Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Đà Nẵng là một thành phố có vị trí chiến lược trong sự phát triển chung của đất nước. Tháng 9 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quãng Ngãi và Bình Định. Trong đó, Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Điều đó càng đòi hỏi Đà Nẵng phải có những bước phát triển vượt bật trên tất cả các lĩnh vực KT-XH. Từ đó, việc khai thác và sử dụng tiềm năng của nguồn vốn FDI cũng như DNFDI có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn này. Bất kì một tỉnh, thành phố nào muốn thực hiện CNH – HĐH đều cần phải có vốn, vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện CNH – HĐH và góp phần vào mục tiêu CNH – HĐH chung của cả nước. Song vốn được tạo từ đâu và bằng cách nào là phụ thuộc rất lớn vào chính sách của mỗi tỉnh, mỗi thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Thông thường vốn được huy động từ hai nguồn: vốn trong nước và ngoài nước. FDI có vai trò to lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao mức sống cho người dân.

Riêng trong giai đoạn 2011-2018, thành phố đã thu hút được 558 dự án với số vốn đầu tư đăng ký đạt 1,4275 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 42,61% tổng vốn đăng ký ĐTNN. Số dự án ĐTNN trong các khu công nghiệp là 76 dự án, với số vốn đăng ký 599,5 triệu USD, chiếm 41,99% tổng số vốn đăng ký giai đoạn này; trong Khu Công nghệ cao thu hút được 06 dự án, với số vốn đăng ký 159,96 triệu USD, chiếm 13,11%; ngoài KCN/KCNC thu hút được 476 dự án, 668,14 tỷ USD, chiếm 46,80%. Các quốc gia có số vốn đầu tư đăng ký lớn nhất là Singapore, Nhật Bản, Hòa Kỳ, British Virgin và Hàn Quốc.

Do đó để tiếp tục phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng chúng ta cần thu hút nhiều hơn nữa các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn FDI . Đây cũng là lý do chủ yếu để tôi lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng” làm Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế.

  1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nên được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, dòng lưu chuyển vốn FDI cũng không những tăng lên, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu. Với mục đích khác nhau đã có nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu về kinh tế có vốn FDI.

– Nguyễn Ngọc Anh (2014) Luận án tiến sỹ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” [1] Nghiên cứu đã đề xuất mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế và ứng dụng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha, phân tích EFA, phân tích CFA, phân tích SEM để xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng thúc đẩydòng chảy FDI vào Vùng, làm tăng thêm cơ sở khoa học cho các nhận định và đóng góp hữu ích về phương pháp cho các nhà nghiên cứu.Trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật và chọn lọc, luận án đã khái quát được đặc thù FDI, luận án cũng khái quát được thực trạng về nhân tố thuộc Vùng có ảnh hưởng đến dòng chảy FDI trong thời gian qua, qua đó, giúp chính quyền các địa phương trong Vùng quan tâm hơn đến các nhân tố này khi hoạch định chính sách thu hút FDI ở địa phương mình. Ngoài ra, trên cơ sở định hướng phát triển Vùng, kết quả phân tích định lượng về tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy FDI cũng như những nhận định về thực trạng các nhân tố này, luận án đã gợi ý chính sách nhằm cải thiện một số nhân tố ảnh hưởng để tăng cường thu hút FDI vào Vùng. Chính sách này có giá trị tham khảo nhất định trong hoạch định và thực thi chính sách thu hút FDI ở các địa phương trong Vùng. Tuy nhiên đây là luận án tác giả nghiên cứu trên địa bàn cả khu vực rộng lớn cả khu vực miền Trung Việt Nam. Các giải pháp tác giả đưa ra để giải quyết cho toàn vùng kinh tế ở khu vực miền Trung Việt Nam.[1].

 

– Luận văn Thạc sỹ kinh tế với đề tài “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Vui (2013) bảo vệ tại Hội đồng khoa học Đại học Kinh tế, Đại Học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu của tác giả đã phần nào nêu được cơ sở lý luận về QLNN đối với các DNFDI trên địa bàn cấp tỉnh. Tuy nhiên, chưa nêu lên được cơ sở lý luận về sự cần thiết phải QLNN đối với DNFDI. Phần 2, phần thực trạng QLNN đối với DNFDI tại tỉnh Bắc Ninh lại chỉ nêu lên tình hình hoạt động của DNFDI, chưa đánh giá được thực trạng DNFDI trên địa bàn, đa phần thiêng về thu hút FDI vào địa bàn, phần hoàn thiện QLNN đối với DNFDI tại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 đã nêu lên một số biện pháp hoàn thiện nhưng còn chung chung do thiếu các căn cứ để hoàn thiện [2]..

 

– Đặng Thành Cương (2016), luận án tiến sĩ, “Tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Nghệ An” . Đây là công trình nghiên cứu hết sức công phu và toàn diện về đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI thuộc một địa phương cụ thể. Ở luận án này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu thu hút vốn FDI vào một tỉnh, cụ thể là tỉnh Nghệ An, trong đó phân tích thực trạng thu hút vốn, hiệu quả sử dụng vốn FDI, đặc biệt tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI tại tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án đưa ra các giải pháp cụ thể cho tỉnh Nghệ An trong thu hút vốn FDI thời gian tới  [3].

Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã phần nào tổng hợp, hệ thống hóa lý luận cơ bản về FDI và về QLNN đối với DNFDI cũng như đưa ra thực trạng QLNN đối với DNFDI tại một số địa phương, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với DNFDI tại địa phương đó. Tuy nhiên, thấy được những hạn chế trong các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, bài viết nêu trên và thực tế chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và đầy đủ về hệ thống DNFDI, quản lý nhà nước đối với các DNFDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tác giả đã định hướng, tập trung nghiên cứu vấn đề này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong luận văn. Luận văn sẽ khái quát, hệ thống được cơ sở lý luận về FDI, DNFDI cũng như QLNN đối với DNFDI trên địa bàn cấp tỉnh và có được những phân tích, đánh giá thực trạng DNFDI, QLNN đối với DNFDI tại thành phố Đà Nẵng.

 

  1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

– Trình bày cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khẳng định vai trò của loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay.

– Phân tích thực trạng thu hút vốn FDI của thành phố Đà Nẵng; xác định kết quả tích cực, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

 

– Đề xuất phương hướng và giải pháp để quản lý và tăng cường thu hút vốn FDI vào thành phố Đà Nẵng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:

  • Có được những nhận định, đánh giá có căn cứ lý luận và thực tế về sự QLNN của các ngành, các cấp ở Đà Nẵng đối với các DNFDI trên địa bàn.

 

  • Có được những căn cứ lý luận và thực tiễn để từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện QLNN của các ngành, các cấp ở Đà Nẵng đối với các DNFDI trên địa bàn thành phố.
  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác QLNN của thành phố Đà Nẵng với các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài.

– Đối tượng quản lý: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

– Chủ thể quản lý: Nhà nước địa phương cấp tỉnh (Thành phố Đà Nẵng)

4.2. Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi không gian nghiên cứu: trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
  • Phạm vi thời gian nghiên cứu chủ yếu vào giai đoạn 2014 – 2018 và giải pháp định hướng đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
  1. Phương pháp nghiên cứu
  2. Phương pháp luận

 

Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chính Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của thành phố Đà Nẵng về phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

 

  1. Phương pháp nghiên cứu

 

  • Tổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sánh…
  • Ngoại suy logic…
  • Phương pháp thống kê mô tả
  1. Đóng góp mới về lý luận và thực tiễn

Luận văn đã có những đóng góp mới sau đây:

  • Luận văn đã tổng hợp hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận văn đã xây dựng khung nghiên cứu và nêu bật được nội dung chính của các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và từ đó đề xuất các chính sách thu hút phù hợp hơn.
  • Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá những thuận lợi; khó khăn của doanh nghiệp FDI. Dựa trên cơ sở thực tế tại địa phương, luận văn cũng đưa ra các giải pháp để tăng cường thu hút vốn FDI vào địa bàn thành phố.
  • Kết quả nghiên cứu cũng góp phần khẳng định việc tăng cường thu hút FDI tại thành phố Đà Nẵng cần gắn quy mô với chất lượng và hiệu quả sử dụng.
  1. Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận và về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp Thành phố Đà Nẵng.

Chương 2: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nâng cao hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng

.D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 12-2019\LV HỌC VIỆN 2019-KTL\LV ÁNH VIỆN HÀN LÂM\KIM ÁNH

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng
Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng

 

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI

 

1.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

  1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Hiện nay, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài chúng ta thấy có nhiều quan điểm khác nhau. Tất cả đều khai thác một hoặc một vài khía cạnh của vấn đề nhằm khái quát hoá bản chất, nội dung, hình thức của hoạt động này. Có thể thấy rõ qua một số khái niệm sau:

Theo Ủy ban Liên hợp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài là: “Một khoản đầu tư bao gồm mối quan hệ trong dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hoặc công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trực tiếp, doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh nước ngoài)” 

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa ra khái niệm về FDI như sau:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty”.

FDI được thực hiện dưới hình thức đầu tư mới bằng cách thiết lập công ty con từ đầu hoặc sáp nhập, mua lại công ty hiện có ở nước sở tại và chủ yếu được thực hiện bởi MNE. Đây là công ty có sự tham gia FDI, sở hữu, kiểm soát giá trị gia tăng hoạt động ở nhiều quốc gia [6], phải có đáng kể FDI chứ không chỉ là công ty xuất khẩu [8]. Hơn nữa, công ty phải tham gia quản lý hoạt động của công ty con chứ không đơn thuần là giữ chúng trong danh mục đầu tư tài chính thụ động. Vì vậy, công ty có nguồn nguyên vật liệu ở nước ngoài, cấp giấy phép công nghệ, xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, hoặc chỉ nắm giữ cổ phần thiểu số trong liên doanh ở nước ngoài mà không có bất kỳ sự tham gia quản lý nào thì chỉ được coi là tập đoàn quốc tế. Họ không phải là MNE nếu không có đáng kể hoạt động FDI, chủ động quản lý và coi những hoạt động về chiến lược, tổ chức của công ty mà họ đầu tư như là bộ phận không thể tách rời của công ty. Vì vậy, giữa FDI và MNE thường có mối quan hệ mật thiết nhau. Đây là đối tượng chủ yếu, được nước chủ nhà quan tâm thu hút bởi tiềm lực tài chính, công nghệ, kỹ năng tổ chức quản lý và thị trường toàn cầu của MNE sẽ có tác động lan tỏa đối với nền kinh tế nước chủ nhà.

 

  1. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Theo các tổ chức kinh tế, “doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 10% trở lên số cổ phần thường hay quyền bỏ phiếu (đối với doanh nghiệp có tư cách pháp nhân) hoặc tương đương (đối với doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân)” [8].

“Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNFDI) là doanh nghiệp được thành lập theo luật pháp nước sở tại. Trong doanh nghiệp đó có phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu phần vốn họ góp vào doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về rủi ro của doanh nghiệp trên số vốn góp đồng thời có quyền tổ chức, quản lý doanh nghiệp theo vốn góp” [9].             

          Do đặc thù của mỗi quốc gia mà có các quy định khác nhau về mô hình doanh nghiệp cho hoạt động đầu tư nước ngoài nhưng có thể hiểu một cách chung nhất là: DNFDI là doanh nghiệp trong đó nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư toàn bộ hoặc một phần; trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu sinh lời.

Qua phân tích ở trên, có thể hiểu: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (hay còn gọi là DNFDI) là một hình thức tổ chức kinh doanh, trong đó có một bên hoặc các bên mang quốc tịch khác nhau cùng góp vốn, cùng quản lý cơ sở kinh tế đó vì mục tiêu sinh lời, phù hợp với các quy định luật pháp của nước sở tại và thông lệ quốc tế”.

1.1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nhà ĐTNN phải góp tỷ lệ vốn tối thiểu trong tổng vốn đầu tư để giành quyền kiểm soát, tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Tỷ lệ này được quy định theo luật lệ mỗi quốc gia. Tài liệu hướng dẫn cán cân thanh toán của IMF 1993 quy định tỷ lệ vốn cổ phần nắm giữ tối thiểu 10%; theo chuẩn mực của OECD, tỷ lệ nắm giữ tối thiểu 10% cổ phần phổ thông hay 15% quyền biểu quyết. Thu nhập của nhà ĐTNN phụ thuộc kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ đầu tư, nó mang tính chất là khoản thu nhập kinh doanh, không phải là khoản lợi tức. FDI liên quan đến việc chuyển giao một gói tài sản gồm: vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, tổ chức từ nước này sang nước khác. Do đó, nước chủ nhà có thể tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Đây là mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Nguồn vốn đầu tư có thể vốn đầu tư ban đầu của nhà ĐTNN dưới hình thức vốn pháp định, vốn tái đầu tư từ lợi nhuận, vốn vay của doanh nghiệp để mở rộng dự án trong quá trình hoạt động.

 

Hoạt động FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu tư mà cũng có cả công nghệ, kỹ thuật, bí quyết kinh doanh, sản xuất, năng lực Marketing, trình độ quản lý… Hình thức đầu tư này mang tính hoàn chỉnh bởi khi vốn đưa vào đầu tư thì hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành và sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nước chủ nhà hoặc xuất khẩu [9]. Do vậy, đầu tư kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đây là đặc điểm để phân biệt với các hình thức đầu tư khác, đặc biệt là với hình thức ODA (hình thức này chỉ cung cấp vốn đầu tư cho nước sở tại mà không kèm theo kỹ thuật và công nghệ).

 

Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu vào vốn pháp định tuỳ theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài ở từng nước, để họ có quyền trực tiếp tham gia điều hành, quản lý đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc vào vốn góp. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài càng cao thì quyền quản lý, ra quyết định càng lớn. Đặc điểm này giúp ta phân định được các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu nhà đầu tư nước ngoài góp 100% vốn thì doanh nghiệp đó hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành.

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng
Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *