Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính- Kế hoạch

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính- Kế hoạch

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính-  Kế hoạch thành phố Tam Kỳ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế, hoạt động của ngân sách nhà nước có vị trí hết sức quan trọng, thể hiện qua việc phân bổ nguồn lực hợp lý, đảm bảo cân đối thu chi, lành mạnh tình hình tài chính, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Chi tiêu NSNN có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và đảm bảo thực hiện chức năng cũng như phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, việc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu NSNN từ Trung ương đến địa phương là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.

Trong thời gian qua, công tác quản lý chi ngân sách liên tục được đổi mới và tăng cường theo hướng đơn giản hoá quy trình, tăng hiệu quả, đẩy mạnh tiết kiệm, chống lãng phí. Các khoản chi của Ngân sách nhà nước đã được cơ cấu lại theo hướng giảm các khoản chi bao cấp, tăng dần tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển, tập trung ưu tiên chi cho những nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội quan trọng và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay công tác quản lý chi ngân sách của thành phố vẫn còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế. Thu ngân sách vẫn chưa bao quát các nguồn thu trên địa bàn, vẫn còn tình trạng thất thu, nguồn thu ngân sách còn hạn chế, phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, không gắn với kế hoạch vốn; công tác quản lý tạm ứng vốn thanh toán còn lỏng lẻo, tạm ứng vốn cho nhà thầu tỷ lệ lớn, kéo dài nhiều năm nhưng chưa thu hồi dứt điểm cho NSNN, làm thất thoát vốn đầu tư; lãng phí, kém hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên; chưa có công cụ, thước đo hiệu quả việc sử dụng ngân sách đối với các đơn vị thực hiện khoán chi hành chính…

Xuất phát từ thực tế đó, học viên mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính- Kế hoạch thành phố Tam Kỳ” là nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nói trên.

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước. Phân tích thực trạng về quản lý chi ngân sách nhà rút ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý chi ngân sách.

– Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của phòng Tài chính – Kế hoạch trong thời gian đến.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ

* Phạm vi nghiên cứu

– Phạm vi về không gian: Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ

– Phạm vi về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2009 – 2014 và đề xuất giải pháp đến năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, Phương pháp so sánh, Phân tích thống kê

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

Trên cơ sở phân tích công tác quản lý chi ngân sách nhà nước, từ đó rút ra những ưu điểm, khó khăn, thuận lợi trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước. Kết quả nghiên cứu có thể góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.

5. Bố cục đề tài: Gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại tại phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ.

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NSNN

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của chi NSNN

Trong cuốn “Tài chính công” tác giả PhilipE.Taylor đã định nghĩa rằng “ Ngân sách là chương trình tài chính chính yếu của Chính phủ. Tài liệu này tập trung các dữ liệu thu và chi trong khoản thời gian của tài khóa, bao hàm các chương trình hoạt động phải thực hiện và các phương tiện tài trợ các khoản ấy”.

Chi NSNN là những khoản chi tiêu do Chính phủ hay các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được những mục tiêu công ích, chẳng hạn như: bảo vệ an ninh và trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúp kinh tế, chống thất nghiệp …

Luật NSNN đã xác định cụ thể chi NSNN bao gồm: các khoản chi phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Chi ngân sách nhà nước là hoạt động mang những đặc điểm chủ yếu sau:

Một là, chi NSNN chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo kế hoạch chi ngân sách do cơ quan quyền lực nhà nước quy định.

Hai là, chi NSNN nhằm vào mục tiêu thỏa mãn nhu cầu về tài chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm của mình.

Ba là, Chi NSNN liên quan đến rất nhiều chủ thể kinh tế, diễn ra liên tục trên diện rộng toàn Quốc gia và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Do đó quản lý, kiểm soát chi NSNN là công việc có tính khá phức tạp.

Bốn là, Các khoản chi NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.

1.1.2. Bản chất chi NSNN

Bản chất của chi ngân sách là những quan hệ kinh tế diễn ra trong lĩnh vực phân phối dưới hình thức giá trị gắn với việc sử dụng quỹ ngân sách nhà nước một cách có kế hoạch nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại, thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội của Nhà nước và duy trì sự tồn tại của Nhà nước.

1.1.3. Chức năng của chi NSNN: Do tính đặc thù của chi NSNN là luôn gắn liền với Nhà nước và việc phát huy vai trò của Nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế cũng như phát huy tác dụng xã hội trên các khía cạnh cụ thể.

Chi ngân sách nhà nước có ba chức năng gồm: Phân bổ nguồn lực, tái phân phối thu nhập, điều chỉnh và kiểm soát.

1.1.4. Vai trò của chi NSNN

+ Chi NSNN để đảm bảo ổn định kinh tế và tăng trưởng.

+ Chi NSNN để phân bổ nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Chi NSNN để phân phối lại thu nhập quốc dân.

1.1.5 Nội dung chi NSNN: Theo tính chất kinh tế, chi NSNN được chia ra các nội dung sau đây:

* Chi thường xuyên: Chi thường xuyên là quá trình phân bổ và sử dụng thu nhập từ các quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế – xã hội.

* Chi đầu tư phát triển: Là tất cả các chi phí làm tăng thêm tài sản quốc gia.

* Chi khác bao gồm: Chi bổ sung quỹ dự trữ nhà nước; chi bổ sung ngân sách cấp dưới; chi viện trợ; chi trả nợ gốc …

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NSNN

1.2.1. Nội dung quản lý chi thường xuyên

a. Lập dự toán chi thường xuyên

– Xây dựng dư toán chi thường xuyên: Khi lập dự toán chi thường xuyên phải dựa trên các căn cứ sau:

+ Các chỉ tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP …liên quan đến chi thường xuyên.

+ Chính sách của Nhà nước về hoạt động của bộ máy QLNN, các hoạt động sự nghiệp, ANQP và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định.

+ Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định; định mức phân bổ dự toán ngân sách do Thủ tướng chính phủ, HĐND Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo phân cấp.

b. Chấp hành dự toán chi thường xuyên

Chấp hành chi ngân sách nhà nước là thực hiện dự toán ngân sách nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hay nói cách khác là thực hiện các chỉ tiêu tài chính trong dự toán ngân sách nhà nước.

c. Quyết toán chi thường xuyên

Đây là khâu kết thúc của chu trình quản lý các khoản chi thường xuyên của ngân sách. Qua công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách sẽ giúp các cơ quan quản lý phân tích đánh giá quá trình chấp hành ngân sách, chấp hành các định mức nhà nước đã quy định của các đơn vị thụ hưởng ngân sách cũng như của các cấp ngân sách, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình sử dụng ngân sách; làm cơ sở cho việc xây dựng cũng như điều chỉnh các định mức phân bổ ngân sách, xây dựng dự toán ngân sách cho năm sau.

d. Công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN:

Khi thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan; nếu phát hiện vi phạm, có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi vào NSNN những khoản chi sai chế độ. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính-  Kế hoạch thành phố Tam Kỳ
Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính- Kế hoạch thành phố Tam Kỳ

1.2.2. Nội dung quản lý chi đầu tư phát triển

a. Lập dự toán chi đầu tư phát triển

Xem xét việc bố trí các dự án, hạng mục thứ tự ưu tiên phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của dự án trong từng thời kỳ và khả năng cân đối của ngân sách, theo tiến độ triển khai của dự án, dứt điểm, tránh dàn trải.

Việc xem xét thẩm định dự toán của các đơn vị là kiểm soát tuân thủ và cắt giảm những nội dung chưa thực sự cần thiết, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm đảm bảo hiệu quả phục vụ nhiệm vụ chính trị của các đơn vị, vừa tiết kiệm thiết thực.

b. Chấp hành dự toán chi đầu tư phát triển: Cấp phát vốn đầu tư XDCB phải đảm bảo, đ ược tiến hành cho những công trình đã được ghi kế hoạch và phải có đầy đủ thủ tục XDCB theo quy định.

c. Quyết toán vốn đầu tư XDCB: Tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ngay sau khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án, TSCĐ, TSLĐ; đồng thời phải bảo đảm đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định.

d. Công tác thanh tra, kiểm tra chi đầu tư phát triển: Để đảm bảo việc quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản có hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện nghiêm các chế độ, chính sách quản lý chi tài chính phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc và hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc tự kiểm tra trong nội bộ đơn vị mình và các đơn vị cấp dưới trực thuộc.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương, từ đó quyết định đến mức chi NSNN.

1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Quản lý chi NSNN đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi NSNN giảm.

1.3.3. Cơ chế chính sách

1.3.4. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngủ cán bộ công chức

Hiệu quả của quản lý chi NSNN trước hết phụ thuộc vào trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý. Việc quản lý điều hành ngân sách tốt hay không phụ thuộc vào cán bộ quản lý. Trình độ của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến việc đề ra biện pháp quản lý.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ TAM

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI PHÒNG TC-KH THÀNH PHỐ TAM KỲ

2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

a. Điều kiện tự nhiên 

Thành phố Tam Kỳ có 13 đơn vị vị hành chính, gồm 9 phường và 04 xã

b. Về phát triển kinh tế

Bảng 2.1. Giá trị sản xuất, cơ cấu các ngành kinh tế

giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng (Giá so sánh năm 2010)

Nội dungNăm 2012Năm 2013Năm 2014Tăng trưởng BQ (%)
Giá trị(%)Giá trị(%)Giá trị(%)
Tổng GTSX9.149.789100,010.187.706100,011.872.001100,013,94
Ngành Nông – Lâm – Thủy sản326.4213,4318.4473,1338.1782,81,88
Giá trị SX CN2.302.56325,22.543.78124,92.939.38424,713,02
Tổng hàng hóa bán lẻ và DT dịch vụ6.520.80571,47.325.478728.594.43972,514,83

Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Tam Kỳ

Theo số liệu ở bảng 2.1 thì tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2012 – 2014 đạt 13,94%. Trong đó, ngành nông – lâm – thủy sản có mức tăng trưởng bình quân hàng năm 1,88%/năm; ngành công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 13,02%/năm; ngành hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng 14,83%/năm.

2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn ở Thành phố Tam Kỳ

2.1.3. Cơ chế chính sách và thể chế kinh tê

Chính sách kinh tế – xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thác các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ

Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố là cơ quan chuyên môn của UBND thành phố, có chức năng giúp UBND thành phố tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, là đầu mối phối hợp giữa các ban ngành trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính ngân sách trên địa bàn thành phố theo phân cấp quản lý của Nhà nước.

2.1.5. Tình hình thu chi và cân đối chi NSNN

Cân đối ngân sách là một cân đối quan trọng nhất trong nền kinh tế và là điều kiện quan trọng để ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, cân đối ngân sách đảm bảo tính vững chắc, tích cực, hiện thực và trở thành điểm tựa cho các cân đối khác trong nền kinh tế xã hội của địa phương.

Bảng 2.2: Tình hình thu – chi ngân sách tại phòng Tài chính – kế hoạch thành phố Tam Kỳ (năm 2009 – 2014)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêuNăm 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014
Tổng thu623.989734.311849.357976.8981.063.7091.276.450
A. Tông thu NS trên địa bàn527.137612.800763.684821.456775.0801.085.112
I. Thu nội địa466.476559.227657.381693.207675.636878.327
II. Thu kết dư NS năm trước3.6384.3258.8739.72419.19423.033
III. Thu chuyển nguồn45.34834.51184.605105.46964.03749.472
IV. Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách11.67514.73712.82513.05616.21429.209
B. Thu bổ sung từ NS cấp trên96.852121.51185.673155.442288.606105.071
C. Thu nộp NS cấp trên23
Tổng chi338.987381.117463.740612.084694.550734.447
I. Tổng chi trong cân đối NS298.838330.410399.052524.394592.135630.348
II. Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NS7.87811.6088.9769.29518.55719.653
III. Chi bổ sung NS cấp dưới32.72639.09955.71278.39583.83584.446
IV. Chi nộp NS cấp trên23

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch

2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NSNN Ở PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ TAM KỲ

2.2.1. Tình hình thực hiện và quản lý chi thường xuyên

a. Nguyên tắc chung lập dự toán chi thường xuyên

b. Lập dự toán chi thường xuyên

Lập dự toán chi NS là công việc trước tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng toàn bộ các khâu tiếp theo của quá trình quản lý chi NS.

Bảng 2.4. Chi thường xuyên ngân sách phòng Tài chính – kế hoạch năm 2009 – 2014 phân theo cấp ngân sách

ĐVT: Triệu đồng

TTNội dung chiNăm 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014
Tổng chi NSNN338.978381.117463.740612.084694.550734.447
Chi thường xuyên104.375130.051181.238216.849240.176271.319
1Chi trong cân đối ngân sách77.076102.190134.969161.884178.075188.075
1.1Chi ngân sách thành phố62.08980.86098.569108.417117.394120.394
1.2Chi ngân sách xã, phường14.98721.27036.40053.46760.68167.681
2Chi từ nguồn thu để lại đơn vị quản lý qua NSNN7.4569.02010.6508.7979.54910.354
3Chi bổ sung ngân sách cấp dưới19.83418.90135.71246.16852.55272.890

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch

Tổng dự toán chi thường xuyên NSNN tại phòng Tài chính – Kế hoạch giai đoạn 2009 – 2014 là 1.189 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 29,1%/năm. Trong đó: Chi cân đối ngân sách 880.158 tỷ đồng, chiếm 74% trong tổng dự toán chi thường xuyên và tăng bình quân hàng năm 27,8%/năm; chi từ nguồn thu để lại đơn vị quản lý qua NSNN 55,826 tỷ đồng, chiếm 4,88% trong tổng chi thường xuyên, tăng bình quân hàng năm 3,6%/năm; chi bổ sung ngân sách cấp dưới giai đoạn 2009 – 2014 là 252,938 tỷ đồng, chiếm 18,32% trong tổng dự toán chi thường xuyên và tăng bình quân hàng năm 40,2%/năm.

Trong quá trình thực hiện vẫn còn tình trạng phải bổ sung ngoài dự toán thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng số 2.5: Tổng hợp tình hình bổ sung ngoài dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2010 – 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

TTNội dungNăm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
1Dự toán chi được giao đầu năm130.051181.238216.849240.176271.319
2Bổ sung dự toán15.14717.09346.82567.453187.945
3Số thực chi NS145.198198.331263.674307.629459.264
4Tỷ lệ % bổ sung/dự toán11,659,4321,5928,0969,27

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Tam Kỳ

c. Chấp hành dự toán chi thường xuyên

* Phân bổ, giao dự toán:

Đây là nội dung rất quan trọng trong chi ngân sách, là khâu thứ hai trong chu trình quản lý ngân sách. Mục tiêu chính của việc tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng kinh phí được phân bổ một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Muốn vậy trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên cần chú trọng các yêu cầu sau: phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm trên cở sở dự toán chi đã xác định; đảm bảo cấp phát vốn kịp thời, đúng nguyên tắc; tuân thủ đúng nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng vốn NSNN.

* Nhập dự toán chi NSNN vào hệ thống TABMIS

* Thực hiện dự toán chi NSNN

Tổng chi thường xuyên ngân sách thành phố trong giai đoạn từ năm 2009 – 2014 là 1.491 tỷ đồng, chiếm 46,24% tổng chi ngân sách địa phương. Các lĩnh vực Giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa – thể thao tăng chi hợp lý từ đó đã có bước phát triển tích cực; các vấn đề an sinh xã hội được giải quyết có hiệu quả, an ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Bảng 2.6. Chi thường xuyên ngân sách phòng Tài chính – kế hoạch năm 2009 – 2014

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung chiNăm 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm

2014

TT Bình quân (%)
Tổng chi NSNN338.978381.117463.740612.084694.550734.44710,23%
Chi thường xuyên117.049145.198198.331263.674307.629459.26419,66%
SN kinh tế13.74022.92724.52335.82535.78947.83324,52%
Sự nghiệp môi trường2.3632.3634.4994.4934.49310.08331,18%
Sự nghiệp giáo dục37.97443.19764.44576.70694.235155.48624,37
Chi đào tạo và đào tạo lại5405504504024021.754
Sự nghiệp y tế710100230
Sự nghiệp KH- KT8023012017017057136,27%
SN VH-TT1.3032.6352.6982.5673.1995.98731.01%
Sự nghiệp thể dục thể thao5356375737321.7892.70436,14%
Sự nghiệp phát thanh truyền hình7047519091.2821.6722.97221,84%
Chi bảo đảm xã hội6.7748.2009.95323.13819.25448.60732,30%
Chi QL hành chính, Đảng, đoàn thể22.62526.89035.43949.96963.917133.38426,68%
Chi quốc phòng – an ninh2.9203.7835.1737.83712.21118.85335,61%
Chi khác NS6681.1172.1283.53330.980

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch

Theo số liệu ở bảng 2.6 tổng dự toán chi NSNN giai đoạn 2009 – 2014 là 3.225 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 10,23%/năm. Trong đó chi thường xuyên 46,24% tổng dự toán chi NSNN và tăng bình quân hàng năm 19,66%/năm;

d. Quyết toán chi thường xuyên

Việc lập dự toán chi thường xuyên tại phòng Tài chính – Kế hoạch chưa sát với thực tế. Giai đoạn 2012 – 2014 quyết toán chi thường xuyên NSNN tại phòng Tài chính – Kế hoạch là 1.030.567 triệu đồng, vượt so với dự toán được giao từ đầu năm 302.223 triệu đồng.

c. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Công tác kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn NSNN là việc làm thường xuyên, nhằm chấn chỉnh định hướng cho các đơn vị dự toán ngân sách, các cấp ngân sách sử dụng hiệu quả nguồn vốn được cấp đúng theo quy định của Luật NSNN, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, góp phần phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, ổn định an ninh quốc phòng và đảm bảo an sinh xã hội.

2.2.2. Tình hình thực hiện và quản lý chi đầu tư phát triển

a. Lập dự toán chi đầu tư phát triển

– Công trình mới phải xác định rõ nguồn vốn, có chủ trương đầu tư và phải có quyết định phê duyệt dự án trước ngày 30/10 mới được ghi kế hoạch vốn. Vốn ưu tiên bố trí đủ cho công tác bồi thường – GPMB – TĐC, sau đó mới dành cho xây lắp theo qui định.

– Các công trình đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán vốn đầu tư theo đúng thời gian qui định thì không được ghi kế hoạch vốn để thanh toán. Đối với vốn chờ quyết toán, trường hợp các dự án đến hết tháng 6 hàng năm chưa phê duyệt quyết toán thì số vốn còn lại sẽ phân bổ cho các dự án khác có đủ điều kiện.

b. Chấp hành dự toán chi đầu tư xây dựng

* Phân bổ, giao dự toán:

Tập trung bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12 nhưng chưa bố trí đủ vốn; trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình đã quyết toán; đã ứng trước vốn ngân sách, đã tạm ứng vốn tồn ngân KBNN để hoàn trả cho ngân sách theo quy định.

Bảng 2.8. Tình hình phân bổ chi đầu tư xây dựng phân theo ngành kinh tế tại phòng Tài chính – kế hoạch từ năm 2009 – 2014

ĐVT: Triệu đồng

NgànhNăm 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014
Tổng chi ĐTXD156.046151.046184.331270.015218.389275.183
Giáo dục37.57634.96747.95628.92631.92530.925
Giao thông38.35938.94242.39044.82545.91250.912
Hạ tầng KDC40.75337.46946.95057.48538.72378.571
Thủy lợi18.58015.7346.5325.8375.4395.439
Y tế1.2561.5494.0003.0003.5009.443
Văn hóa xã hội6.92610.46917.83610.39812.3687.368
Qui hoạch5.2983.9582.5903.0003.2677.267
Các ngành khác7.2987.95816.0773.0003.26785.258

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch

Qua bảng 2.8 ta thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo ngành tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Trong tổng vốn đầu tư XDCB qua các năm giai đoạn 2009 – 2014 thì năm 2014 có tổng vốn đầu tư cao nhất, đạt 275,183 tỷ đồng. Điều đó cho thấy nhu cầu XDCB vẫn đang trên đà tăng mạnh và cơ sở hạ tầng của thành phố vẫn đang hoàn thiện hơn.

Trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại phòng Tài chính – kế hoạch, các ngành chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao trong giai đoạn từ 2009 – 2014 đó là: Giao thông với tổng vốn đầu tư là 200,428 tỷ đồng chiếm 25,32%; Giáo dục – đào tạo với tổng số vốn là 138,350 tỷ đồng chiếm 17,48%. Các khu dân cư với tổng vốn đầu tư là 162,083 tỷ đồng chiếm 20,47%;

c. Quyết toán chi đầu tư xây dựng

Quyết toán vốn đầu tư kịp thời, chính xác sẽ phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho công trình, dự án, hạn chế thấp nhất mức thâm hụt ngân sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố.

Bảng 2.9. Tình hình thực hiện chi NSNN trong đầu tư XDCB tại phòng Tài chính – Kế hoạch

ĐVT: Triệu đồng

NămDự toán (triệu đồng)Thực hiện (triệu đồng)% thực hiện/dự toán
2009118.490156.486132,07
2010141.712151.046106,59
2011167.207184.331112,26
2012228.156270.015118,35
2013187.863218.389116,25
2014207.786275.183132

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch

Qua bảng 2.9 cho thấy giai đoạn 2009-2014 tổng vốn đầu tư XDCB thực hiện quyết toán là 1.255,450 triệu đồng so với dự toán đầu tư XDCB được duyệt là 1.051,214 triệu đồng, đạt 119,42%.

d. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:

Từ năm 2009 đến năm 2014, phòng Tài chính – kế hoạch đã thẩm định phê duyệt quyết toán được 245 công trình, tổng mức đầu tư 1.085.475 triệu đồng, giá trị quyết toán được phê duyệt: 986.795 triệu đồng, giảm khi quyết toán: 98.680 triệu đồng. Nhìn công công tác quyết toán thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định và được kiểm soát thanh toán qua Kho bạc nhà nước, đảm bảo hồ sơ thủ tục theo chế độ quy định, tuân thủ dự toán của cấp có thẩm quyền giao, việc thanh toán các khoản chi phí có chứng từ đầy đủ, theo quy định.

2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN

2.4.1. Đối với công tác quản lý chi thường xuyên

a. Những kết quả đạt được

Đã xây dựng và ban hành một số tiêu chuẩn, nội dung chi, mức chi để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Công tác quản lý chi NS trong thời gian qua tại phòng Tài chính – Kế hoạch đã đạt được những thành tựu nhất định, đã thực hiện công khai, dân chủ và minh bạch, tạo điều kiện cho việc điều hành ngân sách có hiệu quả và phân bổ cơ cấu chi có hiệu quả .

b. Những hạn chế

Những tồn tại, yếu kém trên lĩnh vực quản lý chi thường xuyên tập trung ở các vấn đề như: xây dựng định mức chi, lập dự toán chi, chấp hành dự toán và quyết toán các khoản chi thường xuyên.

– Việc sử dụng dự phòng ngân sách còn sử dụng cho nhiệm vụ không thật cấp bách, như: mua sắm tài sản, chi thường xuyên.

– Chi ngân sách địa phương hỗ trợ các đơn vị ngoài nhiệm vụ, không đúng chế độ.

– Công tác tự kiểm tra tài chính kế toán; công khai dự toán năm của một số đơn vị còn chưa thực hiện theo qui định.

c. Nguyên nhân của những hạn chế

Trong công tác quản lý tài chính, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tại các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp: Một số đơn vị được thanh tra chưa xây dựng được qui chế chi tiêu nội bộ theo qui định; Còn một số đơn vị  thực hiện chưa đúng quy định việc sử dụng tiền, tài sản nhà nước trong việc thưởng, biếu tặng;  Thanh toán công tác phí, hội nghị, điện thoại chưa đúng quy định; Mua sắm, tài sản, hàng hoá chưa thực hiện việc thẩm định, phê duyệt giá theo quy định; mua sắm tài sản còn chưa đúng qui định;

2.3.2. Đối với công tác quản lý chi đầu tư xây dựng

a. Những kết quả đạt được

Đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thóat trong đầu tư xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư.

b. Những hạn chế trong quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản

Chính sách bố trí vốn đầu tư theo các ngành kinh tế chưa hợp lý, phân tán, đưa số dự án công trình vào kế hoạch đầu tư quá lớn, không có đủ vốn để đảm nhận hoàn thành công trình nên số vốn nợ đọng ở khâu xây dựng cơ bản dở dang hằng năm tương đối nhiều mà không phát huy được hiệu quả của công trình dẫn đến lãng phí vốn đầu tư.

c. Nguyên nhân của những hạn chế

– Chất lượng lập dự toán và phân bổ dự toán ngân sách còn thiếu tính khoa học thực tiễn chưa thực sự gắn với kế hoạch, nhiệm vụ của mình.

– Quy hoạch kém, cục bộ, không gắn kết với kế hoạch vốn;

– Ý thức chấp hành pháp luật của các Chủ đầu tư, Ban quản lý chưa cao.

– Về hệ thống tiêu chuẩn, định mức, đơn giá chi NSNN ban hành chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và thống nhất.

– Năng lực, trình độ quản lý, điều hành NSNN từ cơ quan quản lý về mặt hành chính đến các đơn vị sử dụng NSNN còn nhiều bất cập, hạn chế.

– Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm đúng mức. Công tác giám sát đánh giá đầu tư, việc theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án đang còn xem nhẹ.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ TAM KỲ

3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TỄ XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH THÀNH PHỐ TAM KỲ

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

a. Mục tiêu tổng quát

b. Mục tiêu cụ thể: Các chỉ tiêu về kinh tế, Các chỉ tiêu về xã hội, Các chỉ tiêu về môi trường, Dự báo các cân đối lớn

3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước

Mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện quản lý chi NSNN tại phòng Tài chính – Kế hoạch thời gian tới là khắc phục những nhược điểm hiện nay và từng bước hướng tới việc quản lý nguồn lực tài chính theo các chuẩn mực hiện đại công tác quản lý chi NSNN phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

3.2.1. Hoàn thiện quản lý chi thường xuyên

Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân bổ dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách

Thứ hai, thành phố cần phải tiến hành soát xét lại hệ thống các định mức sử dụng ngân sách hiện hành, kiến nghị tỉnh và Bộ Tài chính xóa bỏ những văn bản chế độ đã lỗi thời không phù hợp với thực tế, ban hành các định mức, chế độ tài chính mới.

Thứ ba, thay đổi phương thức thực hiện, quản lý đối với một số khoản chi thường xuyên lớn, cụ thể là đối với khoản chi SNKT.

Thứ tư, thực hiện nghiêm quy định của luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản dưới luật, đặc biệt là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí do UBND thành phố ban hành.

Thứ năm, triển khai thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về “Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước

3.2.2. Hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển

Một là, chú trọng hơn đến việc phân tích để làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân dẫn đến sai phạm trong từng khâu của quá trình thực hiện dự án như trách nhiệm của Chủ đầu tư và các nhà quản lý đầu tư; trách nhiệm của các nhà thầu xây lắp, cung cấp thiết bị, vật tư; trách nhiệm của các nhà quản lý tư vấn… qua đó có thể đưa ra những kiến nghị xử lý một cách triệt để và hiệu quả.

Hai là, ngoài công tác kiểm tra tài chính cần tăng cường kiểm tra trước đối với các dự án đầu tư, để tập trung phân tích tính đúng đắn của chủ trương đầu tư, sự phù hợp của hồ sơ thiết kế để có thể đưa ra những kiến nghị xử lý phù hợp. Có như vậy mới có thể ngăn chặn kịp thời thiệt hại ngay trước khi quyết định đầu tư dự án, thi công công trình, tránh lãng phí nguồn lực.

Ba là, tăng cường công khai kết quả kiểm tra trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm quản lý; giúp các đơn vị nhận thức và quan tâm hơn đến việc đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế những thiệt hại do lãng phí nguồn lực gây nên.

Bốn là, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động, phát triển đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, kiến thức và kỹ năng tương xứng với yêu cầu công việc;

Năm là, thường xuyên tổng kết thực tiễn kết quả kiểm tra dự án đầu tư xây dựng, phân tích những ưu, nhược điểm trong quá trình kiểm tra các dự án đầu tư hằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chi đầu tư xây dựng.

3.2.3. Củng cố bộ máy, nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý

Con người là nhân tố quyết định trong quản lý, công tác quản lý chi ngân sách có đạt được tốt hay không phụ thuộc vào khả năng quản lý của cán bộ. Vì vậy, vấn đề xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chú trọng.

3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách 

Các cơ chế chính sách là các công cụ mà thông qua đó cơ quan quản lý có thể kiểm tra, giám sát việc chi tiêu của các đơn vị.

3.2.5. Một số giải pháp khác

a. Tăng cường công tác thanh tra tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

b. Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính

c. Khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm trong quản lý NSNN

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Chính phủ và Bộ Tài chính

3.3.2. Đối với thành ủy, UBND thành phố Tam Kỳ

KẾT LUẬN

Quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Tam Kỳ nói riêng có vai trò quan trọng. Nó bảo đảm cho ngân sách được sử dụng có hiệu quả trong phát triển kinh tế – xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Qua quá trình phân tích luận văn đã làm rõ và khắc hoạ những nét nổi bật sau:

– Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý chi ngân sách. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy thành phố phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn.

– Thực tiễn quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính – kế hoạch thành phố Tam Kỳ đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là ngành tài chính phải đổi mới toàn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý chi ngân sách. Qua phân tích luận giải các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý chi ngân sách ở và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên điạ bàn thành phố.

Các giải pháp đề xuất của luận văn được dựa trên các luận cứ khoa học, các giải pháp đưa ra nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập trước mắt, luận văn còn chú trọng đề xuất những giải pháp mang tính định hướng và chiến lược lâu dài trong công tác quản lý chi NSNN nói chung và tại phòng Tài chính thành phố Tam Kỳ nói riêng. Tuy nhiên để các giải pháp này có tính khả thi đòi hỏi công tác triển khai thực hiện phải thực sự khoa học, hợp lý, phù hợp trên cơ sở điều kiện thực tiễn tại thành phố Tam Kỳ.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\KINH TE PHAT TRIEN\NGUYEN THI BICH THUYEN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *