luận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện tu mơ rông

luận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện tu mơ rông

luận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện tu mơ rông. Xoá đói giảm nghèo là mục tiêu to lớn của Đảng, nhà nước ta hiện nay. Các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đều tập trung vào giải quyết vấn đề làm sao cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân vùng đồng bào dân tộc khó khăn là vấn đề tất yếu của toàn xã hội nói chung và huyện Tu Mơ Rông nói riêng. Trong những năm vừa qua, với sự chung tay, vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Tu Mơ Rông đã từng bước xoá đói, giảm nghèo và ổn định đời sống, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 là 72,67%, năm 2016 là  64,98%, năm 2017 là 58,66% đến năm 2018 là 52,27%…

Sau 15 năm xây dựng và trưởng thành, huyện Tu Mơ Rông đã phát triển trên tất cả các mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Tu Mơ Rông đạt 16,34%/năm; tổng mức đầu tư hơn 13.294 tỷ đồng. Đặc biệt, công tác an sinh xã hội được tập trung triển khai mạnh mẽ và phát huy hiệu quả tích cực, huyện đã đầu tư nhiều công trình, dự án trọng điểm và hỗ trợ thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp góp phần phát triển kinh tế của huyện, tăng thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 36,94%, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,12 triệu đồng.luận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện tu mơ rông

Những kết quả trong công tác giảm nghèo ở huyện Tu Mơ Rông mới chỉ là bước đầu, nên còn khá nhiều bất cập như: tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra; việc sử dụng các nguồn lực trong giảm nghèo chưa đạt được hiệu quả như mong muốn; việc tuyên truyền nâng cao ý thức thoát nghèo cho người dân còn hạn chế… Tuy nhiên, làm sao để thoát nghèo nhanh nhưng bền vững ở một địa bàn với đặc điểm đại bộ phận nhân dân sống bằng nghề nông – lâm nghiệp, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ đang là vấn đề đang được cả hệ thống chính trị địa phương và người dân hết sức quan tâm.luận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện tu mơ rông

Tuy nhiên huyện Tu Mơ Rông vẫn là huyện nghèo, có tỷ lệ hộ nghèo thuộc diện cao nhất nhì tỉnh Kon Tum, công tác giảm nghèo vẫn còn một số hạn chế, khó khăn nhất định. Huyện Tu Mơ Rông chưa có một đề tài nghiên cứu nào cụ thể để đưa ra các giải pháp giảm nghèo hiệu quả, bền vững góp phần phát triển kinh tế-xã hội đúng mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Vì vậy tác giả chọn đề tài Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum để nghiên cứu, tìm ra các giải pháp phù hợp, khắc phục hạn chế và tận dụng thế mạnh của địa phương để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

– Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiển đối với hoạt động quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo.

– Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo ờ huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum trong thời gian qua.

– Đề xuất các giải pháp hoàn thiện, tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo trong thời gian đến.

  1. Câu hỏi nghiên cứuluận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện tu mơ rông

– Quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo ở huyện Tu Mơ Rông thực hiện như thế nào? Ưu điểm, tồn tại những hạn chế gì, nguyên nhân của những hạn chế đó.

– Cần có những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trong thời gian đến.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện tu mơ rông

– Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo ở huyện Tu Mơ Rông.

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Tu Mơ Rông

+ Về không gian: Nội dung nghiên cứu được thực hiện tại huyện Tu Mơ Rông

+ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, giai đoạn 2016 – 2018. Các giải pháp được đề xuất tới năm 2025.

  1. Phương pháp nghiên cứu luận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện tu mơ rông

5.1. Phương pháp thu thập thông tin

Dữ liệu thu thập: Từ 2 nguồn:

+ Thứ cấp bao gồm số liệu từ nguồn Niên giám thống kê, các báo cáo của UBND huyện, các văn bản, NQ của Huyện uỷ, HĐND huyện.

+ Sơ cấp bao gồm ý kiến của cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước và hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra khảo sát: Nghiên cứu sơ sở lý thuyết, văn bản pháp luật (Quyết định số 09/2011/ QĐ – TTg ngày 30/1/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 59/2015/ QĐ – TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành nghèo tiếp cận nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 – 2020,…) cũng như các bài luận văn đã được công bố trước đây để tiến hành thiết kế phiếu điều tra, sau đó xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn để hoàn thiện phiếu điều tra.

 

Bước 2: Tiến hành điều tra khảo sát: Thực hiện điều tra trực tiếp tại 290 hộ nghèo của 3 xã, phường có hộ nghèo cao nhất và 50 cán bộ công chức làm công tác giảm nghèo tại Huyện Tu Mơ Rông. (xem phụ lục 1, 2)

Bước 3: Phân tích kết quả điều tra: Dựa trên dữ liệu thu thập được qua quá trình điều tra khảo sát, tác giả tiến hành xử lý và phân tích thông tin đã thu thập bằng phần mềm Microsoft Excel, từ đó lập bảng để đánh giá tình hình thực hiện công tác QLNN về giảm nghèo tại Huyện Tu Mơ Rông.

5.2. Phương pháp phân tích:

5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả:

Dựa trên các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2015, báo cáo sơ kết tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch gđ 2016-2020, báo cáo sơ kết thực hiện Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, báo cáo kết quả kinh tế-xã hội hàng năm và báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo hằng năm huyện Tu Mơ Rông…tiến hành đánh giá, mô tả thực trạng về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện để rà soát, đưa ra các giải pháp phù hợp, thực tế hơn cho công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo . Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và nhiều tiêu thức đánh giá khác nhau, từ các số liệu, tài liệu đã thu thập được thông qua các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để đánh giá tình hình, chuyển biến trong công tác quản lý giảm nghèo theo từng giai đoạn và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý phù hợp với tình hình thực tế tại Huyện Tu Mơ Rông

5.2.2. Phương pháp so sánh:

Sử dụng nhiều tiêu thức khác nhau, từ các số liệu và tài liệu thu thập được, để phân tích, so sánh và đánh giá thực trạng giảm nghèo qua các năm, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

  1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông, đây là đề tài mà các nghiên cứu trước chưa đi sâu vào phân tích làm rõ. Từ kết quả đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện Tu Mơ Rông. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo thiết thực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Tu Mơ Rông. Bên cạnh đó, luận văn cũng giúp những ai nghiên cứu liên quan tới chủ đề quản lý nhà nước về giảm nghèo có thể tham khảo.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

– Giúp người dân hiểu rõ hơn về thực trạng nghèo hiện nay. Đồng thời giúp cho những người nghèo tự trang bị cho mình những tri thức hiểu biết cần thiết, biết khai thác tiềm năng, các nguồn nội lực sẵn có để phát huy và vận dụng các cơ chế chính sách của Nhà nước để tự vươn lên xóa đói giảm nghèo một cách hiệu quả nhất.

– Giúp cho cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể địa phương có cái nhìn rõ hơn về thực trạng nghèo đói. Từ đó có những cơ chế, chính sách và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp để giúp người dân giảm nghèo nhanh, bền vững.

– Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông để đề xuất các giải pháp, luận văn là tài liệu tham khảo góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo tại huyện Tu Mơ Rông.

luận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện tu mơ rông
luận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện tu mơ rông

1.1.1. Khái niệm nghèo và giảm nghèo

Tháng 6/ 2008, tuyên bố của Liên hợp quốc được lãnh đạo của tất cả các tổ chức trong Liên hiệp quốc (UN) thông qua đã nêu: “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa sự không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”[14].

Từ năm 2007, Alkire và Foster đã bắt đầu nghiên cứu về một cách thức đo lường mới về nghèo, đơn giản nhưng vẫn đáp ứng tính đa chiều của nghèo. Cách thức đo lường này đã được UNDP sử dụng để tính toán chỉ số nghèo đa chiều (MPI) lần đầu tiên được giới thiệu trong báo cáo phát triển con người năm 2010 và được đề xuất áp dụng thống nhất trên thế giới sau năm 2015 để theo dõi, đánh giá nghèo. Chỉ số tổng hợp này được tính toán dựa trên 3 chiều nghèo Y tế, Giáo dục và Điều kiện sống với 10 chỉ số về phúc lợi. Chuẩn nghèo được xác định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt.

Mặc dù các khái niệm được đưa ra có một số điểm khác biệt nhưng có thể thấy các quốc gia, các nhà chính trị và các học giả đều thống nhất rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Như vậy, nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng một hoặc một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

Ở Việt Nam khái niệm đói nghèo được định nghĩa như sau:

“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Trong hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinh hàng ngày và kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất ở bữa ăn. Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa, tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm bớt tới mức tổi thiểu gần nhất, gần như không có” [15].

Nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.

  • Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại…
  • Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.
  • Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.

Ở Việt Nam, thời gian qua chuẩn nghèo, tỷ lệ nghèo và xác định đối tượng nghèo hoàn toàn dựa vào các tiêu chí thu nhập, trong đó chuẩn nghèo được xác định theo phương pháp “chi phí cho các nhu cầu cơ bản”. Nhu cầu cơ bản là chi cho nhu cầu tối thiểu về lương thực và chi cho phi lương thực thiết yếu (giáo dục, y tế, nhà ở…). Giống như quá trình phát triển, nghèo đói là một khái niệm đa chiều. Trong cùng một thời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác nhau, có thể là những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, đất đai, nước sạch hoặc điện thắp sáng. Sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu) không đủ để nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân. Đánh giá nghèo cần được tiếp cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người. Sau 30 năm đổi mới, phát triển và hội nhập, Việt Nam đã chuyển từ một quốc gia thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình nên cách tiếp cận đánh giá nghèo đơn chiều theo thu nhập đã bộc lộ những hạn chế. Ở Việt Nam hiện nay, nghèo tập trung chủ yếu phần lớn dân cư ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn…

Khái niệm giảm nghèo: giảm nghèo là tổng hợp các biện pháp, chính sách của nhà nước và xã hội hay của chính đối tượng thuộc diện nghèo nhằm tạo ra để họ nâng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người: y tế, giáo dục và điều kiện sống trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, khu vực và quốc gia”[16].

1.1.2. Nghèo đa chiều và tiêu chí đánh giá

Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013 nhằm hướng tới việc dựng lên một bức tranh đầy đủ và toàn diện hơn về thực trạng nghèo ở nước ta. Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu rõ: “Xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản”. Quyết định số 2324/ QĐ – TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/ 2014/ QH13 của Quốc Hội đã xác định rõ nhiệm vụ xây dựng, nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể về đổi mới phương pháp tiếp cận nghèo ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều, trình Chính phủ xem xét vào cuối năm 2015.[19]

Ngày 15/9/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ký kết quyết định số 1614/ QĐ – TTg phê duyệt Đề án tổng thể “ Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020”. Chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020 của Việt Nam được xây dựng theo hướng: sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo được xây dựng trên cơ sở:

– Các tiêu chí về thu nhập

– Mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.

  1. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều ở Việt Nam:

Chuẩn nghèo về thu nhập do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã 3 lần điều chỉnh chuẩn nghèo và tháng 11 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành chuẩn nghèo mới tiếp cận với nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.

Bảng 1.1. Chuẩn nghèo của Việt Nam thời kỳ 2006 – 2020

Đơn vị: đồng/ người/ tháng

Giai đoạn

Khu vực

2006 – 2010[28]2011 – 2015[29]2016 – 2020[30]
Nông thôn200.000400.000700.000
Thành thị260.000500.000900.000

(Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)

Các dịch vụ xã hội cơ bản được đề cập trong quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tháng 11/2015 bao gồm 5 dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.

 

Để đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ dựa vào 10 chỉ số sau:

  • Tiếp cận các dịch vụ y tế; (2)Bảo hiểm y tế; (3) Trình độ giáo dục của người lớn; (4) Tình trạng đi học của trẻ em; (5) Chất lượng nhà ở; (6)Diện tích nhà ở bình quân đầu người; (7) Nguồn nước sinh hoạt; (8) Hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh; (9) Sử dụng dịch vụ viễn thông; (10) Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

Căn cứ vào chuẩn thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản Quyết định 59/2015/ QĐ –TTg của Thủ tướng chính phủ đã nêu rõ các tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình cụ thể như sau:

  • Hộ nghèo:
  • Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống ; có thu nhập bình quân đầu người/ tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
  • Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
  • Hộ cận nghèo:
  • Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/ tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
  • Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
  • Hộ có mức sống trung bình:
  • Khu vực nông  thôn:  Có  thu  nhập  bình quân  đầu  người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng

– Khu  vực  thành  thị:  Có  thu  nhập  bình  quân  đầu  người/tháng  trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.

luận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện tu mơ rông
luận văn quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện tu mơ rông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *