luận văn giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại eximbank chi nhánh hùng vương

luận văn giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại eximbank chi nhánh hùng vương


  1. Lý do chọn đề tài luận văn giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại eximbank chi nhánh hùng vương

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại đồng thời cũng là hoạt động có tiềm ẩn rủi ro lớn nhất, đặc biệt ở những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam khi mà hệ thống thông tin còn thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế. Mặc khác, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua: với sự bùng nỗ của lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng cao dẫn đến, hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn và phá sản, thu nhập của người dân giảm sút…Chính vì vậy, yêu cầu xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp tại thị trường Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết của các NHTM.luận văn giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại eximbank chi nhánh hùng vương

Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thương mại và nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn,  hoạt động tín dụng cá nhân ngày càng được các ngân hàng thương mại quan tâm khai thác, các ngân hàng đang hướng tới khách hàng tín dụng cá nhân như một đối tượng khách hàng đầy tiềm năng, đem lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng đồng thời phân tán được rủi ro, xây dựng được nền tảng khách hàng ổn định và vững chắc. Tuy nhiên, lợi nhuận và rủi ro là hai mặt của một vấn đề, lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn từ phía khách hàng cá nhân, cũng như phía chủ quan của ngân hàng đem lại. Điều này là lý do mà mỗi ngân hàng phải xây dựng giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cá nhân cho riêng mình.

Mặc khác, với dư nợ tín dụng cá nhân chiếm trên 45% tổng dư nợ và số lượng trên 1100 khách hàng, việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng cá nhân đi kèm với quản trị hiệu quả rủi ro tín dụng là một trong những định hướng kinh doanh quan trọng của Eximbank Chi nhánh Hùng Vương trong thời gian đến.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế này tác giả đã chọn đề tài “ Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Eximbank Chi nhánh Hùng Vương” làm luận văn tốt nghiệp.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa những lý luận về tín dụng cá nhân và nội dung quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại nhằm nắm rõ bản chất, các nhân tố tác động đến quản trị rủi ro tín dụng cá nhân.

Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Eximbank Chi nhánh Hùng Vương.

Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Eximbank Chi nhánh Hùng Vương.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hệ thống lý luận về quản trị rủi ro tín dụng cá nhân và công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Eximbank Chi nhánh Hùng Vương.

Phạm vi nghiên cứu : công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Eximbank Chi nhánh Hùng Vương trong thời gian từ 2010 đến 2012.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Vận dụng cơ sở lý luận đồng thời tiếp thu ý kiến phản biện của các chuyên gia, cán bộ quản lý điều hành để đưa ra các giải pháp.

  1. Cấu trúc nội dung của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, đề tài được bố cục làm ba chương:

Chương 1: Lý luận cơ bản về tín dụng cá nhân và quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại NHTM.

Chương 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng cá nhân và công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Eximbank Chi nhánh Hùng Vương.

Chương 3: Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Eximbank Chi nhánh Hùng Vương.

  1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

Đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng là một trong những định hướng kinh doanh quan trọng của Eximbank Hùng Vương trong thời gian đến, đồng thời phát triển tín dụng gắn chặt với quản trị rủi ro tín dụng là định hướng chiến lược chung của Eximbank trong dài hạn. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó là lý do quan trọng để tác giả hoàn thành luận văn “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Eximbank CN Hùng Vương”, đề tài này lần đầu tiên được nghiên cứu tại Eximbank CN Hùng Vương.

Trong quá trình thực hiện luận văn này tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan:

  • Một số sách chuyên ngành về quản trị ngân hàng thương mại.
  • Một số tài liệu về quản trị rủi ro tín dụng.
  • Tác giả cũng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan như:

      + Luật các tổ chức tín dụng.

      + Quyết đinh số 493/2005/QĐ-NHNN, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN.

      + Các tạp chí ngân hàng, tài liệu hiệp ước Basel.

      + Các bài viết trên các website của ngân hàng nhà nước, của Eximbank và của tạp chí tài chính.

      + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank và Eximbank Hùng Vương trong giai đoạn (2010 – 2012).

      + Các văn bản chính sách, quy trình, quy định của Eximbank.

Trên cơ sở tham khảo các tài liệu nói trên tác giả đã tổng hợp, đúc kết thành các lý luận cơ bản về tín dụng cá nhân và quản trị rủi ro tin dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại.

Đồng thời tác giả đã tiến hành nghiên cứu, phân tích số liệu và hoạt động của công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Eximbank Hùng Vương để đánh giá được thực trạng, nêu ra một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân.

 Kết hợp công tác nghiên cứu về cơ sở lý luận, nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Eximbank Hùng Vương, đồng thời tham khảo, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo đang công tác tại chi nhánh,  tác giả đã đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Eximbank Hùng Vương. Tác giả cũng đã cố gắng tiếp thu ý kiến, góp ý quý báu của các Thầy Cô trong hội đồng bảo vệ luận văn để hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN

VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN

1.1.1. Khái quát chung về tín dụng cá nhân

1.1.1.1. Khái niệm tín dụng và tín dụng cá nhân

  • Tín dụng

Theo Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 16/06/2010:

“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” [7, tr.4]

Có nhiều cách định nghĩa nhưng khái quát lại thì tín dụng ngân hàng gồm ba nội dung:

– Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.

– Sự chuyển nhượng này có thời hạn.

– Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí và rủi ro.

  • Tín dụng cá nhân

Tín dụng cá nhân là hình thức tín dụng mà trong đó NHTM đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng trong một thời hạn nhất định, phải hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích tiêu dùng phục vụ đời sống hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.

1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng cá nhân

Tín dụng cá nhân có một số đặc điểm sau:

  • Quy mô khoản vay nhỏ

Số tiền cho vay đối với khách hàng cá nhân bị giới hạn bởi những điều kiện từ ngân hàng đó là: tính hợp lý của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo Khách hàng cá nhân thường có hai mục đích vay:

Cá nhân, hộ gia đình vay để bổ sung vốn kinh doanh nhưng do quy mô hạn chế nên giá trị khoản vay thấp.

Cá nhân vay để tiêu dùng, chi tiêu cho cuộc sống như mua nhà đất, mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng, sửa chữa nhà, du học…phần lớn nhu cầu vay cho các lĩnh vực trên phát sinh giá trị thấp.

  • Số lượng khoản vay lớn

Số lượng khách hàng cá nhân đông do đối tượng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội, sản phẩm của ngân hàng đáp ứng nhiều nhu cầu để phát triển được nhiều tầng lớp khách hàng cá nhân. Mặc khác Nhu cầu tín dụng phong phú và đa dạng của khách hàng cá nhân, vì khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống.

  • Gây tốn kém nhiều chi phí

Do đặc điểm của khách hàng cá nhân là số lượng nhiều và phân tán rộng nên để duy trì và phát triển tín dụng cá nhân sẽ tốn kém nhiều chi phí cho các công tác:

– Mở rộng hệ thống mạng lưới, quảng cáo, tiếp thị tạo thuận lợi trong việc tiếp cận đối tượng khách hàng cá nhân ở từng địa bàn, khu vực.

– Phát triển nhân sự đầy đủ nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến quyết định cho vay, giải ngân và thu nợ.

– Các chi phí liên quan như: chi phí quản lý, văn phòng phẩm, điện, nước, điện thoại, công tác phí hỗ trợ CBTD…

1.1.1.3. Vai trò của tín dụng cá nhân trong nền kinh tế

  • Đối với nền kinh tế – xã hội

– Góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế

Tín dụng cá nhân là kênh hỗ trợ vốn để dân chúng trang trải các chi phí phát sinh trong cuộc sống từ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ với chi phí đắt đỏ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, buộc các thành phần kinh tế phải đẩy mạnh sản xuất, do đó tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năng cạnh tranh trước các đối thủ trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập.

– Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội

Tín dụng cá nhân góp phần khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội rồi lưu thông các nguồn vốn này một cách trôi chảy và hiệu quả, từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao.

Tín dụng cá nhân giúp kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy sản xuất trong nước. Do đó thu hút nhiều lực lượng lao động tham gia xây dựng, sản xuất tạo công ăn việc làm, hướng đến các mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội góp phần ổn định trật tự xã hội.

  • Đối với ngân hàng

– Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng

Do có đối tượng khách hàng rất rộng nên việc phát triển tín dụng cá nhân sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của ngân hàng được phổ biến rộng khắp. Thông qua tín dụng cá nhân, ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng còn giúp ngân hàng thuận lợi trong bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ như: tiền gửi tiết kiệm, giao dịch thanh toán, chuyển lương qua tài khoản, phát hành – thanh toán thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử… Khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân đồng bộ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnh tranh với đối thủ, do đó góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng.

– Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng

Nếu một ngân hàng chỉ tập trung cho vay các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn, vì lý do nào đó mà hoạt động kinh doanh của các khách hàng này gặp khó khăn gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Do vậy, với nguyên tắc “tránh để tất cả trứng vào một rổ”, các ngân hàng phát triển tín dụng cá nhân như một biện pháp phân tán rủi ro, với số lượng khách hàng cá nhân nhiều, số tiền vay nhỏ lẻ nếu có một khách hàng hoặc một số khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì khả năng gây ảnh hưởng chung đến toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng là thấp.

  • Đối với khách hàng cá nhân

Tín dụng cá nhân giúp cho các khách hàng linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Thay vì phải tích lũy đủ vốn ở hiện tại để thực hiện kế hoạch của bản thân, người tiêu dùng sẽ khéo léo phối hợp giữa thoả mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai. Nghĩa là họ sẽ tiêu dùng trước bằng cách lựa chọn phương án vay vốn ngân hàng rồi tích lũy và hoàn trả sau cho ngân hàng.

Ngoài ra tín dụng cá nhân giúp cho các hộ gia đình có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành. Với điều kiện cấp tín dụng đơn giản hơn đối với khách hàng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân phù hợp với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, phù hợp với đặc tính và tập quán kinh doanh của đối tượng này.

1.1.2. Khái quát chung về quản trị rủi ro tín dụng cá nhân

1.1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng cá nhân

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, theo điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, “là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”[10, tr105]

            Quản trị rủi ro là quá trình ngăn ngừa tiềm năng xuất hiện một kết quả không mong đợi của các biến cố sẽ xảy ra trong tương lai. Hay nói cách khác: Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ những nguy cơ rủi ro về tài sản và thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của một tổ chức.

            Quản trị rủi ro không có nghĩa là né tránh rủi ro mà là đối diện với rủi ro để lựa chọn rủi ro nào sẽ lưu giữ và rủi ro nào phải chuyển giao.

Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân là quá trình nhân dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ những nguy cơ rủi ro về tài sản và thu nhập trong hoạt động tín dụng cá nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *