Các tội xâm hại tình dục theo pháp luật hình sự Việt Nam

Các tội xâm hại tình dục theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Các tội xâm hại tình dục theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết đề tài

Quyền con người gắn chặt với hoạt động xã hội, các mối quan hệ xã hội và các phương thức sống của cá nhân. Quyền con người là biểu hiện của tiêu chí tác động qua lại, củng cố các mối liên hệ, phối hợp hành động và hoạt động giữa con người và con người, ngăn ngừa các mâu thuẫn đối đầu và xung đột giữa họ trên cơ sở kết hợp tự do cá nhân với tự do của những người khác, với hoạt động bình thường của Nhà nước và xã hội. Những quyền như quyền được sống, quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, được bất khả xâm phạm về thân thể, được tự do ngôn luận, tự do chính kiếm, tự do tín ngưỡng, được tham gia vào các quá trình chính trị là những điều kiện cần thiết để con người tổ chức đời sống trong xã hội văn minh và cần phải được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ một cách vô điều kiện [42].

Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung đất nước, Quảng Nam có phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.043.836,96 ha, dân số năm 2013 là 1.460.164 người, trong đó có 4 tộc người thiểu số cư trú lâu đời là người Cơ Tu, người Co, người Gié Triêng và người Xê Đăng; tổng số người dân tộc thiểu số của toàn tỉnh trên 10 vạn người, chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh. Với 81,4% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Tỉnh Quảng Nam không chỉ nổi tiếng nhờ truyền thống anh hùng trong đấu tranh giữ nước, mà còn nổi tiếng nhờ hai di sản văn hoá thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Đó cũng là những lợi thế trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội. Thực hiện công cuộc đổi mới trong những năm qua, tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Quảng Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể. Đời sống kinh tế, văn hóa của người dân được cải thiện một bước quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt tỷ lệ cao, tình hình an ninh trật tự được giữ vững, công tác phòng, chống tội phạm đạt được những kết quả nhất định.

Tuy vậy, ở Quảng Nam hiện nay vẫn tồn tại những hiện tượng tiêu cực, gây bức xúc đối với Đảng bộ, Chính quyền và người dân Quảng Nam, đó chính là tình hình tội phạm những năm gần đây có xu hướng tăng lên và diễn biến ngày càng phức tạp. Theo thống kê, từ năm 2010 đến năm 2014 đã có 4.492 vụ án hình sự với 7.756 bị cáo được ngành toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam xét xử sơ thẩm, trung bình mỗi năm 898 vụ án và 1.551 đối tượng. Các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh khá đa dạng về tội danh, tuy nhiên nhóm tội phạm xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, trong đó có các tội xâm hại tình dục chiếm tỉ phần cao trong tổng số vụ án hình sự đã được phát hiện và xử lý; tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội hết sức nghiêm trọng. Trong cùng thời gian thống kê đã có 86 vụ án với 100 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội xâm hại tình dục, chiếm tỉ phần 0,19% về số vụ, 1,29% số vụ án hình sự của tỉnh. Bên cạnh đó, thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm nói chung và các tội phạm về tình dục nói riêng còn gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định, như một số dấu hiệu pháp lý của các tội xâm hại về tình dục được quy định trong Bộ luật Hình sự chưa rõ ràng; quy định về dấu hiệu định tội, định khung hình phạt tăng nặng và quyết định hình phạt có những điểm còn bất cập, bất hợp lý.

Chính vì vậy, với mong muốn nghiên cứu sâu hơn nhằm nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện chế định về các tội xâm hại tình dục trong BLHS Việt Nam, đồng thời giúp người tiến hành tố tụng định tội danh và quyết định hình phạt chính xác hơn đối với loại tội này. Nhận thức được điều đó, tác giả chọn đề tài: Các tội xâm hại tình dục theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam làm luận văn tốt nghiệp cho mình, góp phần cho công cuộc đấu tranh phòng, chống các tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng và trong cả nước nói chung.

2. Tình hình nghiên cứu

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.

a. Mục đích

Mục đích của việc nghiên cứu là qua việc phân tích nghiên cứu khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của các tội xâm hại tình dục; thực trạng tình hình định tội danh và quyết định hình phạt đối với nhóm tội này qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Quảng Nam đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với nhóm tội này trong thực tiễn.

b. Nhiệm vụ

Nghiên cứu khái niệm các tội phạm xâm hại tình dục; làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự các tội phạm xâm hại tình dục; các vấn đề lý luận về định tội danh, phân tích, đánh giá thực tiễn định tội danh đối với các tội phạm về xâm hại tình dục từ thực tiễn xét xử của TAND các cấp tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến 2014; các vấn đề lý luận về quyết định hình phạt, phân tích, đánh giá thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội phạm về xâm hại tình dục từ thực tiễn xét xử của TAND các cấp tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến 2014; đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật (định tội danh, quyết định hình phạt) đối với các tội xâm hại tình dục.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử các tội phạm xâm hại tình dục theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

– Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh, quyết định hình phạt đối với các tội phạm xâm hại tình dục dưới góc độ Luật hình sự Việt Nam gắn liền với địa bàn tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến 2014.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tội phạm nói chung. Các văn kiện đại hội của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước về quan điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về các tội xâm phạm tình dục; các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam về tội xâm hại tình dục.

Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong nghiên cứu, tác giả vận dụng các phương pháp: lịch sử, lôgíc, hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, điều tra xã hội.

6. Ý nghĩa đề tài

Tuy trước đây, đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu về các tội phạm xâm hại tình dục cụ thể, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu dưới góc độ thực tiễn từ thực trạng xét xử các loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; chưa thấy rõ mức độ và tính chất của nhóm tội phạm này trên thực tế thông qua công tác điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật của tỉnh Quảng Nam.

Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở lý luận đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm hại tình dục tại tỉnh Quảng Nam nói riêng và trong cả nước nói chung. Đồng thời, góp phần bổ sung, hoàn thiện Bộ luật hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Các tội phạm xâm hại tình dục theo pháp luật hình sự Việt Nam.

Chương 2: Định tội danh các tội xâm hại tình dục từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Quyết định hình phạt đối với các tội xâm hại tình dục từ thực thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

Chương 1

CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC

THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. Khái lược sự hình thành và phát triển những quy định về các tội xâm hại tình dục trong luật hình sự Việt Nam

1.1.1. Các tội xâm phạm tình dục trong thời kỳ từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công cho đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời

Nhìn chung, pháp luật trong giai đoạn này còn thiếu nhiều, chủ yếu xét xử theo án lệ thông qua công tác tổng kết và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Nói cách khác, trước khi BLHS ra đời thì quy định về các tội xâm hại tình dục mới chỉ ở trong các văn bản quy phạm dưới luật. Do đó, giá trị pháp lý của các văn bản này chưa cao, quy định còn chưa cụ thể, rõ ràng, dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, gặp nhiều vướng mắc trong quá trình xét xử, làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử cũng như hiệu quả trong công tác đấu tranh chống loại tội phạm này.

1.1.2. Các tội xâm phạm tình dục thời kỳ từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay

Ngày 27/6/1985, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, đã thông qua Bộ luật hình sự, có hiệu lực từ ngày 1-1-1986. Trong Bộ luật hình sự năm 1985 quy định 03 tội danh cụ thể: Tội hiếp dâm quy định tại Điều 112, tội cưỡng dâm quy định tại Điều 113 và tội giao cấu với người dưới mười sáu tuổi tại Điều 114.

Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua BLHS mới, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2000. Các tội xâm hại tình dục thuộc Chương XII, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) gồm có 06 sáu tội danh.

1.2. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm hại tình dục

1.2.1. Khái niệm các tội xâm hại tình dục

Các tội xâm hại tình dục là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác và quyền bất khả xâm phạm về tình dục của phụ nữ.

1.2.2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm hại tình dục

* Khách thể của các tội xâm hại tình dục

Đối với các tội xâm hại tình dục, khách thể của tội phạm là nhân phẩm, danh dự của con người.

* Mặt khách quan của các tội xâm hại tình dục

Trong mặt khách quan của các tội xâm hại tình dục bằng việc sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân để giao cấu trái ý muốn của họ; có hành vi dùng mọi thủ đoạn như lừa phỉnh, mua chuộc, dụ dỗ, đe doạ hoặc bằng tình cảm, bằng tiền bạc, có khi chỉ là một lời hứa để buộc người lệ thuộc hoặc người đang trong tình trạng quẫn bách phái miễn cưỡng giao cấu với mình…

Các tội xâm hại tình dục là tội phạm mà pháp luật hình sự quy định có cấu thành hình thức. Riêng đối với tội hiếp dâm (Điều 111), hành vi giao cấu trái với ý muốn của người bị hại là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội hiếp dâm.

* Chủ thể của các tội xâm hại tình dục

Về chủ thể của các tội xâm hại tình dục phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong đó đủ 16 tuổi trở lên đối với tội cưỡng dâm và từ đủ từ 14 tuổi trở lên đối với các tội xâm hại tình dục còn lại.

* Mặt chủ quan của các tội xâm hại tình dục

Các tội xâm hại tình dục được thực hiện với lỗi cố ý.

Động cơ, mục đích của chủ thể phạm các tội xâm hại tình dục là mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của bản thân.

1.3. Các dấu hiệu định khung tăng nặng của tội phạm xâm hại tình dục

Trong 06 tội xâm hại tình dục quy định tại Mục A, Chương XXI Bộ luật hình sự (từ Điều 111 đến Điều 116) ngoài cấu thành cơ bản quy định tại khoản 1 đều có quy định các định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự với nhiều tình tiết định khung tăng nặng. Trong đó có 03 điều luật quy định có 03 định khung tăng nặng từ khoản 2 đến khoản 4; 03 điều luật quy định có 03 định khung tăng nặng từ khoản 2 đến khoản 3.

Các tội xâm hại tình dục theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Các tội xâm hại tình dục theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Chương 2

ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC

TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Những vấn đề lý luận chung về định tội danh

Định tội danh là một giai đoạn cơ bản của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự. Việc định tội danh đúng có ý nghĩa về mặt đạo đức và pháp lý quan trọng. Định tội danh là một hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nhằm đi tới chân lí khách quan trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được thực hiện, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và mối liên hệ tương đồng giữa các dấu hiệu của cấu thành tội phạm với các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định [44].

2.2. Thực tiễn định tội danh các tội xâm hại tình dục tại tỉnh Quảng Nam

Trong 05 năm (2010 – 2014), TAND đã thụ lý 90 vụ/107 bị can bị truy tố về các tội phạm xâm hại tình dục, trong đó đã xét xử sơ thẩm 86/100 bị cáo, gồm: Tội hiếp dâm theo Điều 111 có 19 vụ/25 bị cáo; tội hiếp dâm trẻ em theo Điều 112 có 25 vụ/31 bị cáo; tội cưỡng dâm trẻ em có 04 vụ/04 bị cáo; tội giao cấu với trẻ em có 21/23 vụ và tội dâm ô với trẻ em có 17/17 vụ.

Bên cạnh đó, qua nghiên cứu về tình hình xét xử sơ thẩm các tội xâm hại tình dục theo từng năm cho thấy, trong tổng số 86 vụ/100 bị cáo bị xét xử sơ thẩm về các tội xâm hại tình dục thì năm 2010 có 18 vụ /21 bị cáo; năm 2011 có 12 vụ/ 15 bị cáo; năm 2012 và 2014 đều có 19 vụ/22 bị cáo; năm 2013 có 18 vụ/20 bị cáo. Như vậy số các vụ án được định tội danh về các tội xâm hại tình dục trong 5 năm qua tương đối đều hàng năm, điều đó thể hiện tình hình các loại tội phạm này xảy ra trên địa bàn tỉnh không có nhiều biến động.

2.2.1. Thực tiễn định tội danh các tội xâm hại tình dục theo cấu thành cơ bản

Qua nghiên cứu, khảo sát đối với 22 bản án/31 bị cáo bị xét xử về các tội phạm trên cho kết quả: Có 12,9% bị cáo đã bị kết án theo cấu thành cơ bản tại khoản 1 của các tội xâm hại tình dục; 87,1% số bị cáo còn lại bị kết án theo cấu thành tăng nặng tại các khoản 2, 3, 4.

Thực tiễn định tội danh cho thấy, mặc dù số vụ án và số bị cáo bị xử theo cấu thành cơ bản các tội xâm hại tình dục chiếm tỉ lệ ít nhưng việc định tội danh đối với các vụ án này là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định kể cả đối với việc định tội danh các hành vi phạm tội xâm hại tình dục ở cấu thành tăng nặng. Theo quy định của BLHS, ở các tội phạm này việc xác định hành vi khách quan “dùng vũ lực”, “dùng thủ đoạn khác”… để thực hiện “giao cấu trái ý muốn” với nạn nhân có ý nghĩa quyết định.

Một vấn đề khác trong thực tiễn gây khó khăn cho việc định tội danh các tội xâm hại tình dục ở cấu thành cơ bản là do chứng cứ định tội trong một số vụ án không được thu thập đầy đủ hoặc do người bị hại không hợp tác khai báo với cơ quan điều tra.

Xem xét, nhìn nhận dưới một góc độ khác trong thực tiễn định tội danh cho thấy trong một số vụ án không xác định được năm sinh của người bị hại nên cơ quan tiến hành tố tụng đã làm các thủ tục để tiến hành giám định tuổi của họ nhưng kết quả giám định của các cơ quan chuyên môn lại khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với tài liệu điều tra khác nên gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, công tác điều tra, thu thập chứng cứ ban đầu của Cơ quan điều tra đôi khi chưa kịp thời, đầy đủ; kết luận giám định của cơ quan giám định pháp y không rõ ràng, chính xác cũng còn xảy ra gây khó khăn cho việc định tội danh, đấu tranh xử lý đối với các hành vi phạm tội này.

2.2.2. Thực tiễn định tội danh các tội xâm hại tình dục theo cấu thành tăng nặng

Số bị cáo bị xét xử và kết án theo cấu thành định khung tăng nặng các tội xâm hại về tình dục chiếm tỉ lệ chủ yếu, lên đến 87,1 %, trong đó theo cấu thành định khung tăng nặng tại khoản 2 là 38,7%, khoản 3 là 29,0 % và khoản 4 là 19,4%.

Kết quả xét xử đối với các vụ án theo cấu thành tăng nặng của TAND cơ bản thuận lợi, đúng quy định của pháp luật về hình sự. Trường hợp sai sót trong định tội danh đối với các vụ án đã xét xử không xảy ra, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh, xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng có hành vi xâm hại tình dục trên địa bàn. Việc định tội danh nhìn chung đã đánh giá đúng tính chất, mức độ và áp dụng đúng tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ TNHS để kết án bị cáo phạm các tội xâm hại tình dục đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo phạm tội xâm hại tình dục cho thấy một số vấn đề cần quan tâm trong việc định tội danh các tội phạm này. Trước hết, đối với các vụ án mà việc định tội danh tăng nặng trong trường hợp bị cáo cùng một lúc phạm nhiều tội xâm hại tình dục. Phần lớn thuộc trường hợp định khung tăng nặng của các vụ án xâm hại tình dục là thuộc tình tiết “phạm tội nhiều lần”. Bị cáo Nguyễn Văn Hưng bị truy tố về tội hiếp dâm trẻ em là một trường hợp như vậy. Theo hồ sơ vụ án và tại phiên tòa bị cáo Hưng khai nhận trong thời gian từ tháng 12 năm 2010 đến ngày 13 tháng 3 năm 2011, Hưng đã thực hiện hành vi giao cấu với cháu Phạm Thị Yến Nhi (sinh ngày 19.6.2005) 04 lần. Qua xét xử TAND tỉnh Quảng Nam đã kết án Nguyễn Văn Hưng về phạm tội hiếp dâm trẻ em theo khoản 4 Điều 112 BLHS (Bản án số 26/2011/HSST, ngày 27/9/2011 của TAND tỉnh Quảng Nam).

Bên cạnh đó, qua thực tiễn định tội danh các tội xâm hại tình dục có một tỉ lệ đáng kể các bị cáo bị xét xử theo cấu thành tăng nặng khác thuộc trường hợp định khung tăng nặng tại khoản 4 hoặc với tình tiết “làm nạn nhân có thai”. Điển hình là hai vụ án sau:

Vụ thứ nhất: Ngày 16.12.2010 bà Nguyễn Thị Liễu làm đơn báo cáo gởi đến cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Thăng Bình tố cáo Đoàn Công Hương và Phạm Hồng Sơn quan hệ tình dục với con gái bà tên Hồ Thị Dịu Thương nhiều lần dẫn đến mang thai. Trong quá trình điều tra Đoàn Công Hương và Phạm Hồng Sơn không thừa nhận có quan hệ tình dục với cháu Thương. Ngày 17.3.2011, Hồ Thị Dịu Thương sinh con đặt tên là Hồ Thị Tường Vy. Kết quả giám định của Viện khoa học hình sự thuộc Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm – Bộ công an xác định: Hồ Thị Dịu Thương là mẹ đẻ của Hồ Thị Tường Vy – Đoàn Công Hương là cha đẻ của Hồ Thị Tường Vy (con đẻ của Hồ Thị Dịu Thương) với xác suất 99,999999%.

Với các tình tiết nêu trên, Tòa án đã tuyên bị cáo Đoàn Công Hương phạm tội giao cấu với trẻ em theo điểm a, d khoản 2 Điều 115 (Bản án số 11/2012/HSST ngày 16/3/2012 của TAND huyện Thăng Bình).

Vụ thứ hai: Khoảng 18h00’ ngày 08.05.2011, bà Griêng Thị Biết khi tắm cho con ruột là Coor Thị Sang (sinh ngày 14.8.2001) phát hiện nơi âm hộ của Sang bị chảy máu nên tra hỏi thì được Sang kể lại việc Nguyễn Văn Tâm dùng xe chở vào rừng và thực hiện hành vi hiếp dâm đối với Sang. Trong quá trình điều tra và xét xử vụ án đã chứng minh, bị cáo Nguyễn Văn Tâm chở Coor Thị Sang bằng xe máy vào rừng sau đó thực hiện hành vi giao cấu với Sang cho đến khi thỏa mãn. Kết quả giám định pháp y kết luận Coor Thị Sang “màng trinh rách rộng điểm 6 giờ” và tổn hại 25% sức khỏe. Nguyễn Văn Tâm đã bị hội đồng xét xử kết án về tội hiếp dâm trẻ em theo khoản 4 Điều 112 BLHS (Bản án số 25/2011/HSST, ngày 20/9/2011 của TAND tỉnh Quảng Nam).

2.3. Một số tồn tại, hạn chế qua thực tiễn định tội danh các tội xâm hại tình dục

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn định tội danh về các tội xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho thấy có một số tồn tại, vướng mắc sau:

Một là, theo quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự Việt Nam thì cấu thành cơ bản của tội hiếp dâm là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ”. Điều 111 quy định cấu thành của tội hiếp dâm còn đơn giản, chưa chặt chẽ, rõ ràng. Về chủ thể của tội phạm, Điều 111 không quy định chủ thể là nam hay nữ mà quy định “người nào”, như vậy chủ thể của tội hiếp dâm có thể là nữ, cũng có thể là nam. Nhưng trong thực tiễn xét xử và từ khái niệm giao cấu thì người trực tiếp thực hiện hành vi hiếp dâm phải là người có giới tính nam và khi có sự việc người nam giao cấu với người nữ thì mới cấu thành tội hiếp dâm.

Hai là, trong một số vụ án, việc xác định tuổi của người bị hại, nhất là đối với người bị hại là người đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn do công tác quản lý hộ tịch yếu kém. Nhiều vụ án xâm hại tình dục các cơ quan tiến hành tố tụng đã phải áp dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn không đủ cơ sở để xác định được chính xác tuổi của người bị hại làm căn cứ định tội danh.

Ba là, tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại Điều 115 và tội dâm ô với trẻ em theo quy định tại Điều 116 BLHS mới chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với “người đã thành niên” phạm tội. Do đó, trong một số vụ án có người đồng phạm là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nên không có căn cứ xử lý.

Chương 3

QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC

TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Những vấn đề lý luận chung và pháp luật về quyết định hình phạt

QĐHP là hoạt động thực tiễn của Tòa án mà cụ thể là của hội đồng xét xử vụ án được xác định sau khi đã xác định được tội danh để định ra biện pháp xử lý tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi bị cáo đã thực hiện. Nội dung của hoạt động QĐHP có thể là miễn TNHS hoặc có thể là miễn hình phạt (trường hợp này, hoạt động QĐHP chấm dứt ở đây) hoặc nếu Tòa án quyết định áp dụng hình phạt thì hoạt động QĐHP bao gồm việc xác định khung hình phạt và việc xác định hình phạt cụ thể trong phạm vi luật cho phép đối với bị cáo [18].

3.2. Thực tiễn quyết định hình phạt các tội xâm hại tình dục tại tỉnh Quảng Nam

Qua khảo sát 86 vụ/100 bị cáo bị tòa án kết về các tội xâm hại tình dục cho thấy có 37 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù dưới 3 năm, trong đó có 14 bị cáo được hưởng án treo; 41 bị cáo bị áp dụng hình phạt từ 3 năm đến 7 năm tù; 12 bị cáo bị áp dụng hình phạt từ 7 đến 15 năm tù; 9 bị cáo bị áp dụng hình phạt từ 15 năm đến 20 năm tù; và 1 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù chung thân do phạm 03 tội xâm hại tình dục, trong đó có tội hiếp dâm trẻ em.

Phân tích kết quả thống kê việc quyết định hình phạt đối với các tội xâm hại tình dục, chỉ có 02/07 loại hình phạt chính quy định trong BLHS được tòa án áp dụng, đó là tù có thời hạn và chung thân. Các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất, cải tạo không giam giữ và tử hình không được hội đồng xét xử áp dụng đối với các bị cáo phạm loại tội này. Ngoài ra, các hình phạt bổ sung cũng không được áp dụng đối với các bị cáo trong thực tiễn hoạt động xét xử của tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến 2014.

Nhìn chung, việc áp dụng hình phạt đối với các tội xâm hại tình dục đúng quy định của pháp luật, tỉ lệ các vụ án có kháng cáo, bị kháng nghị rất ít đã phản ánh khá toàn diện trong việc QĐHP cùng với công tác định tội danh đối với loại tội phạm này của TAND các cấp tỉnh Quảng Nam có căn cứ, đúng pháp luật.

Qua số liệu thống kê tại Bảng 3.1 cho thấy, số bị cáo bị áp dụng hình phạt từ 03 đến 7 năm tù chiếm tỉ lệ cao nhất, lên đến 41%. Điều này phản ánh tương đối phù hợp với tỉ lệ số bị cáo bị tòa án xét xử ở định khung tăng nặng tại khoản 2 các tội xâm hại tình dục. Bên cạnh đó, các bị cáo nằm trong nhóm hình phạt này chủ yếu là những bị cáo phạm một số tội có hình phạt nhẹ như tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô với trẻ em quy định tại Điều 115, 116 BLHS; một số bị cáo phạm tội tại khung hình hình phạt 3 của các tội xâm hại tình dục có mức án cao hơn 7 năm tù nhưng do được áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS nên hội đồng xét xử áp dụng Điều 47 xử phạt dưới mức thấp nhất khung hình phạt.

Một vấn đề khác trong thực tiễn áp dụng hình phạt đối với các tội xâm hại tình dục là số bị cáo bị phạt tù dưới 3 năm có tỉ lệ khá cao, chiếm tỉ phần 37%, trong đó bị cáo được hưởng án treo là 14%. Khảo sát cho thấy phần lớn đối tượng bị kết án nằm trong nhóm hình phạt này là các bị cáo phạm tội ở cấu thành cơ bản tại khoản 1 các Điều 111, 113, 115 và 116 BLHS; các bị cáo là trẻ vị thành niên từ 14 đến dưới 18 tuổi phạm tội; chưa gây ra hậu quả hoặc đã gây hậu quả nhưng không lớn…

Đáng chú ý nhất trong thực tiễn QĐHP các tội xâm hại tình dục đối với 100 bị cáo của TAND, có 01 bị cáo bị áp dụng hình phạt chung thân, và đây cũng là mức hình phạt được áp dụng cao nhất và nghiêm khắc nhất đối với loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đối với trường hợp này, đối tượng đã có hành vi xâm hại tình dục đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt lớn và thể hiện sự không còn nhân tính khi thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với con ruột của mình trong một thời gian rất dài, nạn nhân đã sinh ra đến 04 đứa con với bị cáo (Bản án số 50/2014/HSST, ngày 24/11/2014 nêu tại phần 2.2.2, Chương 2). Theo tác giả, việc hội đồng xét xử áp dụng hình phạt chung thân đối với bị cáo là đã xem xét đến nhiều tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo, nhất là bị cáo có nhân thân tốt, là người dân tộc thiểu số nên nhận thức pháp luật thấp, khai báo thành khẩn; vận dụng chính sách khoan hồng của pháp luật hình sự để QĐHP trên đối với bị cáo. Bên cạnh đó, qua vụ án cũng cho thấy có một phần trách nhiệm rất lớn của các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng khi đã không can thiệp, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi phạm tội của bị cáo từ đầu, thậm chí chính quyền địa phương còn lập thủ tục cấp sổ hộ khẩu cho bị cáo và bị hại với tư cách là vợ – chồng; cấp giấy khai sinh cho những đứa con mà nạn nhân sinh ra do hành vi xâm hại tình dục của bị cáo.

Các tội xâm hại tình dục theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Các tội xâm hại tình dục theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

3.3. Một số hạn chế trong việc quyết định hình phạt đối với các tội xâm hại tình dục

Một là: trong một số vụ án việc quyết định tội danh của tòa án đối với các bị cáo phạm tội xâm hại tình dục chưa tương xứng với việc đánh giá tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, làm giảm đi tính răng đe, phòng ngừa chung.

Hai là, trong thực tiễn xét xử tại các tòa án, việc xác định khung hình phạt để xử lý và quyết định hình phạt đối với người phạm tội hiếp dâm trẻ em theo qui định tại Điều 112 BLHS vẫn còn nhiều vướng mắc bất cập, gây lúng túng cho việc quyết định hình phạt của hội đồng xét xử.

Ba là, áp dụng Điều 47 BLHS để xử dưới khung hình phạt trong một số trường hợp còn có đánh giá, nhận xét khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Bốn là, việc quyết định hình phạt đối với bị cáo phạm tội trong một số vụ án chưa tương xứng tính chất vụ án, mức độ và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra nên đã quyết định mức án quá nhẹ.

Năm là, việc áp dụng án treo đối với 14 bị cáo phạm tội xâm hại tình dục mặc dù cơ bản các trường hợp được hưởng án treo có đủ các điều kiện quy định tại Điều 60 BLHS nhưng vẫn gây nhiều tranh cãi.

3.4. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc quyết định hình phạt các tội xâm hại tình dục

Một là, pháp luật hình sự Việt Nam quy định về việc quyết định hình phạt ở phần chung và các tội danh xâm hại tình dục ở phần chung còn bất cập, hạn chế, một số quy định chưa rõ ràng, cụ thể. Việc ban hành văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ của cấp trên có lúc chưa được kịp thời dẫn đến việc quyết định về hình phạt còn chưa thống nhất trong toàn ngành.

Hai là, trình độ năng lực của đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân còn hạn chế. Kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệp xét xử, nhất là kỹ năng trong việc điều hành hoạt động tranh tụng, đánh giá tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả tội phạm của một số cán bộ tư pháp tòa án chưa tốt, dẫn đến sai sót.

Trong thực thi nhiệm vụ có Thẩm phán chưa làm hết trách nhiệm được giao, tư duy phiến diện khi đánh giá chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án, chưa đầu tư nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản mới ban hành, việc vận dụng những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong vụ án không chuẩn xác dẫn đến khi quyết định hình phạt không chính xác.

Bên cạnh đó, cũng có những vụ án có cùng tính chất, mức độ khác nhau nhưng kết quả áp dụng hình phạt lại khác nhau rất lớn, ngoài nguyên nhân khách quan đã nêu ở trên còn do có biểu hiện của hiện tượng tiêu cực trong các vụ án này.

Ba là, công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và thư ký tòa án về nghiệp vụ xét xử nói chung và việc quyết định hình nói riêng chưa thường xuyên, hiệu quả; việc trao đổi, rút kinh nghiệm công tác xét xử, đặc biệt là kinh nghiệm xét xử, giải quyết các vụ án về xâm hại tình dục trong toàn hệ thống Tòa án nhân dân chưa thực hiện được.

3.5. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng định tội danh và quyết định hình phạt các tội xâm hại tình dục qua thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, trong đó sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự về các quy định về định tội danh ở phần chung và các tội xâm hại tình dục ở phần riêng.

Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, trong đó sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự về các quy định quyết định hình phạt ở phần chung và các tội xâm hại tình dục ở phần riêng.

Ba là, sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng; công khai, minh bạch các hoạt động tố tụng hình sự; nâng cao vai trò và quyền hạn tố tụng của luật sư, người bào chữa trong các vụ án hình sự.

Bốn là, kiện toàn bổ chức bộ máy các cơ quan tiến hành tụng, đặc biệt là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh.

Năm là, xây dựng cơ chế nâng cao trách nhiệm, trình độ của đội ngũ cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân./.

KẾT LUẬN

Hiện nay, chúng ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người cũng như việc đấu tranh phòng, chống mọi hành vi xâm hại đến danh dự, nhân phẩm con người luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Đó cũng là nhiệm vụ hàng đầu của pháp luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu các tội xâm hại tình dục nằm trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về loại tội này, chúng tôi có một số kết luận sau:

Các tội xâm hại tình dục trong luật hình sự Việt Nam đã có lịch sử phát triển tương đối dài gắn liền với những mốc son lịch sử của pháp luật hình sự. Về cơ bản, quy định của pháp luật hình sự từ chỗ đơn giản, sơ khai thì nay đã trở thành một hệ thống hóa các văn bản pháp luật khá hoàn chỉnh, quy định rõ ràng và có sự phân hóa cao về mức độ hình sự. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về các tội xâm hại tình dục trong BLHS 1999 cũng như thực tiễn xét xử các tội phạm này ở tỉnh Quảng Nam, chúng tôi thấy rằng: Ngành tòa án nhân dân đã khắc phục mọi khó khăn và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Trước diễn biến của tình hình tội phạm vẫn diễn ra hàng ngày với tính chất phức tạp và nghiêm trọng, trong những năm qua toàn ngành TAND đã tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án, đặc biệt là các tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, đảm bảo thời hạn xét xử theo quy định của pháp luật, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.. .Tuy nhiên, trên thực tế, việc xét xử, định tội danh sai sót, chưa toàn diện vụ án vẫn còn xảy ra dù không đáng kể. Đặc biệt, trong thực tiễn áp dụng hình phạt đối với loại tội phạm này một số trường hợp hội đồng xét xử áp dụng hình phạt, mức hình phạt còn nhẹ so với tính chất, mức độ, hành vi của tội phạm; áp dụng chưa tương xứng với nhân thân của người phạm tội… Vì vậy, việc nghiên cứu đưa ra những đặc trưng và các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm hại tình dục; quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử; những hạn chế, thiếu sót, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật để xét xử các tội xâm hại tình dục, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác của mình.

Qua nghiên cứu dưới góc độ pháp lý hình sự và tội phạm học về các tội xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, bước đầu luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống loại tội này trên địa bàn nghiên cứu.

Luận văn cũng đưa ra được một số kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung và giải thích một số quy phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhằm hoàn thiện pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng xét xử về loại tội phạm này trong hoạt động xét xử của ngành tòa án nhân dân, cũng như góp phần nhỏ bé vào công cuộc cải cách pháp luật ở nước ta hiện nay.

Mặc dù vậy, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn các tội xâm hại tình dục là vấn đề rộng lớn và còn mới mẻ, tác giả nhận thấy do năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu của luận văn mới chỉ ở bước đầu, vì vậy trong nội dung nghiên cứu không thể tránh được những thiếu sót hoặc giải quyết chưa triệt để, sâu sắc và khoa học nên tác giả rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo để luận văn được bổ sung hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Hiển và các cán bộ, công chức thuộc cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Quảng Nam để tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU\HOANGTHI THANH HA\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *