Nghiên cứu đóng góp các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng tổng sản phẩm

Nghiên cứu đóng góp các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng tổng sản phẩm

Nghiên cứu đóng góp các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng tổng sản phẩm

  1. Tính cấp thiết đề tài

Tăng trưởng kinh tế là quá trình biến đổi, tăng tiến toàn diện về mọi mặt của nền kinh tế, trong đó bao gồm cả sự lớn lên về quy mô sản lượng và tiến bộ, hoàn thiện về cơ cấu. Sự sự biến đổi cơ cấu và tăng lên về mặt số lượng là hai mặt không tách rời của quá trình phát triền. Nếu tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) phản ánh động thái tăng trưởng thì sự đóng góp các nhóm ngành kinh tế phản ánh chất lượng tăng trưởng. Về mặt lý thuyết,việc chuyển dịch cơ cấu các nhóm ngành kinh tế của một địa phương vừa phản ảnh bản chất của quá trình công nghiệp hóa, vừa là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế. Vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là tiêu điểm của quá trình phát triển kinh tế.

Nghiên cứu đóng góp các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng tổng sản phẩm
Nghiên cứu đóng góp các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng tổng sản phẩm

Đế tài nghiên cứu được xây dưng từ 3 lý do sau đây:

Thứ nhất, từ vai trò của cơ cấu chuyển dịch nhóm ngành kinh tế và sự đóng góp các nhóm ngành kinh tế

Xuất phát từ yêu cầu của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế cần được hiểu không chỉ là sự tăng lên về quy mô mà còn cả sự thay đổi cơ cấu kinh tế (CCKT) theo hướng tích cực. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế (CCKT) phản ánh khả năng phát triển của xã hội, biểu hiện chính ở hai mặt sau: một là lực lượng sản xuất càng phát triển càng tạo điều kiện cho quá trình phân công lao động xã hội trở lên sâu sắc; hai là sự phát triển của phân công lao động xã hội làm cho các mối quan hệ kinh tế thị trường ngày càng củng cố và phát triển. Sự thay đổi về chất lượng và số lượng của CCKT, đặc biệt cơ cấu theo ngành kinh tế phản ánh khả năng phát triển của sức sản xuất xã hội. Một quốc gia có sự chuyển dịch CCKT hợp lý, thì sự đóng góp của các nhóm ngành kinh tế vào tăng trưởng GDP là rất quan trọng, nhằm thúc đẩy phát triền kinh tế bền vững và ngược lại, CCKT lạc hậu sẽ cản trở sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai, từ định hướng của Đảng và Nhà nước Quảng Trị về phát triển kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu, đóng góp của các nhóm ngành kinh tế.

Nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế tỉnh Quảng Trị để phù hợp với định hướng của Đảng – Nhà nước Việt Nam. Đại hôi Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI là bước phát triển đột phá đầu tiên về đổi mới tư duy của Đảng về phát triển kinh tế. Đó là việc xác lập, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với sự vận động của quy luật khách quan, trình độ của nền kinh tế. Tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực phấn đấu để thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo đúng mục tiêu đã xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI là đến năm 2020, công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 40,5%, dịch vụ chiếm 41%, nông nghiệp chiếm 18,5%; các vùng kinh tế của tỉnh phải tạo được sự chuyển biến rõ nét và dần thay đổi cơ cấu hợp lý theo hướng phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế để đem lại chất lượng, hiệu quả tăng trưởng cao và bền vững nhất.

Nghiên cứu đóng góp các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng tổng sản phẩm
Nghiên cứu đóng góp các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng tổng sản phẩm

Tỉnh Quảng Trị, công cuộc Đổi mới trong 20 năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế, đặc biệt là duy trì được nhịp tăng GRDP ở mức ổn định. Chuyển dịch cơ cấu các nhóm ngành kinh tế đã có chuyển biến tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản, tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và nhóm ngành dịch vụ. Nhưng mức chuyển dịch giữa các năm còn chậm. Cụ thể, theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2019 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh năm 2020 của tỉnh Quảng Trị cho thấy: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2019 ước tính tăng 7,72%, cao nhất trong giai đoạn 2016-2019 và cao hơn so với bình quân chung cả nước; đã khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành, các địa phương. Trong mức tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính tăng 4,92%; khu vực công nghiệp – xây dựng ước tính tăng 13,90%; khu vực dịch vụ ước tính tăng 6,13%.). GRDP bình quân đầu người năm 2019 theo giá hiện hành ước tính đạt 49,5 triệu đồng.

Thứ 3, xuất phát từ các khoảng trống trong các nghiên cứu trong và ngoài nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Trị

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Trị, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này không chuyên sâu, vẫn chưa giải quyết được triệt các nhiệm vụ trong nghiên cứu đóng góp các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng GRDP một cách hoàn thiện và tổng thể.

Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài:“Nghiên cứu đóng góp các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Trị.” Thật sự rất cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn

Nghiên cứu đóng góp các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng tổng sản phẩm
Nghiên cứu đóng góp các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng tổng sản phẩm

  1. Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu sự đóng góp của 3 nhóm ngành kinh tế: Nông lâm thủy sản, Công nghiệp – xây dựng, Dịch vụ vào tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Quảng Trị, làm cơ sở đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng cao hơn nữa GRDP tỉnh Quảng Trị trong thời gian đến.

Mục tiêu cụ thể:

–   Hệ thống hóa các lý thuyết về tăng trưởng và các mô hình tăng trưởng kinh tế, đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế.

–  Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng GRDP ở Tỉnh Quảng Trị.

–  Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao mức độ đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng tưởng GRDP Quảng Trị trong giai đoạn tới.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Đóng góp của các nhóm ngành Kinh tế đến tăng trưởng GRDP ở tỉnh Quảng Trị.

Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian và không gian nghiên cứu của luận văn trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế tỉnh Quảng Trị. Vì giới hạn số liệu nên thời gian nghiên cứu chỉ thực hiện trong giai đoạn từ 2014-2018.

Về nội dung:

Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về đóng góp các nhóm ngành kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Trị.

Đề tài đánh giá thực trạng tăng trưởng GRDP, tăng trưởng các nhóm ngành kinh tế; chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và sự đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Trị dưới góc độ 3 nhóm ngành lớn: Nông lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. Ngoài ra đề tài còn xem xét đóng góp của các nhóm ngành kinh tế cấp I đến tăng trưởng GRDP Quảng Trị.


  1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu.

  • Tiếp cận nghiên cứu định tính:

           Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tưởng kinh tế và mối quan hệ giữa các nhóm ngành kinh tế và tăng trưởng kinh tế.

  • Tiếp cận nghiên cứu định lượng:

    Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả phân tích biến động theo chuỗi thời gian theo các chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn hàng năm; tốc độ phát triển bình quân cả giai đoạn (nhiều năm); tốc độ tăng liên hoàn liên hoàn hàng năm; tốc độ tăng bình quân; lượng tăng tuyệt đối liên hoàn; lượng tăng tuyện đối bình quân để phân tích biến động GRDP; giá trị tăng thêm của các nhóm ngành kinh tế; các ngành cấp I của tỉnh Quảng Trị.

Ngoài ra đề tài còn sử dụng số tương đối kết cấu để phân tích sự chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành kinh tế của Quảng Trị theo thời gian. Để phân tích mức độ đóng góp của của các nhóm ngành kinh tế vào tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Trị thì luận văn kết hợp tốc độ tăng trưởng và số tương đối cơ cấu.

Để dự báo tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Trị trong những năm đến luận văn sử dụng mô hình hồi quy hàm xu thế. Đây là một trong những phương pháp được phổ biến và có độ tin cậy cao để dự báo GRDP.


  1. Tổng quan nghiên cứu thức nghiệm về đóng góp của nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

           Đề tài sử dụng các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế làm căn cứ nghiên cứu đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng GRDP. Vì GDP là tiêu đại diện để phân tích tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, còn GRDP là chỉ tiêu đại diện để phân tích tăng trưởng kinh tế của một khu vực, một địa phương. Chính vì vậy, tác giả tổng hợp các nghiên cứu đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế để là căn cứ để nghiên cứu đóng góp của các nhóm ngành kinh tế đến tăng trưởng GRDP.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

EMAIL: khotailieu86@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *