Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk

1. Lý do chọn đề tài

Thời gian qua, ở Việt Nam hệ thống TCTD đã giữ được ổn định một bước căn bản, năng lực tài chính quản trị của các NHTM, nhất là quản trị rủi ro đã có chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, từng bước đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của NHTM là khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng một cách toàn diện và hệ thống. Phòng ngừa hạn chế RRTD là vấn đề khó khăn, phức tạp. RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng.

Cùng với sự hình thành và phát triển của toàn hệ thống, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Bắc Đăk Lăk cũng đã trải qua mọi cung bậc thăng trầm. Trong tiến trình đó, dù ở hoàn cảnh nào, Chi nhánh Bắc Đăk Lăk cũng thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình. Agibank Bắc Đăk Lăk đã có những bước tiến mới trong hoạt động kinh doanh tiền tệ – tín dụng – ngân hàng, quy mô và chất lượng tín dụng được nâng cao đáng kể. Nhờ đó, đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân và doanh nghiệp, thúc đẩy mở rộng sản xuất, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế – xã hội và đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Đăk Lăk. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk đối tượng khách hàng chủ yếu là các cá nhân, hộ sản xuất, hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên chịu áp lực bởi các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ,…qua đó tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng ngân hàng. Làm thế nào để quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk? Trong bối cảnh trên, là một cán bộ đang công tác tại chi nhánh, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk” làm Luận văn Thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.

– Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk giai đoạn 2016 – 2018.

– Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến công tác quản trị tủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian: Ngân hàng Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk.

Phạm vi thời gian: Đề tài phân tích đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk giai đoạn 2016-2018.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:

+ Luận văn thu thập các văn bản quy định của Nhà nước, của Agribank Việt Nam, của các cơ quan có thẩm quyền, các giáo trình, bài báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu liên quan đến QLRR tín dụng để làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.

+ Phương pháp thống kê: thu thập số liệu báo cáo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk từ 2016 -2018.

+ Phương pháp so sánh, phân tích dữ liệu và suy luận trên sơ sở số liệu thực tế đã thu thập và tổng hợp được và các quy định về quản trị rủi ro tín dụng.

5. Tổng quan nghiên cứu

6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Khái quát về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm về tín dụng và rủi ro tín dụng

1.1.1.1 Khái niệm tín dụng

1.1.1.2 Các hình thức tín dụng ngân hàng

1.1.2.3 Khái niệm rủi ro tín dụng

1.1.2.4 Phân loại rủi ro tín dụng

1.1.2. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng là quá trình tiếp cận rủi ro tín dụng một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát cũng như những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng .

1.1.3. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Thứ nhất, quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng tốt góp phần giảm tổn thất, giảm thiểu chi phí hoạt động và gia tăng lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng.

Thứ hai, quản trị rủi ro tín dụng tốt góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng, cũng như gia tăng năng lực tài chính của các ngân hàng.

Thứ ba, quản trị rủi ro tín dụng tốt góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của đất nước, khu vực.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

1.1.4.1 Nhân tố khách quan

– Rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng

– Rủi ro từ chính sách vĩ mô của Nhà nước

– Rủi ro do thông tin bất đối xứng

– Rủi ro từ phía khách hàng

1.1.4.2. Nhân tố chủ quan

– Do sự yếu kém trong công tác điều hành quản trị

– Rủi ro do cán bộ không thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ

– Rủi ro do nhân viên ngân hàng thoái hoá về đạo đức, biến chất, tư lợi

1.2. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng

1.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Ngân hàng thực hiện các bước nhận dạng rủi ro: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng.

Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đa dạng và có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề.

1.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Để xác định chính xác mức độ rủi ro của mỗi khoản vay, các ngân hàng thường áp dụng một số mô hình cụ thể để đánh giá rủi ro tín dụng.

Mô hình Tiêu chuẩn 6C

Mô hình xếp hạng của Standard & poor và Moody

Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model)

1.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro thông thường được sử dụng gồm: Né tránh; ngăn ngừa rủi ro; giảm thiểu tổn thất; đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro.

1.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng

Tài trợ rủi ro cho vay là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất từ hoạt động cho vay.

Theo công bố của Ủy ban Basel, các NHTM phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh.

1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng và bài học cho Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng

1.3.2. Kinh nghiệm trong nước về quản trị rủi ro tín dụng

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk

Một là, phải xác định quản trị rủi ro tín dụng là trung tâm của hoạt động quản trị điều hành của mỗi ngân hàng thương mại và phải là một quá trình được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt vòng đời của mỗi khoản vay.

Hai là, cần quan tâm chú trọng về chất lượng tín dụng quan trọng hơn là tìm những cơ hội mới.

Ba là, phải tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng.

Bốn là, xây dựng các mô hình đánh giá khách hàng, quy trình tín dụng, quy trình quản trị rủi ro.

Năm là, xây dựng mô hình quản trị rủi ro tập trung và phân tách giữa các bộ phận.

Sáu là, hoàn thiện văn bản pháp lý theo chuẩn mực quốc tế. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát.

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Đăk Lăk
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

2.1. Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk

  • Cùng với sự hình thành và phát triển của toàn hệ thống Agribank, Agibank Bắc Đăk Lăk cũng đã trải qua mọi cung bậc thăng trầm. Trong tiến trình đó, dù ở hoàn cảnh nào, Agibank Bắc Đăk Lăk cũng thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình.
  • Một trong những bước ngoặt mang tính lịch sử là kể từ ngày 1-1-2017, Agribank Bắc Đăk Lăk được tách ra từ Agribank Đăk Lăk và chính thức mang tên gọi mới là “Agibank Bắc Đăk Lăk”.

Trụ sở chính: 37 Phan Bội Châu, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

Website: http://agribankbacdaklak.vn

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

2.1.4. Kết quả hoạt động của Chi nhánh Bắc Đăk Lăk

2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn mà Agribank – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk hiện nay huy động được chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của nhân dân, các tổ chức kinh tế, tiền gửi thanh toán của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các loại trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của từ 2016 đến 2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêuNăm 2016Năm 2017Năm 2018Chênh lệch
Số tiềnSố tiềnSố tiền2017/20162018/2017
+- (%)+- (%)
Nguồn vốn huy động3.9294.6864.771757 (19,3)85 (1,8)
1, Theo phương thức huy động
Tiền gửi TK dân cư3.7654.3184.198553 (14,7)-120(-2,8)
Tỷ trọng(%)95,892,188,0
Tiền gửi TCKT, TCTD164368573204 (124,4)205 (55,7)
Tỷ trọng(%)4,27,912,0
2, Theo thời gian huy động
Loại ngắn hạn3.048,93.879,13.826,8830,2 (27,2)-52,3(-1,3)
Tỷ trọng(%)77,682,7880,21
Loại trung, dài hạn880,1806,9944,2-73,2
(-8,3)
137,3 (17,0)
Tỷ trọng(%)22,417,219,8
3, Theo loại tiền huy động
Tiền gửi VND3,5894,3494,510759,9 (21,2)160,9 (3,7)
Tỷ trọng(%)91,492,894,5
Tiền gửi ngoại tệ340337261-2,9 (-0,9)-75,9
(-22,5)
Tỷ trọng(%)8,77,25,5

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Bắc Đăk

2.1.4.2 Hoạt động cho vay

Chi nhánh Bắc Đăk Lăk cùng toàn hệ thống Agribank, đã nỗ lực chủ động lựa chọn khách hàng nhằm sử dụng nguồn vốn vay hợp lý nhất, đảm bảo an toàn cũng như lợi nhuận theo kế hoạch đề ra. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu về tăng trưởng tín dụng dưới đây:

Bảng 2.2: Kết quả cho vay của ngân hàng từ 2016 – 2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu2016201720182017/20162018/2017
Chênh lệchTỷ lệChênh lệchTỷ lệ
SXKD4.7805.3606.19958012,1%83915,7%
Tiêu dùng đời sống1.7321.8711.9571398,0%864,6%
Tổng cộng6.5127.2318.15671920%92520%

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Bắc Đắk Lắk

2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

  1. Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêuNăm 2016Năm 2017Năm 20182017/20162018/2017
Chênh lệchTỷ trọng

%

Chênh lệchTỷ trọng

%

Vốn huy động3.9294.6094.71168017,31022,2
Dư nợ cho vay6.5127.3218.15680912,483511,4
Nợ xấu177,1139,661-37,5-21,2-79-56,3
Thu nợ XLRR45,951,945,1613,1-7-13,1
Thu nợ bán VAMC85,774,129,4-11,6-13,5-45-60,3
Thu dịch vụ2733,3356,323,325,1
Số lượng thẻ phát hành22.81525.88529.319307013.5343413,3
Lợi nhận khoán tài chính85,3155,11269,881,8-143-92,3

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Agribank Bắc Đắk Lắk

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk

2.2.1. Công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Trong giai đoạn 2016 – 2018, dư nợ tín dụng của Chi nhánh đều tăng trưởng từ 11% – 12%/năm và chi nhánh ngân hàng cũng áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho từng khoản vay. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh vẫn còn cao, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu của Chi nhánh

ĐVT: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu2016201720182017/20162018/2017
Chênh lệchTỷ lệChênh lệchTỷ lệ
Tổng dư nợ65127231815671911.092512.8
Nợ xấu177,7139,661-38,1-21,4-78,6-56,3
Tỷ lệ Nợ xấu/ tổng dư nợ2,731,930,75    

Nguồn: Báo cáo của Chi nhánh Bắc Đăk Lăk năm 2017, 2018.

Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ xấu theo thành phần khách hàng

ĐTV: Tỷ đồng

Chỉ tiêu2016201720182017/20162018/2017
Chênh lệchTỷ lệ

(%)

Chênh lệchTỷ lệ

(%)

Tổng dư xấu177,7139,661-38,1-21,4-78,6-56,3
Doanh nghiệp162,5122,943,5-39,6-24,4-79,4-64,6
Tỷ lệ (%)91,488,071,3    
Cá nhân15,216,717,51,59,90,84,8
 Tỷ lệ (%)8,612,028,7    

Nguồn: Báo cáo Chi nhánh Bắc Đăk Lăk năm 2016, 2017,2018

Hiện nay tại Agribank Bắc Đăk Lăk, nhận diện rủi ro cho vay chủ yếu được thực hiện thông qua các phương pháp:

1) Phân tích các thông tin tài chính, phi tài chính

2) Phương pháp thẩm định thực tế

2.2.2. Công tác đo lường rủi ro tín dụng

Hiện nay, Agribank Bắc Đăk Lăk áp dụng mô hình đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo Quy định về xếp hạng khách hàng do Hội sở chính ban hành.

Bảng 2.6: Hạng và năng lực tín dụng đối với khách hàng

Tổng điểmHạng của

khách hàng

Năng lực tín dụng
>=700A+Năng lực tín dụng rất tốt
680-699ANăng lực tín dụng tốt
660-679B+Năng lực tín dụng khá
640-659BNăng lực tín dụng trung bình khá
620-639C+Năng lực tín dụng trung bình
600-619CNăng lực tín dụng dưới trung bình
<600DNăng lực tín dụng kém

Nguồn: Agribank Bắc Đắk Lắk

2.2.3. Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

Thực trang kiểm soát rủi ro tín dụng được thể hiện qua số liệu phân tích ở bảng 2.7, cho thấy nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 có sự biến động liên tục qua các năm và không theo một chiều hướng nhất định. Nợ nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn giảm dần từ năm 2016 đến năm 2018. Năm 2016, nợ nhóm 3 là 54,3 tỷ đồng, chiếm 30,6% tổng nợ xấu thì năm 2017 giảm xuống còn 24,7 tỷ đồng, giảm 29,6 triệu và chiếm chỉ 17,7% tổng nợ xấu. Năm 2018, nợ nhóm 3 tiếp tục giảm chỉ còn 7,5 tỷ đồng và chiếm 12,3% tổng nợ xấu trong năm. Nợ nhóm 4 năm 2015 là 1,5 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,8% tổng nợ xấu, tiếp đến năm 2017 giảm xuống còn 0,7 tỷ đồng, một con số quá nhỏ trên tổng số nợ xấu, đến cuối năm 2018 tiếp tục giảm chỉ còn 0,4 tỷ đồng, chiếm 0,4% trên tồng nợ xấu. Nợ nhóm 5 năm 2016 là 121,9 tỷ đồng, chiếm phần lớn tổng số nợ xấu là 68,6%, bước sang năm 2017 nhóm nợ này tiếp tục tăng lên chiếm 81,8% với tổng số nợ là 114,2 tỷ đồng, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước, năm 2018 nhóm nợ này tiếp tục giảm chỉ còn 53 tỷ đồng, tuy nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 năm trên tổng nợ xấu là 86,9%. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã có những động thái quyết liệt trong việc thu hồi nợ.

Bảng 2.7: Tỷ lệ các nhóm nợ xấu tại Chi nhánh

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu2016201720182017/20162018/2017
Chênh lệchTỷ lệChênh lệchTỷ lệ
Tổng dư xấu177,7139,661-38,1-21,4-78,6-56,3
Nợ dưới tiêu chuẩn54,324,77,5-29,6-0,5-17,2-0,7
Tỷ lệ %30,617,712,3
Nợ nghi ngờ1,50,70,4-0,8-0,5-0,3-0,4
Tỷ lệ %0,80,50,7
Nợ có khả năng mất vốn121,9114,253,0-7,7-0,1-61,1-0,5
Tỷ lệ %68,681,886,9

Nguồn: Báo cáo hoạt động Chi nhánh Bắc Đăk Lăk .

Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Agribank Đắk Lắk trong thời gian qua đã triển khai bằng các hoạt động cụ thể sau:

1) Kiểm soát rủi ro thông qua các chính sách cho vay

2) Kiểm soát rủi ro thông qua quy trình cho vay

3) Kiểm soát rủi ro thông qua quy chế cho vay

4) Kiểm soát các nguồn gây rủi ro

2.2.4. Công tác tài trợ rủi ro tín dụng

– Tài trợ rủi ro bằng nguồn xử lý nợ xấu

Bảng 2.8: Kết quả thu nợ XLRR và thu nợ bán VAMC

ĐVT: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu2016201720182017/20162018/2017
Chênh lệchTỷ lệChênh lệchTỷ lệ
Thu nợ XLRR45,951,945,1613,1%-6,8-13,1
Thu nợ bán cho VAMC85,774,129,4-11,6-13,5-44,7-60,3

Nguồn: Báo cáo của Chi nhánh Bắc Đăk Lăk

– Tài trợ rủi ro bằng nguồn phát mại TSĐB

– Tài trợ rủi ro bằng nguồn dự phòng rủi ro

Bảng 2.9: Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro

ĐVT: Tỷ đồng

Năm 2017Năm 2018
Nguồn dự phòng còn lạiTrích lậpSử dụngNguồn dự phòng còn lại
Tổng sốThông thườngTrái phiếu ĐBTổng sốThông thườngTrái phiếu ĐBTổng sốThông thườngTrái phiếu ĐBTổng sốThông thườngTrái phiếu ĐB
173,557,4116,1333,6129,8203,8425119305,182,167,314,8

Nguồn: Báo cáo của Chi nhánh Bắc Đăk Lăk

– Tài trợ rủi ro bằng nguồn bảo hiểm

2.3. Đánh giá chung về quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk

2.3.1 Những kết quả đạt được

Từ những kết quả đã phân tích ở trên có thể thấy trong thời gian qua, hoạt động tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng Agribank Bắc Đăk Lăk đã đạt được những kết quả đáng kể, phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng.

– Tuy phải chịu áp lực cạnh tranh khá lớn trên thị trường Chi nhánh vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá tốt về cả huy động vốn và cấp tín dụng.

– Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu là khá thấp, và giảm dần qua các năm.

Có thể thấy hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng đã đạt được các kết quả:

– Thực hiện tốt chính sách cho vay, quy trình tín dụng: – Đề cao việc nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, ngày càng nâng cao năng lực quản trị điều hành.

– Đề cao việc nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, ngày càng nâng cao năng lực quản trị điều hành.

– Tích cực xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, nợ có khả năng mất vốn.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quản trị rủi ro tín dụng, chi nhánh vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng.

– Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk chưa tách riêng biệt ba bộ phận.

– Chất lượng công tác nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro chưa được thực hiện một cách có hiệu quả.

– Cán bộ tín dụng chịu áp lực chỉ tiêu quá cao, việc chạy theo chỉ tiêu của nhân viên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tín dụng. Khi phát hiện rủi ro, cán bộ tín dụng chậm xử lý hoặc xử ký không kiên quyết khiến cho quy trình quản trị rủi ro gặp càng nhiều sai phạm khó xử lý.

– Công tác nhận dạng rủi ro tín dụng chỉ sử dụng hai phương pháp là phân tích thông tin tài chính, phi tài chính kết hợp với thẩm định thực tế nên đôi khi dễ gây cảm giác chủ quan cho người đánh giá.

– Chi nhánh vẫn chưa chú trọng nhiều đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.

– Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh chưa phát huy được hiệu quả đúng mức.

– Chưa đa dạng các hình thức tài trợ rủi ro mà chủ yếu là hình thức xử lý tài sản đảm bảo, hoặc dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro phát sinh.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

– Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

– Khách hàng không tiêu thụ được sản phẩm hoặc tiêu thụ với giá thấp.

– Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch.

2.3.3.3 Nguyên nhân khác

– Xử lý tài sản đảm bảo, nợ xấu còn nhiều bất cập.

– Hệ thống kế toán, kiểm toán còn nhiều bất cập và chưa hoàn toàn thống nhất với các chuẩn mực kế toán.

CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

3.1. Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đăk Lăk

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh

3.1.2. Định hướng về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Đăk Lăk

3.2.1. Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro

3.2.2. Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng

Hiện nay, công tác đo lường rủi ro tín dụng của Chi nhánh vẫn còn nhiều bất cập. Để khắc phục điều này, Chi nhánh có thể áp dụng phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ, cụ thể như sau:

Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính (EL) được tính toán dựa trên công thức sau:

EL = PD x EAD x LGD

Trong đó: PD (Probability of Default) là xác suất khách hàng không trả được nợ, EAD (Exposure at Default) là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm kháchhàng không trả được nợ, LGD (Loss Given Default) là tỷ trọng tổn thất ước tính.

Tỷ trọng tổn thất ước tính có thể tính toán theo công thức:

LGD = (EAD – Số tiền có thể thu hồi)/EAD

Như vậy, thông qua phương pháp này, ngân hàng có thể ước tính được tổn thất cho từng khoản vay cụ thể để có giải pháp, chính sách tín dụng phù hợp.

3.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

– Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý rủi ro

– Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

– Xếp hạng tín dụng nội bộ và phân loại nợ vay

– Hoạt động kiểm tra nội bộ

– Tăng cường kiểm soát việc kiểm tra sau cho vay

– Ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất (Risk Mitigation)

– Chuyển giao rủi ro (Risk Transference)

– Đa dạng hóa để phân tán rủi ro

3.2.4. Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro tín dụng

– Đảm bảo quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh của chi nhánh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

– Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

Một số giải pháp Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk cần thực hiện:

+ Hiện nay, Agribank Việt Nam đã thành lập công ty bảo hiểm của Agribank, đây là một điều kiện thuận lợi cho Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk trong việc phối hợp ba bên: ngân hàng, bảo hiểm, khách hàng.

+ Hạn chế cho vay không có tài sản đảm bảo; đối với tài sản dùng để đảm bảo cho khoản vay tại ngân hàng thì Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk chọn các tài sản là bất động sản (quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất) hoặc giấy tờ có giá (tiết kiệm có kỳ hạn, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…) thì khả năng thanh khoản sẽ cao hơn.

– Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng

– Tăng cường hiệu quả công tác xử lý nợ có vấn đề

3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ

Một là, Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng:

Hai là, Xây dựng đội ngũ CBTD có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Ba là, Chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà Nước

– Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nước:

– Chống sự cạnh tranh không lành mạnh:

– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát:

– Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế nghiệp vụ:

3.3.2. Đối với Ngân hàng Agribank Việt Nam

– Tiếp tục xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực

– Cũng cố và nâng cao hơn nữa vai trò hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro

– Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ làm công tác tín dụng

– Ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong quản lý tín dụng và theo dõi tín dụng.

– Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng.

– Đề nghị ngân hàng có quy chế thưởng phạt rõ ràng với những trường hợp cố tình vi phạm, nguyên nhân gây nợ xấu, làm tổn thất cho ngân hàng.

KẾT LUẬN

Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các NHTM trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với các thông lệ quốc tế và phát triển bền vững. Quản trị rủi ro của ngân hàng là một công việc phức tạp và khó khăn, các ngân hàng không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro mà phải đưa ra những giải pháp đồng bộ, những biện pháp phòng chống hữu hiệu để có thể phát hiện, kiểm soát, ngăn ngừa, hạn chế RRTD ở mức độ nhất định.

Cùng với toàn hệ thống ngân hàng Agribank Việt Nam, hoạt động tín dụng của ngân hàng Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk trong thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào sự phát triển KT-XH của tỉnh nhà. Tuy nhiên, hoạt động cho vay vốn cũng còn một số tồn tại, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và nguy cơ mất vốn của Nhà nước. Vì vậy, vấn đề quan trọng là Chi nhánh cần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tín dụng để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Về cơ bản, luận văn đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Một số kết luận có thể được rút ra như sau:

Trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tích đánh khích lệ.

Trong hoạt động của Chi nhánh, hoạt động tín dụng mang rất nhiều rủi ro, rủi ro do mức độ tập trung vốn lớn, thời gian cho vay dài, đối tượng vay hạn chế, địa bàn đầu tư khó khăn. Do đó, về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh chưa thực sự tốt, mang nhiều tiềm ẩn rủi ro. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của ngân hàng trên địa bàn, Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk có tỷ lệ nợ quá hạn tương đối thấp (năm 2018 nợ xấu 61 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 0,75%, giảm so với năm 2017 là 65,3% (năm 2017 nợ xấu 139,6 tỷ đồng) và công tác xử lý nợ có vấn đề tại Chi nhánh có nhiều khả quan. Bên cạnh đó, Nợ quá hạn có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016 -2018. Điều này cho thấy trong thời gian qua, Chi nhánh đã làm khá tốt công tác thu hồi các khoản nợ. Bên cạnh đó Agribank chi nhánh Bắc Đăk Lăk đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và của ngành ngân hàng về giới hạn cho vay đối với một khách hàng; chấp hành đúng các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong giai đoạn 2016 – 2018 vẫn còn rất nhiều bất cập. Chi nhánh chưa có bộ phận chuyên trách Quản trị rủi ro, quy trình quản trị rủi ro chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là trong công tác nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro..

Trên cơ sở việc phân tích thực trạng những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại, luận văn đã đưa ra một số giải pháp có thể được áp dụng tại Chi nhánh để hoàn thiện QLRR trong hoạt động tín dụng. Các giải pháp được đề xuất bao gồm: Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro, nhóm giải pháp hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng, nhóm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng, nhóm giải pháp về xử lý rủi ro tín dụng và một số giả pháp hỗ trợ: giải pháp Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng, giải pháp xây dựng đội ngũ CBTD có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giải pháp chuyển đổi mô hình quản trị rủi ro tín dụng.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\PHAN TIEN DAT\SAU BAO VE TIEN DAT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *