Công tác tổ chức kế toán quản trị tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng

Công tác tổ chức kế toán quản trị tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng

Công tác tổ chức kế toán quản trị tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vạn Tường

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoạt động trong môi trường phức tạp, nhiều biến động, rủi ro. Nhà quản trị doanh nghiệp phải chủ động trong kinh doanh, tự đưa ra các quyết định về các vấn đề kinh tế tài chính liên quan đến sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp, do đó thông tin để làm cơ sở cho các quyết định phải là thông tin đa chiều. Những thông tin này không chỉ trong khuôn khổ hạch toán kế toán mà nó cũng mang tính chất hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và không loại trừ các chỉ tiêu tài chính, bởi vì kế toán và tài chính luôn có mối quan hệ mật thiết trong các sự kiện kinh tế. Loại thông tin này được cung cấp bởi bộ phận kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

Kế toán quản trị giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức, là công cụ giúp nhà quản trị có được những thông tin chính xác, thiết thực về hoạt động của doanh nghiệp. Từ những thông tin đó, họ sẽ có được những quyết định đúng đắn cho quá trình lập kế hoạch, quá trình điều hành hoạt động, quá trình kiểm soát và cuối cùng là quá trình ra quyết định của các hoạt động kế toán nói riêng, và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

Đối với Việt Nam, kế toán quản trị chưa thực sự phát huy vai trò, tác dụng đối với công tác quản trị doanh nghiệp. Vì vậy việc nghiên cứu, và tổ chức vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xây lắp có quy mô, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều đơn vị cá nhân.

Nhận thức được những vai trò đó, trong những năm qua Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vạn Tường đã chú ý phát triển kế toán quản trị. Hiện tại công ty đã thực hiện tốt công tác xây dựng định mức, dự toán, tổ chức thi công, thực hiện theo dõi và tập hợp chi phí cho từng công trình. Tuy nhiên công tác lập dự toán chưa linh hoạt, hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán chưa theo dõi trên các tài khoản chi tiết cho các đối tượng, mối liên hệ giữa các phòng ban trong công tác báo cáo, cung cấp thông tin còn lỏng lẻo, hệ thống dự toán doanh thu, lợi nhuận chưa được quan tâm đúng mức…Vì vậy hệ thống kế toán hiện nay chưa cung cấp thông tin kịp thời, tin cậy cho việc ra quyết định kinh doanh cho nhà quản lý. Chính vì những lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài “Công tác tổ chức kế toán quản trị tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vạn Tường”

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm đạt được những mục tiêu sau:

– Nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác tổ chức kế toán quản trị tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vạn Tường, qua đó đánh giá tình hình vận dụng kế toán quản trị tại công ty

– Từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vạn Tường.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác tổ chức kế toán quản trị trong công ty xây lắp như quá trình lập dự toán, kế toán quản trị chi phí, tổ chức báo cáo kế toán quản trị phục vụ kiểm soát doanh thu, chi phí, và ra quyết định kinh doanh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác tổ chức KTQT tại công ty cố phần đầu tư xây dựng Vạn Tường.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

– Phương pháp quan sát thực tế, thu thập số liệu thực tế để đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị.

– Phương pháp phân tích để tìm hiểu sự chênh lệch giữa dự toán và thực hiện nhằm đề ra giải pháp hợp lý.

– Phương pháp so sánh: so sánh giữa lý thuyết nghiên cứu với thực tiễn áp dụng tại công ty.

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Luận văn được chia thành 3 chương ngoài phần mở đầu và kết luận:

  • Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán quản trị trong DN xây lắp
  • Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán quản trị tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vạn Tường
  • Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kế toán quản trị tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vạn Tường

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái niệm về Kế toán quản trị

1.1.2. Bản chất kế toán quản trị trong doanh nghiệp

1.2. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1. Khái niệm tổ chức kế toán quản trị

Tổ chức KTQT là việc tạo ra mối liên hệ giữa các yếu tố của kế toán quản trị nhằm thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính của một DN , giúp các nhà quản trị DN đưa ra các quyết định kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu tối ưu.

1.2.2. Vai trò của tổ chức kế toán quản trị

1.3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.3.1. Vai trò của doanh nghiệp xây lắp trong nền kinh tế

1.3.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động xây dựng chi phối đến công tác tổ chức kế toán quản trị

1.3.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất

1.3.2.2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng

1.3.3. Chi phí và phân loại chi phí trong doanh nghiệp xây lắp

1.3.3.1. Chi phí trong doanh nghiệp xây lắp

Chi phí trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm chi phí nguyên vật liệu dùng cho thi công công trình, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất phục vụ chung công trình. Trong đó bao gồm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, máy thi công đến công trình; chi phí lán trại cho công nhân; chi phí lưu kho, bảo quản vật tư tại công trình; chí phí bảo hành công trình. Vì vậy công tác tổ chức hạch toán chi phí rất phức tạp trong trường hợp thi công nhiều công trình, hạng mục công trình còn cần phải phân bổ chi phí phù hợp để phục vụ công tác tính giá thành, quản lý chi phí.

Công tác tổ chức kế toán quản trị tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vạn Tường
Công tác tổ chức kế toán quản trị tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vạn Tường

1.3.3.2. Phân loại chi phí

– Phân loại theo chức năng hoạt động:

+ Chi phí sản xuất

+ Chi phí ngoài sản xuất

  • Phân loại theo mối quan hệ với báo cáo tài chính:

+Chi phí sản phẩm

+Chi phí thời kì

Phân loại theo nội dung kinh tế:

+ Chi phí nguyên liệu, vật liêu

+ Chi phí nhân công

+ Chi phí công cụ dụng cụ

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Chi phí khác bằng tiền

  • Phân loại chi phí theo tính chất chi phí:

* Phân loại theo mối quan hệ với hạch toán: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

* Phân loại theo khả năng kiểm soát: bao gồm chi phí không kiểm soát được và chi phí kiểm soát được.

* Phân loại chi phí theo yêu cầu ra quyết định:

Chi phí chênh lệch

– Chi phí chìm (chi phí lặn)

– Chi phí cơ hội

1.3.4. Tập hợp chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong xây lắp là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp theo đó. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí (đội sản xuất xây lắp) hoặc nơi chịu chi phí (công trình, hạng mục công trình).

Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là công trình, hạng mục công trình đã kết thúc giai đoạn công nghệ cuối cùng.

Tính giá thành sản phẩm xây lắp: theo phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)

1.4. NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.4.1. Xây dựng chi phí định mức và lập dự toán ngân sách

1.4.1.1. Xây dựng chi phí định mức

Chi phí định mức là chi phí dự tính cho việc sản xuất một sản phẩm hay cung cấp dịch vụ. Khi chi phí định mức tính cho toàn bộ số lượng sản phẩm sản xuất hay dịch vụ cung cấp thì chi phí định mức đó được gọi là chi phí dự toán.

Định mức chi phí trong xây dựng là định mức kinh tế kỹ thuật về mức hao phí để cấu thành nên một đơn vị khối lượng công tác xây lắp (1m3 tường xây gạch, 1m2 lát gạch…) hoặc một loại cấu kiện hay kết cấu xây dựng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, thiết kế và thi công.

Định mức chi phí xây dựng bao gồm:

– Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

– Định mức chi phí nhân công trực tiếp

– Định mức chi phí máy thi công

– Định mức chi phí chung

1.4.1.2. Lập dự toán ngân sách

Dự toán là một loại kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu cụ thể, chỉ rõ các tài nguyên phải sử dụng, đồng thời tính kết quả thực trên cơ sở kỹ thuật dự báo.

Dự toán ngân sách là một chức năng không thể thiếu đối với nhà quản trị, là một trong những nội dung quan trọng nhất của KTQT. Dự toán ngân sách thể hiện mục tiêu, nhiệm vụ của toàn DN; là cơ sở để kiểm tra, kiểm soát cũng như ra các quyết định kinh doanh.

1.4.2. Kế toán quản trị chi phí

Sau khi lập dự toán, các bộ phận phòng ban sẽ được giao trách nhiệm quản lý việc thực hiện dự toán. Hàng ngày, định kỳ thu thập số liệu thực tế phát sinh để tổng hợp, theo dõi việc thực hiện dự toán, phát hiện, báo cáo tình hình thực tế phát sinh; báo cáo các trường hợp bất thường và có đề xuất với cấp quản trị cao hơn để có hướng giải quyết thích hợp.

1.4.3. Tổ chức báo cáo kế toán quản trị phục vụ kiểm soát doanh thu, chi phí

1.4.3.1. Khái niệm báo cáo kế toán quản trị

1.4.3.2. Kiểm soát doanh thu

Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp. Doanh thu được tính bằng giá bán nhân với sản lượng.

Kiểm soát doanh thu ở doanh nghiệp xây lắp là việc xem xét tiến độ thực hiện và chất lượng thi công công trình, hạng mục công trình bởi vì doanh thu có thể bị giảm do đơn vị xây lắp không thực hiện đúng tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng.

1.4.3.3. Kiểm soát chi phí

Chi phí là những hao phí là những nguồn lực được hy sinh hay mất đi để đạt được một mục tiêu nhất định nào đó.

Sự biến động của chi phí sản xuất trước tiên có liên quan đến biến động khối lượng sản xuất. Kiểm soát biến động khối lượng sản xuất nhằm đánh giá khối lượng sản xuất có đảm bảo thực hiện mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp hay không. Quá trình kiểm tra này còn nhằm xác định các chênh lệch về khối lượng cũng như chất lượng của sản phẩm ở mỗi bộ phận để đánh giá thành tích của họ.

1.4.4. Tổ chức kế toán trách nhiệm

Các trung tâm trách nhiệm có thể được phân loại như sau:

  • Trung tâm chi phí
  • Trung tâm doanh thu
  • Trung tâm lợi nhuận (Trung tâm kinh doanh)
  • Trung tâm đầu tư

1.4.5. Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định

1.4.5.1. Sự cần thiết nhận diện thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

Các nguồn thông tin thường là giới hạn, do vậy việc thu thập một cách đầy đủ tất cả các thông tin về thu nhập và chi phí gắn liền với các phương án của các tình huống cần ra quyết định là một việc rất khó khăn, đôi khi là không có khả năng thực hiện. Trong tình trạng luôn đối diện với sự khan hiếm về các nguồn thông tin như vậy, việc nhận diện được và loại trừ các thông tin không thích hợp trong tiến trình ra quyết định là hết sức cần thiết. Có như vậy, các quyết định đưa ra mới nhanh chóng, bảo đảm tính kịp thời.

1.4.5.2. Quyết định kinh doanh trong điều kiện nguồn lực hạn chế

Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận

– Quyết định cách thức sử dụng các năng lực giới hạn

– Các quyết định về giá bán sản phẩm

– Quyết định đấu thầu

1.4.6. Các mô hình tổ chức kế toán quản trị

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VẠN TƯỜNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VẠN TƯỜNG

Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vạn Tường

Địa chỉ: C56 Trần Tế Xương, phường Nghĩa Lộ, thành phố Quảng Ngãi

Điện thoại: 055.3718719

Fax: 055.3718719

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Công ty tham gia các hoạt động kinh doanh cụ thể như sau:

– Hoạt động chuyên ngành xây dựng các công trình dân dụng, công trình giao thông đường bộ, các công trình thủy lợi, thủy điện

– Khai thác và sản xuất các vật liệu liệu phục vụ sửa chữa và xây dựng hệ thống giao thông đường bộ

– Lập dự án, thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán các công trình xây dựng, công trình giao thông, thiết kế quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu công nghiệp..

– Tư vấn giám sát chất lượng công trình, công trình giao thông.

2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Quy trình tổ chức sản xuất tại công ty:

Thiết kế bản vẽ

Lập quy trình công nghệ

Định mức vật tư, nhân công

Lập kế hoạch thực hiện sản xuất

Tổ chức sản xuất

Nghiệm thu

(Nguồn: phòng kế hoạch – Kỹ thuật – kinh doanh)

Hình 2.1. Quy trình tổ chức sản xuất của Công ty

2.1.3. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh

2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy của công ty

2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán

2.1.4.2. Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản

Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ chứng từ và tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.

2.1.4.3. Tổ chức sổ kế toán

Hiện tại Công ty đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VẠN TƯỞNG

2.2.1. Lập chi phí định mức và hệ thống dự toán ngân sách

2.2.1.1. Định mức chi phí tại công ty

Hiện tại, công ty đang sử dụng định mức dự toán công trình xây dựng công trình – Phần xây dựng và lắp đặt theo văn bản số 05/2007/QĐ-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây Dựng. Ngoài ra còn phải căn cứ vào Thông báo giá vật liệu, đơn giá ca máy, cước vận tải hàng hóa của các tỉnh nơi có công trình. Phương pháp lập dự toán thi công theo thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây Dựng.

2.2.1.2. Lập dự toán chi phí tại Công ty

Sau khi nhận thầu công trình, hạng mục công trình Công ty hay các Xí nghiệp thực hiện việc giao khoán lại cho các đội công trình theo hợp đồng giao khoán. Mức giao khoán thường từ 80% đến 90% giá trị nhận thầu.

Số còn lại Công ty để nộp thuế giá trị gia tăng, phí, lệ phí quản lý công trình, trả lãi vay ngân hàng cho số vốn để thi công công trình, phần còn lại để trích lập các quỹ.

Từ bảng dự toán chi tiết, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Kinh doanh căn cứ để lập bảng dự toán tổng hợp.

Bảng 2.2. Bảng dự toán tổng hợp chi phí xây lắp

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP

CÔNG TRÌNH: QUẢN LÝ, BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG BỘ

TUYẾN: ĐT 624 (K0+00, KM25+100)

Hạng mục: Quản lý và sửa chữa đường

ĐVT: Đồng

STTKhoản mụcDự toán
1Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp105,132,642
2Chi phí nhân công trực tiếp109,489,824
3Chi phí sử dụng máy thi công57,838,326
4Chi phí sản xuất chung72,263,284
Tổng344,724,076

(Nguồn: phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Kinh doanh )

2.2.1.3. Các dự toán khác phục vụ kế toán quản trị trong Công ty

Hiện nay công ty mới chỉ dừng lại ở việc lập dự toán nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung cho các công trình, hạng mục công trình còn về dự toán giá vốn, doanh thu, chi phí hầu như chưa được lập.

2.2.2. Kế toán quản trị chi phí

– Đối với chi phí nguyên vật liệu: Căn cứ vào dự toán đã được lập và giấy đề nghị xuất vật tư theo số lượng, đơn giá được duyệt, kế toán lập phiếu xuất kho cho công trình và ghi vào sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu từng công trình, hạng mục công trình

– Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Định kỳ cuối tháng, chỉ huy công trường gửi bảng chấm công, bảng xác nhận khối lượng hoàn thành, bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài do thống kê kế toán của đội lập về phòng tổng hợp để làm bảng lương sau đó gửi phòng Tài Chính – Kế toán để làm căn cứ thanh toán lương và hạch toán chi phí.

– Chi phí sử dụng máy thi công: Các chi phí liên quan đến đội thi công như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương công nhân vận hành máy thi công, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao máy thi công đều được tập hợp vào tài khoản 623

– Chi phí sản xuất chung: gồm các khoản chi phí tiền lương nhân viên quản lý công trường; các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý công trường…của từng công trình do thống kê kế toán công trường tập hợp để cuối tháng gửi về phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Kinh doanh để theo dõi tình hình thực hiện sau đó gửi phòng tài chính – kế toán để làm căn cứ ghi sổ kế toán tài khoản 627 cho từng công trình, hạng mục công trình và các tài khoản liên quan như 152, 153, 334, 338, 214

– Đối với doanh thu: khi có phát sinh doanh thu, kế toán dựa vào hóa đơn và phiếu thu để tiến hành ghi sổ kế toán chi tiết đối với từng khách hàng, cuối quý tổng hợp doanh thu để báo cáo Ban giám đốc.

– Báo cáo lợi nhuận: Dựa vào doanh thu và chi phí kế toán tập hợp được hàng tháng, hàng quý định kỳ hàng quý kế toán sẽ lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng cho phần công trình, hạng mục công trình do công ty thực hiện, kế toán tổng hợp để lập báo cáo lợi nhuận cho toàn Công ty.

2.3.3. Tổ chức báo cáo kế toán quản trị phục vụ kiểm soát doanh thu, chi phí

Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, dựa vào số liệu phòng Tài chính – Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành kết hợp với phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Kinh doanh để tiền hành phân tích, so sánh kết quả thực hiện với dự toán để tìm ra nguyên nhân chênh lệch và có quyết định phù hợp.

Đối với công trình đường ĐT 624, dựa vào số liệu và dự toán ta có kết quả so sánh như sau:

Bảng 2.4. Bảng so sánh kết quả thực hiện với dự toán

BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN VỚI DỰ TOÁN

CÔNG TRÌNH: QUẢN LÝ, BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG BỘ

TUYẾN: ĐT 624 (KM0+00, KM25+100)

Hạng mục: Quản lý và sửa chữa đường

(ĐVT: Đồng)

Khoản mụcDự toánThực hiệnChênh lệch
Chi phí NVLTT105,132,642107,202,3122,069,670
Chi phí NCTT109,489,824111,370,3521,880,528
Chi phí SDMTC57,838,32660,384,9422,546,616
Trực tiếp chi phí khác2,707,7952,707,7950
Khoản mụcDự toánThực hiệnChênh lệch
Chi phí SXC72,263,28473,504,4321,241,148
TỔNG347,431,871355,169,8337,737,962

(Nguồn: phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Kinh doanh )

2.2.4. Tổ chức kế toán trách nhiệm

Về phía Công ty hiện chưa tiến hành tổ chức kế toán trách nhiệm và đánh giá hiệu quả các bộ phận chi tiết theo KTQT. Việc đánh giá hiệu quả mới chỉ dừng lại ở đánh giá hiệu quả của từng CT, HMCT theo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của KTTC.

2.2.5. Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định

2.2.6. Thực trạng tổ chức mô hình kế toán quản trị

Hiện tại công ty chỉ có kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành và bộ phận thống kế kế toán thực hiện thêm chức năng của kế toán quản trị, các nhân viên kế toán thuộc các phần hành khác chủ yếu thực hiện chức năng của kế toán tài chính.

2.3. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY

2.3.1. Ưu điểm

– Hệ thống dự toán tuy mới chỉ dừng lại ở việc lập dự toán sản xuất kinh doanh và dự toán giá thành công trình, hạng mục công trình nhưng cũng cho thấy công ty đã quan tâm đến việc lập dự toán.

– Có sự kết hợp giữa các phòng ban như phòng tài chính kế toán với phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Kinh doanh trong việc lập dự toán nhằm đảm bảo dự toán được lập chính xác.

– Các chi phí được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình (công trình lớn) theo từng khoản mục chi phí nhờ vậy việc tập hợp chi phí và tính giá thành được chính xác.

– Hiện nay, công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Winktsys cho phép thay đổi biểu mẫu báo cáo kế toán quản trị phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

– Trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán có sự trải đều từ cao đẳng đến đại học, có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán.

2.3.2. Hạn chế

– Về hệ thống định mức và việc lập dự toán ngân sách: Công tác xây dựng, quản lý và sử dụng định mức hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị, hệ thống định mức và dự toán chưa đầy đủ và đồng bộ. Thực tế dự toán chi phí còn nhiều bất cập như đơn giá Nhà nước qui định thường không sát với thực tế, trình độ cán bộ lập dự toán không tính được hết các chi phí phát sinh. Hiện đã có sự so sánh giữa chi phí thực tế và định mức chi phí, xong việc tìm ra nguyên nhân chênh lệch và có biện pháp cụ thể khắc phục nguyên nhân làm tăng chi phí, dự toán còn hạn chế. Công ty mới chỉ chú trọng lập dự toán giá thành, dự toán tiến độ kế hoạch khi tham gia đấu thầu hoặc nhận thầu mà chưa lập dự toán doanh thu, dự toán cung ứng nguyên vật liệu, dự toán chi phí sản xuất…

– Về tổ chức báo cáo phục vụ việc kiểm soát doanh thu, chi phí: Công ty mới chỉ lập chi phí sản xuất công trình, hạng mục công trình, trong quá trình thi công chưa đối chiếu giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán nên khó kiểm soát các khoản chi phí phát sinh vượt dự toán, chỉ đến khi công trình đã hoàn thành mới tập hợp số liệu để so sánh đánh giá nên không thể kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ.

Trong khi đó, doanh thu được theo dõi dựa vào chứng từ kế toán thu thập được khi doanh thu đã thực tế phát sinh và mặc định doanh thu là giá trị hợp đồng đã được ký kết, nếu hợp đồng có sự điều chỉnh về giá trị thì doanh thu được điều chỉnh theo, không có dự toán doanh thu theo tiến độ thực hiện để theo dõi tình hình thực hiện doanh thu.

Đối với việc lập báo cáo tiến độ thực hiện dự toán: định kỳ hàng tháng và khi đến cuối kỳ thực hiện tiến độ thực hiện công trình thì các đơn vị mới lập báo cáo tình hình thực hiện tiến độ nên đôi lúc không kiếm soát được tình hình thực hiện tiến độ công trình, việc thực hiện chậm tiến độ còn xảy ra đối với một số công trình thực hiện thời gian dài, ở xa công ty. Các báo cáo bất thường chỉ được lập khi có yêu cầu của nhà quản trị mà chưa có quy định trách nhiệm các báo cáo này cho chỉ huy công trường hay bộ phận liên quan

  • Về kế toán trách nhiệm: Hiện nay tại Công ty chưa tiến hành tổ chức kế toán trách nhiệm và đánh giá hiệu quả các bộ phận chi tiết theo KTQT. Việc đánh giá hiệu quả mới chỉ dừng lại ở đánh giá hiệu quả của từng CT, HMCT theo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của KTTC.
  • Về tài khoản sử dụng: Công ty mới chỉ theo dõi tài sản, tình hình sử dụng tài sản ở tài khoản cấp 1, một vài tài khoản cấp 2 đã được quy định trong quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Trong khi đó các chi phí phát sinh ở các xí nghiệp, đội công trình thường rất nhiều loại, điều này làm việc kiểm soát chi phí chưa thực hiện tốt, gây khó khăn cho công tác báo cáo khi có yêu cầu.
  • Về thông tin kế toán quản trị phục vụ việc ra quyết định kinh doanh: để có các quyết định kinh doanh nhà quản trị phải có thông tin liên quan đến doanh thu, chi phí trong khi đó việc phân tích đánh giá doanh thu, chi phí ở công ty mới chỉ dừng lại ở việc so sánh chênh lệch giữa giá trị dự toán và giá trị thực hiện, chưa phân tích nguyên nhân dẫn đến chênh lệch là do sự thay đổi về đơn giá hay do khối lượng công việc tăng lên. Đồng thời, công ty không phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí nên việc đánh giá chi phí chưa phù hợp để ra quyết định kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VẠN TƯỜNG

3.1. SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU VIỆC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

3.1.1. Sự cần thiết việc hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị

Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra kiểm soát các hoạt động tài chính tại đơn vị, kế toán quản trị thực sự là công cụ quan trọng và cần thiết cho công ty.Việc hoàn thiện nội dung tổ chức KTQT trong Công ty là yêu cầu cấp bách, nhằm tăng cường quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.2. Yêu cầu việc hoàn thiện công tác tổ chức kế toán quản trị

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY

3.2.1. Hoàn thiện việc lập hệ thống định mức và xây dựng dự toán ngân sách

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống định mức dự toán trong xây dựng

Việc xây dựng các định mức chi phí trong xây dựng cần phải được tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng… Nguyên tắc xác định định mức chi phí xây dựng cụ thể như sau:

+ Định mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu.

+ Định mức hao phí vật liệu khác được tính bằng tỉ lệ % tính trên chi phí vật liệu chính.

+ Định mức hao phí lao động chính và phụ được tính bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp xây dựng.

+ Định mức hao phí máy thi công chính được tính bằng số lượng ca máy sử dụng.

+ Định mức hao phí máy thi công khác được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí sử dụng máy chính.

+ Định mức hao phí sản xuất chung được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí nhân công trực tiếp.

3.2.1.2. Hoàn thiện việc lập dự toán ngân sách dự án xây dựng

Các dự toán cần thiết lập như sau:

– Dự toán tiêu thụ

– Dự toán doanh thu

– Dự toán lịch thu tiền

– Dự toán sản xuất

– Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

– Dự toán cung ứng nguyên vật liệu

– Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

– Dự toán chi phí sản xuất chung

– Dự toán giá thành sản phẩm

– Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

– Dự toán tiền

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí

3.2.2.1. Tổ chức hệ thống tài khoản

3.2.2.2. Hoàn thiện việc phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị

Để tổ chức công tác kế toán quản trị việc làm cần thiết là phân loại chi phí thành biến phí và định phí và tổ chức chứng từ theo dõi các loại chi phí này.

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức báo cáo kế toán quản trị phục vụ kiểm soát doanh thu, chi phí

Các báo cáo kiểm soát doanh thu, chi phí được thực hiện dựa trên số liệu dự toán (cột dự toán) và số liệu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh từ sổ chi tiết, Sổ Cái các tài khoản liên quan (cột thực hiện)

3.2.3.1. Báo cáo chi phí

Các đơn vị theo dõi chi phí phải lập báo cáo tình hình phát sinh chi phí hàng ngày, hàng tuần. Định kỳ thực hiện so sánh, phân tích chi phí thực tế phát sinh với chi phí dự toán, đồng thời tìm ra nguyên nhân chênh lệch để ra biện pháp giải quyết phù hợp

3.2.3.2. Báo cáo doanh thu

Định kỳ, các cơ sở vật liệu xây dựng, các xí nghiệp xây dựng và cơ sở dịch vụ lập báo cáo tình hình thực hiện doanh thu tại đơn vị mình, sau đó gửi lên phòng tổng hợp và phòng Tài chính – Kế toán của Công ty để có cơ sở lập báo cáo tổng hợp doanh thu theo từng nhóm ngành.

Các xí nghiệp sản xuất định kỳ phải lập báo cáo doanh thu tiêu thụ đồng thời phân tích, đánh giá biến động doanh thu của kỳ này so với kỳ trước hoặc so với kế hoạch tìm ra nguyên nhân sự biến động và đề ra giải pháp thích hợp để tăng doanh thu, mở rộng thị trường gửi phòng tổng hợp và phòng Tài chính – Kế toán lập báo cáo tiêu thụ toàn công ty

3.2.3.3. Báo cáo tình hình đầu tư và lợi nhuận

Đơn vị theo dõi đầu tư và lợi nhuận có trách nhiệm phải hoàn thành kế hoạch lợi nhuận hàng năm của Công ty và đảm bảo đầu tư hiệu quả. Để làm được điều nay đơn vị theo dõi đầu tư và lợi nhuận phải báo cáo tình hình thực hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận thực tế so với kế hoạch đề ra. Sau đó phân tích các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tính hiệu quả của việc đầu tư đối với tài sản, khả năng sinh lợi của vốn bỏ ra

3.2.4. Hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm

3.2.5. Hoàn thiện thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định

3.2.6. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị

Xét trong điều kiện hiện nay, Công ty nên tổ chức theo mô hình kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính trong cùng một hệ thống quản trị là phù hợp, bởi mô hình này cho phép kế thừa được những nội dung của kế toán tài chính đã tồn tại và biểu hiện trong hệ thống kế toán hiện hành.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

Để có thể tồn tại và phát triển, điều kiện sống còn đối với doanh nghiệp là phải thiết lập được một hệ thống thông tin đáng tin cậy, phù hợp phục vụ cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định nhanh chóng kịp thời, điều này chỉ có thể có được thông qua kế toán quản trị.

Ngành xây lắp là một ngành có tính chất đặc thù phức tạp, sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, sản xuất chịu chi phối nhiều của tự nhiên, xã hội, thời gian xây lắp kéo dài.. đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý và tổ chức sản xuất. Sản phẩm xây lắp phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và là động lực phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Do có một số tính chất đặc thù như vậy nên công tác tổ chức kế toán trong doanh nghiệp xây lắp cũng rất phức tạp và phụ thuộc vào những điều kiện của doanh nghiệp.

Việc tổ chức kế toán quả trị có đạt được hiệu quả như mong đợi hay không còn tùy thuộc vào sự nhìn nhận của nhà quản trị về tầm quan trpọng của kế toán quản trị trong đơn vị. Bên cạnh đó, vai trò của Kế toán trưởng trong việc tổ chức kế toán của Công ty cũng rất quan trọng, bởi đây chính là người hiểu rõ đặc điểm tài chính, sản xuất kinh doanh của công ty nên việc tổ chức kế toán quản trị sao cho phù hợp, thành công ở công ty hay không cũng một phần do Kế toán trưởng. Kế toán quản trị chính là công cụ quan trọng để đạt mục tiêu chiến lược cho Tổ chức, Công ty.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\TRUONG THI KIM ANH\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *