Hoàn thiện công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà nước Ba Tơ

1.Tính cấp thiết của đề tài

Công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Ba Tơ nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Tại khâu kiểm soát chi của Kho bạc vì không có quy chế cụ thể dẫn đến nhiều trường hợp đơn vị sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích. Bên cạnh đó, công tác thanh toán giữa đơn vị sự nghiệp với Kho bạc gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế cụ thể và việc quyết toán giữa đơn vị sự nghiệp với cơ quan chủ quản cũng gặp nhiều khó khăn do chưa thống nhất về công tác kiểm soát chi.

Hiện tại, Bộ Tài chính và KBNN đã có văn bản hướng dẫn về kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp và phương pháp hạch toán kế toán tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp nhưng chưa cụ thể đối với từng loại tài khoản khác nhau. Vì vậy, việc thanh toán các khoản chi của đơn vị cũng dễ dàng, dễ dẫn đến việc lợi dụng kẻ hở để trục lợi và việc kiểm soát chi của Kho bạc cũng không được chặt chẽ.

Xuất phát từ những hạn chế trên, tác giả đã nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà nước Ba Tơ” nhằm đề xuất ra những giải pháp có tính thực tiễn cao để giải quyết những vấn đề đang còn tồn tại.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở những vấn đề lý luận về kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà nước, tác giả đã đưa ra những bằng chứng là số liệu cụ thể để đánh giá thực trạng kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu là công tác KSC từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà nước Ba Tơ. Bao gồm tài khoản tiền gửi dự toán; tài khoản tiền gửi thu phí; tài khoản tiền gửi khác và tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác.

– Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian: Nghiên cứu công tác KSC từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp từ 2014 đến 2018.

+ Về không gian: Trên địa bàn huyện Ba Tơ.

4. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể như sau:

– Phương pháp thu thập số liệu:

+ Đối với dữ liệu thứ cấp: Thu thập số liệu về các văn bản, số lượng các tài khoản tiền gửi, số chi từ tài khoản tiền gửi …của Kho bạc Nhà nước trên địa bàn huyện Ba Tơ;

+ Đối với dữ liệu sơ cấp: Tham khảo ý kiến của các cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán Ngân sách Nhà nước.

– Phương pháp phân tích: Trên cơ sở số liệu về tình hình KSC và quan sát thực tế quá trình hoạt động của bộ máy kế toán, phân tích các quy trình nghiệp vụ để nắm bắt, hiểu rõ được công tác KSC từ tài khoản tiền gửi qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu,… giúp cho việc trình bày đề tài rõ ràng và có sức thuyết phục hơn.

5. Kết cấu của đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp;

Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà nước Ba Tơ;

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà nước Ba Tơ

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI TỪ TÀI KHOẢN

TIỀN GỬI CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

1.1. Khái quát về tài khoản tiền gửi và kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp

1.1.1. Khái quát tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm

1.1.1.2 Phân loại

1.1.1.3 Bản chất

1.1.2 Khái quát về kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm kiểm soát chi

1.1.2.2 Vai trò kiểm soát chi

1.1.2.3 Nguyên tắc kiểm soát chi

1.1.2.4 Phương pháp kiểm soát chi

1.2. Nội dung kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà nước

1.2.1 Kiểm soát chi tài khoản tiền gửi dự toán (3711)

1.2.2 Kiểm soát chi tài khoản tiền gửi thu phí (3712)

1.2.3 Kiểm soát chi tài khoản tiền gửi khác (3713)

1.2.4 Kiểm soát chi tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác (3714)

1.2.5. Các tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc nhà nước

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp

1.3.1. Yếu tố bên ngoài

1.3.2. Nhân tố bên trong

1.3.3. Các nhân tố khác

1.4. Kinh nghiệm kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp tại một số Kho bạc Nhà nước khác

1.4.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp

1.4.2. Bài học rút ra cho Kho bạc Nhà nước Ba Tơ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tổng thể, chương 1 của đề tài đã khái quát, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến công tác kiểm soát chi NSNN và kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề cơ bản của việc KSC NSNN qua KBNN, trong nội dung KSC từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp đã nêu ra nguyên tắc kiếm soát; nội dung kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp; các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSC. Những nội dung cơ bản trên sẽ làm nền tảng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về KSC tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác KSC tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua KBNN Ba Tơ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI TỪ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP QUA

KHO BẠC NHÀ NƯỚC BA

2.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Ba Tơ

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Ba Tơ

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Ba Tơ

2.2. Thực trạng kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà nước Ba Tơ

2.2.1. Kiểm soát chi tài khoản tiền gửi dự toán (3711)

2.2.2. Kiểm soát chi tài khoản tiền gửi thu phí (3712)

2.2.3. Kiểm soát chi tài khoản tiền gửi khác (3713)

2.2.4. Kiểm soát chi tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác (3714)

2.2.5. Kết quả thực hiện kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện Ba Tơ

a. Số lượng các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện Ba Tơ

Trên địa bàn huyện Ba Tơ tính đến nay có 64 đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến địa phương. Các đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau:

– Phân loại theo cấp Ngân sách giao dịch qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ như sau:

+ Ngân sách Trung ương: 0 đơn vị

+ Ngân sách địa phương: 64 đơn vị

– Phân loại theo mức tự đảm bảo kinh phí thường xuyên:

+ Tự đảm bảo kinh phí thường xuyên: 0 đơn vị

+ Tự đảm bảo một phần kinh phí thường xuyên: 01 đơn vị

+ NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên: 63 đơn vị

b. Doanh số thu chi của đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện Ba Tơ

Tùy theo từng loại hình đơn vị sự nghiệp mà kinh phí chủ yếu dùng để hoạt động là nguồn từ NSNN cấp và nguồn thu tại đơn vị, nguồn thu chủ yếu của các đơn vị sự nghiệp là thu từ phí, lệ phí, thu sự nghiệp khác và thu khác. Số liệu thu chi từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện Ba Tơ giai đoạn năm 2014-2018 được thể hiện tại bảng 2.3:

Bảng 2.3. Tình hình thu chi tài khoản tiền gửi đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện Ba Tơ giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: triệu đồng

NămSố dư năm trước chuyển sangSố thu trong nămSố chi trong nămSố còn lại chuyển năm sau
20141.57867.46566.8232.220
20152.22068.20166.4233.998
20163.99870.15365.9518.200
20178.20069.64566.13611.709
201811.70971.91267.54716.074

(Nguồn: Báo cáo Kho bạc Nhà nước Ba Tơ)

Nhìn chung, nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu chi cho các nội dung liên quan đến công tác thu tại đơn vị. Các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn hoạt động đa dạng, theo nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội như lĩnh vực y tế, giáo dục… Từ khi thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP cho đến nay có thể thấy rằng, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp là đúng hướng và phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp; các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ tài chính đã chủ động sử dụng kinh phí NSNN giao hiệu quả hơn để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ công cho xã hội.

a. Số lượng hồ sơ giải quyết trước hạn, đúng hạn và quá hạn:

Bảng 2.4. Số liệu về số lượng hồ sơ giải quyết trước hạn, đúng hạn

và quá hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

NămTổng số hồ sơ

Kho bạc thực hiện kiểm soát

Trong đó
Trước hạnĐúng hạnQuá hạn
20143.1921.2021.9900
20153.5912.7398520
20163.6182.8138050
20174.1892.9821.2070
20184.5283.2471.2810

(Nguồn: Báo cáo Kho bạc Nhà nước Ba Tơ)

Theo số liệu tại bảng 2.4, mặc dù số lượng hồ sơ phải giải quyết ngày càng nhiều, nhưng phần lớn số lượng hồ sơ đều được giải quyết trước hạn và đúng hạn, không có hồ sơ bị quá hạn. Kho bạc Nhà nước Ba Tơ rất chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao ý thức phục vụ khách hàng giao dịch của cán bộ làm công tác kiểm soát chi, giải ngân vốn phục vụ kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng, không để xảy ra tình trạng ách tắc, gây khó khăn cho đơn vị.

b. Số trường hợp và số tiền Kho bạc Nhà nước Ba Tơ từ chối cấp phát, thanh toán cho các đơn vị sự nghiệp qua kiểm soát chi

Bảng 2.5. Số liệu về số trường hợp và số tiền Kho bạc Nhà nước Ba Tơ từ chối cấp phát, thanh toán cho các đơn vị sự nghiệp qua kiểm soát chi

Đơn vị tính: triệu đồng

NămSố trường hợp vi phạmSố tiền từ chối thanh toánTrong đó
Vi phạm về chế độ chứng từSai chế độ, tiêu chuẩn, định mức
20147848942168
20155639231577
20164828623155
20173122919732
20182114812127

(Nguồn: Báo cáo Kho bạc Nhà nước Ba Tơ)

Từ bảng 2.5 thấy rằng trong các nội dung Kho bạc Nhà nước Ba Tơ từ chối thanh toán, các nội dung chi vi phạm về chế độ chứng từ chiếm số lượng lớn chủ yếu do kế toán đơn vị đánh máy sai các yếu tố trên chứng từ như: số tiền bằng số và bằng chữ không khớp, sai số tiền bằng chữ, thiếu số tài khoản, thiếu tên ngân hàng đơn vị hưởng, sai tài khoản người nhận tiền,… Số từ chối do sai tiêu chuẩn, định mức là do đơn vị chi nhưng không bám sát với các tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Khi gửi chứng từ thanh toán ra Kho bạc thì mới phát hiện và ngăn chặn. Điều này cho thấy sự cần thiết của công tác kiểm soát chi qua Kho bạc nhằm ngăn chặn các hành vi sai phạm trong chi tiêu của các đơn vị sự nghiệp. Số trường hợp cũng như số tiền vi phạm bị từ chối thanh toán giảm dần qua các năm cho thấy sự ý thức của đơn vị sự nghiệp ngày càng cao và công tác kiểm soát chi qua Kho bạc ngày càng được chú trọng. Đồng thời, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản quy định cụ thể về chứng từ đơn vị gửi Kho bạc kiểm soát nên số trường hợp vi phạm về chế độ chứng từ cũng giảm dần qua các năm.

2.3. Đánh giá công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, các văn bản, chính sách, chế độ từng bước được hoàn thiện đáp ứng các yêu cầu công tác quản lý NSNN nói chung, công tác KSC đối với các đơn vị sự nghiệp nói riêng. Trong đó, phân định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong việc tham gia quản lý chi NSNN, nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý tài chính công. Thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; quy định cụ thể về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp nhằm tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp.

Công tác KSC qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ trong đó có KSC thường xuyên tài khoản tiền gửi đối với các đơn vị sự nghiệp cũng đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, tạo ra được những kết quả đáng kể. Đánh giá những kết quả đạt được trong công tác kiểm soát chi thường xuyên tài khoản tiền gửi đối với các đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ giai đoạn 2014-2018 cụ thể như sau:

– Thứ nhất: Hoàn thành tốt nhiệm vụ KSC tài khoản tiền gửi đối với các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo thanh toán chính xác, kịp thời, đúng chế độ quy định góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí. Qua đó, việc sử dụng kinh phí dần đi vào nề nếp, giúp cho cơ quan Tài chính, KBNN và cơ quan có liên quan có căn cứ để quản lý và điều hành NSNN một cách hiệu quả hơn.

– Thứ hai: Triển khai và vận hành có hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác KSC tài khoản tiền gửi trong đó có các đơn vị sự nghiệp thông qua việc vận hành thông suốt hệ thống Tabmis, đưa vào triển khai hệ thống thanh toán song phương, thanh toán điện tử liên ngân hàng với chứng từ điện tử, hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt, tăng cường thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ góp phần tăng cường quản lý, kiểm soát việc sử dụng vốn NSNN.

Thông qua công tác KSC tài khoản tiền gửi qua KBNN đã thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp chấp hành tốt các quy định của Luật NSNN, nâng cao ý thức quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, chấp hành cơ chế quản lý tài chính, chi tiêu NSNN, góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng.

Đến nay, tất cả các đơn vị sự nghiệp đã xây dựng được Quy chế chi tiêu nội bộ, các nội dung được chuẩn hóa trong quy chế đã chính xác theo quy định. Qua đó, ý thức tiết kiệm được nâng lên rõ rệt, tập trung được con người, kinh phí phục vụ cho hoạt động chuyên môn, mở rộng dịch vụ, tạo điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ và cải thiện đời sống cán bộ, nhân viên trong các đơn vị sự nghiệp, đồng thời kiểm tra giám sát việc sử dụng kinh phí một cách hợp lý và hiệu quả.

2.3.2. Những điểm còn tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện

a. Về quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi tài khoản tiền gửi

– Thứ nhất: Hiện nay các chính sách chế độ về kiểm soát chi qua KBNN thường xuyên được thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu chiến lược phát triển Kho bạc điện tử đến năm 2020. Tuy nhiên trong công tác kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ, quy trình nghiệp vụ phục vụ công tác kiểm soát chi hiện nay còn chậm sửa đổi, chưa phù hợp với mô hình chuyển đổi sang Kho bạc điện tử. Hiện nay chưa có một quy trình kiểm soát chi hoàn chỉnh áp dụng đối với hình thức cấp Séc cho đơn vị nhận tiền trực tiếp tại Ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản. Do chưa có quy trình thống nhất nên dẫn đến ở mỗi đơn vị KBNN trực thuộc có cách kiểm soát khác nhau, đã gây không ít khó khăn trong công tác kiểm soát chi qua KBNN.

– Thứ hai: Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN quy định việc kiểm soát tài khoản tiền gửi mà cụ thể là tài khoản tiền gửi thu phí và tài khoản thu sự nghiệp khác thì hồ sơ kiểm soát giống như hồ sơ kiểm soát đối với dự toán. Tuy nhiên, chế độ kế toán của KBNN chưa có quy định về phương pháp hạch toán kế toán; phương pháp KSC trong trường hợp đơn vị tạm ứng. Vì vậy khi đơn vị có nhu cầu tạm ứng thì gây trở ngại cho kế toán viên Kho bạc trong quá trình xử lý chứng từ. Kế toán viên phải mở sổ theo dõi thủ công những khoản tạm ứng từ tài khoản tiền gửi nhưng thanh toán tạm ứng thì không biết xử lý như thế nào, hồ sơ Kho bạc lưu bao gồm những gì và dùng mẫu biểu nào để hạch toán.

b. Về cơ chế kiểm soát chi tài khoản tiền gửi

– Cơ chế KSC bằng bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng:

Đối với các nội dung chi được KSC bằng bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng, chất lượng KSC đem lại chưa cao. Cơ chế KSC bằng bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng với các khoản chi dưới 20 triệu đồng mặc dù đã góp phần giảm tải công việc cho KBNN và các hồ sơ, thủ tục cho đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên qua thực tế thực hiện, các đơn vị khi kê nội dung thanh toán còn tùy tiện, chưa phản ánh đúng thực tế nội dung các khoản chi, làm cho việc KSC không được chặt chẽ. Bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng chưa đáp ứng được một số khoản chi tính theo định mức của cơ quan có thẩm quyền (ví dụ như: chi tiền coi thi cho giám thị được xác định = Số phòng x số người x định mức), bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng chỉ có định mức và số lượng

– Cơ chế KSC theo đầu vào

Trong công tác KSC đối với các đơn vị sự nghiệp hiện nay vẫn thực hiện KSC theo đầu vào, có nghĩa là việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách chủ yếu dựa trên cơ chế KSC phí đầu vào. KBNN thiên về kiểm soát, khống chế các khoản chi theo các khoản mục chi như chi bao nhiêu, định mức tiêu chuẩn có đúng chế độ. Yêu cầu được đặt ra là các khoản chi phải đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay KSC tài khoản tiền gửi qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ mới dừng lại ở mức độ là đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Còn việc đánh giá khoản chi đó có tiết kiệm hay không, có hiệu quả hay không thì rất khó đánh giá được chính xác.

– Cơ chế kiểm soát đối với các khoản chi từ nguồn thu sự nghiệp

Hiện nay, việc thực hiện kiểm soát về hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi đối với các khoản chi từ số thu phí, lệ phí thuộc NSNN được thực hiện tương tự như trường hợp kiểm soát thanh toán, chi trả từ kinh phí do NSNN cấp bao gồm đầy đủ các hồ sơ chứng từ theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-BTC. Tuy nhiên việc quản lý và hạch toán các nguồn kinh phí này hoàn toàn khác nhau đã gây không ít khó khăn trong công tác KSC của kế toán viên Kho bạc.

Vì vậy, hiện nay mỗi KBNN có những cách kiểm soát, quản lý, theo dõi khác nhau; Có KBNN kiểm soát theo chi tiết dự toán chi ngân sách do đơn vị sự nghiệp lập, theo dõi từng mục chi bằng sổ tay; Có KBNN kiểm soát theo chế độ sử dụng tài khoản tiền gửi; Có nơi giao quyền tự chủ cho đơn vị. Chính những khó khăn lúng túng này nên trong quá trình KSC, đa số các Kế toán viên kho bạc chỉ kiểm soát phần kinh phí dự toán do NSNN cấp thông qua kiểm soát Tài khoản dự toán, còn kinh phí chi từ thu sự nghiệp chỉ được kiểm soát một cách chiếu lệ.

c. Về công tác thanh tra chuyên ngành của Kho bạc Nhà nước

Bên cạnh việc ban hành quy trình để làm căn cứ cho công tác KSC của kế toán viên Kho bạc, thì công tác kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định về thủ tục, quy trình nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp KSC của kế toán viên cũng rất quan trọng. Qua công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu bất thường trong hoạt động KSC của kế toán viên KBNN.

Tuy nhiên, do cơ chế kiểm soát tài khoản tiền gửi chưa được chặt chẽ nên giữa công tác thanh tra và KSC của kế toán viên Kho bạc gặp nhiều mâu thuẫn. Với yêu cầu kiểm soát phải ghi rõ nội dung chi để Kho bạc có căn cứ kiểm soát thì đơn vị khi rút tiền tạm ứng chỉ ghi được số dự trù, không phải là số chi chính xác nên khi Kho bạc tiến hành thanh tra chuyên ngành tại đơn vị thì số ghi trên chứng từ rút tiền không khớp với số liệu thực tế chi tại đơn vị. Điều này vi phạm quy định về công tác thanh tra chuyên ngành theo Quyết định số 2456/QĐ-BTC ngày 24/9/2014 của Bộ tài chính về việc ban hành quy chế hoạt động của Thanh tra chuyên ngành KBNN.

d. Về quản lý của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản

Điều kiện chi của Ngân sách Nhà nước là phải có trong dự toán được duyệt, tuy nhiên dự toán từ nguồn thu của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt thường rất chậm, vì vậy rất khó cho công tác KSC của Kho bạc trong những tháng đầu năm, kế toán viên chỉ căn cứ vào các văn bản hiện hành để kiểm soát mà không đảm bảo được nội dung chi đó có nằm trong dự toán được duyệt hay không.

Đối với những khoản chi tạm ứng khi đơn vị quyết toán với cơ quan chủ quản thì số liệu thanh toán giữa Kho bạc và chứng từ gốc tại đơn vị không khớp nhau nhưng vẫn duyệt quyết toán và không có phương án phối hợp xử lý, điều này rất dễ gây ra sự lợi dụng trong quá trình đơn vị lập thủ tục thanh toán cho hoạt động nghiệp vụ

Theo quy định, cơ quan tài chính và cơ quan chủ quản có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện chi tiêu của đơn vị và phối hợp với Kho bạc để quản lý quỹ Ngân sách. Tuy nhiên trong thực tế vai trò này vẫn chưa được chú trọng làm cho công tác quản lý quỹ Ngân sách chưa được thực hiện tốt, vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được xử lý kịp thời. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác cải cách thủ tục hành chính chưa được thực hiện triệt để

2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

a. Các quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi chưa được bổ sung kịp thời

Hiện nay các chính sách chế độ về KSC NSNN qua KBNN thường xuyên được thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu chiến lược phát triển Kho bạc điện tử đến năm 2020. Tuy nhiên, chế độ về KSC từ nguồn dự toán NSNN thì được thay đổi bổ sung liên tục, còn chế độ KSC từ tài khoản tiền gửi vẫn còn bị bỏ ngõ và chưa được quan tâm đúng mức. Theo số liệu như phần 2.1.3 đã cung cấp có thể thấy rõ nguồn thu tại đơn vị cũng góp phần không nhỏ vào hoạt động của đơn vị, càng ngày nguồn thu càng nhiều nên Nhà nước cũng cắt giảm được lượng kinh phí NSNN cấp cho đơn vị hoạt động. Vì vậy, cần thiết phải ban hành quy trình về KSC, phương pháp hạch toán kế toán từ tài khoản tiền gửi để khắc phục được những hạn chế nêu trên.

b. Cơ chế, chính sách kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp còn nhiều bất cập

Một là: Hệ thống cơ chế chính sách về quản lý và phương thức hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp chưa được đổi mới đồng bộ; tiêu chí kết hợp việc đánh giá kết quả sử dụng kinh phí với kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng hoạt động sự nghiệp khi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa có hoặc có nhưng chưa cụ thể.

Hai là: Tình trạng chồng chéo, quy định chung chung trong ban hành các chính sách chế độ gây khó khăn lúng túng trong công tác KSC.

Ba là: Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi là tiền đề, điều kiện quan trọng của việc KSC đối với các đơn vị sự nghiệp (như hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật của từng lĩnh vực, chính sách viện phí…) còn chậm được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện phù hợp với thực tế.

Bốn là: Chưa có các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lượng “đầu ra” thay thế các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ở “đầu vào” để khắc phục tình trạng phân bổ theo “cào bằng” như hiện nay

c. Công tác quản lý, giám sát, phối hợp giữa cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và Kho bạc chưa được chặt chẽ

Các đơn vị sự nghiệp chưa quan tâm đến công tác kiểm soát nội bộ, công tác tự kiểm tra. Hiện nay trong công tác giám sát tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ chi tiêu tại các các đơn vị sự nghiệp còn dựa vào công tác kiểm soát chứng từ chi của KBNN.

Vai trò của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản của đơn vị sự nghiệp chưa được phát huy đúng mức, thể hiện ở các vấn đề sau:

Sự phối hợp giữa cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản và Kho bạc Nhà nước Ba Tơ chưa thực sự đồng bộ và chưa có sự kết hợp chặt chẽ kịp thời để hỗ trợ được cho nhau trong công tác quản lý chi trên địa bàn. Mỗi cơ quan thực hiện nhiệm vụ của mình một cách riêng lẻ, thiếu sự phối hợp trong công tác điều hành giám sát. Các cuộc họp giao ban của các ngành chủ yếu tập trung về những vấn đề lớn và trọng tâm của thành phố mà ít khi đề cập đến những bất cập phát sinh hằng ngày.

Theo quy định hiện nay, cơ quan chủ quản có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý và đúng đắn của quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị sự nghiệp cấp dưới xây dựng. Trường hợp có các điều khoản không phù hợp với quy định của Nhà nước thì cơ quan quản lý cấp trên có ý kiến yêu cầu đơn vị phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Tuy nhiên hiện nay công tác này chưa được quan tâm đúng mức nên dẫn đến các đơn vị ban hành quy chế không đồng bộ trong 1 ngành mà mỗi đơn vị có 1 qui chế riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT

CHI TỪ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC BA TƠ

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Mục tiêu và chiến lược phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước đến năm 2020

a. Mục tiêu tổng quát

b. Nội dung cơ bản Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020

3.1.2. Mục tiêu và định hướng của Kho bạc Nhà nước Ba Tơ

a. Mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ

b. Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi đối với đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp

3.2.1 Giải pháp đối với tài khoản tiền gửi dự toán (3711)

Đề xuất mở thêm Tài khoản 3715 – Tài khoản tạm ứng từ nguồn tiền gửi dự toán

3.2.2 Giải pháp đối với tài khoản tiền gửi thu phí (3712)

Đề xuất mở thêm TK 3716: Tài khoản tạm ứng từ nguồn thu phí, lệ phí

3.2.3 Giải pháp đối với tài khoản tiền gửi khác (3713)

Đề xuất mở thêm TK 3717 Tài khoản tạm ứng từ nguồn tiền gửi khác

3.2.4 Giải pháp đối với tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp khác (3714)

Đề xuất mở thêm TK 3718: Tài khoản tạm ứng từ nguồn thu sự nghiệp khác

3.2.5. Hạch toán kế toán

– Căn cứ Ủy nhiệm chi, Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi, …, kế toán ghi (AP):

+ Đối với thực chi

Nợ TK 3711, 3712, 3713, 3714

Có TK 3392 – Phải trả trung gian – AP

Đồng thời ghi (AP):

Nợ TK 3392 – Phải trả trung gian – AP

Có TK 1112, 1191

+ Đối với tạm ứng

Nợ TK 3715, 3716, 3717, 3718

Có TK 3392- Phải trả trung gian – AP

Đồng thời ghi (AP):

Nợ TK 3392 – Phải trả trung gian – AP

Có TK 1112, 1191

+ Khi đơn vị có đầy đủ hồ sơ chứng từ thì làm thủ tục thanh toán tạm ứng với Kho bạc

Căn cứ giấy đề nghị thanh toán tạm ứng từ tài khoản tiền gửi, kế toán ghi (GL)

Nợ TK 3711, 3712, 3713, 3714

Có TK 3715, 3716, 3717, 3718

3.2.6. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi đối với đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà nước

3.2.7. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi đối với đơn vị sự nghiệp

3.2.8. Tăng cường vai trò của thanh tra, kiểm tra nội bộ đối với công tác kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi đối với đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà nước

3.2.9. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tài khoản tiền gửi của đơn vị sự nghiệp

3.2.10. Một số giải pháp khác

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Ủy ban nhân dân các cấp

3.3.2. Kho bạc Nhà nước

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua quá trình thực hiện đã nhìn thấy các hạn chế, tồn tại trong công tác KSC từ tài khoản tiền gửi đối với các đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ và tham khảo chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến năm 2020, định hướng hoàn thiện công tác KSC từ tài khoản tiền gửi đối với các đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ, tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này. Tuy nhiên, để các giải pháp đề ra được thực hiện có hiệu quả, khoa học và đồng bộ thì cần sự tham gia của KBNN đề xuất Bộ Tài chính ban hành quy định bằng văn bản để tạo điều kiện về mặt pháp lý cho cán bộ KSC có căn cứ để thực hiện.

KẾT LUẬN

Kiểm soát chi từ tài khoản tiền gửi đối với các đơn vị sự nghiệp là một nội dung quan trọng trong quản lý chi ngân sách của Nhà nước, đặc biệt là đối với đơn vị sự nghiệp. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của đơn vị, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tiêu cực, góp phần ổn định nền kinh tế tài chính quốc gia.

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi tài khoản tiền gửi với các đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà Nước Ba Tơ là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. Các giải pháp phải có tính hệ thống, xuyên suốt và phù hợp với các cơ chế, chính sách, từ Luật đến các văn bản hướng dẫn và phù hợp với điều kiện thực tế.

Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả luôn nỗ lực hết sức cố gắng, tuy vậy vẫn sẽ còn những kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót, hạn chế.

Tác giả chân thành mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ để luận văn được hoàn thiện hơn./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\DINH THIEN TRUONG\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *