Xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong nhập khẩu phụ tùng ô tô

Xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô

Xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô

  1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Về bản chất, gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. Chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hóa. Gian lận thương mại là một hiện tượng mang tính lịch sử, chỉ khi có sản xuất hàng hóa, các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người mua, người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng hóa thì gian lận thương mại cũng mới xuất hiện. Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở rộng, các sản phẩm đưa ra trao đổi, buôn bán trên thị trường ngày càng nhiều, tiêu chuẩn và chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú thì gian lận thương mại cũng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Ngày nay, mặc dù người ta khó có thể tiến hành xã hội hóa toàn cầu nhưng toàn cầu hóa về kinh tế lại là một quá trình tất yếu khách quan dẫn đến gian lận thương mại mang tính toàn cầu trên cơ sở sự khác biệt các Nhà nước, quốc gia độc lập.

Hành vi gian lận thương mại diễn ra trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế, trong đó có hoạt động nhập khẩu linh kiện ô tô. Có thể khẳng định hành vi không tuân thủ tốt quy định pháp luật nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô là hành vi vi phạm pháp luật cần phải được xử lý nghiêm minh. Hành vi vi phạm pháp luật về nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô rất đa dạng, phong phú, trong đó hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô là hành vi phổ biến và có tác hại lớn đối với việc phát triển ngành công nghiệp này. Cùng với nỗ lực của Chính phủ trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô, việc xử lý hành vi vi gian lận thương mại nói chung, hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu linh kiện ô tô nói riêng đã được quan tâm và đạt được nhiều kết quả, song cũng như thể ngăn chặn được hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu linh kiện ô tô diễn ra ngày càng tinh vi và khó phát hiện.

Quyết định số 1168/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới. Các chi tiết, linh kiện, quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe… cho một vài chủng loại xe; tăng cường hợp tác với các hãng ô tô lớn để lựa chọn chủng loại phụ tùng, linh kiện mà Việt Nam có thể sản xuất để đảm nhận vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất – cung ứng toàn cầu, trên cơ sở đó đầu tư công nghệ tiên tiến, sản xuất phục vụ xuất khẩu, những phụ tùng ô tô mà Việt Nam chưa sản xuất được sẽ phải nhập khẩu từ các nước có khả năng cung ứng. Như vậy, hoạt động nhập khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô là một khâu quan trọng hỗ trợ cho việc phát triển ngành công nghiệp ô tô ở hiện tại và trong tương lai. Thực tiễn này đặt ra đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa việc xử lý vi hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu linh kiện ô tô ở Việt Nam. Do đó, tác giả lựa chọn chủ đề “Xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm về xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô. Pháp luật về xử lý vi phạm đối với gian lận thương mại trong nhập khẩu phụ tùng nói chung và phụ tùng ôtô nói riêng, thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các hoạt động trên.

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là bản chất của gian lận thương mại và các biện pháp xử lý, trong đó tập trung vào xử lý vi phạm hành chính.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô ở Việt Nam tập trung vào pháp luật xử lý hành chính, xử lý hình sự các hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô. Luận văn không nghiên cứu pháp luật xử lý vi phạm dân sự hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô.

Thời gian nghiên cứu pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô ở Việt Nam tập trung từ 2010-2016.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Qua nghiên cứu luận giải nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô; Luận giải cho các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô ở Việt Nam.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hóa các khái niệm có liên quan đến xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập phụ tùng kiện ô tô.

– Nhận diện bản chất của các biện pháp xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô.

– Đánh giá thực trạng xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô và đề xuất kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô.

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Luận văn được triển khai dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô ở Việt Nam.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai nội dung nghiên cứu đáp ứng mục đích đặt ra khi nghiên cứu Luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

– Phương phân tích, so sánh, bình luận được sử dụng xuyên suốt Luận văn để xây dựng các luận điểm khoa học và chứng minh cho tính phù hợp của các luận điểm khoa học được đặt ra.

– Phương pháp diễn dịch, quy nạp được sử dụng khi luận giải các luận điểm khoa học.

– Phương pháp phân tích logic quy phạm. Phương pháp này được sử dụng khi phân tích các quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập phụ tùng kiện ô tô.

Xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô
Xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô

– Phương pháp nghiên cứu liên quan đến đề tài như: lịch sử, kinh tế học để làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô.

6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

– Làm rõ được bản chất của gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô; làm rõ nội hàm khái niệm xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô.

– Mô tả diễn biến và thực trạng xử lý gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô, từ đó chỉ ra được một số bất cập, hạn chế trong xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô.

– Chỉ ra được sự cần thiết và định hướng giải pháp tăng cường xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô.

8. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu làm 03 chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô

Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô ở Việt Nam

Chương 3. Định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô ở Việt Nam

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ HÀNH VI

GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG

NHẬP KHẨU PHỤ TÙNG Ô TÔ

1.1. Lý luận chung về xử lý hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa

1.1.1.1. Khái niệm của hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa

Gian lận là từ dùng để chỉ người có hành vi dối trá, lừa lọc. Gian lận là hành vi mang tính lịch sử, gắn liền với xã hội và tính người. Tùy thuộc vào sự sự phát triển của xã hội mà tính chất, mức độ, biểu hiện của gian lận được nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Gian lận diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động thương mại.[1]

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác[2]. Hoạt động thương mại gắn liền với thương nhân và thị trường. Thương nhân theo pháp luật hiện hành là bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.[3] Để tiến hành hoạt động thương mại thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật Thương mại và quy định khác của pháp luật.[4]

Hoạt động thương mại là hoạt động ra đời từ rất lâu trong lịch sử phát triển xã hội loài người và do đó, hành vi gian lận thương mại cũng phát sinh như một lẽ tự nhiên. Nói cách khác, gian lận thương mại là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, nghĩa là nó chỉ xuất hiện khi có sản xuất hàng hoá, khi các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường và khi có người bán, người mua nhằm thực hiện giá trị được kết tinh trong hàng hoá.

Khái niệm về gian lận thương mại chưa được định nghĩa một cách cụ thể trong pháp luật Việt Nam hiện nay, nhưng ở một số văn bản, các nhà làm luật đã cố gắng “nhận diện” các hành vi rất khác nhau của gian lận thương mại. Tuy nhiên, cách nhận diện hành vi gian lận thương mại mỗi bộ ngành mỗi kiểu, mỗi lĩnh vực một sự xác định đã khiến cho tình hình quản lý có thể bị rối bởi cần sự thống nhất, khái quát cao để có thể xác định rõ hành vi gian lận thương mại, thậm chí hình sự hóa hành vi gian lận thương mại trong các điều luật của Bộ luật hình sự một cách cụ thể hơn hiện nay. Bản chất của gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khoé lừa đảo của những người không trung thực, còn gian lận thương mại là hành vi gian lận thể hiện trong khu vực thương mại, thông qua hàng hoá, dịch vụ.

1.1.1.2. Đặc điểm của hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa

– Chủ thể hành vi gian lận thương mại là các chủ hàng (có thể là người mua, hay người bán và cũng có khi là cả người mua và người bán), gắn liền với hoạt động của các chủ thể này. Hành vi gian lận thương mại thường do các thương nhân có thực hiện hoạt động thương mại thực hiện.

– Mục đích hành vi này là nhằm thu lợi bất chính (lẽ ra họ không được hưởng) nhờ thực hiện trót lọt thủ đoạn dối trá, lừa đảo. Ví dụ về gian lận thương mại như: hàng có thuế suất cao, chủ hàng giấu giếm, nguỵ trang, khai với cơ quan thuế là hàng có thuế suất thấp; hàng nhiều lại khai là hàng ít; khai sai chủng loại…để trốn toàn bộ hoặc một phần số tiền thuế phải nộp cho nhà nước. Nghĩa là chủ hàng lừa dối cơ quan nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hàng hoá để thực hiện hành vi gian lận thương mại. Ngoài ra, đối với hàng cấm, hàng do nhà nước quản lý và hạn chế lưu thông, các chủ hàng cũng dùng các thủ đoạn gian lận thương mại để trốn tránh, qua mặt các cơ quan và nhân viên chức năng…

– Thủ đoạn thực hiện hành vi gian lận thương mại là các hành vi dối tra, không nói đúng sự thật về hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp hoặc cung cấp hàng hóa không đúng với cam kết.

Từ những phân tích trên có thể nhận thấy, gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa là những hành vi không rõ ràng, không minh bạch của nhà nhập khẩu thực hiện trong quá trình, làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa nhằm trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hải quan nhằm trốn thuế nhập khẩu của một phần hoặc toàn bộ hàng hoá.

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm gian lận thương mại trong hoạt động nhậu khẩu phụ tùng ô tô

1.1.2.1. Khái niệm gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ôtô

Nói đến gian lận thương mại, trong dân gian từ lâu đã xuất hiện thành ngữ “buôn gian, bán lận” để chỉ các hành vi lừa dối, mánh khóe trong lĩnh vực thương mại. Thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua, bán, xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ, hành vi gian dối, lừa lọc hướng đến mục đích thu lợi bất chính. Đây là hiện tượng có tính lịch sử, xuất hiện từ lâu và trong một thị trường cạnh tranh thì gian lận thương mại, theo quy luật của nó, phát triển đến các mức độ tinh vi hơn là điều không thể tránh khỏi. Để nhận diện hành vi gian lận thương mại, có thể thấy các chủ thể thường sử dụng các hành vi như lừa dối khách hàng thông qua việc cân, đo, đong, đếm, đánh tráo nhãn mác…; lấy cắp bí mật kinh doanh; trốn thuế; kê khai gian dối hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu và rất nhiều các dạng hành vi khác nhau nhằm lẫn tránh sự kiểm soát của Nhà nước để thu lợi bất chính, dối lừa khách hàng. Ở lĩnh vực quản lý nhà nước, các hành vi vi phạm thể hiện dưới các nhóm như phổ biến như: vi phạm trong lĩnh vực đo lường (phổ biến như gian lận trong kinh doanh xăng dầu, dịch vụ vận chuyển, thực phẩm, hàng tiêu dùng hàng ngày… ); vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm; vi phạm trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa…

Nhập khẩu phụ tùng ô tô là hành vi của nhà nhập khẩu nhằm đưa phụ tùng ô tô vào Việt Nam. Các hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô diễn ra rất đa dạng với mức độ tinh vi ngày càng tăng. Chẳng hạn, trên tuyến biên giới và cửa khẩu đường bộ khu vực phía Bắc và Bắc miền Trung, đã nổi lên hoạt động buôn lậu ma túy, thuốc nổ, pháo, công cụ hỗ trợ, đồ chơi bạo lực, thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, gia cầm, sản phẩm gia cầm, nội tạng, thịt động vật… Tuyến biên giới Nam miền Trung và Tây Nguyên là hoạt động buôn lậu gỗ, động vật, thực vật hoang dã vi phạm Công ước CITES; Tuyến biên giới Tây Nam là hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép thuốc lá, đường cát; Trên các vùng biển Đông Bắc, miền Trung và vùng biển Tây Nam nổi lên là tình trạng buôn lậu xăng dầu, than, quặng, gỗ, thuốc lá điếu… Tại các cảng biển quốc tế là hoạt động buôn lậu mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các mặt hàng cấm là sản phẩm của động vật hoang dã, đồ điện tử, điện lạnh, thiết bị y tế cũ đã qua sử dụng; Tại các cửa khẩu cảng hàng không quốc tế, bưu điện quốc tế đáng chú ý là hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, vũ khí, tài liệu cấm, các sản phẩm động vật hoang dã và các loại hàng hóa có giá trị, có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao.

Như vậy, hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô mang đầy đủ các dấu hiệu của hành vi gian lận thương mại.

1.1.2.2. Đặc điểm gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô

– Chủ thể thực hiện hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô bao là các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu linh kiện ô tô, nhưng có hành vi gian dối trong việc kê khai nguồn gốc, số lượng linh kiện, phu tùng ô tô dẫn đến việc xác định không đúng nghĩa vụ thuế mà doanh nghiệp nhập khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Mục đích của hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô là để trục lợi một cách bất hợp pháp.

– Nguyên nhân của hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô rất đa dạng, song lảng tránh, không trung thực được xem là những dấu hiệu đặc trưng của hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể rút ra định nghĩa hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô như sau: Hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô là hành vi không trung thực, không rõ ràng, trái với quy định của pháp luật do nhà nhập khẩu thực hiện nhằm đưa các phụ tùng, linh kiện ô tô không phù hợp với tờ khai hải quan vào tiêu thụ ở thị trường trong nước.

1.1.3. Hậu quả của hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô

Tiếp cận từ chủ thể thực hiện hành vi gian lận thương mại cho thấy, hành vi gian lận thương mại gây tác động lên nhiều mặt của đời sống kinh tế của mỗi quốc gia và được nhìn nhận là một trong những nguyên nhân chính gây hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia; làm suy yếu các ngành công nghiệp, nền sản xuất địa phương, không khuyến khích hàng hóa nhập khẩu hợp pháp và giảm nguồn thu ngân sách nhà nước; ảnh hưởng rất lớn đến sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, gây cản trở và làm lệch hướng đối với chiến lược phát triển các ngành sản xuất trong nước. Các hậu quả mà hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô mang lại cho nền kinh tế có thể kể đến là:

– Làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.Việt Nam phấn đấu đến năm 2020, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhưng đến nay, ngành công nghiệp của Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp ô tô cơ bản là gia công, lắp ráp. Nguyên liệu, phụ tùng tchủ yếu phải nhập khẩu. Trên thực tế, ngành lắp ráp, chi phí linh phụ kiện chiếm tới 70-90% giá thành, còn nhân công lao động chỉ chiếm dưới 10%. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng các hành vi gian lận trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô.

– Suy giảm lòng tin của công chúng vào chính sách, pháp luật của nhà nước về nhập khẩu phụ tùng ô tô. Việc sử dụng phụ tùng ô tô không chính hang, không bảo đảm chất lượng, chủng loại, mẫu mã sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của ô tô sản xuất trong nước, từ đó, người tiêu dùng sẽ nói không với ô tô được sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Nói khác đi, hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô có thể trở thành lực cản trong việc xây dựng thành công ngành công nghiệp ô tô trong tương lai.

– Làm tăng độ rủi ro trong kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh ô tô. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.[5] Trong hoạt động kinh doanh ô tô, hoạt động nhập khẩu phụ tùng phục vụ cho hoạt động kinh doanh này là rất cần thiết. Do đó, các hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu ô tô đều mang lại những hậu quả tiêu cực cho việc phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng như ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô. Các doanh nghiệp kinh doanh ô tô chân chính sẽ không thể và không có cơ hội để có thể thắng thế đối với các doanh nghiệp có hoặc tiếp tay cho các hành vi gian lận thương mại. Như thế, hành vi gian lận thương mại không chỉ gây hại cho doanh nghiệp trên thị trường liên quan mà còn xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng ô tô vì không có được sản phẩm ô tô với phụ tùng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phản ánh đúng giá trị thực của ô tô trong quá trình sử dụng.

1.1.4. Các hành vi gian lận thương mại phổ biến trong nhập khẩu phụ tùng ô tô

Một là, phân loại, áp mã, khai báo xuất xứ đối với phụ tùng nhập khẩu ô tô không đúng. Theo đó, nhà nhập khẩu phụ tùng ô tô câu kết với người bán điều chỉnh trị giá giao dịch của phụ tùng ô tô về mức thấp nhất có thể trên hợp đồng mua bán và hóa đơn thương mại nhằm giảm số thuế nhập khẩu phải nộp. Điều 7 Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT), đã tạo điều kiện thuận lợi nhiều cho doanh nghiệp song trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách đó để trốn, lậu thuế với các hình thức như:

– Khai giá thấp so với giá thực tế, khai sai tên hàng, sai kích thước của mặt hàng thực nhập, gian lận trong hàng khuyến mại…

– Lợi dụng việc được trừ các khoản được trừ: Đây chính là điểm để các doanh nghiệp lợi dụng tối đa khoản được trừ để khai báo hải quan.

– Chia nhỏ linh kiện, phụ tùng của sản phẩm nguyên chiếc để gian lận giá: Lợi dụng chính sách thuế hiện hành thuế suất đối với linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu thấp hơn hàng nguyên chiếc nhập khẩu do vậy thủ đoạn này được thực hiện bằng cách lập nhiều công ty khác nhau hoặc móc nối giữa các công ty với nhau và mỗi công ty nhập khẩu một bộ phận cấu thành của hàng nguyên chiếc về các cửa khẩu khác nhau trong các thời điểm khác nhau để tránh sự kiểm soát của cơ quan Hải quan.

Hai là, cố tình khai báo riêng rẽ từng linh kiện để trốn thuế. Bởi khi nhập linh kiện dưới dạng bộ rời đồng bộ hoặc không đồng bộ hàng hóa này phải chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu của xe nguyên chiếc. Để được hưởng thuế suất theo dạng linh kiện rời, có hai quy định tiên quyết:

– Linh kiện được nhập khẩu trực tiếp để lắp ráp do các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô thực hiện và phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

– Các linh kiện là sản phẩm đã hoàn thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc sản phẩm chưa hoàn thiện nhưng có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn thiện với mức độ rời rạc tối thiểu bằng mức độ rời rạc của linh kiện ô tô theo quy định về tỉ lệ nội địa hóa ô tô.

Ba là, lợi dụng sự đa dạng của các loại phụ tùng linh kiện ô tô. Thực tế cho thấy, phụ tùng, linh kiện ô tô có trị giá lớn, có sự chênh lệch lớn về thuế NK giữa các dòng hàng; thường xuyên có sự thay đổi về thuế qua từng năm; tên hàng hóa có ở nhiều nhóm hàng, dòng hàng dễ gây nhầm lẫn cho cả cơ quan Hải quan và doanh nghiệp…

Bốn là, lợi dụng địa bàn và sử dụng các phương thức thủ đoạn buôn lậu để nhập linh kiện, phụ tùng ô tô, đồng thời lợi dụng hoạt động của các khu kinh tế phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu để trục lợi thuế. Có thể kể đến một số hành vi điển hình như: bán linh kiện, phụ tùng ô tô không đúng tiêu chuẩn, đối tượng được miễn thuế; cấu kết với doanh nghiệp bên ngoài để giảm giá hàng khi bán linh kiện, phụ tùng ô tô vào nội địa nhằm gian lận thuế; đưa linh kiện, phụ tùng ô tô từ khu phi thuế quan xuất đi nước ngoài nhưng tiêu thụ tại nội địa; tổ chức thu gom linh kiện, phụ tùng ô tô mua miễn thuế để đưa vào nội địa tiêu thụ…

1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô

1.2.1.1 Khái niệm xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô

Như đã phân tích ở trên, hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô là một vi phạm pháp luật nên nhà nhập khẩu phụ tùng, linh kiện, phụ tùng ô tô phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định. Như vậy khi có hành vi gian lận thương mại đối với hành vi nhập khẩu phụ tùng ô tô thì theo tính chất mức độ vi phạm, chủ thể vi phạm có thể bị xử lý hành chính, xử lý hình sự hoặc chịu trách nhiệm dân sự.

Về lý luận, “trách nhiệm” là nói tới bổn phận của một người mà họ đã hoàn thành. Còn trong lĩnh vực pháp lý, thuật ngữ “trách nhiệm” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa. Một cách khái quát có thể hiểu, trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Theo tính chất của trách nhiệm pháp lý có thể chia chúng thành các loại sau:[6]

– Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội phạm, phải chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt vì việc phạm tội của họ. Hình phạt này do toà án quyết định trên cơ sở của luật hình, nó thể hiện sự lên án, sự trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội và là một trong những biện pháp để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.

Xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô
Xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô

– Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm của họ. Biện pháp cưỡng chế này do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định trên cơ sở pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

– Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác hoặc khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền. Biện pháp cưỡng chế phổ biến đi kèm trách nhiệm này là bồi thường thiệt hại.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC LUAT HUE/ Xử lý vi phạm đối với hành vi gian lận thương mại trong hoạt động nhập khẩu phụ tùng ô tô

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *