luận văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

luận văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

  1. Lý do chọn đề tài luận văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Ngày nay hoạt động ngân hàng đang góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của đất nước, trong đó ngân hàng đóng một vai trò hết sức to lớn trong việc khai thông nguồn vốn cho nền kinh tế. Thông qua hoạt động ngân hàng mà mọi nguồn vốn được tích tụ, tập trung và phân phối lại cho các đối tượng có nhu cầu vốn, từ đó thúc đẩy nền kinh tế ngày một phát triển. Các hoạt động của ngân hàng thương mại không ngừng được mở rộng và phát triển cả về chất và lượng. Trong các hoạt động đó có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng bậc nhất của các ngân hàng thương mại. luận văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Trong nền kinh tế hiện nay với việc phát triển nhu cầu giao dịch với ngân hàng nhóm khách hàng cá nhân đang ngày càng gia tăng thì việc quan tâm đúng mức hiệu quả cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân nói riêng, hoạt động cho vay luôn nhân được sự chú ý quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị ngân hàng thương mại. Khách hàng cá nhân là khách hàng mà nhiều ngân hàng đang nhắm đến khi nền kinh tế thị trường đang dần tập trung vào mảng bán lẻ.

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân chịu nhiều nhân tố ảnh hường, để nắm bắt tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của khách hàng cá nhân chúng ta cần tìm hiểu, đi sâu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân để giúp cho các nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định kịp thời cũng như có những chính sách thu hút khách hàng cần thiết trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Nhìn vào tình hình hoạt động cho vay trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên cũng còn nhiều mặt tồn tại cần giải quyết và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công tác này. Trên cơ sở lý luận học được tại trường và kinh nghiệm thực thực tiễn thu được trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng, tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng.

Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Ø Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng.

Đối tượng khảo sát: Khách hàng đã và đang vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng.

Ø Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: năm 2012, năm 2013, năm 2014.

Không gian nghiên cứu: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi, phương pháp chuyên gia nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập thông tin từ khách hàng đã và đang vay vốn Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu.

  1. Tính mới của đề tài

Qua quá trình nghiên cứu định tính, tác giả tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng, đồng thời xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và xem xét mức ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng.

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đến đề tài

Hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay còn là nghiệp vụ then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy, những đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay của ngân hàng không những thu hút đông đảo sinh viên ở các trường đại học tham gia nghiên cứu mà tự bản thân mỗi ngân hàng cũng tự nghiên cứu về vấn đề này, có những công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn cao và được ứng dụng rộng rãi. Các đề tài nghiên cứu ở lĩnh vực này khá phổ biến tiêu biểu như:

v Nguyễn Thuỵ Mai Trinh, Báo cáo nghiên cứu khoa học (2010), “Vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai”. Ở nghiên cứu này, tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai. Vận dụng mô hình hồi quy Binary logistic để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai. Từ đó phân tích xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi

nhánh Đồng Nai.

v Phạm Nguyễn Anh Khoa, Báo cáo nghiên cứu khoa học (2011), “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Techcombank Đồng Nai”. Trên cơ sở so sánh nhận định nhu cầu và tâm lý khách hàng với một số sản phẩm thông dụng hiện có ở ngân hàng đánh giá hiệu quả và sự đa dạng các sản phẩm cho vay KHCN ở chi nhánh. Từ đó đề ra giải pháp mở rộng thị trường cho vay KHCN của Techcombank.

v Bùi Văn Thuỵ, Báo cáo nghiên cứu khoa học (năm 2011), “Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Vĩnh Cửu”. Từ số liệu và khảo sát thực tế tác giả tìm ra các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng, đưa ra mô hình của các nhân tố tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng, Từ mô hình trên, dự báo sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

Mỗi bài viết trên đều có cách đánh giá, nhìn nhận sâu sắc, giải quyết vấn đề phù hợp với bối cảnh kinh tế tại thời điểm nghiên cứu và đã được đánh giá cao.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả có hướng nghiên cứu riêng, cụ thể:

Qua quá trình nghiên cứu định tính, tác giả tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng, đồng thời xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN và xem xét mức ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng.

  1. Kết cấu của đề tài

Báo cáo nghiên cứu khoa học gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng.

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Đống Đa Đà Nẵng.

Ngoài ra, báo cáo nghiên cứu còn có danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh mục biểu đồ, danh mục sơ đồ, danh mục từ viết tắt và phụ lục đính kèm


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chương Mở đầu đã trình bày về lý do chọn đề tài, tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài, mục tiêu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và tính mới của đề tài. Chương 1 nhằm hệ thống cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ cho vay của NHTM.

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NHTM

1.1.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng

1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế. Ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay. [1]

1.1.1.2. Bản chất và chức năng của tín dụng

Ø Bản chất của tín dụng

Được thể hiện trong quá trình hoạt động tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình phát triển xã hội, được thể hiện qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay: vốn tiền tệ hoặc vật tư, hàng hoá được chuyển nhượng từ người cho vay đến người đi vay thông qua hợp đồng được ký kết.

– Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh: vốn vay có thể được sử dụng trực tiếp hoặc để mua vật tư hàng hoá thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người đi vay.

– Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn tín dụng, đồng thời cũng là giai đoạn hoàn thành một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh để trở về trạng thái tiền tệ vốn tín dụng ban đầu của nó mà người đi vay hoàn trả cho người vay. Hơn nữa sự hoàn trả tín dụng là quá trình trở về với tư cách là lượng giá trị vốn tín dụng được vận động. Do đó sự hoàn trả phải bảo toàn về mặt giá trị có phần tăng thêm dưới hình thức lãi suất.

Ø Chức năng của tín dụng

v Chức năng phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế:

– Là sự vận động của vốn từ chủ thể kinh tế này sang chủ thể kinh tế khác, hay cụ thể hơn là sự vận động vốn từ các doanh nghiệp có vốn tạm thời thừa sang các doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn. Đây là chức năng cơ bản nhất, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hoà từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội tăng, thúc đẩy kinh tế phát triển.

v Chức năng tạo công cụ lưu thông tín dụng, tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội:

– Tín dụng ngân hàng đã tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng như: thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu…đặc biệt là việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng với các hình thức chuyển khoản, bù trừ. Các công cụ này có thể thay thế một khối lượng lớn tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Ngoài ra tín dụng còn kích thích các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được huy động để sử dụng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, từ đó giúp vòng luân chuyển vốn tăng tốc trong toàn xã hội. [2]

1.1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng

v Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội:

– Tín dụng ngân hàng giúp điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ đó góp phần duy trì, thúc đẩy quá trình mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục với một chi phí hợp lý.

– Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, từ đó kích thích quá trình tiết kiệm và gia tăng vốn đầu tư phát triển cho xã hội.

v Tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô

– Ngày nay, Nhà nước thường sử dụng tín dụng của hệ thống Ngân hàng để điều tiết quá trình kinh tế thông qua chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.

– Chính sách tín dụng của Nhà nước cho phép hệ thống Ngân hàng thắt chặt hay mở rộng tín dụng để đạt được một tốc độ phát triển kinh tế như ý muốn. Với chính sách tín dụng, Nhà nước có thể hình thành cơ cấu nền kinh tế theo sự hoạch định trước.

– Ngày nay, việc thực hiện các chính sách xã hội bằng ngân sách luôn được giảm thiểu, mà thay vào đó là các công cụ tín dụng như tín dụng đối với người nghèo, tín dụng đối với sinh viên… các chính sách phát triển kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, phát triển các thành phần kinh tế v.v… đều được thực hiện thông qua chính sách tín dụng.

v Tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước:

– Thông qua việc nới lỏng các điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cũng như ưu đãi về mặt lãi suất, thời hạn tín dụng cho các đối tượng cần hưởng chính sách xã hội, Nhà nước có thể nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách của mình.

v Tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại:

– Thông qua việc cung cấp tín dụng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút nguồn vốn tín dụng nước ngoài…tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy việc mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.[2]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *