Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê

 

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Trong hệ thống tài chính quốc gia NSNN có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời là công cụ để nhà nước điều chỉnh vĩ mô đối với toàn bộ đời sống kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia. Với mục tiêu quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích luỹ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH), Luật Ngân sách nhà nước ở nước ta đã được ban hành vào năm 1996 và có hiệu lực thi hành từ năm 1997. Trong quá trình thực hiện đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. Ngày 25/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật ngân sách nhà nước 2015 (thay thế Luật ngân sách nhà nước  năm 2002). Luật có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017.

Ngân sách quận, huyện với chức năng trung gian giữa cấp ngân sách Trung ương, ngân sách cấp Tỉnh, thành phố với ngân sách cấp xã, phường, thị trấn. Công tác quản lý chi ngân sách là tổng thể các hoạt động của cá nhân và tổ chức có trách nhiệm nhằm bảo đảm cho các khoản chi ngân sách thực hiện đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm. Chi ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Thanh Khê là một quận nội thị được tái lập từ 01/01/1997, nguồn thu ngân sách chủ yếu dựa vào các hoạt động thương mại, kinh doanh trên địa bàn, trong khi đó nhu cầu chi tiêu cho hoạt động của bộ máy chính quyền ngày càng đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời, chi tiêu hiệu quả. Do vậy, công tác quản lý chi NSNN cần phải được chú trọng, nhằm khai thác có hiệu quả mọi nguồn thu, phân bổ, sử dụng  hợp lý các nhiệm vụ chi, thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn. Từ thực tiễn nêu trên, cho thấy cần thiết phải nâng cao hơn nữa công tác quản lý chi NSNN. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo các khoản chi được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực để phát triển KT-XH ngày một hiệu quả và bền vững hơn. Bởi vậy, đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành kế toán, để đưa ra những giải pháp nhằm góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát chi ngân sách hiện nay tại đơn vị.

  1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN:

2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về chi NSNN và quản lý chi ngân sách cấp quận, luận văn tập trung phân tích làm rõ thực trạng quản lý chi ngân sách cấp quận trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp quận trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

– Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chi ngân sách cấp quận và quản lý chi ngân sách cấp quận.

– Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp quận trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2018.

– Trên cơ sở phân tích và đánh giá những ưu khuyết điểm của công tác chi NSNN, từ đó tác giả sẽ nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại quận Thanh Khê  cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN:

Hoạt động quản lý chi NSNN gồm: công tác xây dựng dự toán ngân sách, công tác chấp hành dự toán chi ngân sách, công tác kiểm tra quyết toán.

– Phạm vi nghiên cứu: quận Thanh Khê – thành phố Đà Nẵng

– Thời gian nghiên cứu từ năm 2014 – 2018.

  1. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

– Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2018 như thế nào?

– Để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến cần phải đề ra các giải pháp nào?

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

– Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các thông tin thứ cấp đã được chọn lọc và tổng hợp từ các Luật, Nghị định, Thông tư như: Luật Ngân sách nhà nước năm 2002,Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 và Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 và Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23/3/2017 của Chính phủ về ban hành quy chế xem xét quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách địa phương phê chuẩn quyết toán Ngân sách địa phương; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP và Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ; Văn kiên Đại hội Đảng bộ quận Thanh Khê lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015 – 2020); Các quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và báo cáo quyết toán chi NSNN quận Thanh Khê từ năm 2014 đến năm 2018.

    – Phương pháp phân tích đánh giá: Là phương pháp sử dụng các chỉ số để phân tích đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng.

   Phương pháp đối chiếu: Dùng để đánh giá thực trạng khó khăn, thuận lợi để từ đó tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê.

Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu qua các năm (so sánh số tương đối và số tuyệt đối) trong công tác quản lý ngân sách để đánh giá các nhận định, từ đó đưa ra kết luận về vấn đề được nghiên cứu thông qua việc xử lý số liệu bằng công cụ tin học (excel).

  1. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài

– Luận văn hệ thống hóa, làm rõ hơn những vấn đề lý luận về chi NSNN, sự cần thiết khách quan phải đổi mới, nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn cấp quận.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

–  Luận văn giúp làm rõ thực trạng quản lý chi NSNN  tại quận Thanh Khê giai đoạn 2014 – 2018.

– Qua đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê thời gian tới.

  1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC:
    Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
    Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê

    1.1. QUẢN LÝ CHI NSNN CẤP HUYỆN (QUẬN):

    * Khái niệm về Ngân sách nhà nước

    Theo Luật Ngân sách nhà nước cho rằng NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm, để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

    • Khái niệm, đặc điểm về NSNN cấp huyện (quận)

    1.1.1.1. Đặc điểm về NSNN cấp huyện (quận)

    Theo Dương Thị Bình Minh và công sự (2005) thì các nhà tài chính gia cổ điển thường định nghĩa chi tiêu quốc gia/chi tiêu công/chi tiêu NSNN, bằng cách đối chiếu chi tiêu quốc gia với chi tiêu tư. Nhưng ngày nay, với sự tiến triển của quan niệm về nhiệm vụ quốc gia, các tài chính gia cận đại còn căn cứ vào phân tích xã hội hoặc phân tích kinh tế để định nghĩa chi tiêu công

    Theo Giáo trình quản lý tài chính công (2005) thì ngân sách cấp quận/huyện là một cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bàn quận/huyện. Ngân sách cấp quận/huyện bao gồm các hoạt động thu, chi ngân sách gắn với thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền quận/huyện.

    Ngân sách cấp quận/huyện mang bản chất của NSNN, đó là mối quan hệ giữa ngân sách quận/huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận/huyện trong quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính của quận/huyện. Mối quan hệ đó được điều chỉnh, điều tiết sao cho phù hợp với bản chất nhà nước Xã hội chủ nghĩa và đạt được mục tiêu phát triển KT-XH của quận/huyện.

    Ngân sách cấp quận/huyện có vai trò trong sự phát triển KT-XH, giữ vững quốc phòng – an minh (QP-AN), chăm lo phát triển toàn diện về văn hóa xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống NSNN, ngân sách quận/huyện là một bộ phận trong hệ thống NSNN. Ngân sách quận/huyện được hiểu là tất cả các khoản thu – chi. Ngân sách quận/huyện có vai trò quan trọng đối với chính quyền quận/huyện được thể hiện ở các mặt sau:

    – Ngân sách quận/huyện là nguồn tài chính quan trọng nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy chính quyền quận/huyện trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.

    – Ngân sách quận/huyện có vai trò quan trọng trong việc kích thích sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn quận/huyện, đảm bảo sự ổn định phát triển KT-XH trên địa bàn quận/huyện.

    – Ngân sách quận/huyện còn đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa ngân sách tỉnh/thành phố và ngân sách phường /xã  trong việc tạo dựng kết cấu hạ tầng đô thị nông thôn mới nhất là tiến trình cả nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có tác dụng sâu sắc đến đời sống KT-XH của từng đơn vị phụ thuộc trong quận/huyện.

    – Ngân sách cấp quận/huyện có vai trò đảm bảo ổn định QP-AN; thúc đẩy phát triển, ổn định kinh tế; bù đắp những khiếm khuyết thị trường, đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

    1.1.1.2. Khái niệm chi NSNN cấp huyện (quận)

    Do ngân sách nhà nước cấp quận/huyện là một bộ phận thuộc ngân sách nhà nước nên trước khi tìm hiểu về khái niệm chi ngân sách nhà nước cấp quận/huyện, tác giả xin trình bày khái niệm chung về chi ngân sách nhà nước.

    Theo tác giả Hoàng Thị Chinh Thon và các cộng sự (2010): Đứng về phương diện pháp lý, chi tiêu NSNN là những chi tiêu do quốc gia hay một pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được mục tiêu công ích.

    Từ định nghĩa trên, ta có thể phân tích 2 thành tố cơ bản của chi NSNN.

    – Chi NSNN là một chi tiêu: Trong một nền kinh tế sử dụng tiền tệ, căn cứ vào sự giao hoán giữa tiền tệ và hàng hóa, dịch vụ, chi tiêu là xuất một số tiền để đổi lấy hàng hóa hay dịch vụ. Như vậy, Nhà nước dù có cung cấp bằng hiện vật thì trước đó vẫn xuất tiền để mua những hàng hóa hay dịch vụ, rồi sau đó mới cung cấp. Hình thức này rất phổ biến trong các trường hợp nhà nước trợ giúp khẩn cấp cho những người dân trong vùng bị thiên tai như bão, lũ…

    – Chi NSNN là một chi tiêu của một quốc gia hay pháp nhân hành chính nhằm mục tiêu công ích: Quốc gia hay các pháp nhân hành chính đều hướng hoạt động của mình vào mục tiêu công ích. Để hoạt động, các khoản chi tiêu quốc gia bắt buộc phải có, mặc dù có hay không có các mục đích riêng. Trái lại, tư nhân hay các pháp nhân dân sự chỉ chi tiêu nhằm mục tiêu lợi ích riêng. Theo quan niệm này, một chi tiêu công phải dùng vào một công vụ.

    Một chi tiêu được dùng vào một công vụ khi hội đủ hai điều kiện

    + Sáng kiến việc chi tiêu phải do một tổ chức hành chính nhà nước hay nhân danh quốc gia.

    + Chi tiêu đó phải nhằm mục đích công ích.

    Ngoài ra, khi đề cập đến vấn đề pháp lý của chi NSNN trong hoạt động thực tiễn, người ta thêm rằng: Quốc gia hay pháp nhân hành chính chỉ có thể quyết định chi tiêu trong một phạm vi chương trình tài chính được cơ quan có thẩm quyền ấn định, trong một thời gian nhất định. Nếu không, chi tiêu đó sẽ không hợp pháp.

    Tóm lại, chi ngân sách nhà nước là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Song, việc cung cấp này có những đặc thù riêng:

    Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn chặt với những nhiệm vụ chính trị, kinh tế -xã hội mà Chính phủ phải đảm nhận trước quốc gia. Mức độ, phạm vi chi tiêu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào quy mô và tính chất nhiệm vụ của Chính phủ trong mỗi thời kỳ.

    Thứ hai, tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội, chính trị và ngoại giao. Vì vậy, trong công tác quản lý tài chính công, một yêu cầu đặt ra là: Khi xem xét, đánh giá về các khoản chi NSNN, cần sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lượng, đồng thời phải có quan điểm toàn diện và đánh giá tác dụng, ảnh hưởng của các khoản chi ở tầm vĩ mô.

    Thứ ba, xét về mặt tính chất, phần lớn các khoản chi NSNN là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp. Vì vậy, các nhà quản lý tài chính công cần phải có sự phân tích, tính toán trên nhiều phương diện tài chính, kinh tế, chính trị, xã hội trước khi đưa ra các quyết định chi tiêu để nâng cao hiệu lực và hiệu quả chi tiêu ngân sách nhà nước theo luật định.

    Vậy chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.

    1.1.2. Khái niệm quản lý chi NSNN

    Theo tác giả Phạm Thế Anh (2008): Quản lý chi NSNN là quá trình Nhà nước vận dụng các quy luật khách quan, sử dụng hệ thống các phương pháp, công cụ quản lý tác động đến các hoạt động chi NSNN phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

    Đối tượng tác động của quản lý chi NSNN là toàn bộ các khoản chi của NSNN được bố trí để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

    Quản lý chi NSNN là sự liên kết hữu cơ giữa Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý với khách thể quản lý là các đơn vị sử dụng NSNN và đối tượng quản lý là các khoản chi NSNN.

    Theo tác giả Sử Đình Thành (2010), đặc điểm quản lý chi NSNN bao gồm:

    – Chi NSNN được quản lý bằng pháp luật và theo dự toán. Bằng cách này Nhà nước và các cơ quan chức năng đưa ra cơ chế quản lý, điều hành chi NSNN đúng luật, đảm bảo hiệu quả và công khai, minh bạch.

    – Quản lý chi NSNN sử dụng tổng hợp các biện pháp, nhưng biện pháp tối ưu nhất là biện pháp tổ chức hành chính. Đặc trưng của biện pháp này là cưỡng chế đơn phương của chủ thể quản lý, thể hiện rõ nét trong cơ chế quản lý chi NSNN ở Việt Nam bởi NSNN Việt Nam là ngân sách thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Biện pháp này tác động vào đối tượng quản lý theo hai hướng: Một là, chủ thể ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định tính chất, mục tiêu, quy mô, cơ cấu tổ chức, điều kiện thành lập, mối quan hệ trong và ngoài tổ chức,… Hai là, chủ thể quản lý đưa ra các quyết định quản lý bắt buộc cấp dưới và cơ quan thuộc phạm vi điều chỉnh phải thực hiện những nhiệm vụ nhất định.

    – Hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN khó đo được bằng các chỉ tiêu định lượng. Nó không đồng nghĩa với hiệu quả chi NSNN, nếu như hiệu quả chi NSNN so sánh kết quả với số tiền mà nhà nước bỏ ra cho công việc nào đó, thì hiệu quả công tác chi NSNN được thể hiện bằng việc so sánh giữa kết quả công tác quản lý chi NSNN thu được với số chi phí mà Nhà nước đã chi cho công tác quản lý chi NSNN.

    – Phương thức quản lý chi NSNN được hiểu là tổng hợp tất cả các cách thức, biện pháp được áp dụng để quản lý chi ngân sách theo một quy trình thống nhất nhằm đạt các mục tiêu chi ngân sách đã định. Như vậy, phương thức quản lý chi NSNN bao gồm trong nó hai nội hàm: mục tiêu chi ngân sách và quy trình thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu đã định.

    Mục tiêu tổng quát quản lý chi NSNN là nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững và đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo. Mục tiêu chi tiết nhằm:

    – Phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính của nhà nước;

    – Nâng cao hiệu quả hoạt động về cung cấp hàng hóa công;

    – Thực hiện công bằng xã hội.

    Song, quản lý chi NSNN là một hoạt động ít nhiều mang tính chủ quan của nhà nước, do vậy, việc quản lý chi NSNN phải tuân thủ các nguyên tắc có tính luật định.

    Cũng như quản lý NSNN nói chung, quản lý ngân sách cấp quận/huyện là hoạt động của các chủ thể quản lý ngân sách cấp quận/huyện thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động ngân sách nhằm đạt được mục tiêu đã định trong phạm vi quận/huyện. Theo đó, chủ thể quản lý ngân sách cấp quận/huyện là UBND quận/huyện, Chi cục Thuế quận/huyện và các cơ quan nhà nước có liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập, sử dụng NSNN cấp quận/huyện. Đối tượng của quản lý NSNN là các hoạt động thu, chi NSNN trong phạm vi quận/huyện.

    Về phương pháp quản lý có thể sử dụng các phương pháp như: tổ chức, hành chính, kinh tế. Còn công cụ quản lý chủ yếu là hệ thống pháp luật trong quản lý và điều hành các hoạt động tài chính nhà nước.

    Quản lý chi ngân sách cấp quận là quá trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sử dụng hệ thống các biện pháp tác động vào hoạt động chi ngân sách cấp quận  đảm bảo cho các khoản chi ngân sách quận được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Hoạt động đó gồm việc lập dự toán; phân bổ và giao dự toán; chấp hành dự toán; quyết toán chi ngân sách nhà nước và thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi ngân sách nhà nước cấp quận.

  2. D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 12-2019\LV HỌC VIỆN 2019-KTL\LV CHI NGÂN SÁCH THANH KHÊ

    Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
    Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *