Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm trở lại đây, nhu cầu thế giới về hạt tiêu rất lớn nhất là đối với các nước có khí hậu lạnh. Vì vậy, giá cả hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu tiêu, và Việt Nam là một trong những quốc gia đó.

Cây hồ tiêu được Ở Việt Nam được trồng vào cuối thế kỷ XIX và bắt đầu phát triển mạnh từ thập niên 90 của thế kỷ XX, tuy phát triển sau so với các nước sản xuất hồ tiêu truyền thống như Brazil, Ấn độ, Malaysia nhưng diện tích và sản lượng hồ tiêu Việt Nam những năm qua tăng đáng kể. Từ năm 2002 đến nay Việt Nam là nước giữ ngôi vị đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 35 % tổng xuất khẩu của thị trường hồ tiêu thế giới. Trong năm 2016 Việt Nam xuất khẩu được 133.569 tấn hồ tiêu các loại bao gồm 115.446 tấn tiêu đen và 18.123 tấn tiêu trắng, tổng kim nghạch xuất khẩu đạt 1.276 triệu USD giá xuất khẩu bình quân tiêu den trong năm 2016 là 9.019 USD/tấn, tiêu trắng đạt 12.967 usd/tấn. Đây là nguồn thu nhập chính của hàng trăm nghìn hộ nông dân thuộc các vùng nông nghiệp ít có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp và dịch vụ như các vùng kinh tế mới, vùng núi nơi sinh sống khá tập trung của đồng bào dân tộc thiểu số từ Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trong những năm qua, cây hồ tiêu đã thực sự đóng góp rất lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của các vùng này, theo số liệu điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (2015) thu nhập bình quân từ cây công nghiệp lâu năm chiếm 70 % tổng thu nhập năm của hộ, trong đó thu nhập từ hồ tiêu chiếm đến 44 %.

Tỉnh Đăk Lăk là một trong những địa phương có diện tích cây hồ tiêu lớn nhất cả nước. Thu nhập từ cây hồ tiêu đã đóng góp một phần quan trọng trong thu ngân sách của tỉnh, góp phần rất lớn vào phát triển kinh tế của tỉnh. Đến cuối năm 2016, diện tích trồng hồ tiêu của Đăk Lăk lên đến 16.074 ha tăng 5.549 ha so với năm 2011 chiếm khoảng 18% tổng diện tích tiêu của Việt Nam, diện tích trồng mới 4.289,3 ha, diện tích thu hoạch 8.056,2 ha; sản lượng đạt hơn 24.695 tấn.

Hiện tại, mặc dù hồ tiêu Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh so với những nước sản xuất khác nhờ các nhân tố sản xuất như đất tốt, lao động có kinh nghiệm về trồng trọt. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhập nội và ứng dụng các giống mới có tiềm năng năng suất cao vào sản xuất cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm cho ngành sản xuất hồ tiêu ở nước ta gặp nhiều khó khăn như môi trường kém bền vững, giá thành đầu vào ngày càng tăng cao, giá hồ tiêu trên thị trường thường xuyên biến động lên xuống, tình hình dịch hại cây trồng cũng trở nên đa dạng, phức tạp làm giảm năng suất và phẩm chất.

Những rủi ro nêu trên nếu không có biện pháp giảm thiểu kịp thời chắc chắn hậuquả mang đến cho sản xuất sẽ không nhỏ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập củangười trồng tiêu, vì vậy việc đi tìm lời giải cho bài toán ổn định và tăng thu nhậpcho hộ sản xuất hồ tiêu là yêu cầu cần thiết

Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất bao gồm tất cả các yếu tố liên quan đến cung và cầu, điển hình có: giá cả của các sản phẩm thay thế hồ tiêu, thu nhập và thị hiếu của người tiêu dùng, giá bán của hồ tiêu trên thị trường, tiến bộ công nghệ, các yếu tố đầu vào của sản xuất, các chính sách của chính phủ, thời tiếtvà dịch bệnh. Vì điều kiện về thời gian có hạn nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố chính về phía cung thuộc các nhóm yếu tố đầu vào như vốn, lao động và kỹ thuật công nghệ của quá trình sản xuất hồ tiêu và không gianlựa chọn là địa bàn tỉnh Đắk Lắk – Vùng trồng hồ tiêu trọng điểm chiếm % diệntích trồng và sản lượng hồ tiêu của cả nước năm 2016

Những rủi ro nêu trên nếu không có biện pháp giảm thiểu kịp thời chắc chắn hậu quả mang đến cho sản xuất sẽ không nhỏ và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập của người dân. Cây hồ tiêu cùng với cây cà phê là một trong hai loại cây trồng gắn liền với khí hậu, thổ nhưỡng và bà con nông dân, hộ sản xuất tại Đăk Lăk. Việc xác định các nhân tố chính ảnh hưởng tới thu nhập hộ sản xuất hồ tiêu từ đó tìm ra các chính sách, giải pháp giúp hộ sản xuất tăng thu nhập là điều hết sức cần thiết hiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắklàm đề tài nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk.

2.2. Mục tiêu cụ thể

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận để hình thành khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu.

– Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

– Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.

– Đề xuất các hàm ý chính sách nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất hồ tiêu tại tỉnh Đăk Lăk.

3. Câu hỏi nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi sau:

Thứ nhất: Sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk diễn ra như thế nào?

Thứ hai: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó ra sao?

Thứ ba: Cần có những chính sách nào để nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu đó là các nhân tố thuộc về phía cung: Diện tích, năng Suất Đất, chi Phí, kiến thức nông nghiệp, giống.

+ Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện và xã trồng tiêu tập trung có diện tích trồng hồ tiêu năm 2016 lớn nhất và đặc trưng của tỉnh. Cụ thể gồm: Huyện Cư Kuin với diện tích 3.428 ha, huyện Krông Năng với diện tích là 3.063 ha, huyện Ea Kar với diện tích là 2526 ha.

+ Về thời gian: Số liệu thu thập để đánh giá thực trạng phát triển sản xuất hồ tiêu và thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu trong giai đoạn 2012 -2016; Đề xuất các định hướng và hàm ý chính sách đến năm2021.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng phương pháp điều tra khảo sátcác hộ trồng hồ tiêu thông qua bảng câu hỏi, điều tra nhanh nông thôn.Cách thức tổ chức điều tra sẽ mô tả kỹ trong chương 2 của luận văn.

– Các dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ các công trình khoa học đã thực hiện trong và ngoài nước về ngành hồ tiêu, số liệu thống kê của các sở Ban, Ngành trong tỉnh, các báo điện tử, các trang Web điện tử, báo cáo của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, các sách chuyên ngành và một số nguồn khác.

4.1. Phương pháp xử lý thông tin

– Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

– Phương pháp phân tích tổng hợp các số liệu và thông tin thu thập, kết hợp phân tích thống kê mô tả và phân tích định lượng thông qua mô hình kinh tế lượng:

+ Phương pháp thống kê mô tả:

Mô tả thống kê là cách thức miêu tả số liệu dưới dạng số trung bình, trung vị hay mo de. Những con số này thể hiện giá trị trung tâm của các phân phối. Thông thường trong một phân phối bao gồm nhiều các giá trị (chẳng hạn như: điểm số cho một giátrị số nào đó như số năm công tác và tuổi đời) của một biến số nào đó, như thái độ, hiểu biết, tình trạng sức khoẻ, thu nhập v.v…

Ngoài ra, mô tả thống kê còn sử dụng các mức độ biến động như độ lệch chuẩn để minh hoạ.

+Số liệu dạng đinh lượng

+Dữ liệu dạng đinh tính

+Phương pháp hồi quy và phân tích nhân tố

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

7. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, nội dung chính của đề tài được kết cấu theo4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về sản xuất hồ tiêu và cácnhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuât hồ tiêu.

Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

Chương 4: Hàm ý các chính sách nâng cao thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT HỒ TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT

HỒ TIÊU

1.1. KHÁT QUÁT VỀ SẢN XUẤT HỒ TIÊU

1.1.1. Một số khái niệm

a. Cây hồ tiêu

b. Sản xuất cây hồ tiêu

c. Phát triển sản xuất cây hồ tiêu

1.1.2. Đăc điểm sản xuất cây hồ tiêu

1.1.3.Vai trò và giá trị kinh tế cây hồ tiêu

1.2. THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT HỒ TIÊU

1.2.1. Khái niệm thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu

– Khái niệm thu nhập: Trong kinh tế cá nhân/gia đình là gồm thu nhập cá nhân, từ lao động (tiền côngtiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác (tiền thưởng

1.2.2. Các thước đo thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu

1.2.3. Mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào

Hàm sản xuất biểu diễn mốiquan hệ kỹ thuật hiệu quả của việc kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản lượng đầu ra1hay “Hàm sản xuất mô tả những số lượng sản phẩm (đầu ra) tối đacó thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định”.

1.2.4. Mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa và quyết định sản xuất

Việc gia tăng sản lượng dẫn đến giá bán một đơn vị sản lượng chắc chắn sẽ giảm tương đối do đường cầu dốc xuống, tác động này làm giảm doanh thu cận biên (MR) khi bán thêm một đơn vị sản phẩm, tuy nhiên các nhà sản xuất vẫn tiếp tục tăng sản lượng nếu doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên và sẽ dừng việc tăng sản lượng nếu doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biện (MR<MC). Như vậy mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa khi doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên: MR = MC..

1.2.5. Ý nghĩa của việc nâng cao thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu.

1.3. CÁCNHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT HỒ TIÊU

1.3.1. Đất đai

Đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và chưa thể thay thế được đối với sản xuất trên quy mô lớn của ngành nông nghiệp và đặc biệt đối với trồng trọt, đặc điểm khác biệt của đất so với những tư liệu sản xuất khác là chất lượng của đất sẽ tanglên nếu sử dụng đất một cách hợp lý. Tính chất đặc biệt này là do độ phì nhiêu của đất tạo nên, độ phì nhiêu của đất được hình thành và bồi đắp bởi ba nguồn: thứ nhất từ nguồn tự nhiên do các tác động lý, hoá, sinh trong tự nhiên tạo thành; thứ hai là từ nguồn nhân tạo do áp dụng hệ thống canh tác hợp lý; và thứ ba là nguồn tiềm năng do sự kết hợp của hai nguồn tự nhiên và nhân tạo đến một lúc nào đó sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất.

1.3.2. Vốn sản xuất hồ tiêu

Đặc thù của sản xuất hồ tiêu, vốn sản xuất hồ tiêu có những đặc điểm sau:Trong cấu thành vốn cố định, ngoài những tư liệu lao động có nguồn gốc kỹ thuật còn bao gồm cả tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học, như cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật sinh sản. Trên cơ sở những tính quy luật sinh học, các tư liệu lao động này thay đổi giá trị sử dụng của mình khác với tư liệu lao động có nguồn gốc kỹ thuật.

1.3.3. Giống hồ tiêu

  Các giống hồ tiêu trồng có thể có nguồn gốc từ các giống hồ tiêu mọc hoang, được thuần hoá và tuyển chọn qua rất nhiều đời trong khoảng thời gian dài. Trong số hơn 100 giống hồ tiêu được biết đến, có một số giống đã và đang dần mất đi trong sản xuất bởi nhiều lý do, chẳng hạn bị loại bỏ vì nhiễm nặng sâu bệnh hại, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng, các giống hồ tiêu bản địa dần dần được thay thế bằng một vài giống hồ tiêu cao sản trong sản xuất đại trà (Ravindran và ctv., 2000).

Ở Việt Nam, giống hồ tiêu được trồng hiện nay là các giống nhập nội, với đặc điểm nhân giống vô tính nên quần thể giống không phong phú như một số nước khác, mỗi vùng trồng hồ tiêu chính thường chỉ có vài giống phổ biến. Theo Phan Hữu Trinh (1988) cây hồ tiêu được đưa vào canh tác tương đối quy mô ở vùng Hà Tiên nước ta vào đầu thế kỷ thứ 19, sau đó được trồng ở nhiều vùng Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ, vùng hồ tiêu chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị là các vùng có độ cao so với mặt biển dưới 100 mét. Các giống hồ tiêu được trồng trong thời gian này chủ yếu là các giống có nguồn gốc từ Campuchia và một số giống địa phương không rõ nguồn gốc.

1.3.4. Kiến thức sản xuất hồ tiêu

Chất lượng của yếu tố đầu vào đóng vai trò quan trọng đối với sản lượng đầu ra trong quá trình sử dụng yếu tố đầu vào đó, vai trò chất lượng của bản thân yếu tố lao động – vốn nhân lực lại có ý nghĩa đặc biệt hơn bởi lao động là yếu tố đầu vào không thể thay thế được của bất kỳ quá trình sản xuất nào và chính lao động có chất lượng sẽ cải tiến và phát minh kỹ thuật mới để tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào khác. Một trong những nhân tố cấu thành chất lượng của lao động đó là kiến thức của người lao động – nhân tố phi vật chất tạo nên giá trị của lao động, bao gồm những hiểu biết về mặt kinh tế, xã hội, chuyên môn. Theo Alfred Marshall (1890), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất.

1.3.5. Tiến bộ công nghệ

1.3.6. Năng suất nông nghiệp.

1.3.7. Chi phí sản xuất

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Sản lượng và chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp,cả hai đều phụ thuộc vào lượng và chất của các yếu tố đầu vào tham gia trong quá trình sản xuất và kỹ thuật để phối hợp các yếu tố đó. Các yếu tố đầu vào được chia thành ba nhóm chính, đó là nhóm các yếu tố vốn, nhóm yếu tố lao động và nhóm các yếu tố tăng năng suất tổng hợp. Vai trò của mỗi nhóm và mỗi yếu tố trong nhóm đối với việc tăng trưởng sản lượng là khác nhau trong từng giai đoạn phát triển của sản xuất. Khi tăng lượng một yếu tố đầu vào biến đổi trong điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên đến một mức nào đó năng suất biên của yếu tố đó sẽ nhỏ hơn và sản lượng giảm dần – quy luật năng suất biên giảm dần, còn khi tăng tất cả các yếu tố đầu vào biến đổi có ba khả năng có thể xảy ra một là hiệu suất không thay đổi theo quy mô, hai là hiệu suất tăng theo quy mô – tính kinh tế của quy mô, ba là hiệu suất giảm theo quy mô – tính phi kinh tế của quy mô.

Điều kiện để tối đa lợi nhuận là chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên, nhà sản xuất tiếp tục sản xuất nếu giá bán một đơn vị sản phẩm không nhỏ hơn chi phí biến đổi trung bình trong ngắn hạn và chi phí trung bình trong dài hạn. Quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm do sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá và tăng dân số tự nhiên, vì thế muốn nâng cao hiệu quả sử dụng đất một cách bền vững, một trong những cách tốt nhất là làm tăng độ phì nhiêu của đất để góp phần tăng năng suất đất. Năng suất đất không chỉ phản ánh mặt chất của năng suất lao động mà còn phản ánh hiệu quả của việc kết hợp các yếu tố đầu vào.Tiến bộ công nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với việc tăng sản lượng, vì vậy cần ứng dụng các phát minh và tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Vốn nhân lực không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động kinh tế nào, trong đó trí lực phản ánh chất lượng của lao động và có vai trò là động lực quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế, vì thế củng cố và bổ sung kiến thức nói chung và kiến thức nông nghiệp nói riêng cho hộ sản xuất là rất cần thiết nhằm tăng hiệu quả của sản xuất và thu nhập cho chính họ.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐĂK LĂK

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

b. Địa hình, thổ nhưỡng

c. Khí hậu

d. Thuỷ văn

e. Tài nguyên rừng

f. Tài nguyên khoáng sản

2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội

a. Tăng trưởng kinh tế

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của tỉnh Đắk Lăk

STTChỉ tiêuNăm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Tăng bình quân (%)
AGiá trị sản xuất (triệu đồng; theo giá so sánh2011)63.481.72364.824.52869.235.11972.594.10177.223.3665,04
INông – lâm –thủy sản31.301.72329.853.52831.967.11933.074.10134.468.3662,53
1Nông nghiệp30.445.86228.979.90731.062.72532.132.03033.611.6042,60
2Lâm nghiệp415.403426.691456.441464.909470.5863,19
3Ngư nghiệp440.458446.930447.953477.162386.176-2,71
IICông nghiệp- XD14.425.00015.949.00016.781.00017.752.00019.316.0007,59
IIIThương mại -DVụ17.755.00019.022.00020.487.00021.768.00023.439.0007,19
BCơ cấu kinh tế (%)100,00100,00100,00100,00100,000,00
1Nông-lâm-thủy sản53,5949,8448,7747,9448,56-2,39
2Công nghiệp- XD14,6614,8913,9514,8715,180,98
3Thương mại- Dịch vụ31,7535,2737,2837,1836,253,50
CDân số (người)1.770.5021.791.4421.812.8221.833.2511.853.6981,15
DGiá trị sản xuất/người (triệu đồng/người)35,8636,1938,1939,6041,663,84

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk)

b. Cơ sở hạ tầng

c. Dân số, lao động 

Bảng 2.1. Dân số lao động ỉình Đăk Lắk năm 2016

(Nguồn: UBND tỉnh)

2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2.1. Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Tổng kết lý thuyết

Xây dựng bảng câu hỏi,

tổ chức điều tra

Tổng kết và gợi ý chính sách

Vấn đề nghiên cứu:

Các nhân tốảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu tại tỉnh Đắk Lắk

Hình 2.2.Sơ đồ quá trình nghiên cứu

  • Nghiên cứu này được tiến hành thông qua hai bước:

– Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ

– Bước 2: Nghiên cứu chính thức

2.2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu

Lựa chọn các biến

Từ cơ sở khoa học và thực tiễn đã trình bày, tác giả lựa chọn một số các biến chính mang tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp và của sản xuất hồ tiêu tác động đến thu nhập của Hộ như sau:

Biến phụ thuộc: Sử dụng hai thước đo thu nhập là thu nhập ròng (Y1) và thu nhập lao động gia đình (Y2), trong đó:

-Thu nhập ròng (Y1): là lợi nhuận tính trên 1ha có đơn vị tính là triệu đồng/ha/năm. Y1 sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế của các Hộ sản xuất theo quy mô.

Công thức tính: Y1= (P*Q – Cu*Q)/ha

-Thu nhập lao động gia đình (Y2): có đơn vị tính là triệu đồng/năm; Y2 sẽ đánh giá thực tế thu nhập của Hộ

Công thức tính Y2 = P * Q – Cu*Q + Chi phí cơ hội lao động gia đình

Với P là giá bán trung bình, Q là sản lượng thu hoạch, và Cu là chi phí trung bình của năm sản xuất.

Các biến độc lập:

– Diện tích đất trồng hồ tiêu đang cho sản phẩm (S), đơn vị tính là ha, đây là biến đại diện cho quy mô sản xuất, kỳ vọng quy mô đất trồng sẽ có tác động dương đến thu nhập.

– Năng suất đất (Aps) đơn vị tính là tấn/ha, là biến tổng hợp cho năng suất của các yếu tố đầu vào, công thức tính Aps = Q/S, kỳ vọng sẽ có tác động dương đến thu nhập, sau đây gọi tắt là năng suất.

– Chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay chi phí trung bình (Cu), đơn vị tính là đồng/kg, Cu được cấu thành bởi chi phí cố định trung bình và chi phí biến đổi trung bình

.Kiến thức nông nghiệp (U), đo lường theo thang bảng – chi tiết Phụ lục 2, là những hiểu biết của lao động tại Hộ về: kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế biến, giá bán, kênh mua bán, chất lượng sản phẩm. Kỳ vọng U có tác động dương đến thu nhập.

Giống (Se) đo lường theo biến giả: 0 làgiống cũ không phù hợp,1là giống cũ phù hợp,và 2là giống mới, đây là yếu tố phản ánh trình độ công nghệ, do vậy kỳ vọng có tác động dương đến thu nhập.

Giả thiết: với số liệu điều tra từng vùng tại một thời điểm nên giả định yếu tố giá không ảnh hưởng.

Mô hình

Sử dụng mô hình dạng hàm sản xuất Cobb – Douglas, một hàm phổ biến trong phân tích kinh tế lượng dùng cho hồi quy đa biến với tương quan phi tuyên tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc để phân tích định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lựa chọn đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu tại tỉnh Đắk Lắk, cụ thể mô hình như sau:

Y1 = α1 Sβ1 Aps β2 Cuβ3 Uβ4 Seβ5 (1)

Y2 = α2 Apsγ1 Cu γ2 U γ3 Se γ4 (2)

2.2.3.Phương pháp điều tra

a. Qui mô mẫu

b. Phương pháp chọn mẫu:

Chọn xã đại diện (Mẫu cấp I) theo các bước:

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sau khi trình bày về đặc điểm tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Từ đó tác giả có cơ sở để đưa ra các giả thiết ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn và thiết lập mô hình nghiên cứu. Sau đó từng bước tiến hành lấy mẫu và mã hóa các biến để làm cơ sở cho phần phân tích ở các chương sau.Từ các dữ liệu điều tra và thu thập, thông qua phân tích mô hình hồi quy đã xác định được vai trò và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thu nhập của Hộ gia đình. Mối quan hệ tương tác của từng yếu tố đến thu nhập ròng và thu nhập lao động gia đình phù hợp với kỳ vọng của đề tài và các lý thuyết kinh tế đề cập trong Chương 1. Từ mô hình nghiên cứu giả thiết ở chương 2 tác giả tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ sản xuất hồ tiêu tại tỉnh Đăk Lăk ở chương 3.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒ TIÊU CỦA TỈNH ĐẮK LẮK

3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu tại tỉnh Đắk Lắk

3.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện

Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện của tỉnh Đắk Lắk được thể hiện ở Bảng 3.2.

Bảng 3.3. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu phân theo huyện năm 2016

STTChỉ tiêuDiện tích (ha)Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng

(tấn)

TổngKTCBTKKD
1.TP. Buôn Ma Thuột76634841824,951.043
2Huyện Ea H’leo3.2659312.33421,174.942
3.Huyện Ea Súp5574812,0858
4Huyện Krông Năng3.0632.0471.01646,984.773
5.Huyện Krông Búk90544546032,671.503
6.Huyện Buôn Đôn90249141125,551.050
7.Huyện Cư M’Gar1.30651878830,222.381
8Huyện Ea Kar2.5269621.56443,436.793
9.Huyện M’Đrắk34617517126,90460
10Huyện Krông Pắc1.07949758218,011.048
11Huyện Krông Bông94474718,0985
12Huyện Krông ANa1.4121.19721529,49634
13Huyện Lăk81641718,8232
14Huyện Cư Kuin3.4281.3732.05532,926.766
15Thị xã Buôn Hồ2.1836671.51623,623.581
Tổng số21.4119.76911.64230,1935.149

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk 2016

Tỉnh Đắk Lắk có 15 huyện và thị xã có sản xuất hồ tiêu với quy mô khác nhau. Trong đó, Krong Năng, Ea Hleo, Cư Kuin và Ea Kar là những huyện sản xuất hồ tiêu chủ yếu của tỉnh Đắk Lắk, chiếm 72,14% tổng diện tích. Các huyện còn lại chiếm 27,86% tổng diện tích.

Về năng suất, năng suất hồ tiêu có sự chênh lệch lớn giữa các huyện. Năm 2016, huyện Krong Năng 46,98 tạ/ha và Ea Kar đạt năng suất 43,43 tạ/ha, thì huyện Lak, Krong Pak, Ea sup có năng suất thấp nhất, chỉ đạt từ 12,08 tạ/ha đến gần 20 tạ/ha. Sự chênh lệch năng suất đã làm cho sản lượng thu hoạch khác nhau giữa các huyện.

3.1.3. Tỉnh hình thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu

3.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HỒ TIÊU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA

3.2.1. Quy mô diện tích đất sản xuất

3.2.2. Vốn sản xuất

3.2.3.Giống

3.2.4. Kiến thức nông nghiệp

3.2.5. Ứng dụng khoa học công nghệ

3.2.6. Năng suất hồ tiêu

3.2.7. Chi phí sản xuất

3.2. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH HỒI QUY

Ta có Mô hình:

Y = 3.733 + 0.371 X1 + 0.375 X2 – 0.390 X3 +0.386 X4 + 0.274 X5 + e.

Với :

X1: Diện tích.

X2: Năng Suất Đất.

X3: Chi Phí.

X4: Kiến thức nông nghiệp.

X5: Giống.

e: các yếu tố nhiễu không được xét tới trong mô hình.

3.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TẠI TỈNH ĐĂK LẮK

Theomô hình hồi qui trên ta thấy được:

Hệ số = 0.371 được giải thích là hệ số co giãn của diện tích đối với thu nhập trong trường hợp các yếu tố không đổi thì khi diện tích tăng 1% thì thu nhập tăng lên 0.371%.

Hệ số = 0.375 được giải thích là hệ số co giãn của năng suất đất đối với thu nhập trong trường hợp các yếu tố không đổi thì khi năng suất tăng 1% thì thu nhập tăng lên 0.375%

Hệ số = – 0.390 được giải thích là hệ số co giãn của chi phí đối với thu nhập trong trường hợp các yếu tố không đổi thì khi chi phí tăng 1% thì thu nhập giảm 0.390%

Hệ số = 0.386 được giải thích là hệ số co giãn của kiến thức nông nghiệp đối với thu nhập trong trường hợp các yếu tố không đổi thì khi kiến thức nông nghiệp tăng 1% thì thu nhập tăng lên 0.386%

Hệ số = 0.274 được giải thích là hệ số co giãn của giống đối với thu nhập trong trường hợp các yếu tố không đổi thì khi giống tăng thì thu nhập tăng 1% lên 0.274%

Như vậy qua quá trình phân tích nhân tố khám phá EFT, phương sai ANOVA và hồi quy đa biến(bội) cho thấy 5 nhân tố:diện tích,năng suất đất, chi phí, kiến thức nông nghiệp, giống đều có ý nghĩa thống kê và có tác động ảnh hưởng quan trọng tới thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu tại tỉnh Đak Lack. Từ các dữ liệu điều tra và thu thập, thông qua phân tích mô hình hồi quy đã xác định được vai trò và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thu nhập của Hộ theo thứ tự giảm dần là: Chi phí, kiến thức nông nghiệp, năng suất đất, diện tíchvà giống. Mối quan hệ tương tác của từng yếu tố đến thu nhập ròng và thu nhập lao động gia đình phù hợp với kỳ vọng của đề tài và các lý thuyết kinh tế đề cập trong Chương1 liên quan đến các nhân tố làm tăng sản lượng và giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp như quy luật năng suất cận biên giảm dần, nâng cao năng suất đất, cải tiến kỹ thuật và công nghệ, và kiến thức nông nghiệp của nông dân. Qua phân tích thực trạng đã xác định được: Năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào chính là phân bón và lao động đang có xu hướng giảm dần. Chi phí trung bình thấp nhất khi năng suất ở trong khoảng 4 tấn đến < 4,5 tấn/ha;

Xu hướng quy mô diện tích nhỏ có hiệu quả trên một đơn vị diện tích cao hơn quy mô diện tích lớn,Việc mở rộng diện tích đất trồng hồ tiêu đang gặp nhiều hạn chế do giá đất tăng, vốn đầu tư lớn và lao động khan hiếm.

Trong đó các nhân tố diện tích,năng suất đất, kiến thức nông nghiệp là những nhân tố có tác động cùng chiều với thu nhập của hộ gia đình sản xuất hồ tiêu.Tức là khi diện tích,năng suất đất, kiến thức nông nghiệp tang thì cũng làm thu nhập tang theo. Nhân tố chi phí có ảnh hưởng ngược chiều đối với thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu, tức là khi chi phí tang thì sẽ làm thu nhập của hộ sản xuất giảm xuống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ các dữ liệu thu thập và mô hình hồi quy đã xác định được vai trò và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thu nhập của gia đình theo thứ tự giảm dần là kiến thức nông nghiệp, năng suất đất, diện tích và giống. mối quan hệ của yếu tố đến thu nhập của hộ gia đình phù hợp với kỳ vọng của đề tài và lý thuyết đã được đề cập đến chương I liên quan đến các nhân tố làm tăng sản lượng và giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp như qui luật năng suất cận biên giảm, nân cao năng suất đất, cải tiến công nghệ và kiến thức nông nghiệp của nông dân.

CHƯƠNG 4

HÀM Ý CHÍNH SÁCH NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH ĐĂK LĂK

4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO THU NHẬP CỦA HỘ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

4.1.1. Dự báo thị trường và nhu cầu về sản phẩm hồ tiêu

4.1.2. Định hướng phát triển sản xuất hồ tiêu trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk

4.1.3. Định hướng nâng cao thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk

4.2. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NÂNG CAO THU NHẬP CHO CÁC HỘ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK

4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch diện tích đất trồng hồ tiêu

Từ những năm 2009 – 2011, Bộ NN&PTNT đã phát động chương trình xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn.Qua nhiều năm thực hiện, nhiều mô hình đã được hình thành cho hiệu quả cao.Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn hiện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thờitheo kết quả mô hình hồi qui thì khi diện tích tăng lên 1% thì thu nhập tăng lên 0.37%.

4.2.2. Tăng cường nguồn vốn cho sản xuất hồ tiêu.

Tăng cường ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Bảo đảm đầu tư từ ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn 5 năm giai đoạn 2012 – 2016 cao gấp 2 lần giai đoạn 2006 – 2011 như Nghị quyết 26 đã nêu. Nguồn chi ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn nên duy trì tỷ lệ khoảng 60% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách và trái phiếu chính phủ. Tăng cường việc công khai quá trình phân bổ vốn ngân sách nhà nước thông qua các quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư.

4.2.3. Chính sách về giống hồ tiêu

– Cải thiện chất lượng giống

Cải thiện chất lượng giống thông qua việc tuyển chọn các loại giống trong nước là 1 biện pháp ít tốn kém và mang lại hiệu quả nhanh chóng khắc phục được ngay tình trạng giống yếu kém, các bước tiến hành như sau:

  1. các nhà khoa học cùng các hộ sản xuất tiêu trong vùng tiến hành hội thảo, xem xét và theo dõi các giống hiện đang trồng trên cơ sỡ thực tiễn xác định những giống thích nghi với đều kiện tự nhiên của vùng sản xuất và có năng xuất ổn định.
  2. Xây dựng các qui trình chuẩn để sàn lọc giống và đảm bảo các tiêu chí như: sạch bệnh, khỏe và cho năng suất ổn định.
  3. Hướng dẫn qui trình nhân giống cho các vùng sản xuất thông qua hệ thống khuyến nông hoặc các hội thảo đầu bờ do các nhà khoa học kết hợp với hội nông dân hoặc hiệp hội sản xuất hồ tiêu thực hiện.

– Lai ghép các giống hồ tiêu hiện có trong nước.

– Nhập giống hồ tiêu mới:

– Xử lý đột biến các giống hồ tiêu hiện có.

4.2.4. Nâng cao kiến thức nông nghiệp cho hộ sản xuất hồ tiêu

a. Đẩy mạnh cung cấp các thông tin về kỹ thuật sản xuất hồ tiêu

+ Tăng cường tính thường xuyên và đa dạng của thông tin cung cấp

+ Đầu tư trang thiết bị tiếp nhận thông tin tại các xã thuộc vùng trọngđiểm

b.Thiết lập các nhóm Hộ trồng hồ tiêu

c. Tăng cường việc tổ chức thực hiện sản xuất theo quy trình kỹ thuật cho từng vùng sản xuất

4.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, thu hoạch, chế biếnđể tăng năng suất sản xuất của đất

4.2.6. Chính sách tiết kiệm chi phí sản xuất hồ tiêu

4.2.7. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu

a. Hỗ trợ – xúc tiến thương mại:

  1. Quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam bằng hình ảnh sản xuất antoàn

4.2.8. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vục cho sản xuất hồ tiêu

4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

4.3.1. Đối với nhà nước.

4.3.2. Đối với người nông dân, hộ sản xuất

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN

Cây công nghiệp dài ngày có một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế tế xã hội, chính trị của tỉnh Đăk Lăk nói.Chúng ta đều biết, tỉnh Đăk Lăk đa số là người dân tộc thiểu số, với tập quán sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp.Vì vậy, cây hồ tiêu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ổn định chính trị tại đại phương.

Tiềm năng phát triển hồ tiêu của Tỉnh Đắk Lắkcòn rất lớn, nếu được đầu tư đúng mức, ngành hồ tiêu của huyện sẽ phát triển và đáp ứng được nhu cầu đặt ra, nhằm giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trên huyện nhà, đảm bảo an sinh xã hội, tăng thu nhập cho người nông dân, đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo, hoàn thành sự nghiệp phát triển nông thôn trong thời gian tới.

Quy mô đất trồng vẫn đang có tính kinh tế đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu,. Quy mô đất trồng của các Hộ có xu hướng giảm do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, suy thoái của đất, khó khăn về lao động và vốn, và sự phục hồi giá của các cây trồng khác như cà phê, cao su.

Chất đất phù hợp cho sinh trưởng của cây hồ tiêu là nhân tố thuận lợi giúp cho năng suất hồ tiêu của vùng Đông Nam bộ cao hơn một số vùng khác, hiện năng suất cận biên của các yếu tố đầu vào vẫn đang dương làm sản lượng tăng nhưng có dấu hiệu năng suất cận biên giảm và tiến tới <0. Điều này yêu cầu để tăng và ổn định năng suất trên mức trung bình, không nên chỉ tăng lượng các yếu tố đầu vào quá nhiều, đặc biệt là yếu tố phân bón mà cần tập trung vào việc cải thiện giống, canh tác đúng kỹ thuật và phòng trừ dịch bệnh.

Chi phí sản xuất trung bình của vùng Đông Nam bộ thấp nhất so với các vùng khác đã tạo ra khả năng cạnh tranh tốt, song sự tăng mạnh của giá các yếu tố đầu vào quan trọng như lao động và phân bón sẽ làm cho chi phí trung bình ngày một tăng cao đặc biệt đối với các Hộ sử dụng phân hóa học nhiều.

Kiến thức nông nghiệp của các hộ sản xuất còn bị hạn chế rất nhiều, một trong những nguyên nhân cơ bản là Hộ sản xuất hồ tiêu đang có rất ít các nguồn cung cấp thông tin thị trường và kỹ thuật, cũng như là ít có điều kiện để tiếp cận các hoạt động của khuyến nông và các tổ chức có liên quan đến ngành hồ tiêu, vì thế đã làm mất đi những cơ hội để tăng thêm thu nhập.

Chất lượng nhân giống chưa đảm bảo cùng với chủng loại giống ít chưa đáp ứng được các yêu cầu về khả năng chống dịch bệnh là vấn đề cần được sự quan tâm của nhà nước và người sản xuất.

Luận văn đã khái quát khái niệm phát triển sản xuất hồ tiêu, giới thiệu về đặc điểm kinh tế kỹ thuật, vai trò, giá trị kinh tế của cây hồ tiêu và ý nghĩa của phát triển sản xuất hồ tiêu. Nội dung và các tiêu chí đánh giá cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất hồ tiêu.Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất hồ tiêu trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk. Tổng kết những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế sự phát triến sản xuất hồ tiêu tại tỉnh như: trình độ lao động sản xuất hồ tiêu còn yếu, cơ sở vật chất hạ tầng lạc hậu, thiếu sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi sản xuất, ít áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất vv…

Cây hồ tiêu đã thực sự trở thành cây chủ lực thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắktrong các năm qua, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân. Qua đó cần có các chính sách, giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây trồng này, củng cố thương hiệu hồ tiêu Đắk Lắk trên thị trường trong nước và thế giới./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\KINH TE PHAT TRIEN\NGUYEN THANH LY\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *