Nghiên cứu lai tạo giống nấm linh chi chủng DT với giống nấm linh chi

Nghiên cứu lai tạo giống nấm linh chi chủng DT với giống nấm linh chi bản địa tại Gia Lai bằng hệ sợi

Nghiên cứu lai tạo giống nấm linh chi chủng DT với giống nấm linh chi bản địa tại Gia Lai bằng hệ sợi

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nấm linh chi là một trong những thảo dược thiên nhiên được xếp vào loại thượng dược. Giá trị dược liệu của nấm linh chi đã được ghi chép trong các thư tịch cổ của Trung Quốc cách nay hơn 4000 năm (Zgao, J.D., 1940). Từ những kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian, loài người đã biết sử dụng nấm linh chi theo nhiều cách khác nhau.

Gia Lai có nhiều loại nấm mọc hoang dã trong tự nhiên và là tỉnh có khí hậu phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp. Đây là nguồn nguyên liệu rất thích hợp làm cơ chất nuôi trồng nấm nói chung và nấm linh chi nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng và bảo tồn tính đa dạng của nấm linh chi trong tự nhiên.

Trong những năm gần đây, có nhiều nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiều nghiên cứu nhằm hỗ trợ phát triển nghề nấm tại địa phương. sản lượng nấm hiện nay vẫn còn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, đặc biệt là nấm linh chi. Một phần nguyên nhân là do chưa xác định được chủng loại giống thích hợp với điều kiện khí hậu tại địa phương. Hơn nữa, số chủng loại nấm linh chi được nuôi trồng phổ biến không nhiều, chủ yếu là nhập nội và tuyển chọn ngoài tự nhiên. Vì vậy việc “Nghiên cứu lai tạo giống nấm linh chi chủng DT với giống nấm linh chi bản địa tại Gia Lai bằng hệ sợi” nhằm đa dạng hóa các chủng loại nấm linh chi, lai tạo và tuyển chọn được các chủng nấm mới có nguồn gốc bản địa, thích nghi tốt với môi trường, cho năng suất và chất lượng cao.

2. Mục đích nghiên cứu

Thu thập các chủng nấm linh chi mọc hoang dã bản địa tại Gia Lai. Phân lập các dòng đơn bội nấm linh chi đã thu thập tại tỉnh Gia Lai.

Lai tạo các chủng nấm linh chi bản địa với giống DT (công nhận giống năm 2005) có năng suất cao cùng loài để tạo các chủng có năng suất, chất lượng phục vụ cho nuôi trồng nhân tạo tại địa phương.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Giống nấm linh chi ký hiệu DT, được công nhận là giống quốc gia năm 2005. Nhập từ Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật Hà Nội và các giống nấm linh chi mọc hoang dã thu thập tại tỉnh Gia Lai.

Các giống nấm linh chi mọc hoang dã tại tỉnh Gia Lai được thu thập, định danh, phân loài, nuôi trồng nhân tạo để khảo sát một số đặc điểm về năng suất quả thể và tốc độ lan sợi trên nguyên liệu mùn cưa gỗ cao su. Thu thập bào tử và gây nảy mầm để phân lập hệ sợi đơn bội của các giống nấm trên nhằm nghiên cứu lai tạo.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tách dòng đơn nhân:

Phương pháp lai:

Cấy hai dòng đơn nhân trên cùng một đĩa petri, sau một thời gian quan sát nơi tiếp xúc của hai dòng đơn nhân, nếu hình thành gờ nổi rõ thì tách riêng phần gờ nổi vào ống nghiệm

Kiểm tra các dòng đơn bội bằng cách quan sát hệ sợi nấm dưới kính hiển vi. Sợi nấm đơn bội không có mấu liên kết (clamp conection).

Kiểm tra phép lai:

Các tổ hợp lai được kiểm tra bằng sự hiện diện của các mấu liên kết (clamp conection) vì khi hai dòng đơn nhân lai được với nhau sẽ hình thành sợi nấm song nhân (thứ cấp) và hình thành các mấu liên kết. Nếu tổ hợp nào hình thành các mấu liên kết thì chắc chắn là con lai của hai dòng đơn nhân.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1. Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu thu thập được một số chủng nấm linh chi mọc tự nhiên tại tỉnh Gia Lai. Nuôi trồng nhân tạo để khảo sát một số đặc điểm về năng suất ra quả thể và tốc độ lan sợi trên nguyên liệu mùn cưa gỗ cao su.

Xây dựng bộ sưu tập các dòng đơn bội nấm linh chi để từ đó lai với chủng nấm linh chi ký hiệu DT nhằm tạo ra chủng nấm linh chi lai có nguồn gốc bản địa, thích nghi tốt với môi trường, cho năng suất và chất lượng cao của giống nấm linh chi ký hiệu DT, đã được công nhận là giống quốc gia năm 2005.

Góp phần làm phong phú chủng loại nấm nuôi trồng.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

Tạo ra các chủng nấm linh chi mới có khả năng thích nghi tốt với môi trường, có năng suất và chất lượng cao nhằm giảm giá thành sản xuất, phục vụ cho nhu cầu cải thiện sức khoẻ của người dân, từ đó góp phần thúc đẩy nghề trồng nấm ở địa phương phát triển

6. Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm có những chương mục sau:

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả và thảo luận

Chương 4: Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Đa dạng sinh học và hệ thống học nấm linh chi Ganodermataceae

Họ nấm Linh Chi Ganodermataceae Donk được công nhận rộng rãi cho đến nay khoảng gần 200 loài, bao gồm trong 5 chi: Ganoderma Karst., Amauroderma Murr., Tomophagus Murr., Humphreya Stey. và Haddowia Stey. (Nhóm Tores-Tores et al., 2006 ở Mexico đề nghị tới 6 chi). Khu hệ Linh Chi ở Việt Nam hiện được ghi nhận hơn 50 loài thuộc Ganoderma, Amauroderma, Haddowia [3], [7].

1.1.1. Lịch sử và tình trạng phân loại Ganodemataceae

1.1.2. Hình thái học các loài trong họ Ganodermataceae

1.1.2.1. Đặc điểm vĩ mô

1.1.2.2. Đặc điểm vi mô

1.1.3. Sinh thái học và sự phân bố họ Ganodermataceae

1.2. Vòng đời của các loài nấm thuộc Basidiomycota

chu trình nấm linh chi

Hình 1.1. Vòng đời cơ bản của các loài nấm Basidiomycota [13]

1.3. Di truyền giới tính các loài nấm thuộc Basidiomycota

Hình 1.2. Hình thái hệ sợ nấm dị nhân và sợi nấm đồng nhân[14]

1.3.1. Đồng tản (Honothallism)

1.3.1.1. Đồng tản sơ cấp (Primary Homothallism)

1.3.1.2. Đồng tản thứ cấp (Secondary Homothallism)

1.3.2. Dị tản (Heterothallism)

1.3.2.1. Dị tản đơn nhân tố (Unifactorial Heterothallism)

1.3.2.2. Dị tản nhị nhân tố (Bifactorial Heterothallism)

1.4. Khái quát về các phương pháp cải tiến giống nấm

Mặc dù, có nhiều phương pháp cải tiến giống được sử dụng, nhưng cơ bản có thể phân chúng thành 3 nhóm phương pháp chính, đó là: phương pháp tuyển chọn, phương pháp lai và phương pháp chuyển gen.

1.4.1. Phương pháp tuyển chọn

Đầu tiên, các giống nấm có những đặc điểm mong muốn sẽ được tuyển chọn từ tự nhiên hoặc từ môi trường nuôi trồng nhân tạo. Các giống nấm này sẽ được bảo quản và tiếp tục tuyển chọn trong quá trình nuôi trồng để giống nấm ngày một tốt hơn. Phương pháp cải tiến giống này chủ yếu dựa trên các đặc điểm hình thái quả thể hay năng suất nuôi trồng của các giống nấm. Mặc dù, được ứng dụng một thời gian khá dài trước khi có những hiểu biết về di truyền giới tính của các giống nấm nuôi trồng, nhưng những thành công của phương pháp cải tiến này lại rất hạn chế. Nguyên nhân là do khả năng xuất hiện các thường biến mang những ưu điểm vượt trội thường rất thấp. Hơn nữa, các thường biến này hầu hết là kết quả đột biến của một vài gen đơn lẻ. Các gen này có thể phục hồi hoặc tiếp tục biến đổi khi có những thay đổi nhỏ trong điều kiện nuôi trồng hay khi cấy chuyền liên tục trong sản xuất giống. Kết quả là chất lượng và năng suất nuôi trồng của các giống nấm này thường không ổn định [12].

1.4.2. Phương pháp lai

Đây là phương pháp cải tiến chủ yếu trong nghành nấm. Hầu hết các giống nấm cải tiến hiện nay đều được tạo ra bằng phương pháp này. Phương pháp lai có thể chia thành 2 nhóm khác nhau, đó là: Lai truyền thống và dung hợp tế bào trần.

1.4.2.1. Phương pháp lai truyền thống

Phương pháp này ra dời vào những năm 1980, dựa trên đặc tính bắt cặp của hệ sợi nấm và có thể áp dụng cho cả hai nhóm nấm đồng tản và dị tản. Trong đó, nếu xét về nguồn gốc của đối tượng lai, phương pháp lai có thể chia làm hai kiểu, đó là Tự lai (self – mating) và lai chéo (cross – mating). Tự lai là lai giữa hai dòng của 1 giống bố mẹ, lai chéo là lai giữa hai dòng của hai giống bố mẹ khác nhau [12].

1.4.2.2. Phương pháp dung hợp tế bào trần

Quy trình lai tạo giống nấm bằng phương pháp dung hợp tế bào trần gồm các bước như sau: Phân lập các tế bào trần đơn nhân, dung hợp các tế bào trần, tái tạo sức sống cho các tổ hợp lai dị nhân, tuyển chọn và đánh giá khả năng hình thành quả thể và các dặc tính mong muốn của các tổ hợp lai thành công. Với phương pháp này, các tế bào có thể tiếp xúc và trao đổi vật chất di truyền với nhau mà hoàn toàn không bị giới hạn bởi hàng rào di truyền tự nhiên, một vấn đề thường hay gặp trong các phương pháp lai truyền thống. Kết quả là tỉ lệ dung hợp thành công luôn rất cao, tự dung hợp giữa các tế bào khác chủng cùng loài, đến các tế bào khác loài cùng chi, thậm chí là giữa các tế bào khác chi với nhau [12].

1.4.3. Phương pháp chuyển gen

Các phương pháp chuyển gen được sử dụng bao gồm chuyển gen trực tiếp và chuyển gen gián tiếp. Các DNA trần có khả năng tự nhân lên hay tự chèn vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ được đưa vào sợi nấm bằng các phương pháp chuyển gen trực tiếp như: vi tiêm, bắn gen, dung hợp tế bào trần [12], [32]. Phương pháp chuyển gen gián tiếp thì sử dụng vi khuẩn gram âm Agrobacterium tumefaciens chứa T-DNA để đưa các gen ngoại lai vào hệ sợi nấm đồng nhân (homokaryon) hoặc sợi nấm dị nhân (heterokaryon) [23], [37].

 

Nghiên cứu lai tạo giống nấm linh chi chủng DT với giống nấm linh chi bản địa tại Gia Lai bằng hệ sợi
Nghiên cứu lai tạo giống nấm linh chi chủng DT với giống nấm linh chi bản địa tại Gia Lai bằng hệ sợi

1.5. Phân nhóm các dòng đơn bội của các loài dị tản tứ cực

Để nâng cao hiệu quả của quá trình lai trong việc lai tạo sử dụng phương pháp lai truyền thống, các dòng đơn bội thường được phải phân nhóm kiểu di truyền giới tính (phân nhóm kiểu bắt cặp) trước khi tiến hành công đoạn lai.

Các đơn bào tử của cùng một giống bố mẹ được thu nhận, phân tách và lai ngẫu nhiên từng cặp với nhau, kết quả lai được đánh giá dựa trên sự hình thành mấu nối và hình thái của mấu nối [33].

20181001_160508

Hình 1.4. Vai trò của các nhân tố bắt cặp đối với sự hình thành mấu nối [26]

1.6. Các nghiên cứu liên quan đến các loài thuộc chi Ganoderma ở Việt Nam

1.7. Các nghiên cứu liên quan đến lai giống nấm linh chi trên thế giới

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Sơ đồ thí nghiệm

Thu thập quả thể nấm linh chi mọc tự nhiên

Giải trình tự ITS

BLAST trình tự ITS với dữ liệu của NCBI

Xây dựng cây phát sinh loài

Phân loại các giống nấm

Phân lập mô tạo giống

Nuôi trồng tạo quả thể

Phân tích đặc điểm hình thái

Thu nhận bào tử

So sánh với mô tả định danh

Khảo sát đặc điểm nuôi trồng

Gây nảy mầm, tạo các dòng đơn bội

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Các giống nấm linh chi mọc tự nhiên được thu thập trên địa bàn tỉnh Gia Lai và chủng nấm linh chi ký hiệu DT được nhập từ Viện Di truyền Nông nghiệp Hà Nội.

Bảng 2.1. Danh sách các giống nấm Linh chi thu thập

STTTÊN CHỦNGKÍ HIỆUNGUỒN GỐC THU THẬPĐỊA ĐIỂM
1Hồng chi DTG1Hoành Bồ, Quảng NinhViện di truyền nông nghiệp
2Hồng chi KbangG2Trên cây Dẻ (Quercus lanata) đã chếtKhu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
3Hồng chi Mang YangG3Trên cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis)

đã chết

Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phân loại bằng đặc điểm hình thái

2.3.2. Phân loại dựa trên trình tự vùng ITS

2.3.3. Khảo sát đặc điểm nuôi trồng

2.3.3.1. Cách thực hiện

*Thu thập quả thể nấm linh chi mọc tự nhiên tại Gia Lai

*Tách phân lập giống nguyên chủng

2.3.3.2. Cách đánh giá các thông số

* Tốc độ dòng hóa cơ chất [35]

* Hiệu suất chuyển hóa sinh học (BE – Biological Efficiency)

2.3.4. Thu thập, gây nảy mầm bào tử và phân lập các dòng đơn bội

2.3.5. Nghiên cứu lai tạo giống nấm linh chi DT với các giống nấm linh chi bản địa

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

3.1. Thu thập và phân loại các giống nấm

3.1.1.Thu thập nấm linh chi bản địa tại Gia Lai

Đã thu thập được 2 giống linh chi mọc tự nhiên trên địa bàn tỉnh Gia lai, bao gồm:

1- Quả thể nấm linh chi, mọc trên cây dẻ đã chết ở khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện Kbang tỉnh Gia Lai, đặt tên là hồng chi Kbang, ký hiệu là G2.

anh linh chi kbang 3

Hình 3.1. Nấm linh chi Kbang (G2)

2- Quả thể nấm linh chi mọc trên cây lim xẹt đã chết tại vườn quốc gia Kon Ka Kinh, thuộc huyện Mang Yang, đặt tên là hồng chi Mang Yang, ký hiệu là G3.

linh chi mang yang

Hình 3.2. Nấm linh chi Mang Yang (G3)

Ngoài 2 giống nấm linh chi thu thập từ thiên nhiên, giống hồng chi DT của Viện di truyền nông nghiệp Hà Nội, giống này được thu thập từ Hoành Bồ Quảng Ninh, đã thuần chủng và được sử dụng làm giống cho nhiều cơ sở nuôi trồng nấm tại Gia lai, ký hiệu là G1.

Nghiên cứu lai tạo giống nấm linh chi chủng DT với giống nấm linh chi bản địa tại Gia Lai bằng hệ sợi
Nghiên cứu lai tạo giống nấm linh chi chủng DT với giống nấm linh chi bản địa tại Gia Lai bằng hệ sợi

Hình 3.3. Nấm linh chi DT (G1)

3.1.2. Phân loại bằng đặc điểm hình thái

* Phân tích đặc điểm hình thái chủng nấm linh chi DT (G1)

Hình 3.4. Đặc điểm hình thái chủng linh chi DT (G1)

* Phân tích đặc điểm hình thái chủng nấm linh chi Kbang (G2)

Nghiên cứu lai tạo giống nấm linh chi chủng DT với giống nấm linh chi bản địa tại Gia Lai bằng hệ sợi
Nghiên cứu lai tạo giống nấm linh chi chủng DT với giống nấm linh chi bản địa tại Gia Lai bằng hệ sợi

Hình 3.5. Đặc điểm hình thái chủng linh chi Kbang (G2)

* Phân tích đặc điểm hình thái chủng nấm linh chi Mang Yang (G3)

Hình 3.6. Đặc điểm hình thái chủng linh chi Mang Yang (G3)

3.1.3. Phân loại dựa trên trình tự vùng ITS

Kết quả giải trình tự ITS của chủng nấm linh chi DT: (588 bp)

GTACTGGCCTTCCGAGGCATGTGCACGCCCTGCTCATCCACTCTACACCTGTGCACTTACTGTGGGCTTCAGATTGCGAGGCACGCTCTTTACCGGGCTTGCGGAGCATATCTGTGCCTGCGTTTATCACAAACTCTATAAAGTAACAGAATGTGTATTGCGATGTAACACATCTATATACAACTTTCAGCAACGGATCTCTTGGCTCTCGCATCGATGAAGAACGCAGCGAAATGCGATAAGTAATGTGAATTGCAGAATTCAGTGAATCATCGAATCTTTGAACGCACCTTGCGCTCCTTGGTATTCCGAGGAGCATGCCTGTTTGAGTGTCATGAAATCTTCAACCTACAAGCTTTTGTGGTTTGTAGGCTTGGACTTGGAGGCTTGTCGGCCGTTATCGGTCGGCTCCTCTTAAATGCATTAGCTTGGTTCCTTGCGGATCGGCTCTCGGTGTGATAATGTCTACGCCGCGACCGTGAAGCGTTTGGCGAGCTTCTAACCGTCTTATAAGACAGCTTTATGACCTCTGACCTCAAATCAGGTAGGACTACCCGCTGAACTTAAGCATATCAATAAGCGGAGGAA

Hình 3.7. Kết quả BLAST trình tự vùng ITS của chủng nấm DT với NCBI

Kết quả so sánh cho thấy, chủng linh chi đỏ DT tương đồng 99% với các chủng Ganoderma lingzhi và Ganoderma lucidum với độ bao phủ 100% (kết quả BLAST ngày 26/9/2018)

Kết quả giải trình tự ITS của chủng nấm linh chi Kbang: (595 bp)

CGGGTTGTAGCTGGCCTTCCGAGGCATGTGCACGCCCTGCTCATCCACTCTACACCTGTGCACTTACTGTGGGCTTCAGATTGCGAGGCACGCTCTTTACCGGGCTTGCGGAGCATATCTGTGCCTGCGTTTATCACAAACTCTATAAAGTAACAGAATGTGTATTGCGATGTAACACATCTATATACAACTTTCAGCAACGGATCTCTTGGCTCTCGCATCGATGAAGAACGCAGCGAAATGCGATAAGTAATGTGAATTGCAGAATTCAGTGAATCATCGAATCTTTGAACGCACCTTGCGCTCCTTGGTATTCCGAGGAGCATGCCTGTTTGAGTGTCATGAAATCTTCAACCTACAAGCTTTTGTGGTTTGTAGGCTTGGACTTGGAGGCTTGTCGGCCGTTATCGGTCGGCTCCTCTTAAATGCATTAGCTTGGTTCCTTGCGGATCGGCTCTCGGTGTGATAACGTCTACGCCGCGACCGTGAAGCGTTTGGCGAGCTTCTAACCGTCTTATAAGACAGCTTTATGACCTCTGACCTCAAATCAGGTAGGACTACCCGCTGAACTTAAGCATATCAATAAGCGGAGGAA

Hình 3.8. Kết quả BLAST trình tự vùng ITS của chủng nấm Kbang với NCBI

Kết quả so sánh cho thấy, chủng linh chi đỏ Kbang tương đồng 99% với các chủng Ganoderma lingzhi và Ganoderma lucidum với độ bao phủ 100% (kết quả BLAST ngày 26/9/2018)

Kết quả giải trình tự ITS của chủng nấm linh chi Mang Yang: (648 bp)

GGAAGTAAAAGTCGTAACAAGGTTTCCGTAGGTGAACCTGCGGAAGGATCATTATCGAGTTTTGACCGGGTTGTAGCTGGCCTTCCGAGGCATGTGCACGCCCTGCTCATCCACTCTACACCTGTGCACTTACTGTGGGCTTCAGATTGCGAGGCACGCTCTTTACCGGGCTTGCGGAGCATATCTGTGCCTGCGTTTATCACAAACTCTATAAAGTAACAGAATGTGTATTGCGATGTAACACATCTATATACAACTTTCAGCAACGGATCTCTTGGCTCTCGCATCGATGAAGAACGCAGCGAAATGCGATAAGTAATGTGAATTGCAGAATTCAGTGAATCATCGAATCTTTGAACGCACCTTGCGCTCCTTGGTATTCCGAGGAGCATGCCTGTTTGAGTGTCATGAAATCTTCAACCTACAAGCTTTTGTGGTTTGTAGGCTTGGACTTGGAGGCTTGTCGGCCGTTATCGGTCGGCTCCTCTTAAATGCATTAGCTTGGTTCCTTGCGGATCGGCTCTCGGTGTGATAACGTCTACGCCGCGACCGTGAAGCGTTTGGCGAGCTTCTAACCGTCTTATAAGACAGCTTTATGACCTCTGACCTCAAATCAGGTAGGACTACCCGCTGAACTTAAGCATATCA

Hình 3.9. Kết quả BLAST trình tự vùng ITS của chủng nấm Mang Yang với NCBI

Kết quả so sánh cho thấy, chủng linh chi đỏ Mang Yang tương đồng 99% với các chủng Ganoderma lingzhi và Ganoderma lucidum với độ bao phủ 100% (kết quả BLAST ngày 26/9/2018)

*Kết quả dựng cây phát sinh loài từ trình tự ITS

Kết quả dựng cây phát sinh loài sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về kết quả định danh, cũng như phản ánh một phần quan hệ di truyền giữa các giống nấm thu thập.

Hình 3.10. Cây phát sinh loài các chủng Ganoderma

bằng phương pháp Maximum likelihood

Nghiên cứu lai tạo giống nấm linh chi chủng DT với giống nấm linh chi bản địa tại Gia Lai bằng hệ sợi
Nghiên cứu lai tạo giống nấm linh chi chủng DT với giống nấm linh chi bản địa tại Gia Lai bằng hệ sợi

3.2. Khảo sát đặc điểm nuôi trồng

3.2.1. Tốc độ dòng hóa cơ chất

Hình 3.11. Đồ thị biểu hiện tốc độ dòng hóa cơ chất của các giống nấm

3.2.2. Hiệu suất chuyển hóa sinh học

Hiệu suất chuyển hóa sinh học của 3 giống nấm được thể hiện ở hình 3.12.

Hình 3.12. Đồ thị biểu hiện hiệu suất chuyển hóa sinh học

3.3. Phân lập các dòng đơn bội

nuôi trồng riêng để thu bào tử

Hình 3.13. Nuôi trồng các giống nghiên cứu tại khu vực riêng để thu bào tử

Sau khi thu thập bào tử nấm linh chi và ngâm qua dung dịch H2O2 nồng độ 3% trong thời gian 10s như phương pháp của Emel Karadeniz *, Fatma Esen Sarigullu and Isil Untac (2013) có cải tiến cho phù hợp với điều kiện hiện có [16]. Rồi pha loãng bằng nước cất vô trùng đến các nồng độ 10-5; 10-6;10-7 . Tiến hành cấy trải và phân lập bào tử đơn bội như mô tả ở phần trên tôi đã thu được kết quả như sau:

*Kết quả ảnh hưởng của nồng độ pha loãng đến mật độ thích hợp cho sự nảy mầm và phát triển của bào tử nấm Linh chi:

+Kết quả gây nảy mầm đối với giống nấm linh chi G1:

Hình 3.14. Nồng độ pha loãng và nảy mầm của bào tử Linh chi giống G1

Sau khi cấy trải đối với 3 nồng độ pha loãng như trên. Mỗi nồng độ pha loãng cấy trải 100 đĩa petri. Thu được 7 dòng đơn bội của giống nấm linh chi G1.

Hình 3.15. Nồng độ pha loãng và nảy mầm của bào tử Linh chi giống G2

Sau khi cấy trải đối với 3 nồng độ pha loãng như trên. Mỗi nồng độ pha loãng cấy trải 100 đĩa petri. Thu được 8 dòng đơn bội của giống nấm linh chi G2.

Hình 3.16. Nồng độ pha loãng và nảy mầm của bào tử nấm Linh chi giống G3

Sau khi cấy trải đối với 3 nồng độ pha loãng như trên. Mỗi nồng độ pha loãng cấy trải 100 đĩa petri. Thu được 21 dòng đơn bội của giống nấm linh chi G3.

cấy trải

Hình 3.17. Cấy trải để phân lập hệ sợi đơn nhân

soi kính 4x

Hình 3.18. Soi kính hiển vi tìm bào tử nảy mầm bằng ống kính 4x

20180908_163050

Hình 3.19. Bào tử nảy mầm chụp bằng kính hiển vi (ống kính 4x)

phu luc 12 cac dong don boi

Hình 3.20. Các dòng đơn bội thu thập

+ Một số đặc điểm của dòng đơn bội:

– Tốc độ lan sợi trên môt trường thạch PDA rất chậm và không đồng đều

– Hệ sợi không có mấu nối (clamp conection), sợi nấm đơn nhân.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Đã tuyển chọn, nhân giống và nuôi trồng được 2 giống linh chi G2 và G3 mọc tự nhiên trên cây Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis) đã chết tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện Kbang và trên cây Dẻ (Quercus lanata) đã chết tại Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.

Đã định danh được 2 giống linh chi bản địa G2, G3 đều thuộc loài Ganoderma lingzhi dựa vào phương pháp phân tích hình thái bằng trực quang và kính hiển vi quang học cùng với phương pháp phân tích giải trình tự vùng ITS.

Đã khảo sát các đặc điểm nuôi trồng trên môi trường cơ chất là mùn cưa gỗ cao su cho kết quả về tốc độ dòng hóa cơ chất của giống G1, G2, G3 với tốc độ lan tơ lần lượt là và 8,6 mm/ngày, 7,9 mm/ngày và 8,6 mm/ngày. Năng suất sinh học của giống G1, G2, G3 lần lượt là 16,93 %, 14,98 % , 15,26 %.

Đã thu nhận bào tử từ 3 giống nấm linh chi G1, G2, G3 để phân lập gây nảy mầm bào tử đơn bội.

Đã tách thành công các dòng đơn bội của 3 giống linh chi nghiên cứu, thu được 36 dòng đơn bội của 3 giống linh chi nghiên cứu là hồng linh chi DT (G1), hồng chi Kbang(G2) và hồng chi Mang Yang (G3)

4.2. Kiến nghị

Thu thập thêm các giống linh chi hoang dại ở địa phương để phân lập tạo thêm các dòng đơn bội.

Phân tích các thành phần dược tính đặc trưng của nấm linh chi thu thập được tại Gia Lai.

Phân nhóm di truyền giới tính của các dòng đơn bội để làm nguyên liệu lai tạo giống sau này.

Các dòng đơn bội sưu tập được từ giống nấm linh chi mọc tự nhiên sẽ thích nghi tốt với các điều kiện môi trường ở địa phương nên các tổ hợp lai từ chúng sẽ có những đặc tính phù hợp với các điều kiện nuôi trồng.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\CONG NGHE SINH HỌC\CONG NGHE SINH HOC\THIEU THAO MINH\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *