứa tuổi 15 – 16 trung tâm huấn luyện và đào tạo vận động viên thể dục thể thao TP. Đà Nẵng

* Nhịp điệu động tác chân thực hiện theo một trình tự như sau:

Động tác chân nâng lên nhẹ nhàng tốn khoảng 2/3 thời gian của cả một chu kỳ đập chân. Quãng đường chân phát lực xuống chiếm 1/3 tổng thời gian của một chu kỳ đập chân, đặc biệt lưu ý khi đập chân xuống phải tăng tốc vì đập chân có gia tốc. Vì khi uốn sóng phát lực, chân vịt có độ mềm dẻo theo sau nếu dùng sức quá đột ngột, phương chuyển động không hướng chếch xuống – ra sau đều sẽ làm cho hiệu quả đập chân giảm đi rất nhiều. Do đó, cần phải duy trì phương chuyển động của chân theo hướng chếch ra sau – xuống dưới. Để có thể phát huy hết hiệu quả uốn sóng phát lực với chân vịt khi đập chân phải có sự tham gia của các nhóm cơ lớn như: cơ mông to, cơ tứ đầu đùi, cơ đùi sau và cơ nhị đầu cẳng chân mới đạt hiệu quả cao. Cơ tứ đầu đùi tạo năng lực chính. Sau khi thực hiện một chu kỳ động tác uốn sóng phát lực, yêu cầu VĐV không được dùng lực phát từ đùi để nâng bàn chân vịt lên trên mà phải nhờ vào hiệu lực đập chân xuống là chủ yếu [36].

      1. 1.3.3. Kỹ thuật động tác tay

Với đặc thù chuyên biệt của môn lặn VHCV nên trong quá trình lặn bàn tay khép lại, gan bàn tay này đặt lên trên mu bàn tay kia, hai tay luôn bắt chặt nhau phía trên đầu và sau gáy tạo tư thế ổn định nằm ngang trên mặt nước. Cánh tay giữ thẳng phía trước như một bánh lái vững chắc giúp điều khiển độ nông sâu của cơ thể. Sau mỗi chu kỳ thực hiện động tác uốn sóng phát lực đập chân, tay thực hiện động tác rướn thân người về phía trước, đầu ngúi vào trong hai cánh tay, mắt nhìn chếch về phía trước tạo thành 1 góc 450 so với mặt nước[36]..

      1. 1.3.4. Kỹ thuật động tác chân phối hợp thở

Trong quá trình bơi VĐV phải thở thông qua vòi hơi nên ngoài việc phải nắm bắt kỹ thuật ngậm vòi hơi, điều khiển không cho nước đi vào trong vòi hơi gây trở ngại lớn cho động tác hít thở của VĐV, ảnh hưởng đến tần số và nhịp điệu động tác thì VĐV cần phải thực hiện được kỹ thuật động tác thở ra, vào bằng miệng sao cho thật nhanh và mạnh. Động tác thở trong lặn VHCV đóng 1 vai trò đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ đến sự ổn định của cơ thể, từ nhịp thở, tính nhịp điệu của động tác, phối hợp động tác và tính liên tục của động tác hiệu lực. Khi chân thực hiện một đến hai động tác đập chân uốn sóng phát lực thì đồng thời thực hiện một nhịp hít thở vào (đối với VĐV có trình độ cao có thể thực hiện từ hai đến ba động tác đập chân uốn sóng phát lực mới thực hiện 1 nhịp hít vào bằng miệng). Cơ thể VĐV chỉ được phép chìm hoàn toàn trong nước trong khoảng 15m sau khi xuất phát và quay vòng. Vòi hơi hoặc đầu của VĐV phải nổi lên trên mặt nước trước khi qua khỏi vạch 15m. Bên ngoài khu vực trên, một phần cơ thể hay thiết bị của VĐV phải luôn nổi trên mặt nước.

1.4. Những vấn đề huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao

      1. 1.4.1. Các khái niệm cơ bản

* Khái niệm về tố chất thể lực

Thể thao thành tích cao thể hiện sự khát vọng vươn lên khả năng cao nhất của con người. Vì vậy, tiềm năng của con người đã và đang được khai thác triệt để nhằm đạt thành tích thể thao cao nhất trong các cuộc thi đấu. Những hiểu biết về đạo đức ý chí, kỹ thuật và thể lực của VĐV là yếu tố quyết định đến thành tích thể thao. Trong khả năng hoạt động thể lực, đặc biệt là thể lực chung và chuyên môn giữ vai trò nền tảng.

Huấn luyện thể lực phải căn cứ vào yếu tố hiểu biết đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật và thể lực chung trong đó thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định đến hiệu quả hoạt động của con người. Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn thì: Tố chất thể lực là những đặc điểm, một phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành 5 loại cơ bản: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và độ dẻo. Theo quan điểm của tác giả Lưu Quang Hiệp và Phạm Thị Uyên thì: tố chất thể lực là hoạt động thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thể lực và có 4 tố chất vận động chủ yếu: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo [23]. Vì vậy huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao là vấn đề được quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, các chuyên gia, các huấn luyện viên.

* Khái niệm về huấn luyện thể lực

Huấn luyện thể lực là tiền đề để nâng cao thành tích thể thao. Song, về mặt bản chất, mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào trạng thái chức năng cấu tạo của nhiều cơ quan và hệ thống cơ thể. Quá trình tập luyện để phát triển các tố chất thể lực cũng chính là quá trình hoàn thiện các hệ thống chức năng giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động thể lực.

Mặt khác huấn luyện thể lực cho VĐV là một quá trình giáo dục chuyên môn, chủ yếu bằng hệ thống các bài tập nhằm hoàn thiện các năng lực thể chất, đảm bảo cho VĐV đạt thành tích cao nhất trong huấn luyện thi đấu. Quá trình huấn luyện thể lực phải căn cứ vào đặc điểm đối tượng, lứa tuổi của VĐV và đặc thù của môn thể thao, mà sử dụng các biện pháp, phương tiện phù hợp. Có như vậy huấn luyện thể lực mới đạt hiệu quả cao.

Huấn luyện thể lực là một quá trình tác động liên tục, thường xuyên và theo kế hoạch lên cơ thể của VĐV, quá trình này tác động sâu sắc tới hệ thần kinh, hệ tim mạch, cơ bắp cũng như với các cơ quan nội tạng của con người. Tất nhiên muốn có thành tích xuất sắc trong một môn thể thao nào đó, trước tiên cần phải có tố chất phát triển thể lực phù hợp với môn thể thao đó. Song các mặt khác không được coi nhẹ như: kỹ chiến thuật, tâm lý, ý chí…

Tố chất thể lực thông thường được chia thành 5 loại cơ bản: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và độ dẻo. Nhưng trong thực tiễn huấn luyện các tố chất thể lực trên thường không biểu thị đơn lẻ mà chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau [9,10,21,30]. Ví dụ: Bài tập chạy dẫn bóng tốc độ và bật tường liên tục: đây là bài tập biểu thị sức bền tốc độ nhưng nó lại chứa cả khả năng phối hợp vận động động tác, phản xạ và khả năng xử lý thông tin của thần kinh.

Thực tế huấn luyện hiện nay tồn tại rất nhiều quan điểm về huấn luyện thể lực cho VĐV. Song có tác giả cho rằng: Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là việc hướng đến củng cố các hệ thống cơ quan của cơ thể nâng cao khả năng chức phận của chúng, đồng thời là việc phát triển các tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo). [4, 8, 9]

Như đã trình bày ở trên quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV bao gồm: Huấn luyện thể lực chung là quá trình phát triển toàn diện các tố chất thể lực cũng như khả năng chức phận của cơ thể không đặc trưng cho một hoạt động riêng biệt nào và nó tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của quá trình huấn luyện thể lực chuyên môn.

Huấn luyện thể lực chuyên môn là quá trình giáo dục nhằm phát triển và hoàn thiện những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm môn thể thao chuyên sâu, có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó của VĐV. Huấn luyện thể lực chuyên môn hướng đến củng cố và nâng cao khả năng làm việc của các cơ quan chức phận, các tố chất thể lực phù hợp với đòi hỏi môn thể thao lựa chọn.

Huấn luyện thể lực chung là nền tảng cho việc nâng cao thể lực chuyên môn. Tuy nhiên, theo quan điểm thể thao hiện đại đó không phải là quá trình huấn luyện chung mà xuất phát từ yêu cầu của huấn luyện thể lực chuyên môn để lựa chọn phương tiện và phương pháp phù hợp.

Huấn luyện thể lực chuyên môn cần thiết phải chia làm 2 phần:

* Huấn luyện thể lực chuyên môn cở sở

Được hình thành và phát triển trên nền tảng của thể lực chung. Sức bền chuyên môn của VĐV sẽ cao hơn trên cơ sở nâng cao sức bền chung cho VĐV. Như vậy có thể nói riêng huấn luyện thể lực chung là nền tảng, còn việc lựa chọn biện pháp thích hợp mang lại những đặc trưng của môn thể thao, tiền đề hình thành các tố chất thể lực chuyên môn sau này.

Việc hình thành thể lực chuyên môn cơ sở của các môn thể thao không chu kỳ tương đối khó khăn. Ở đây có 2 cách lựa chọn:

+ Thứ nhất: Bằng cách lặp lại nhiều lần các hoạt động chính đặc trưng của môn thể thao lựa chọn.

+ Thứ hai: sự lặp lại nguyên vẹn của các bài tập thi đấu của chính môn thể thao đó.

Nếu lựa chọn và thực hiện không đúng những bài tập hình thành và phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cơ sở sẽ dẫn đến sai lầm chuyên môn trong các cơ quan chức phận, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát triển thành tích thể thao của VĐV [7, 8]. Chính vì vậy các bài tập được lựa chọn làm phương tiện giáo dục tố chất thể lực chuyên môn cơ sở còn phải được thực hiện với cường độ cao. Mặt khác, khối lượng thực hiện các bài tập để giáo dục các bài tập tố chất thể lực chuyên môn cơ sở phải tính toán tới việc sử dụng khối lượng và cường độ bài tập mang những nét đặc trưng của môn thể thao tương ứng phù hợp.

* Huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản

Mục đích chính là việc nâng cao đến mức cần thiết sự phát triển của các tố chất vận động và khả năng chức phận của các cơ quan nội tạng, trước những đòi hỏi của môn thể thao lựa chọn. Sự phát triển các tố chất vận động chuyên môn cơ bản phụ thuộc chủ yếu vào các bài tập đặc thù của môn thể thao. Các bài tập đó được thực hiện trong những điều kiện giảm nhẹ hoặc tăng cường thêm độ khó.

Nguyên tắc chung trong lựa chọn các bài tập nhằm giáo dục các tố chất thể lực chuyên môn cơ bản là các bài tập phải được thực hiện với cường độ tương đương với thi đấu. Quá trình huấn luyện của VĐV kéo dài, thông thường từ 1 đến nhiều tháng, nghĩa là nó diễn ra trong thời kỳ chuẩn bị và trong suốt thời kỳ thi đấu của mỗi chu kỳ huấn luyện. Giáo dục tố chất thể lực cần thiết phải tuân thủ những quy định riêng với những phương pháp và biện pháp giáo dục riêng.

Có những quan điểm cho rằng: huấn luyện thể lực chuyên môn luôn phải gắn liền với các hoạt động kỹ thuật. Điều này đúng nhưng chưa đủ, bởi việc giáo dục phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV các môn thể thao phải là 1 quá trình huấn luyện toàn diện với các phương pháp đa dạng và nhiều phương tiện khác nhau có tính đến đặc thù của môn thể thao và có sự kết hợp đầy đủ của các yếu tố kỹ thuật – chiến thuật của nó.

Qua tham khảo các nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lý luận về phương pháp huấn luyện thể thao trong nước như: Lê Văn Lẫm, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn… cho thấy các nhà khoa học đều cho rằng: Quá trình huấn luyện thể lực cho VĐV là hướng đến việc củng cố và nâng cao khả năng chức phận của hệ thống cơ quan thông qua lượng vận động thể lực (các bài tập thể chất) và như vậy, đồng thời đã tác động đến quá trình phát triển của các tố chất vận động. Đây có thể coi là quan điểm có xu hướng sư phạm trong quá trình giáo dục các tố chất vận động. [8, 10, 21]

Dưới gốc độ y sinh học, các tác giả Lưu Quang HIệp, Trịnh Hùng Thanh cho rằng: Huấn luyện thể lực chung và chuyên môn trong huấn luyện thể thao là những biến đổi thích nghi về mặt sinh học (cấu trúc và chức năng) diễn ra trong cơ thể VĐV dưới tác động của tập luyện được biểu hiện ở năng lực hoạt động cao hay thấp.[13]

Xét về mặt tâm lý, tác giả Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem cho rằng: qúa trình chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn cho VĐV là quá trình giải quyết những khó khăn liên quan đến việc thực hiện các hành động kỹ thuật, là sự phù hợp những yếu tố tâm lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu của VĐV. [13]

Tổng hợp các ý kiến trên chứng tỏ: Quá trình chuẩn bị thể lực chuyên môn của VĐV là sự tác động có hướng đích của lượng vận động (bài tập thể chất) lên VĐV nhằm hình thành, phát triển khả năng vận động mà biểu hiện bên ngoài là hoàn thiện các năng lực thể chất (sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và độ dẻo), là ở việc nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận tương ứng với năng lực vận động của VĐV, phù hợp với thực tiễn huấn luyện, người ta còn chia ra một số tố chất thể lực có tính hỗn hợp : sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, sức mạnh bền…Trong đó, sức mạnh tốc độ mà chúng tôi nghiên cứu là một trong các tố chất nêu trên.

      1. 1.4.2. Ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung huấn luyện sức mạnh tốc độ trong huấn luyện thể lực

1.4.2.1. Ý nghĩa của huấn luyện thể lực

Huấn luyện thể lực là một bộ phận quan trọng của công tác huấn luyện môn lặn VHCV. Thông qua công tác huấn luyện thể lực có thể tăng cường sức khỏe cho VĐV, nhằm phát triển một cách toàn diện các tố chất thể lực, nâng cao năng lực hoạt động của cơ thể. Huấn luyện thể lực tốt sẽ tạo tiền đề cho việc huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật. Nó có ý nghĩa rất lớn và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy việc nắm vững kỹ thuật, chiến thuật, sức chịu đựng cường độ lớn, lượng vận động lớn, nhằm nâng cao thành tích thể thao, đề phòng chấn thương, kéo dài tuổi thọ VĐV (duy trì thành tích thể thao).

1.4.2.2. Nội dung và nhiệm vụ của huấn luyện thể lực

– Huấn luyện thể lực chung là sự huấn luyện thể lực mà người ta sử dụng nhiều dạng bài tập khác nhau nhằm tăng cường phục vụ nhu cầu đối với VĐV nhằm thúc đẩy, tăng cường sức khỏe cho VĐV, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống cơ quan nội tạng nhằm đạt mục tiêu là phát triển toàn diện các tố chất thể lực và cải thiện hình thái cơ thể cho VĐV.

– Còn huấn luyện thể lực chuyên môn là sự huấn luyện trong đó vận dụng nhiều bài tập thể lực nhằm nâng cao thể lực chuyên môn, hoàn thiện việc thực hiện các động tác kỹ thuật và chiến thuật chuyên môn, các bài tập đó phải có mối quan hệ trực tiếp với môn thể thao thi đấu.

Trong các môn thể thao nói chung, mối quan hệ giữa huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn rất mật thiết. Chúng thúc đẩy lẫn nhau phát triển, thực tế chứng minh điều này là quy luật chuyển dịch trực tiếp của tố chất vận động. Sự huấn luyện thể lực chung một cách hoàn hảo là cơ sở tốt cho việc huấn luyện thể lực chuyên môn, ngược lại, huấn luyện thể lực chuyên môn tốt, ở trình độ nhất định sẽ thúc đẩy trình độ thể lực chung. Nhờ sự huấn luyện toàn diện, tố chất thể lực được phát triển một cách toàn diện, đồng thời VĐV nắm vững kỹ năng vận động với lượng vận động lớn. Việc kích thích sự hưng phấn của các trung khu thần kinh vận động nhằm thúc đẩy việc nắm vững và hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo vận động và có tác dụng hoàn thiện hệ thần kinh thực vật một cách tương ứng.

Mối quan hệ giữa thể lực chung và thể lực chuyên môn một mặt có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau phát triển, nhưng còn mặt ngược lại là kiềm chế lẫn nhau, hạn chế nhau và gây cản trở nhau, cho nên giữa chúng có những điểm khác nhau không thể thay thế cho nhau, nếu không nắm vững các đặc điểm này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Do đó, các bài tập được sử dụng huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV, nhất thiết phải căn cứ vào mối quan hệ giữa huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn mà tiến hành lựa chọn các bài tập. Chỉ khi nào bố trí sắp xếp một cách khoa học hợp lý và tiến hành một cách thận trọng, tỉ mỉ thì mới tạo nên được một trình độ huấn luyện cao.

Khi tiến hành các dạng huấn luyện tố chất thể lực, cần phải nghĩ rằng giữa chúng với nhau không phát triển một cách cô lập mà có mối liên quan ảnh hưởng đến nhau, thúc đẩy nhau và kiềm chế lẫn nhau. Bởi vì tất cả các tố chất thể lực đều là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của hệ thống thần kinh trung ương. Nó thực hiện bởi sự thay đổi sinh lý nhất định và sự phản ứng về sinh hóa. Chính vì vậy, cùng lúc với sự phát triển của một tố chất thể lực nào đó thì nhất định các tố chất thể lực khác cũng chịu sự ảnh hưởng ít hoặc nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp. Thông thường nếu phát triển một tố chất nào đó mà ảnh hưởng đến sự phát triển của một tố chất thể lực khác người ta gọi đó là sự dịch chuyển tố chất vận động. Ví dụ: Khi phát triển tố chất sức bền tốc độ, nhất định có ảnh hưởng đến sự phát triển của tố chất sức nhanh và ngược lại.

Sự dịch chuyển tố chất vận động là vấn đề thực tiễn trong công tác huấn luyện tố chất thể lực, chỉ có tìm hiểu sâu trong thực tiễn, nắm vững các quy luật nội tại để khống chế những điều kiện chuyển dịch mới có thể thu được hiệu quả tốt. Ngược lại nếu quay lưng lại với quy luật dịch chuyển này thì sẽ cản trở sự phát triển của các tố chất khác, từ đó dẫn đến ảnh hưởng sự nâng cao và phát triển cân bằng toàn bộ tố chất thể lực của VĐV.

Mặt khác, trong quá trình huấn luyện thể lực cần tìm hiểu sâu và nắm được quy luật dịch chuyển cùng loại và dịch chuyển khác loại, quy luật chuyển dịch trực tiếp và quy luật dịch chuyển gián tiếp, cần phải đặc biệt lưu ý nguyên lý và điều kiện của sự dịch chuyển tốt và sự dịch chuyển xấu. Cần coi trọng việc tuyển chọn nội dung và các thủ đoạn huấn luyện trực diện và bố trí sắp xếp phải khoa học, như vậy mới nâng cao được chất lượng huấn luyện. [23, 30, 33]

* Các khái niệm liên quan đến sức mạnh tốc độ

Trong hoạt động thể thao có rất nhiều quan điểm về tố chất sức mạnh tốc độ, chúng ta cần xem xét các quan điểm dưới những góc độ chuyên môn sau:

– Theo quan điểm của tác giả Harre.Dr: Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV. [1, 10]

– Theo quan điểm của tác giả Nôvicốp A.D và Mátvêép L.P: sức mạnh tốc độ là khả năng biểu thị trị số sức mạnh lớn trong một khoảng thời gian ngắn nhất. [9]

Như vậy, có thể khái quát: Sức mạnh tốc độ là sức mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh.

Tố chất sức mạnh tốc độ đặc biệt quan trọng trong môn lặn VHCV và nhờ nó mà giải quyết được tương đối tốt các nhiệm vụ cơ bản của môn thể thao này. Là tố chất thể lực đặc thù rất cần thiết cho VĐV lặn VHCV.

Tổng hợp các ý kiến trên chỉ ra bản chất của sức mạnh tốc độ là sức mạnh và sức nhanh kết hợp với nhau. Dựa trên cở sở lý luận và phương pháp TDTT về tố chất sức mạnh tốc độ ta đi sâu phân tích đặc điểm của tố chất sức mạnh và tố chất sức nhanh.

* Khái niệm tố chất sức mạnh

Theo quan điểm Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn thì sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực của cơ bắp.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN TDTT\DANG QUYET THANG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *