Giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường Mẫu giáo

Giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường Mẫu giáo

Giáo dục kỹ năng nhận biết cảm  xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường Mẫu giáo, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trẻ từ 0-6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Trẻ em lứa tuổi mầm non, tình cảm, cảm xúc thống trị tất cả các mặt trong hoạt động tâm lí của trẻ. Tại sao một số trẻ em khi lớn lên dễ dàng vượt qua những thách thức và tạo được những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống? Trong khi những trẻ có thành tích học tập tương tự lại phải đấu tranh trong sự nghiệp và xây dựng các mối quan hệ? Chỉ số trí tuệ (Intelligent Quotient – IQ) có phải là chỉ số duy nhất để dự đoán thành công của một con người?

Trí thông minh giúp con người nhận thức thế giới khách quan còn trí tuệ cảm xúc giúp con người nhận thức và làm chủ cảm xúc của bản thân, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Trong đó, kỹ năng nhận biết cảm xúc là một phần của trí tuệ cảm xúc mà chương trình giáo dục mầm non đang hướng đến.

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp các em phát triển về mọi mặt: thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một …và phát triển những năng lực, phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết [6]. Trong đó, kỹ năng nhận biết cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết.

Mỗi con người biết vui, buồn, giận dữ hay xấu hổ, ngại ngùng… là những cảm xúc rất nhân bản nhưng không phải sinh ra đã có. Nhận biết những cảm xúc của người khác và biết bộc lộ những cảm xúc đúng lúc, đúng hoàn cảnh giao tiếp như một con người là một quá trình đứa trẻ được giáo dục, dạy dỗ, được tiếp nhận từ giao tiếp với những người xung quanh mới có.

Thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của con người. Giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc ở lứa tuổi mầm non sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, biết quan tâm, chia sẻ, hòa đồng với bạn bè và dễ dàng thích ứng nhanh với cuộc sống. Đặc biệt, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được sống trong môi trường ngày càng phong phú và đa dạng, ngôn ngữ của trẻ ngày một phát triển, mối quan hệ với bạn bè xung quanh càng được mở rộng. Trẻ cần học cách xác định cảm xúc, hiểu tại sao chúng xảy ra và làm thế nào để quản lý chúng một cách thích hợp. Sự chuẩn bị tốt về mặt cảm xúc ở giai đoạn này sẽ giúp trẻ hình thành những kỹ năng quan trọng để hòa nhập vào môi trường mới một cách tự tin, hòa đồng. Đặc biệt là khi các em bước vào lớp một. Do đó, vấn đề giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi là điều cần thiết và đáng quan tâm hiện nay.

Từ những lí do nêu trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường Mẫu giáo, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất và thực nghiệm chương trình giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi.

4. Giả thuyết khoa học

Kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo tại Điện Bàn chưa tốt. Hoạt động giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo tại Điện Bàn hiện nay chưa được quan tâm và còn hạn chế. Nếu giáo viên sử dụng chương trình giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc rèn luyện cho trẻ 5-6 tuổi thì kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ được nâng cao.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.

Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mẫu giáo tại Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Đề xuất và thực nghiệm chương trình giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo.

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi, cụ thể là kỹ năng nhận biết các cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ của bản thân và của người khác; Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở 2 trường Mẫu giáo tại Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Đề tài đề xuất và thực nghiệm chương trình giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.

Khách thể khảo sát: CBQL, GV, trẻ 5-6 tuổi.

Địa bàn khảo sát: Trường mẫu giáo Điện Hồng, xã Điện Hồng, Điện Bàn, Quảng Nam và trường mẫu giáo Điện Minh, xã Điện Minh, Điện Bàn, Quảng Nam

Phạm vi về thời gian: Năm học 2020- 2021

7. Phương pháp nghiên cứu.

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tri thức lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề trí tuệ cảm xúc, biện pháp giáo dục kỹ năng nhận cảm xúc nhằm viết cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn và thử nghiệm.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

7.2.1. Phương pháp quan sát

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn

7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ: Phương pháp thống kê toán học

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi

Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm chương trình giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi

Giáo dục kỹ năng nhận biết cảm  xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường Mẫu giáo, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường Mẫu giáo, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN BIẾT CẢM XÚC CHO TRẺ 5-6 TUỔI

1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu về giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ mầm non

1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài

1.1.2.Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam

1.2. Những vấn đề lý luận về kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi

1.2.1. Khái niệm kỹ năng

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng. Với những quan niệm đó chúng tôi cho rằng: Kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm con người có được để hành động có kết quả và hành động đó phải phù hợp với điều kiện cho phép.

1.2.2. Khái niệm cảm xúc

Trong đề tài này, người nghiên cứu sử dụng khái niệm cảm xúc theo từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng “Cảm xúc là sự phản ánh tâm lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của cơ thể, dưới hình thức những rung động trực tiếp

1.2.3. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 5-6 tuổi

Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi

Đặc điểm phát triển ý chí của trẻ 5-6 tuổi

Đặc điểm phát triển cảm xúc – tình cảm của trẻ 5-6 tuổi

1.2.4. Khái niệm kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi

Có thể thấy một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển năng lực cảm xúc là khả năng trẻ nhận thức được cảm xúc của bản thân mình và người khác, biết được bản thân đang có cảm xúc gì?

Theo chúng tôi “Kỹ năng nhận biết cảm xúc là khả năng trẻ nhận diện và gọi tên được cảm xúc của bản thân và người khác phù hợp với tình huống”

1.2.5. Biểu hiện kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi

STTCảm xúcBiểu hiện
01VuiMiệng cười, mắt sáng, khuôn mặt rặng rỡ.
02BuồnMặt trụp xuống, nhìn mất tập trung, miệng kéo nhẹ xuống, khóc.
03Sợ hãiLông mày nhướn lên và kéo lại gần nhau, miệng kéo sang hai bên.
04Tức giậnTrừng mắt, nhíu mày, môi mím lại.
05Ngạc nhiênHá miệng, mắt mở to.
06Xấu hổMặt đỏ, lúng túng.

1.3. Những vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi

1.3.1. Khái niệm “Giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi”

Chúng tôi xác định khái niệm “Giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổilà cách tác động có định hướng, có chủ đích của giáo viên phù hợp nhằm hình thành và phát triển khả năng nhận diện cảm xúc của bản thân và của người khác ở trẻ”

1.3.2. Vai trò của việc giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi

giáo dục kỹ năng NBCX có ý nghĩa quan trọng hình thành giá trị nhân cách và góp phần quyết định thành công của một con người. Chúng có thể thúc đẩy trẻ hành động theo những cách khác nhau và cung cấp cho trẻ những công cụ hữu ích giúp trẻ cũng như người lớn xây dựng nên tình người, sự vị tha lòng nhân ái trong xã hội đầy bạo lực và nhiều cám dỗ như hiện nay.

1.3.3. Mục đích giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi

Việc giáo dục kỹ năng NBCX sẽ giúp bản thân trẻ đạt được những kết quả tốt đẹp trong nhận thức và giao tiếp.

Cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Một đứa trẻ được giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc từ nhỏ sẽ dễ dàng vượt qua những áp lực trong cuộc sống về sau.

Trẻ nhỏ khi có được kỹ năng NBCX sẽ đối diện với những thách thức trong cuộc sống tốt hơn, xây dựng được nhiều mối quan hệ tích cực, biết cách đưa ra những quyết định sáng suốt.

1.3.4. Nội dung giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc

*Theo Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non về lĩnh vực giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội. Phát triển tình cảm bao gồm các nội dung sau:

Nhận biết và thể hiện cảm xúc.

Hiểu và đáp lại cảm xúc của người khác

Kiểm soát cảm xúc của bản than

* Nội dung giáo dục kỹ năng NBCX trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non [6]:

Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.

Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác.

* Nội dung phát triển kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc của trẻ trong Tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi quy định ở:

Chuẩn 9: Trẻ biết thể hiện cảm xúc

Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của bản thân và người khác.

Nhận ra và nói được các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của bản thân và của người khác qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua tranh, ảnh.

1.3.5. Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc

* Phương pháp giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi.

Đàm thoại, TC cùng trẻ

Sử dụng tình huống có vấn đề

Sử dụng các TC đơn giản để kích thích trẻ nhận biết cảm xúc

Sử dụng thơ, truyện, âm nhạc, tranh ảnh

Phương pháp nêu gương

Phương pháp trải nghiệm

Luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày

* Hình thức giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi.

Tổ chức các hoạt động.

Lồng ghép vào các hoạt động hằng ngày

Để trẻ tự phát triển

Cho trẻ tham gia các lớp giáo dục kỹ năng NBCX

1.3.6. Điều kiện tổ chức giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc

Về cơ sở vật chất:

Cần bố trí không gian và tạo ra các góc chơi đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, vệ sinh phù hợp với các hoạt động của trẻ. Khi trang trí góc chơi cần chú ý đến bố cục màu sắc, tính thẩm mỹ để thu hút và kích thích trẻ hứng thú hoạt động.

Đội ngũ giáo viên:

Đảm bảo đủ số lượng giáo viên cho mỗi lớp học, trình độ chuyên môn phù hợp.

Giáo viên được tập huấn về các phương pháp giáo dục kỹ năng NBCX trẻ 5-6 tuổi.

Gia đình và xã hội

Gia đình và xã hội là lực lượng quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng NBCX. Trong các mối quan hệ diễn ra hằng ngày xung quanh trẻ rất dễ làm ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng, vì vậy, giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ cần có sự quan tâm của gia đình, xã hội(nơi trẻ sinh sống).

1.3.7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo

1.3.7.1. Các yếu tố chủ quan.

1.3.7.2. Yếu tố khách quan.

Tiểu kết Chương 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG NHẬN BIẾT CẢM XÚC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO,

THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năngnhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

2.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên làm cơ sở đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ.

2.1.2. Đối tượng khảo sát

CBQL, GV và trẻ của 2 trường:

Trường mẫu giáo Điện Hồng, xã Điện Hồng, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Trường mẫu giáo Điện Minh, xã Điện Minh, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

2.1.3. Nội dung khảo sát

Nhận thức của BGH và GVMN về giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi.

Nội dung giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi

Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi.

Những khó khăn trong giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.

Mức độ kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi

Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

a. Phương pháp phỏng vấn

b. Phương pháp quan sát

c. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

d. Phương pháp thống kê toán học:

e. Phương pháp sử dụng hệ thống bài tập để đánh giá mức độ kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi.

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về khái niệm giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi

Tổng số CBQL, GV đã khảo sátMức độ nhận thức
TốtChưa tốt
Số lượngTỉ lệSố lượngTỉ lệ
462554.3%2145.7%

Xét theo khái niệm về kỹ năng NBCX đã nêu ở phần cơ sở lý lý luận, cho thấy:

Có 54.3% CBQL và GV nhận thức tốt về khái niệm kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi: kỹ năng NBCX là khả năng trẻ nhận diện và gọi tên cảm xúc phù hợp với ngôn ngữ để mô tả trạng thái cảm xúc của bản thân và người khác.

Có 45.7% CBQL, GV nhận thức chưa tốt về khái niệm kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi. Trong số đó có người cho rằng, kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi là khả năng hiểu được cảm xúc của bản thân và người khác. Một số khác lại quan niệm kỹ năng NBCX là khả năng nhận biết trạng thái cảm xúc của những người xung quanh, dễ xúc động trước các tình huống xảy ra. Biết tự kiềm chế và tự điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp với hoàn cảnh.

Bảng 2.4: Ý kiến của CBQL, GV về mức độ cần thiết phải giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi (N= 46)

Mức độSố lượngTỉ lệ
Rất cần thiết2452,1%
Cần thiết1124%
Ít cần thiết817,4%
Không cần thiết36.5%

Như vậy, có thể thấy đa số CBQL, GV đều cho rằng việc giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là rất cần thiết.

2.2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng NBCX ở các trường mẫu giáo, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

2.2.2.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Mục tiêu mà các trường mẫu giáo xây dựng trong giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi là hướng đến việc trẻ biết được CX của mình và của những người xung quanh trong một thời gian nhất định. Trên cơ sở đó, trẻ hình thành hành vi ứng xử phù hợp với CX của bản thân và của người khác.

2.2.2.2. Nội dung giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Giáo dục trẻ kỹ năng NBCX của bản thân trẻ.

Giáo dục kỹ năng NBCX của người khác

Hình thành hành vi ứng xử phù hợp với CX của bản thân và của người khác.

2.2.2.3. Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MG.

Bảng 2.5: Phương pháp giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi theo ý kiến GV ở các trường mẫu giáo, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (N= 40)

TTPhương phápMức độ sử dụng
Thường xuyênThỉnh thoảngKhông

bao giờ

N%N%N%
1Đàm thoại, trò chuyện cùng trẻ2562.5%1537.5%00%
2Sử dụng tình huống có vấn đề1742.5%1947.5%410%
3Sử dụng các TC đơn giản để kích thích trẻ NBCX820%2255%1025%
4Sử dụng thơ, truyện, âm nhạc, tranh ảnh2870%1230%00%
5Phương pháp nêu gương2152.5%1947.5%00%
6Phương pháp trải nghiệm717.5%2152.5%1230%
7Luyện tập hành vi ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày2972.5%1127.5%00%

Kết quả khảo sát cho thấy GV ở 2 trường đã sử dụng nhiều phương pháp để giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi.

2.2.2.4. Mức độ kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo.

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi thông qua việc sử dụng bài tập 1(N=50)

Các

chỉ tiêu

Mức độ thấp(1-2 đ)Mức độ TB(3-4đ)Mức độ cao(5-6đ)
NB 1 CXNB 2 CXNB 3 CXNB 4 CXNB 5 CXNB 6 CX
Số lượng42041543
1,83đ3,78đ5,42đ
Tỉ lệ48%38%14%

Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ NBCX đa số ở mức thấp với = 1,83đ, có 4 trẻ chỉ nhận biết được 1 CX, 20 trẻ nhận biết được 2 CX, chiếm tỉ lệ 48%. Số trẻ nhận biết được từ 3-4 cảm xúc là 19 trẻ, trong đó có 4 trẻ nhận biết được 3 CX và 15 trẻ nhận biết được 4 CX, chiếm tỉ lệ 38% với = 3,78đ. Ở mức độ cao, nhận biết được từ 5-6 CX có 7 trẻ, trong đó 4 trẻ nhận biết được 5 CX và 3 trẻ nhận biết dược 6 CX, = 5,42đ, chiếm tỉ lệ 14%.

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX củatrẻ 5-6 tuổi thông qua việc sử dụng bài tập 2(N=50)

Các

chỉ tiêu

Mức độ thấp(1-2đ)Mức độ TB(3-4đ)Mức độ cao(5-6đ)
NB 1 CXNB 2 CXNB 3 CXNB 4 CXNB 5 CXNB 6 CX
Số lượng31871354
 1,85đ3,65đ5,44đ
Tỉ lệ42%40%18%

Qua bảng số liệu thống kê kết quả khảo sát kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi khi sử dụng bài tập số 2 cho thấy, so với bài tập 1 thì về ở mỗi mức độ gần như tương đương nhau, về tỉ lệ %, đa số trẻ có kỹ năng NBCX ở mức độ thấp 42% và mức độ trung bình 40%, mức độ cao chỉ có 9 cháu, tỉ lệ 18%

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX củatrẻ 5-6 tuổi thông qua việc sử dụng bài tập 3(N=50)

Các

chỉ tiêu

Mức độ thấp(1-2đ)Mức độ TB(3-4đ)Mức độ cao(5-6đ)
NB 1 CXNB 2 CXNB 3 CXNB 4 CXNB 5 CXNB 6 CX
Số lượng315101255
 1,83đ3,54đ5,5đ
Tỉ lệ36%44%20%

Qua kết quả khảo sát kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi ở bài tập 3 cho thấy ở mỗi mức độ so với bài tập 1 và bài tập 2 cũng tương đương nhau nhưng số lượng trẻ và tỉ lệ ở 3 mức độ có sự thay đổi tuy không nhiều. Trẻ có kỹ năng ở mức độ thấp ít hơn so với 2 bài tập trước đó, tỉ lệ ở bài tập này là 36%, trẻ có kỹ năng ở mức trung bình có phần cao hơn, đạt 44%, trẻ có kỹ năng NBCX ở mức độ cao(nhận biết được từ 5-6 CX) là 20%, tăng hơn so với khảo sát ở bài tập 1 và bài tập 2.

Bảng 2.10: Kết quả mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của trẻ thông qua quan sát từng hoạt động giáo dục(N=50)

Hoạt độngBiểu hiện kỹ năng NBCX

của người khác

Biểu hiện kỹ năng NBCX

của bản thân

Mức độ ThấpMức độ TBMức độ CaoMức độ ThấpMức độ TBMức độ Cao
NTỉ lệNTỉ lệNTỉ lệNTỉ lệNTỉ lệNTỉ lệ
Học tập1938%2652%510%1734%2550%816%
Vui chơi1530%3060%510%1224%2958%918%
Lễ hội1734%2448%918%2040%2652%48%

Kết quả này cho thấy rằng, trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo, thị xã Điện Bàn có biểu hiện về kỹ năng NBCX ở mức độ trung bình và thấp, đa số chỉ nhận biết được 3-4 cảm xúc đơn giản mà các cháu thường xuyên tiếp cận hằng ngày.

* Khảo sát thông qua đánh giá của GV

Bên cạnh việc tiến hành đo mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi còn tiến hành đo mức độ biểu hiện của trẻ qua đánh giá của giáo viên.

Bảng 2.11: Kết quả mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tủi thông qua đánh giá của GV(N=40)

Biểu hiệnMức độ

Thấp

Mức độ

Trung bình

Mức độ

Cao

NTỉ lệNTỉ lệNTỉ lệ
NBCX của người khác (Vui, buồn, sự hãi, ngạc nhiên, tức giận)820%3075%25%
NBCX của bản thân(Vui, buồn, sự hãi, ngạc nhiên, tức giận)512,5%3280%37,5%

Kết quả khảo sát cho thấy, biểu hiện về kỹ năng NBCX của người khác ở trẻ 5-6 tuổi, có 75% GV đánh giá trẻ có biểu hiện ở mức độ trung bình, 20% GV đánh giá trẻ có biểu hiện ở mức độ thấp và chỉ 5% GV đánh giá biểu hiện này của trẻ ở mức độ cao.

Biểu hiện về kỹ năng NBCX của bản thân ở trẻ 5-6 tuổi thì chỉ có 7,5% GV đánh giá ở mức độ cao, 12,5% GV đánh giá ở mức độ thấp và 80% GV đánh giá biểu hiện này ở trẻ có mức độ trung bình. Như vậy, qua khảo thực tế trên trẻ và qua việc đánh giá của GV thì kết quả tương đối logic nhau.

2.2.2.5. Những khó khăn trong giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MG

Bảng 2.12: Những khó khăn GV gặp phải trong quá trình giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi (N=46)

TTKhó khănSố lượng GV/NTỉ lệ
1Nội dung giáo dục kỹ năng NBCX khó thực hiện2452.2%
2Số lượng trẻ trong lớp đông quá mức quy định1328.3%
3Giữa gia đình và nhà trường chưa có sự phối hợp chặt chẽ1532.6%
4Tài liệu hướng dẫn giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi còn hạn chế3678.3%
5CBQL, GV nhận thấy chưa thật sự cần thiết giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ1123.9%
6GV ít có thời gian quan tâm đến cảm xúc của trẻ3269.5%
7Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành kỹ năng NBCX cho trẻ2350%

Đa số phụ huynh chỉ chú trọng đến vấn đề ăn ngủ và kiến thức nổi bên ngoài của con em mình chứ không quan tâm đến khả năng NBCX của các cháu.

2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng NBCX củatrẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Theo khảo sát, những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi theo ý kiến của CBQL và GV ở các trường mẫu giáo, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam kết quả cụ thể như sau:

Phụ huynh thường cho trẻ đi học ở độ tuổi 4-5 tuổi thay vì 3 tuổi theo quy định, sự phát triển 5 lĩnh vực mà đặc biệt là lĩnh vực tình cảm và kỹ năng xã hội sẽ chậm hơn so với những trẻ được đi học đúng tuổi.

Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường cũng ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ. Vấn đề này rất quan trọng, quyết định sự thành công của việc giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ.

Theo khảo sát, môi trường bao gồm môi trường vật chất, môi trường xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi. Nếu xây dựng môi trường vui vẻ, thoải mái, thân thiện, trẻ sẽ tích cực hơn trong việc phát triển kỹ năng NBCXvà ngược lại.

Tiểu kết Chương 2

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂ NG NBCX CHO TRẺ 5-6 TUỔI

3.1. Cơ sở khoa học đề xuất chương trình giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi

3.1.1. Cơ sở lý luận

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

3.2. Chương trình giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi

3.2.1. Mục tiêu giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi

Giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi nhằm giúp trẻ nhận biết được 6 cảm xúc: vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ của bản thân và của người khác thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, tranh ảnh.

3.2.2. Nội dung, phương pháp, phương tiện để giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi.

* Nội dung giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi

Xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi tiến hành tạo môi trường lớp học hạnh phúc nhằm tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ với bạn bè và cô giáo về CX của bản thân mỗi ngày trước khi trẻ vào lớp. Để thực hiện xây dựng lớp học hạnh phúc, chúng tôi chuẩn bị 6 bức tranh vẽ gương mặt 6 CX : vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên và xấu hổ, dán 6 bức tranh này ngay gần cửa ra vào lớp học, vừa tầm tay của trẻ. Cô giáo sẽ đưa ra yêu cầu và hướng dẫn mỗi trẻ trước khi vào lớp chào cô và chọn cho mình một bức tranh tương ứng với tâm trạng ngày hôm đó của trẻ.

Lựa chọn mục tiêu, nội dung và đưa ra kết quả mong đợi để xây dựng khung chương trình làm cơ sở cho việc xây dựng các hoạt động giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi.

* Phương pháp giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi

Khi thiết kế hoạt động giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi lồng ghép sử dụng các phương pháp sau trong các hoạt động:

– Phương pháp thực hành trải nghiệm

– Phương pháp trực quan- minh họa(Quan sát, làm mẫu, minh họa)

– Phương pháp dùng lời nói

– Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ

– Phương pháp nêu gương- đánh giá.

* Phương tiện để giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi

Chương trình GDMN (Ban hành theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016)

Bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi theo Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.

Kế hoạch giáo dục.

CSVC, trang thiết bị, ĐDĐC: không gian tổ chức hoạt động, máy tính, tranh ảnh…

3.2.3. Điều kiện thực hiện giáo dục kỹ năng nhận biết cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi

Đảm bảo tính hệ thống, thường xuyên, liên tục và lâu dài. Sự phát triển nhân cách và trí tuệ của trẻ mầm non đang ở giai đoạn vừa mới hình thành. Do đó ,việc giáo dục trẻ phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết đến cái chưa biết. Khi tổ chức giáo dục phải luôn dựa vào những tri thức, kỹ năng, thói quen, những kinh nghiệm sống của trẻ để tiến hành giáo dục. Trong suốt quá trình giáo dục, mỗi kỹ năng được hình thành phải được củng cố và luyện tập thường xuyên. Từ đó, mới hình thành ở trẻ những thói quen, thuộc tính vững chắc trong nhân cách của trẻ.

Tạo môi trường cảm xúc tích cực. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ MG là rất thích được yêu thương và được quan tâm. Sự yêu thương của GV và những người thân xung quanh dành cho trẻ sẽ hình thành ở trẻ những điều tốt đẹp, có được tâm lý vững vàng. Từ đó, trẻ dễ dàng đáp ứng tình cảm yêu thương, quan tâm của mình đến với mọi người.

Phải tôn trọng, lắng nghe trẻ. Mỗi trẻ em có những đặc điểm tâm sinh lý phát triển khác nhau. Vì vậy phải có định hướng giáo dục đối với sự phát triển cá tính riêng ở từng em. Trong quá trình tổ chức giáo dục GV cần quan sát và trao đổi với phụ huynh để nắm rõ đặc điểm tính cách từng em, chú ý đến trạng thái tâm lý, thể chất và tâm hồn của mỗi trẻ. GV cần nhận biết trẻ trong những thời điểm nhất định với những đặc điểm riêng, tôn trọng những đặc điểm tâm lý cá tính riêng cũng như những đặc điểm về thể chất và tinh thần, những thói quen của trẻ.

Giáo dục phải dựa trên cơ sở đặc trưng của việc hình thành kỹ năng sống của trẻ mầm non cũng như các điều kiện thực tế tại mỗi vùng miền để đảm bảo tính thực thi. Đồng thời có sự kết hợp có hệ thống, mềm dẻo, linh hoạt đảm bảo trẻ được hoạt động trải nghiệm thể hiện được tính tích hợp đặc thù của ngành Mầm non.

3.2.4. Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi

Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ nhằm tổng hợp, thống kê được mức độ kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi thông qua từng hoạt động cụ thể và thông qua từng chủ đề.

3.3. Thực nghiệm chương trình giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi

3.3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của việc xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi ở 2 trường mẫu giáo đã đề xuất và khẳng định giả thuyết khoa học đã đề ra.

3.3.2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm

Thực nghiệm được tiến hành với 30 trẻ và đối chứng 30 trẻ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo Điện Hồng, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Trẻ ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần ngang bằng nhau. Cả 2 nhóm ở 2 lớp có điều kiện về CSVC, PTGD và được thực hiện chương trình CSND và GD như nhau. GV chủ nhiệm 2 nhóm này đều có trình độ Đại học, tuổi đời ngang nhau và thâm niên công tác tương đương nhau.

Ở lớp thực nghiệm, GV sẽ sử dụng chương trình giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi để giáo dục trẻ còn ở nhóm đối chứng sẽ được học như bình thường.

Thời gian tiến hành từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2020.

3.3.3. Nội dung thực nghiệm

Nội dung thực nghiệm là chương trình giáo dục được đề xuất ở mục 3.2

Chương trình này được tiến hành thực nghiệm trong hoạt động học dưới sự tổ chức của GV trường MG Điện Hồng theo chủ đề Chủ đề bản thân

3.3.4. Tổ chức thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm trên trẻ thuộc 2 nhóm lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường mẫu giáo Điện Hồng, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.,

Mẫu thực nghiệm là 30 trẻ 5-6 tuổi, thuộc lớp MG Lớn 1do cô Nguyễn Thị Anh làm chủ nhiệm.

Mẫu đối chứng là 30 trẻ 5-6 tuổi, thuộc lớp MG Lớn 4 do cô Lê Thị Thu Mai làm chủ nhiệm.

3.3.5. Cách đánh giá kết quả

Sau khi tổ chức thực nghiệm, chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, phân tích, so sánh kết quả trên trẻ trong nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

3.3.6. Kết quả thực nghiệm

Để biết được mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi trước TN, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của trẻ ở 2 nhóm, kết quả như sau:

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của bản thân trước TN của 2 nhóm TN và ĐC

NhómCác

chỉ tiêu

Mức độ thấp

(1-2 đ)

Mức độ TB

(3-4đ)

Mức độ cao

(5-6đ)

NB 1 CXNB 2 CXNB 3 CXNB 4 CXNB 5 CXNB 6 CX
TN

N= 30

Số lượng548643
1,44đ3,42đ5,42đ
Tỉ lệ30%46,7%23,3%
ĐC

N= 30

Số lượng467733
1,6đ3,5đ5,5đ
Tỉ lệ33,3%46,7%20%

Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của bản thân trẻ ở 2 nhóm là tương đương nhau.

Qua kết quả khảo sát trước TN của 2 nhóm về mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của bản thân và của người khác, chúng tôi tiến hành tổng hợp kết quả mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi, cụ thể như sau:

Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi trước TN của 2 nhóm TN và ĐC

NhómCác

chỉ tiêu

Mức độ thấp

(1-2 đ)

Mức độ TB

(3-4đ)

Mức độ cao

(5-6đ)

NB 1 CXNB 2 CXNB 3 CXNB 4 CXNB 5 CXNB 6 CX
TN

N= 30

Số lượng449643
 1,5đ3,4đ5,42đ
Tỉ lệ26,7%50%23,3%
ĐC

N= 30

Số lượng457743
 1,55đ3,5đ5,42đ
Tỉ lệ30%46,7%23,3%

Sau khi tiến hành TN chương trình giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả biểu hiện kỹ năng NBCX của trẻ ở 2 nhóm TN và ĐC cụ thể như sau:

Bảng 3.5: Mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi sau TN của 2 nhóm TN và ĐC

NhómCác

chỉ tiêu

Mức độ thấp

(1-2 đ)

Mức độ TB

(3-4đ)

Mức độ cao

(5-6đ)

NB 1 CXNB 2 CXNB 3 CXNB 4 CXNB 5 CXNB 6 CX
TN

N= 30

SL127956
 1,66đ3,56đ5,54đ
Tỉ lệ10%53,3%36,7%
ĐC

N= 30

SL358743
 1,62đ3,46đ5,42đ
Tỉ lệ26,7%50%23,3%

Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của trẻ ở nhóm TN và nhóm ĐC đã có sự chênh lệch nhau khá rõ.

* So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của trẻ nhóm TN và ĐC trước và sau TN.

Từ kết quả điều tra mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX củ trẻ nhóm TN và nhóm ĐC, đề tài so sánh kết quả của trẻ để thấy sự tiến bộ khác nhau của trẻ hai nhóm trước và sau TN.

Bảng 3.6: So sánh mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi của 2 nhóm TN và ĐC trước và sau TN

NhómThời điểmN Tỉ lệ %
Mức độ thấpMức độ TBMức độ caoMức độ thấpMức độ TBMức độ cao
TNTrước TN301,5đ3,4đ5,42đ26,7%50%23,3%
Sau TN301,66đ3,56đ5,54đ10%53,3%36,7%
ĐCTrước TN301,55đ3,5đ5,42đ30%46,7%23,3%
Sau TN301,62đ3,46đ5,42đ26,7%50%23,3%

Qua bảng số liệu ở trên, chúng tôi thấy có sự thay đổi về khả năng biểu hiện kỹ năng NBCX của trẻ ở nhóm TN và nhóm ĐC.

Tiểu kết Chương 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  1. Kết luận

1.1. Ngày nay, trẻ em lớn lên trong một nền văn hóa ngày càng đa dạng và phức tạp. Các điều kiện xã hội đã thay đổi kéo theo điều kiện sinh hoạt và học tập của trẻ cũng có nhiều thay đổi. Do đó, nhiệm vụ của trường mẫu giáo ngày nay không chỉ là CSND và giáo dục trẻ mà còn rèn luyện cho trẻ có những kỹ năng sống cơ bản phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ, phù hợp với thực tế khách quan của xã hội hiện nay. Những năm gần đây, lĩnh vực phát triển trí tuệ cảm xúc hay kỹ năng NBCX đã được lồng ghép trong lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ Mầm non. Tuy nhiên, những lý luận và biện pháp ở lĩnh vực này vẫn còn hạn chế về số lượng và chưa được quan tâm sâu sắc. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc thúc đẩy năng lực học tập cảm xúc xã hội ở trẻ. Để trong tương lai giúp trẻ trở thành công dân có ích và sớm thành công trong học tập và cuộc sống.

1.2. Kỹ năng NBCX là khả năng trẻ nhận diện và gọi tên cảm xúc phù hợp với ngôn ngữ để mô tả trạng thái cảm xúc của bản thân và người khác. Giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi là cách tác động có định hướng, có chủ đích của giáo viên phù hợp nhằm hình thành và phát triển khả năng nhận diện cảm xúc của bản thân và của người khác ở trẻ.

1.3. Qua khảo sát thực trạng các biện pháp GV sử dụng để giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi, đa số GV sử dụng biện pháp luyện tập hành vi, ứng xử thường xuyên trong sinh hoạt cho trẻ, sử dụng thơ, truyện, âm nhạc, tranh ảnh để giáo dục trẻ. Biện pháp đàm thoại, trò chuyện cùng trẻ cũng được sử dụng thường xuyên. Nhưng qua thực tế quan sát, GV chủ yếu sử dụng thơ, truyện, tranh ảnh để giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ thường xuyên, còn lại các biện pháp khác thỉnh thoảng mới được sử dụng.

Về hình thức giáo dục, hầu như GV giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc lồng ghép vào các hoạt động trong ngày chứ chưa tổ chức một hoạt động cụ thể để giáo dục kỹ năng này cho trẻ. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết nguyên nhân của vấn đề này là do GV không có nhiều tài liệu để tham khảo, mặt khác đa số CBQL và GV chưa cho rằng kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi thực sự cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Về thực trạng mức độ biểu hiện kỹ năng NBCX của trẻ 5-6 tuổi đa số chỉ ở mức TB, nhận biết được từ 3-4 CX. Các CX mà trẻ nhận biết được là CX vui, buồn, sợ hãi và tức giận, còn lại CX ngạc nhiên và xấu hổ có rất ít trẻ nhận biết được.

1.4. Dựa trên nghiên cứu lý luận và điều tra thực trạng sử dụng biện pháp và những khó khăn GV gặp phải trong quá trình giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ, chúng tôi đề xuất xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi với những hoạt động cụ thể để giáo dục trẻ.

1.5. Khảo sát tính hiệu quả sau khi TN, chương trình giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi rất khả thi và có thể áp dụng vào thực tế. Chương trình bao gồm kế hoạch chủ đề, kế hoạch giáo dục cụ thể từng hoạt động và cách thiết kế góc chia sẻ cảm xúc tạo cơ hội cho trẻ nhận biết được CX của bản thân và của người khác. Với chương trình giáo dục kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi được đề xuất trong đề tài nghiên cứu này sẽ giúp cho GVMN có thêm cơ sở lý luận trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi góp phần nần cao kỹ năng NBCX cho trẻ 5-6 tuổi.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với cấp quản lý GDMN

2.2. Đối với trường mẫu giáo

2.3. Đối với GVMN

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GUAO DUC MAM NON\NGUYEN THI THANH VAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *