Thực thi chính sách xây dụng nông thôn mới tại huyện hương khê

Thực thi chính sách xây dụng nông thôn mới tại huyện hương khê

Thực thi chính sách xây dụng nông thôn mới tại huyện hương khê

 

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ nào Đảng ta cũng chăm lo Đến phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đất nước ta bước vào công cuộc Đổi mới, nền kinh tế Được vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường Định hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới. Nền kinh thế thị trường và hội nhập có nhiều ưu Điểm như giải phóng lực lượng sản xuất, thúc Đẩy tăng trưởng, tạo Điều kiện Để nâng cao Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy vậy, bên cạnh những ưu Điểm thì nền kinh tế thị trường Đã bộc lộ nhiều khuyết tật. Do việc phân bổ nguồn lực kinh tế tuân theo quy luật vận Động của hệ thống thị trường, cho nên, những vùng, Địa phương khó khăn, ít tài nguyên khoáng sản và không có vị trí Địa lý thuận lợi thì vẫn phát triển chậm, Đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, phân cực giàu nghèo ngày càng sâu sắc, nhất là ở nông thôn vùng sâu, vùng xa. Một thực tế Đang diễn ra là do nông thôn chậm phát triển nên áp lực di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng lớn làm ảnh hưởng Đến quá trình  ổn Định và phát triển của các Đô thị.

Trước thực trạng nêu trên, Đảng và Nhà nước ta Đã có  nhiều  chủ trương, giải pháp Để hạn chế những tác Động tiêu cực của kinh tế thị trường và hội nhập như triển khai thực hiện chương trình Đầu tư cho các xã Đặc biệt khó khăn (Chương trình 135) và Đầu tư cho các huyện nghèo. Các Địa phương cũng Đã có nhiều cố gắng Để xây dựng nông thôn mới nhưng nông thôn nước ta có phạm vi rất rộng lớn, kinh tế của nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên nhìn chung nông thôn nước ta còn rất nghèo. Cùng với Đặc Điểm Địa hình phức tạp, nhiều sông suối chia cắt và cách lập làng theo tập quán có từ lâu Đời nên nông thôn ta phát triển còn lộn xộn, mỗi nơi làm theo một cách, chưa theo một chuẩn mực thống nhất nào.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ tướng Chính phủ Đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết Định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết Định số 800/QĐ- TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ Đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Tuy thời gian triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới chưa lâu nhưng các Địa phương, nhất là cấp cơ sở Đã bộc lộ nhiều lúng túng, vướng mắc trong quá trình chỉ Đạo thực hiện.

Huyện Hương Khê là huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh,  cách Thành phố Hà Tĩnh 54 km về phía Tây Nam. Trong những năm qua, huyện Hương Khê Đã Đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn như chương trình bê tông hóa kênh mương, làm Đường nhựa, xây dựng trường học, trạm y tế và các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao Đạt chuẩn  quốc gia, chuyển Đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng vật nuôi, phát triển làng nghề…theo hướng xây dựng nông thôn mới. Mặc dầu Đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả Đạt Được vẫn còn khiêm tốn, cơ sở hạ tầng của huyện còn  nhiều bất cập và xây dựng thiếu quy hoạch, Hương Khêvẫn là một huyện nghèo, kinh tế của huyện vẫn là thuần nông, sản xuất hàng hóa chưa phát  triển, Đời sống của nhân dân còn hết sức khó khăn. Hương Khê Đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết như xuất phát Điểm của huyện thấp, trình Độ, năng lực của Đội ngũ cán bộ còn hạn chế, Đời sống của nhân dân còn khó khăn. Để góp phần công sức vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở Địa phương, chúng tôi chọn Đề tài nghiên cứu: “Thực thi chính sách xây dụng nông thôn mới tại huyện hương khê, tỉnh Hà Tỉnh” làm đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sĩ.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở Đánh giá Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và mô hình nông thôn mới ở huyện Hương Khê thời gian qua Đề xuất các giải pháp chủ yếu Đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Địa phương thời gian tới.

  1. Nhiệm vụ nghiên cứu
    • Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện
    • Đánh giá thực trạng mô hình nông thôn mới và quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Hương Khê thời gian
    • Xác Định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Địa bàn nghiên cứu.
    • Đề xuất Định hướng và các giải pháp chủ yếu Đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Địa phương trong những năm tới.
  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là mô hình nông thôn mới, các chủ thể tham gia quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm các hộ nông dân, cán bộ các cấp, các tổ chức Đoàn thể thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

  1. Phạm vi nghiên cứu
  • Phạm vi về không gian: Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Phạm vi về thời gian: Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu trong 3 năm từ 2016 Đến 2018. Giải pháp đến năm 2025
  1. Đóng góp mới của Luận văn

– Đề tài cung cấp cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý tham khảo đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả hơn việc xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Hương Khê trong thời gian tới.

– Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các huyện có tính chất tương đồng với huyện Hương Khê; đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập kinh tế chính trị ở các trường đại học.

 

 

  1. Phương pháp nghiên cứu
  2. Cơ sở lý luận

Luận văn được hoàn thiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nông thôn, nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới về kinh tế.

  1. Cơ sở thực tiễn: Luận văn dựa vào các báo cáo của UBND huyện Hương Khê về xây dựng nông thôn mới quan các năm 2016-2018 và từ khảo sát thực tiễn của tác giả.
  2. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của Luận văn được chia thành 3 chương

Chương 1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách nông thôn mới

Chương 2. Thực trạng thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới tại Huyện Hương Khê

Chương 3. Giải pháp đẩy mạnh thực thi chính sách xây dựng nông thôn mới tại Huyện Hương Khê

D:\NGHỀ LUẬN VĂN\ĐÃ HOÀN THÀNH ALL\ĐÃ HOÀN THÀNH 12-2019\LV HỌC VIỆN 2019-KTL\LV CÔNG HƯƠNG KHÊ-CSC\BÀI LÀM

Thực thi chính sách xây dụng nông thôn mới tại huyện hương khê
Thực thi chính sách xây dụng nông thôn mới tại huyện hương khê

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC THI

CHÍNH SÁCH NÔNG THÔN MỚI

1.1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG THÔN, NÔNG THÔN MỚI VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ KINH TẾ

1.1.1. Các khái niệm cơ bản về nông thôn, nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới

1.1.1.1. Khải niệm nông thôn

Nông thôn theo nghĩa truyền thống, là một khái niệm chỉ một bộ phận của đất nước dùng để phân biệt với khái niệm thành thị. Đó là một địa bàn không gian rộng lớn mà đại bộ phận dân cư là những người nông dân, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; quan hệ xã hội chủ yếu trong lũy tre làng với cây đa, giếng nước, sân đình, trên cơ sở huyết thống, dòng họ… Tuy nhiên ngày nay cùng với quá trình phát triển của xã hội những yếu tố truyền thống có sự biến động. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất về nông thôn cũng có sự thay đổi.

Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học và Bách khoa Việt Nam: “nông thôn là phần lãnh thổ của một nước hay một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế – xã hội, điều kiện sống khác biệt với đô thị và dân cư chủ yếu làm nghề nông”.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Nông thôn là một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, thu nhập của dân cư từ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Tên gọi của địa bàn nông thôn thường là xã, thôn, làng, ấp, bản… Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Về mặt kinh tế – xã hội, dân cư nông thôn có mức sống, trình độ dân trí, điều kiện tiếp cận với tiến bộ khoa học – công nghệ trên thế giới thấp hơn dân cư đô thị; tỷ lệ người dân cao hơn đô thị. Trên phương diện ngành, lĩnh vực và vùng, để phân biệt với kinh tế thành thị, KTNT được quan niệm là tổng thể các hoạt động KT-XH diễn ra trên địa bàn nông thôn, bao gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn đó.

Khái niệm về nông thôn trong văn bản chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại thông tư Số: 54/TT-BNNPTNT, ngày 21-8- 2009 đã quy định rõ: Vùng, khu vực nông thôn Việt Nam xã hội chủ nghĩa là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là uy ban nhân dân xã.

Dưới góc độ kinh tế chính trị, theo tác giả, nông thôn là một cộng đồng xã hội nhỏ trong đó nông dân chiếm đa số, là các địa bàn có sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã” [32].

* Đặc trưng của nông thôn:

Nông thôn có ba đặc trưng cơ bản sau đây:

-Một là về giai cấp xã hội: người sinh sống ở nông thôn chủ yếu ở đây là nông dân, thiểu số còn lại là các tầng lớp xã hội khác như tiểu thương, thợ thủ công, địa chủ, phú nông.v.v…;

– Hai là về lĩnh vực SX kinh doanh: hoạt động sản xuất, kinh doanh ở vùng nông thôn bao gồm hoạt động SX nông nghiệp và hoạt động SX phi nông nghiệp như: buôn bán nhỏ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhỏ, trong đó hoạt động SX nông nghiệp là chủ yếu nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ hoạt động SX, kinh doanh;

– Ba là về lối sống văn hóa: lối sống văn hóa ở nông thôn thường là lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã. Chính lối sống văn hóa đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hệ thống xã hội nông thôn.

 

* Vai trò của nông thôn:

Nông thôn có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, cụ thể là:

– Nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, do đó nông thôn là cơ sở góp phần ổn định kinh tế – xã hội;

– Nông thôn là nơi cung cấp sức lao động cho thành thị và các ngành sản xuất, kinh doanh khác;

– Nông thôn là nơi cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp, dịch vụ;

– Nông thôn là nơi cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu cho xuất khẩu, tạo điều kiện tích lũy một phần vốn cho đất nước;

– Nông thôn là nơi tiếp nhận và là thị trường rộng lớn tiêu thụ các sản phẩm của ngành công nghiệp và dịch vụ

1.1.1.2. Tổng quan về nông thôn mới

* Khái niệm nông thôn mới

Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính thức về Nông thôn mới. Tuy nhiên, theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương, “Nông thôn mới là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [33]

Theo tác giả, nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.

* Đặc trưng của nông thôn mới : Nông thôn mới có 5 đặc trưng:

– Thứ nhất: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao;

– Thứ hai: Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;

– Thứ ba: Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;

– Thứ tư: An ninh tốt, quản lý dân chủ;

– Thứ năm: Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.

* Đơn vị NTM

Theo quy định hiện hành ở nước ta, đơn vị NTM có 3 cấp là xã NTM, huyện NTM và tỉnh NTM, và được quy định cụ thể như sau:

– Xã NTM: là xã đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia NTM;

– Huyện NTM: là huyện có 75% số xã NTM;

– Tỉnh NTM: là tỉnh có 80% số huyện NTM.

1.1.2.  Vai trò của xây dựng nông thôn mới ở nước ta

Nhìn chung, NTM có ba vai trò sau đây:

– Chức năng SX nông nghiệp hiện đại: chức năng cơ bản của nông thôn là SX dồi dào các sản phẩm nông nghiệm chất lượng cao. Khác với nông thôn truyền thống, SX nông nghiệp của NTM bao gồm cơ cấu các ngành nghề mới, các điều kiện SX nông nghiệp hiện đại hóa, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại. Cần phân tách rõ nông thôn với thành thị; các đặc điểm riêng của thành thị và làng xã; phân công hợp lý thành thị với nông thôn, tức là nhấn mạnh nông thôn phục vụ thành thị, ngược lại thành thị hỗ trợ nông thôn. Đó chính là cơ sở quan trọng để thực hiện thành thị và nông thôn phát triển hài hòa. Trong quá trình hình thành nên đô thị đã xuất hiện 2 loại hiệu ứng là hiệu ứng kinh tế khu vực và hiệu ứng tập hợp, 2 hiệu ứng này quyết định thành thị thích hợp để phát triển công nghiệp, do vậy mà chức năng của thành thị cũng được thực hiện xuất phát trên cơ sở 2 loại hiệu ứng này. Còn với nông thôn thì có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn. Xây dựng NTM không có nghĩa là biến nông thôn trở thành thành thị. Hướng tư duy áp dụng mô hình phát triển của thành thị vào xây dựng nông thôn phần nào đã phủ nhận những giá trị tự có của nông thôn và khả năng phát triển trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng nông thôn.

– Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống: kho tàng văn hóa truyền thống được cấu thành từ bởi rất nhiều thành phần quan trọng khác nhau. Các thành phần này không chỉ đóng vai trò không thể thay thế trong sự nghiệp hiện đại hóa và phát triển xã hội hài hoà của riêng một quốc gia, mà còn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong kho tàng văn hóa của toàn nhân loại. Nền văn hóa truyền thống mang đậm màu sắc thôn quê này đã được sản sinh trong một hoàn cảnh đặc biệt.

Các phương thức SX, sinh sống cũng như cơ cấu tổ chức mang tính đặc thù của xã hội nông thôn chính là nhân tố quyết định nền văn hóa mang đậm màu sắc của một quốc gia. Quy tắc hành vi của xã hội gồm những người quen này là những phong tục tập quán đã được hình thành từ lâu đời, ở đó con người đối xử tin cậy lẫn nhau trên quy phạm phong tục tập quán đó. Ở đó quan hệ huyết thống là mối quan hệ quan trọng nhất. Chính các tập thể nông dân cùng huyết thống đã giúp họ khắc phục được những nhược điểm của kinh tế tiểu nông, giúp bà con nông dân chống trọi với thiên tai.

Cũng chính văn hóa quê hương đã sản sinh ra những sản phẩm văn hóa tinh thần quý báu như lòng kính lão yêu trẻ, giúp nhau canh gác bảo vệ, giản dị tiết kiệm, thật thà đáng tin, yêu quý quê hương.vv.., tất cả được sản sinh trong hoàn cảnh xã hội nông thôn đặc thù. Các truyền thống văn hóa quý báu này đòi hỏi phải được giữ gìn và phát triển trong một hoàn cảnh đặc thù. Môi trường thành thị là nơi có tính mở cao, con người cũng có tính năng động cao, vì thế văn hóa quê hương ở đây sẽ không còn tính kế tục.

Do vậy, chỉ có nông thôn với đặc điểm SX nông nghiệp và tụ cư theo dân tộc mới là môi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hóa quê hương. Ngoài ra, các cảnh quan nông thôn với những đặc trưng riêng đã hình thành nên màu sắc văn hóa làng xã đặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học như trời đất giao hòa, thuận theo tự nhiên với sự tôn trọng tự nhiên, mưu cầu phát triển hài hòa cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dân tộc. Việc xây dựng NTM nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hòa vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn. Điều này không những hạn chế tác dụng của chức năng nông thôn mà còn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn hóa truyền thống.

– Chức năng sinh thái: chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa thành thị với nông thôn.

Nền văn minh nông nghiệp được hình thành từ những tích lũy trong suốt một quá trình lâu dài, từ khi con người thích ứng với thiên nhiên, lợi dụng, cải tạo thiên nhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến phải hứng chịu các ảnh hưởng xấu và cuối cùng là tôn trọng tự nhiên.

Trong nông thôn truyền thống, con người và tự nhiên sinh sống hài hòa với nhau, chức năng người tôn trọng tự nhiện, bảo vệ tự nhiên và hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự nhiên. Thành thị là hệ thống sinh thái nhân tạo phản tự nhiên ở mức độ cao nhất. Quá trình mưu cầu cuộc sống đầy đủ về vật chất đã khiến người thành thị càng ngày càng xa rời tự nhiên. Nền văn minh công nghiệp đã phá vỡ mối quan hệ hài hòa vốn có giữa con người với thiên nhiên, dẫn đến phá vỡ môi trường một cách nghiêm trọng.

Ở thành thị, con người không tránh khỏi phải đối mặt với những căn bệnh do ô nhiễm không khí, nước uống, thức phẩm mang lại. Các căn bệnh của xã hội văn minh hiện đại như ung thư, bệnh tâm não huyết quản.v.v…ngày càng gia tăng. Số lượng các ca tử vong do mắc các căn bệnh từ hệ thống hô hấp, bệnh nghề nghiệp và bệnh do ô nhiễm môi trường gây nên chiếm đến hơn 90% tổng số ca tử vong.

Thực thi chính sách xây dụng nông thôn mới tại huyện hương khê
Thực thi chính sách xây dụng nông thôn mới tại huyện hương khê

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa khiến con người ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong môi trường nước và không khí. Nếu so sánh với hệ thống sinh thái đô thị, thì hệ thống sinh thái nông nghiệp một mặt có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thực hoa quả cho con người, mặt khác cũng đáp ứng được các yêu cầu về môi trường tự nhiên. Thuộc tính SX nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Đất đai canh tác nông nghiệp, hệ thống thủy lợi, các khu rừng, thảo nguyên.vv… phát huy các tác dụng sinh thái như điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nước, phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất.v.v… Thông qua sự tuần hoàn của tự nhiên và năng lượng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu được lợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *