luận văn Giải pháp marketing phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty Kinh đô

luận văn Giải pháp marketing phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty Kinh đô

  1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Giải pháp marketing phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty Kinh đô

Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và đi xa hơn thì doanh nghiệp cần phải có những chiến lược Marketing hoàn hảo. Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, Marketing giúp cho doanh nghiệp hiểu được nhu cầu của khác hàng.

Hiện nay thị trường bánh kẹo ở Việt Nam tràn ngập các sản phẩm đa dạng từ hình thức, giá cả đến chất lượng đến từ nhiều công ty khác nhau bao gồm sản xuất tại Việt Nam cũng như nhập khẩu từ những công ty nước ngoài …Chính vì vậy, sự cạnh tranh diễn ra trên thị trường bánh kẹo chưa bao giờ hạ nhiệt. Nếu muốn chiếm được thị phần bánh kẹo tại thị trường Việt Nam, việc thiết lập xây dựngvà hoàn thiện được chính sách marketing với những chiến lược cụ thể đúng đắn và hiệu quả là công cụ cạnh tranh thiết yếu và sắc bén của doanh nghiệp để đi đến thành công.

Hiểu được tầm những lợi ích to lớn của chính sách marketing mang lại

Công ty Mondelez Kinh đô tại khu vực Tây Nguyên phải tập trung  vào việc đầu tư nghiên cứu thị trường thị hiếu người tiêu dùng bánh kẹo và phương pháp xúc tiến và phân phối bánh kẹo đến người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, định hướng kinh doanh theo thị hiếu người tiêu dùng, áp dụng hoạt động marketing vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là lý do tôi chọn đề tài Giải pháp Marketing phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty Mondelez Kinh đô tại khu vực Tây Nguyên

  1. Mục tiêu nghiên cứu luận văn Giải pháp marketing phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty Kinh đô

– Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về marketing nhằm hỗ trợ cho hoạt động thương mại, bán hàng và tiêu thụ sản phẩm.

– Phân tích và đánh giá thực trạng marketing cho sản phẩm bánh kẹo của công ty Mondelez Kinh đô tại khu vực Tây Nguyênqua dữ liệu khảo sát và dữ liệu của công ty.

– Đề xuất một số giải pháp marketing phát triển sản phẩm bánh kẹo của Mondelez Kinh đô tại khu vực Tây Nguyên

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận văn Giải pháp marketing phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty Kinh đô

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến makerting cho các sản phẩm bánh kẹo của công ty CP Mondelez Kinh Đô Việt Nam

3.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động marketing của Công ty CP Mondelez Kinh Đô Việt Nam tại khu vực Tây nguyên.

– Về không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu trong không gian công ty CP Mondelez Kinh Đô Việt Nam tại khu vực Tây nguyên.

– Về thời gian: Hoạt động marketing của công ty tại khu vực Tây nguyên từ năm 2015 đến năm 2016.

4. Phương pháp nghiên cứu luận văn Giải pháp marketing phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty Kinh đô

– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập các nguồn tài liệu từ sách, các luận văn đã bảo vệ thành công, các đề tài khoa học về quản trị marketing để hình thành một hệ thống cơ sở lý luận đầy đủ về hoạt động này.

– Phương pháp thống kê mô tả: thu thập số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Mondelez Kinh Đô Việt Nam giai đoạn 2015 – 2016 để tổng hợp, so sánh,  phân tích và thể hiện các số liệu đó trên các bảng biểu, biểu đồ để có được cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động marketing cho sản phẩm bánh kẹo của công ty CP Mondelez Kinh Đô Việt Nam.

 

Bố cục đề tài luận văn Giải pháp marketing phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty Kinh đô

Nội dung luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing

Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing sản phẩm bánh kẹo của công ty Mondelez Kinh Đô tại khu vực Tây Nguyên

Chương 3: Giải pháp marketing phát triển sản phẩm bánh kẹo của Công ty Mondelez Kinh Đô tại khu vực Tây Nguyên

  • . CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.1 Khái niệm về marketing

Theo Philip Kotler [2], “Marketing là một quá trình quản lý và xã hội, được các cá nhân và các nhóm dành được cái mà mình cần và mong muốn thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm và giá trị với những cá nhân hoặc tổ chức khác”. Có thể nói nó là quá trình mà các công ty tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng để nhận được giá trị trao đổi từ khách hàng.

 Theo Bruce J.W. William, Michel J.Etzel (1994) [  ], Marketing là toàn bộ hệ thống các hoạt động kinh doanh từ việc thiết kế, định giá, xúc tiến đến phân phối những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu đã định.

Theo GS.Vũ Thế Phú (2012) : “Marketing là toàn bộ những hoạt động của doanh nghiệp nhằm xác định nhu cầu chưa được thỏa mãn của người tiêu dùng, để tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có thể sản xuất được, tìm cách phân phối chúng đến những địa điểm thuận lợi với giá cả và thời điểm thích hợp nhất cho người tiêu thụ.”

Sự ra đời của Marketing hiện đại đã góp phần to lớn vào việc khắc phục tình trạng khủng hoảng thừa và thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. Marketing hiện đại đã chú trọng đến khách hàng hơn, coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hóa và khách hàng và nhu cầu của họ đóng vai trò quyết định. Mặt khác do chú ý đến tính đồng bộ của cả hệ thống nên các bộ phận, đơn vị đều tập trung tạo lên sức mạnh tổng hợp đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Mục tiêu của Marketing là tối đa hoá lợi nhuận nhưng đó là mục tiêu tổng thể, dài hạn còn biểu hiện trong ngắn hạn lại là sự thoả mãn thật tốt nhu cầu khách hàng.

1.1.2. Vai trò của marketing

Marketing hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động thương mại, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết những khó khăn rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt cũng như xác định được cơ hội của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp kinh doanh có hiệu quả nhất.

Marketing hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhờ các hoạt động Marketing các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học vững chắc hơn, doanh nghiệp có điều kiện và thông tin đầy đủ hơn, thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Marketing có ảnh hưởng to lớn đến quyết định về doanh số, chi phí, lợi nhuận và qua đó nó ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh.

1.1.3 Chức năng của marketing

Chức năng Marketing được xác định tùy thuộc vào đặc điểm về sản xuất kinh doanh và sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung có bốn chức năng chủ yếu:

Chức năng thích ứng: Là chức năng làm sản phẩm thích ứng với nhu cầu của khách hàng, của thị trường. Tính thích ứng của sản phẩm không chỉ về đặc tính sử dụng mà còn thích ứng về kiểu dáng, bao bì, mẫu mã, màu sắc…

Để thực hiện chức năng này, bộ phận Marketing phải phân tích môi trường và nghiên cứu thị trường nhằm dự báo và thích ứng với các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, tập hợp thông tin để quyết định các vấn đề Marketing đảm trách. Từ đó chỉ ra cho bộ phận sản xuất, bộ phận kỹ thuật cần:

– Sản xuất cái gì?

– Sản xuất như thế nào?

– Sản xuất với khối lượng bao nhiêu?

– Bao giờ thì đưa vào thị trường?

– Quy cách, kiểu dáng, bao bì, màu sắc như thế nào để đảm bảo đáp ứng đòi hỏi của thị trường?

– Cần loại bỏ những sản phẩm nào yếu kém, không còn phù hợp?…

Với chức năng này, Marketing vừa nghiên cứu, thăm dò nhu cầu thị trường để vừa thỏa mãn tối đa nhu cầu đồng thời tạo ra nhu cầu mới, làm thay đổi cơ cấu nhu cầu giúp cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn.

Chức năng phân phối:

Là chức năng tổ chức quá trình vận động hàng hóa sau khi sản xuất xong đến khi giao cho người tiêu dùng. Chức năng phân phối bao gồm các hoạt động sau: Tìm hiểu khách hàng, lựa chọn những khách hàng có khả năng tiêu thụ lớn nhất. Giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm cơ hội để ký kết hợp đồng tiêu thụ. Tổ chức vận chuyển hàng hóa, bảo quản, dự trữ, phân loại, đóng gói. Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho người tiêu dùng như vận chuyển hàng đến nhà, tư vấn tiêu dùng và sử dụng. Giải quyết trở ngại, ách tắc làm cho quá trình lưu thông được thông suốt.

Chức năng tiêu thụ:

Là chức năng rất quan trọng của Marketing. Nó giúp doanh nghiệp đẩy nhanh vòng quay của vốn, hạn chế rủi ro. Chức năng tiêu thụ được thực hiện thông qua hoạt động kiểm soát giá cả, các phương pháp nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng.

Chức năng yểm trợ: Là chức năng kích thích, tác động và thúc đẩy tiêu thụ. Chức năng yểm trợ bao gồm các hoạt động tổ chức, thực hiện, kiểm soát và đánh giá các chiến lược truyền thông tích hợp, chương trình kích thích tiêu thụ đảm bảo chất lượng toàn diện.

1.1.4. Nội dung cơ bản của hoạt động marketing

  1. Xác định cơ hội hấp dẫn

Sản xuất/ kinh doanh cần có cơ hội. Mục tiêu của sản xuất/ kinh doanh trong thực tế chỉ có thể đạt được thông qua khả năng “ vượt” qua các cơ hội cụ thể. Hiểu một cách đơn giản, cơ hội là sự xuất hiện những khả năng cho phép doanh nghiệp làm một việc gì đó. Trong thương mại, cơ hội xuất hiện khi khách hàng có nhu cầu thoả mãn một điều gì đó ở doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp nắm bắt lấy nó nhằm phục vụ sự thoả mãn của khách hàng.

Cơ hội kinh doanh hấp dẫn là những khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng đã và sẽ xuất hiện trên thị trường được xem là phù hợp với mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp đủ điều kiện thuận lợi khai thác vượt qua nó để thu lợi nhuận.

  1. Nghiên cứu thị trường

Trong kinh doanh, cần mô tả thị trường một cách cụ thể hơn từ góc độ kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp này dẫn đến yêu cầu hiểu biết về thị trường của doanh nghiệp.

Có thể có nhiều cách thức và góc độ khác nhau được sử dụng để mô tả thị trường của doanh nghiệp. Sự khác nhau khi sử dụng các tiêu thức mô tả và phân loại thị trường của doanh nghiệp thường được xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu  và nhiệm vụ cần giải quyết. Tuy nhiên, cách thức và mô tả thường được sử dụng đều chỉ có thể có hiệu quả và giúp cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp theo tiêu thức tổng quát. Mô tả thị trường của doanh nghiệp theo tiêu thức tổng quát, thị trường của doanh nghiệp gồm: thị trường đầu vào và thì trường đầu ra  Thị trường đầu vào liên quan đến khả năng và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp các yếu tố kinh doanh của doanh nghiệp. Khi mô tả thị trường đầu vào của doanh nghiệp thường sử dụng 3 tiêu thức cơ bản: sản phẩm, địa lý và người cung cấp.

Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp mục tiêu của marketing là giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bất cứ một yếu tố nào dù rất nhỏ, của thị trường này đều có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến khả năng thành công hay thất bại trong tiêu thụ.

  1. Phân đoạn thị trường

Dựa vào giới hạn địa lý của thị trường, nhân khẩu, tâm lý, hành vi và sản phẩm cơ bản, doanh nghiệp có thể chia ra các nhóm khách hàng khác nhau. Mỗi nhóm khách hàng này được gọi là một phân đoạn của thị trường hay một thị trường thành phần. Đặc điểm và yêu cầu đặt ra khi chia nhóm khách hàng, xác định các phân đoạn:

– Nhu cầu và hành vi ứng xử của các thành viên thuộc nhóm khác nhau phải có sự khác biệt đủ lớn.

– Số lượng khách hàng của mỗi nhóm phải đủ lớn để đạt đến hiệu quả khi khai thác cơ hội kinh doanh.

– Lựa chọn chính xác tiêu thức phản ánh sự khác biệt của nhu cầu khách hàng khi sử dụng sản phẩm cơ bản/yếu tố cơ bản hình thành nên sự khác biệt nhu cầu của khách hàng nhằm xác định đặc điểm cụ thể của từng nhóm khách hàng

  1. Lựa chọn thị trường mục tiêu

Sau khi đã có kết quả phân đoạn – xác định đựơc các nhóm khách hàng có nhu cầu khác biệt trên thị trường, doanh nghiệp cần xác định trường mục tiêu của mình. Thị trường mục tiêu có thể là một hay một số trong các phân đoạn thị trường đã được xác định ở trên. Số phân đoạn thị trường được lựa chọn làm thị trường mục tiêu phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và hợp thành thị trường thích hợp của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đặc trưng nhu cầu của các khách hàng trong từng thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể lựa chọn, chế tạo sản phẩm hoàn thiện và cách thức phù hợp để đưa ra đáp ứng nhu cầu của khách hàng trọng điểm.

Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời các hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể tạo ra ưu thế so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu trong kinh doanh đã định. Thị trường mục tiêu chính là những đoạn thị trường hấp dẫn mà doanh nghiệp quyết định lựa chọn để tập trung nỗ lực marketing của mình.

luận văn Giải pháp marketing phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty Kinh đô
luận văn Giải pháp marketing phát triển sản phẩm bánh kẹo của công ty Kinh đô

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *