Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán một số chu trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán một số chu trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán một số chu trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC là Công ty đặt ở miền Trung, chuyên về các lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vấn, thuế và đào tạo. Chính sách kiểm toán tại Công ty khá chú trọng vào khâu lập kế hoạch kiểm toán. Khi lập kế hoạch kiểm toán KTV nhất định phải thực hiện tìm hiểu về các chu trình kinh doanh quan trọng của DN nhằm thực hiện đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu của từng chu trình. Tuy nhiên, thực tế là không dễ dàng để KTV có thể nhận diện và đánh giá các rủi ro có sai phạm trọng yếu của mỗi chu trình kinh doanh. Các KTV thường vận dụng tổng hợp nhiều kỹ năng và kiến thức để đánh giá rủi ro nhưng lại chưa thể biết các yếu tố nào khiến cho kết quả đạt được như vậy và quan trọng hơn là chưa biết cơ sở để nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu của một số chu trình kinh doanh chủ yếu. Do vậy, với những lý do đã chỉ ra, đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán một số chu trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện” phản ánh tính cấp thiết, góp phần làm sáng tỏ vấn đề đang được quan tâm, đồng thời làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cần tập trung làm nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro một số chu trình kinh doanh chính của doanh nghiệp, góp phần làm tăng hiệu quả của cuộc kiểm toán, từ đó, góp phần giúp Công ty nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán.

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán hai chu trình kinh doanh chính của doanh nghiệp là Bán hàng – thu tiền và Mua hàng – thanh toán.

– Từ kết quả nghiên cứu rút ra được hàm ý và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán một số chu trình kinh doanh chính của doanh nghiệp do AAC thực hiện.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu của một số chu trình kinh doanh chính của doanh nghiệp trong hoạt động kiểm toán BCTC do các KTV của AAC thực hiện.

  • Phạm vi nghiên cứu

Tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu của mình trong hai chu trình kinh doanh chủ yếu nhất của các doanh nghiệp thuộc loại hình kinh doanh thương mại và sản xuất là chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán và được các KTV tại AAC thực hiện và được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn hệ thống hoá và tổng hợp lý thuyết, phân tích lý thuyết để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu; phán đoán và đặt giả thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở lập luận logic các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Thu thập số liệu kiểm chứng giả thuyết bằng phương pháp điều tra (gửi bảng câu hỏi khảo sát). Sau đó, dựa trên kết quả kiểm chứng bằng các kĩ thuật thống kê để đưa ra các nhận xét và kiến nghị về đề tài đã nêu.

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán các chu trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán các chu trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán các chu trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và các hàm ý từ kết quả nghiên cứu

5. Tổng quan tài liệu

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán một số chu trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán một số chu trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN CÁC CHU TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP

    1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN
      1. Tổng quan về quy trình kiểm toán BCTC

Hiện nay, cả hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế và hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (ban hành năm 2012) cũng như chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành đều hướng đến phương pháp kiểm toán tiếp cận dựa trên rủi ro. Trong phương pháp này, các nguồn lực kiểm toán chủ yếu hướng tới những khu vực của BCTC có thể chứa đựng sai phạm trọng yếu như là hệ quả của các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt. Theo đó, quy trình kiểm toán dựa trên phương pháp tiếp cận rủi ro như sau:

1.1.2. Tổng quan về rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán BCTC

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 200, rủi ro có sai phạm trọng yếu là rủi ro khi báo cáo tài chính chứa đựng những sai phạm trọng yếu trước khi kiểm toán. Rủi ro có sai phạm trọng yếu có thể tồn tại ở hai cấp độ: Cấp độ tổng thể BCTC và cấp độ cơ sở dẫn liệu của các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh. Rủi ro có sai phạm trọng yếu ở cấp độ tổng thể BCTC là những rủi ro có sai sót trọng yếu có ảnh hưởng lan tỏa đối với tổng thể BCTC và có thể ảnh hưởng tiềm tàng tới nhiều cơ sở dẫn liệu. Tại cấp độ cơ sở dẫn liệu, rủi ro có sai phạm trọng yếu bao gồm hai bộ phận:

Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai phạm trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan;

Rủi ro kiểm soát: Là rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh mà kiểm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.

Việc đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu giúp KTV xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thực hiện tiếp theo nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Bằng chứng này cho phép KTV đưa ra ý kiến về BCTC ở mức độ rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được. KTV có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt mục tiêu đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu.

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán

    1. NHẬN DIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN CÁC CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN VÀ MUA HÀNG – THANH TOÁN

1.2.1 Tổng quan về các chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán

a. Chu trình Bán hàng – thu tiền

Chu trình bán hàng và thu tiền trải qua nhiều khâu, có liên quan đến những tài sản nhạy cảm như nợ phải thu, hàng hóa, tiền,… nên thường là đối tượng bị tham ô, chiếm dụng. Nợ phải thu khách hàng là khoản mục có thể chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của đơn vị do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường kinh tế hiện nay là một nhân tố thúc đẩy nhiều đơn vị phải mở rộng bán chịu và điều này làm tăng rủi ro có sai phạm.

Chức năng của chu trình bán hàng và thu tiền:

  • Xử lý yêu cầu mua hàng (đơn đặt hàng) của người mua
  • Xét duyệt bán chịu
  • Chuyển giao hàng hoá
  • Lập và kiểm tra hoá đơn
  • Xử lý và ghi sổ doanh thu
  • Theo dõi thanh toán
  • Xử lý và ghi sổ các khoản giảm trừ doanh thu
  • Lập dự phòng phải thu khó đòi và cho phép xoá sổ các khoản phải thu không thu được.

b. Chu trình Mua hàng – thanh toán

Chu trình mua hàng và thanh toán gồm 4 chức năng chính, bắt đầu bằng việc lập một đơn đặt mua hàng của người có trách nhiệm tại bộ phận có nhu cầu về hàng hoá/dịch vụ và kết thúc bằng việc thanh toán cho nhà cung cấp về hàng hoá/dịch vụ nhận được.

Chức năng của chu trình mua hàng – thanh toán:

+ Chuẩn bị đơn đặt hàng

+ Nhận hàng

+ Ghi sổ nghiệp vụ mua hàng

+ Thanh toán cho nhà cung cấp

Mục tiêu của các giai đoạn kiểm toán khi kiểm toán các chu trình kinh doanh trong các giai đoạn khác nhau sẽ khác nhau. Đối với giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, mục tiêu của giai đoạn này trong các chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán để nhằm thu thập kiến thức, hiểu biết làm cơ sở để đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu của từng chu trình.

1.2.3. Nhận diện và đánh giá các rủi ro có có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán các chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán

Theo quy định tại Hồ sơ kiểm toán mẫu do VACPA ban hành, đánh giá rủi ro có có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán các chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh là việc KTV dùng xét đoán chuyên môn để đánh giá khả năng xảy của sai phạm, mô tả, ghi chép lại các rủi ro phát hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của sai phạm: không ảnh hưởng đến BCTC; có ảnh hưởng đến BCTC nhưng không trọng yếu; có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC nhưng không lan tỏa hay có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa với tổng thể BCTC và có thể ảnh hưởng tiềm tàng tới nhiều cơ sở dẫn liệu.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN CÁC CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN VÀ MUA HÀNG – THANH TOÁN

Phần này tác giả tập trung vào việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán các chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro trong kiểm toán đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu trước đây. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu có thể phân ra thành 4 nhóm gồm:

  • Nhóm yếu tố thuộc về DN được kiểm toán
  • Yếu tố thuộc về môi trường pháp lý của DN được kiểm toán
  • Nhóm yếu tố thuộc về KTV/ cuộc kiểm toán
  • Yếu tố thuộc về đặc điểm riêng của mỗi chu trình kinh doanh.
      1. Nhóm yếu tố thuộc về DN được kiểm toán

Các yếu tố thuộc về đặc điểm của DN bao gồm: Đặc điểm ngành của DN; đặc điểm nhà quản lý; Hệ thống KSNB của DN.

      1. Yếu tố thuộc về môi trường pháp lý của DN được kiểm toán
      2. Nhóm yếu tố thuộc về KTV/cuộc kiểm toán

Các yếu tố thuộc về đặc điểm của KTV bao gồm: Đặc điểm của KTV bao gồm các yếu tố như: kinh nghiệm kiểm toán, mức độ chuyên sâu, trình độ KTV, sự độc lập và áp lực mùa vụ đối với KTV.

Các yếu tố thuộc về đặc điểm của cuộc kiểm toán bao gồm: Phí kiểm toán, thời gian kiểm toán và áp lực từ phía BGĐ DN lên KTV trong việc hoàn thành báo cáo kiểm toán.

      1. Yếu tố thuộc về đặc điểm riêng của mỗi chu trình kinh doanh

Đề tài nghiên cứu của tác giả tập trung vào hai chu trình kinh doanh chính của DN là chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán. Để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu của hai chu trình kinh doanh trên, ngoài những quan tâm về tính chất ngành nghề kinh doanh, thực trạng tài chính, cơ cấu tổ chức, đặc điểm ban quản lý và hệ thống KSNB của DN thì KTV phải tập trung vào những đặc điểm riêng của từng chu trình có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro có sai phạm trọng yếu.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN CÁC CHU TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của AAC

2.1.2 Đặc điểm hoạt động cung cấp dịch vụ tại AAC

      1. Đặc điểm tổ chức và quản lý tại AAC

2.1.4 Quy trình kiểm toán BCTC được áp dụng tại AAC

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN CÁC CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN VÀ MUA HÀNG – THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

2.2.1 Tổng quan về quy trình đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán các chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán tại AAC

Quy trình đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán các chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán được thực hiện như sau:

Trước tiên KTV cần phải thu thập các hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới mua hàng, phải trả, trả tiền và bán hàng, phải thu và thu tiền. Các thông tin chủ yếu cần tìm hiểu bao gồm: Các sản phẩm và dịch vụ mua vào và bán ra chính của DN; cơ cấu các loại doanh thu của từng sản phẩm, dịch vụ trên tổng doanh thu; giá trị hàng mua vào trong kỳ, phương thức mua hàng, bán hàng, mức độ cạnh tranh, thị phần của sản phẩm, dịch vụ; Quy mô khách hàng và mức độ phụ thuộc vào các khách hàng;… và một số thông tin khác.

Sau đó KTV phải thu thập hiểu biết về chính sách kế toán được áp dụng, mô tả lại chu trình bán hàng – thu tiền của doanh nghiệp bằng cách sử dụng phương pháp mô tả hoặc dùng flowchart; soát xét về các thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát chính của chu trìnhkết hợp với đánh giá rủi ro ở biến động số dư khoản mục nợ phải thu, biến động số phát sinh doanh thu bán hàng để đưa ra được đánh giá của mình về các rủi ro có sai phạm trọng yếu phát hiện được và mức độ rủi ro của chu trình.

2.2.2 Đánh giá thực trạng công tác đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán các chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán do AAC thực hiện

Ưu điểm

AAC đã có những hướng dẫn rõ ràng và những yêu cầu cụ thể để KTV thực hiện đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán một số chu trình kinh doanh chính của doanh nghiệp. Trước mỗi cuộc kiểm toán, KTV thường lập kế hoạch kiểm toán, trong đó, KTV thực hiện đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu để phục vụ công tác lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, khoanh vùng rủi ro, để từ đó thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp và hiệu quả.

Nhược điểm

Chương trình kiểm toán được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp thuộc khách hàng của AAC, theo đó gây khó khăn cho các KTV khi kiểm toán ở các DN có quy mô, lĩnh vực hoạt động khác nhau. Khi đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu các KTV thường tự dựa vào kinh nghiệm và xét đoán của mình. Tại AAC, chưa có các buổi bàn luận hay bài nghiên cứu về chủ đề đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu để các KTV có thể chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau nên thực tế là đã có trường hợp DN còn tồn tại rủi ro có sai phạm trọng yếu trên BCTC nhưng KTV không lường trước được. Vì vậy thực hiện đề tài này rất có ý nghĩa cho Công ty AAC trong việc nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá mức độ rủi ro có sai phạm trọng yếu của một số chu trình kinh doanh chính của DN, nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán các chu trình kinh doanh này.

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SAI PHẠM TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN CÁC CHU TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN

3.1 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

3.1.1 Biến phụ thuộc phản ánh mức độ đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán các chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán do AAC thực hiện

Trong bài nghiên cứu của mình, khi lập bản câu hỏi phỏng vấn, tác giả yêu cầu KTV trả lời cụ thể mức độ đánh giá rủi ro của từng chu trình kinh doanh chính ở 3 mức sau: Cao – Trung Bình – Thấp. Tuy nhiên, trong thực tế KTV có sự quan tâm nhiều và rõ ràng đến các rủi ro có sai phạm trọng yếu được đánh giá ở mức độ Cao, và mức độ Thấp do sự khác biệt về các công việc kiểm toán phải thực hiện tương ứng với hai mức rủi ro này.

3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán các chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán do AAC thực hiện

Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán các chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán do AAC thực hiện:

Phân nhómYếu tốKý hiệuSố tiêu chí đo lường
  1. Nhóm yếu tố thuộc về DN
  1. Đặc điểm của DN được kiểm toán
Đặc điểm DN4
  1. Đặc điểm nhà quản lý của DN được kiểm toán
Đặc điểm nhà quản lý4
  1. Hệ thống KSNB của DN được kiểm toán
Hệ thống KSNB3
  1. Yếu tố môi trường PL
  1. Môi trường pháp lý của DN được kiểm toán
Môi trường pháp lý4
  1. Nhóm yếu tố thuộc về KTV và cuộc kiểm toán
  1. Đặc điểm của KTV thực hiện cuộc kiểm toán cho DN
Đặc điểm của KTV6
  1. Đặc điểm của cuộc kiểm toán cho DN
Đặc điểm cuộc kiểm toán3
  1. Yếu tố thuộc về đặc điểm riêng của từng chu trình
7a. Yếu tố thuộc về đặc điểm riêng của chu trình bán hàng – thu tiền của DNĐặc điểm riêng chu trình bán hàng – thu tiền7
7b. Yếu tố thuộc về đặc điểm riêng của chu trình mua hàng – thanh toán của DNĐặc điểm riêng chu trình mua hàng – thanh toán7
Tổng cộng: 7 yếu tố31

Chi tiết nội dung 7 nhân tố và 31 tiêu chí đo lường nhân tố và giả thuyết nghiên cứu như sau:

  1. Đặc điểm của doanh nghiệp

H1: Đặc điểm của doanh nghiệp càng phức tạp thì khả năng KTV đánh giá mức độ rủi ro có sai phạm trọng yếu của hai chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán càng cao.

  1. Môi trường pháp lý của doanh nghiệp

H2: Đặc điểm môi trường pháp lý của doanh nghiệp càng phức tạp thì khả năng KTV đánh giá mức độ rủi ro có sai phạm trọng yếu của hai chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán càng cao.

  1. Đặc điểm nhà quản lý

H3: Đặc điểm nhà quản lý của doanh nghiệp càng ít năng lực và tính chính trực thấp thì khả năng KTV đánh giá mức độ rủi ro có sai phạm trọng yếu của hai chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán càng cao.

  1. Hệ thống KSNB của DN

H4: Hệ thống KSNB của doanh nghiệp càng ít hữu hiệu thì khả năng KTV đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu của hai chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán càng cao.

  1. Đặc điểm của KTV

H5: Chất lượng của Kiểm toán viên càng thấp thì khả năng đánh giá mức độ rủi ro có sai phạm trọng yếu của hai chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán càng cao.

  1. Đặc điểm cuộc kiểm toán

H6a: Đặc điểm của cuộc kiểm toán càng không thuận lợi thì khả năng KTV đánh giá mức độ rủi ro có sai phạm trọng yếu của hai chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán càng thấp.

H6b: Đặc điểm của cuộc kiểm toán càng không thuận lợi thì khả năng KTV đánh giá mức độ rủi ro có sai phạm trọng yếu của hai chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán càng cao.

  1. Đặc điểm riêng của từng chu trình kinh doanh

H7a: Nhóm các nhân tố thuộc về đặc điểm của chu trình bán hàng – thu tiền càng có biến động số dư lớn bất thường, tính phức tạp cao, công tác quản lý nợ phải thu không tốt và kiểm soát nội bộ của chu trình lỏng lẻo thì khả năng KTV đánh giá mức độ rủi ro có sai phạm trọng yếu của chu trình bán hàng – thu tiền càng cao.

H7b: Nhóm các nhân tố thuộc về đặc điểm của chu trình mua hàng – thanh toán càng có biến động số dư lớn bất thường, tính phức tạp cao, công tác quản lý nợ phải trả không tốt và kiểm soát nộ bộ của chu trình lỏng lẻo thì khả năng KTV đánh giá mức độ rủi ro có sai phạm trọng yếu của chu trình mua hàng – thanh toán càng cao.

Xuất phát từ các giả thuyết nêu trên, tác giả đề xuất mô hình để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu của từng chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán như sau:

MDRR = β0 + β1DDN + β2MTPL + β3DNQL + β4KSNB + β5DKTV+ β6DCKT + β7DDRi +εi

Trong đó:

MDRR: Mức độ rủi ro có sai phạm trọng yếu được đánh giá của từng chu trình

DDN: Đặc điểm của doanh nghiệp

MTPL: Đặc điểm môi trường pháp lý của doanh nghiệp

DNQL: Đặc điểm nhà quản lý của doanh nghiệp

KSNB: Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp

DKTV: Đặc điểm của Kiểm toán viên

DCKT: Đặc điểm của cuộc kiểm toán

DDRi: Đặc điểm riêng của từng chu trình

3.2 ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN

3.2.1. Ước lượng biến rủi ro có sai phạm trọng yếu của chu trình kinh doanh bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán

3.2.2 Đo lường các biến độc lập

Đo lường các biến độc lập: Đề tài sử dụng thang đo 5 bậc tương ứng với 5 mức độ lựa chọn của mỗi tiêu chí đo lường cho các nhân tố tương ứng với mức độ ảnh hưởng đến rủi ro có sai phạm trọng yếu của từng chu trình: từ mức 1 (ảnh hưởng rất thấp đến rủi ro có sai phạm trọng yếu) đến mức 5 (ảnh hưởng rất cao đến rủi ro có sai phạm trọng yếu).

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu đo lường yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu của các chu trình bán hàng- thu tiền và mua hàng – thanh toán

Các biến độc lậpCách xác địnhẢnh hưởng kỳ vọng đến biến phụ thuộc (“-“ ngược chiều; “+” cùng chiều)
Đặc điểm của doanh nghiệpCho điểm theo thang đo likert 5+
Môi trường pháp lýCho điểm theo thang đo likert 5+
Đặc điểm nhà quản lýCho điểm theo thang đo likert 5+
Hệ thống kiểm soát nội bộCho điểm theo thang đo likert 5+
Đặc điểm của KTVCho điểm theo thang đo likert 5+
Đặc điểm của cuộc kiểm toánCho điểm theo thang đo likert 5+/-
Đặc điểm riêng của chu trình bán hàng – thu tiềnCho điểm theo thang đo likert 5+
Đặc điểm riêng của chu trình mua hàng – thanh toánCho điểm theo thang đo likert 5+

3.3 CHỌN MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU

3.3.1 Thiết kế câu hỏi khảo sát

3.3.2 Lựa chọn đối tượng khảo sát

3.3.3 Phương pháp khảo sát và thu hồi phiếu khảo sát

Bản thông tin khảo sát của bộ hồ sơ kiểm toán BCTC được lựa chọn được tác giả gửi trực tiếp đến KTV phụ trách, sau đó tác giả sẽ trực tiếp thu hồi. Kết quả thu hồi được 130 phiếu hợp lệ. Phiếu khảo sát có độ tin cậy cao và thể hiện KTV có ý thức trả lời cũng như hiểu biết sâu về các câu hỏi trong phiếu khảo sát.

3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

Bước 1: Thống kê mô tả dữ liệu thu thập

Bước 2: Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Bước 3: Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

Bước 4: Phân tích mô hình hồi Binary logistic

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

4.1.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Việc phân tích nhân tố khám phá EFA các yếu tố trong mô hình được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là các yếu tố ảnh hưởng đến các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán chu trình Nhóm thứ 2 là các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán.

4.1.4 Phân tích mô hình hồi quy Binary Logistic

a. Phân tích Binary Logstic các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

* Mô hình hồi quy

Mô hình hồi quy được xác định:

β0 + β1 + β2 + β3 + β4 + β5 + β6 + β7

Trong đó:

Y : Mức độ rủi ro của chu trình bán hàng – thu tiền

­: Đặc điểm DN (DDN)

: Môi trường pháp lý (MTPL)

: Đặc điểm nhà quản lý (DNQL)

: Hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp (KSNB)

: Đặc điểm kiểm toán viên (DKTV)

: Đặc điểm cuộc kiểm toán (DCKT)

: Đặc điểm riêng của chu trình bán hàng – thu tiền (DDRBH)

Bảng 4.1: Kiểm định Wald và hệ số hồi quy
Variables in the Equation
BS.E.WalddfSig.Exp(B)
Step 1aDDN (X1)1.5580.7694.10710.0434.752
MTPL (X2)-0.2540.7500.11410.7350.776
DNQL (X3)0.9360.4524.29510.0382.549
KSNB (X4)1.2180.5564.79910.0283.381
DKTV (X5)1.0460.5114.18910.0412.846
DCKT (X6)1.7090.8034.53210.0335.525
DDRBH (X7)1.3240.6094.71910.0303.758
Constant-22.2915.14418.77510.0000.000
a. Variable(s) entered on step 1: DDN, MTPL, DNQL, KSNB, DKTV, DCKT, DDRBH.

Như vậy 6 yếu tố là đặc điểm DN; đặc điểm nhà quản lý; hệ thống KSNB doanh nghiệp, đặc điểm kiểm toán viên, đặc điểm nhà quản lý, đặc điểm riêng của chu trình bán hàng – thanh toán có ảnh hưởng đến mức độ đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu của chu trình bán hàng – thu tiền. Cụ thể: Đặc điểm cuộc kiểm toán ảnh hưởng lớn nhất đến chu trình này với hệ số beta = 1.709, tiếp theo là đặc điểm của DN với hệ số 1.558. Nhân tố đặc điểm riêng của chu trình bán hàng – thu tiền ảnh hưởng lớn thứ 3 với hệ số 1.324, hệ thống KSNB cũng có ảnh hưởng khá lớn với beta = 1.218. Đặc điểm kiểm toán viên và đặc điểm nhà quản lý và hệ thống KSNB có tác động ít nhất.

b. Phân tích Binary Logstic các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán

* Mô hình hồi quy

Mô hình hồi quy được xác định:

β0 + β1 + β2 + β3 + β4 + β5 + β6 + β7

Trong đó:

Y : Mức độ rủi ro của chu trình mua hàng – thanh toán

­: Đặc điểm DN (DDN)

: Môi trường pháp lý (MTPL)

: Đặc điểm nhà quản lý (DNQL)

: Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp (KSNB)

: Đặc điểm kiểm toán viên (DKTV)

: Đặc điểm cuộc kiểm toán (DCKT)

: Đặc điểm riêng của chu trình mua hàng – thanh toán (DDRMH)

Bảng 4.2 Kiểm định Wald và hệ số hồi quy
Variables in the Equation
BS.E.WalddfSig.Exp(B)
Step 1aDDN (X1)-0.3011.0320.08510.7710.740
MTPL (X2)-1.5651.0352.28610.1310.209
DDNQL (X3)1.6970.7265.46210.0195.458
KSNBDN (X4)1.7510.7455.52510.0195.763
DDKTV (X5)1.3330.6334.43110.0353.792
DDCKT (X6)-0.2010.8420.05710.8110.818
DDRMH (X7)1.7750.7705.32310.0215.903
Constant-14.8894.8139.57110.0020.000
a. Variable(s) entered on step 1: DDN, MTPL, DNQL, KSNB, DKTV, DCKT, DDRMH.

Như vậy, 4 yếu tố là đặc điểm nhà quản lý; hệ thống KSNB doanh nghiệp, đặc điểm kiểm toán viên và đặc điểm riêng của chu trình mua hàng – thanh toán có ảnh hưởng đến mức độ đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu của chu trình mua hàng – thanh toán. Cụ thể: các nhân tố hệ thống KSNB và đặc điểm riêng của chu trình mua hàng – thanh toán là 2 nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu của chu trình mua hàng – thanh toán với hệ số beta ~ 1.77. Đặc điểm nhà quản lý cũng có tác động khá lớn với beta = 1.69. Đặc điểm của KTV có tác động ít nhất với hệ số beta là 1.333.

c. Phân tích kết quả hồi quy của hai chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán

Qua kết quả phân tích hồi quy có thể thấy các yếu tố có mức ảnh hưởng khác nhau đến hai chu trình kinh doanh bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán. Mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sai phạm trọng yếu của 2 chu trình cũng có sự khác biệt, cụ thể:

Bảng 4.3: Mức độ quan trọng của các yếu tố đến hai chu trình kinh doanh bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán

Nhân tốChu trình BH – thu tiềnChu trình MH – thanh toánGiá trị trung bình
Đặc điểm của DNẢnh hưởng lớn thứ 22.85
Môi trường pháp lý2.70
Đặc điểm nhà quản lýẢnh hưởng thứ 6Ảnh hưởng lớn thứ 32.39
Kiểm soát nội bộ DNẢnh hưởng thứ 4Ảnh hưởng lớn thứ 22.76
Đặc điểm kiểm toán viênẢnh hưởng thứ 5Ảnh hưởng thứ 42.47
Đặc điểm cuộc kiểm toánẢnh hưởng lớn nhất2.98
Đặc điểm riêng của chu trình bán hàng – thu tiềnẢnh hưởng lớn thứ 33.12
Đặc điểm riêng của chu trình mua hàng – thanh toánẢnh hưởng lớn nhất2.84

4.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ

      1. Hàm ý từ kết quả nghiên cứu

Qua kết quả kiểm định ở trên cho thấy cả hai mô hình đối với chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán đều có mức ý nghĩa thống kê nhất định.

 

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán một số chu trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán một số chu trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện
      1. Một số kiến nghị nhằm tăng cường khả năng phát hiện rủi ro có sai sót trọng yếu trong kiểm toán các chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán của các DN do các KTV của AAC thực hiện

Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán một số chu trình kinh doanh chính của DN ở trên cho thấy có 4 nhân tố thuộc về đặc điểm nhà quản lý, hệ thống KSNB của DN, đặc điểm của KTV và đặc điểm riêng của mỗi chu trình là các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến cả hai chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán. Ngoài ra đối với chu trình bán hàng – thu tiền còn có hai nhân tố khác cũng có ảnh hưởng quan trọng là đặc điểm ngành của DN và đặc điểm của cuộc kiểm toán.

Để nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán các chu trình bán hàng – thu tiền và mua hàng thanh toán, có nhiều giải pháp cần được quan tâm. Tuy nhiên, tác giả dựa trên kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này làm cơ sở thảo luận đề xuất các giải pháp đối với KTV tại AAC. Thực tế, các nhân tố ảnh hưởng đều cần được quan tâm, chú ý, cải thiện, tuy nhiên, qua kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, tác giả chú trọng đến các giải pháp liên quan đến các yếu tố/tiêu chí được đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao

a. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng KTV

– Một là, nâng cao mức độ chuyên sâu của KTV

– Hai là, nâng cao kinh nghiệm, bằng cấp chuyên môn cho KTV

– Ba là, giảm áp lực và đảm bảo tính độc lập của KTV

b. Nhóm giải pháp liên quan đến các yếu tố thuộc về DN

c. Nhóm giải pháp liên quan đến đặc điểm của cuộc kiểm toán

d. Giải pháp liên quan đến yếu tố đặc điểm của DN

KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu này đã tập trung nghiên cứu một số yếu tố được xác định có ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu các chu trình kinh doanh bán hàng – thu tiền và mua hàng – thanh toán, giúp các KTV tại AAC có cái nhìn cụ thể hơn về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu của một số chu trình kinh doanh chính, tạo cơ sở để tập trung nguồn lực của KTV vào những yếu tố quan trọng khi thực hiện đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu. Kết quả nghiên cứu cũng đã giúp tác giả tổng hợp đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu một số chu trình kinh doanh chính của DN do KTV tại AAC thực hiện.

Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là sự giới hạn về thời gian và cỡ mẫu nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu chỉ hạn chế ở 130 công ty trong danh sách hồ sơ kiểm toán tại AAC giai đoạn 2013-2015 dẫn đến độ dài thời gian và mẫu chưa đủ lớn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu của chu trình kinh doanh chủ yếu của DN.

Từ những kết quả và hạn chế trong quá trình nghiên cứu, luận văn có thể là cơ sở để mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn và toàn diện hơn, khắc phục được những hạn chế để hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu trong tương lai. Tác giả kỳ vọng vấn đề đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và ảnh hưởng của nó đến chất lượng công tác kiểm toán BCTC sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu trong kiểm toán BCTC nói chung và trong kiểm toán các chu trình kinh doanh chính của DN nói riêng.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\KE TOAN\PHAM THI TUOI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *