Xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn

Xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Xóa án tích là một chế định quan trọng thể hiện nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Việt Nam – nguyên tắc nhân đạo, dân chủ xã hội chủ nghĩa và tôn trọng quyền con người. Với chế định này, Nhà nước ta đã ghi nhận sự nỗ lực cải tạo của người phạm tội nhằm xóa bỏ đi quá khứ đã từng bị kết án của mình, từ đó, giúp xóa bỏ thành kiến của xã hội đối với người phạm tội, giúp họ sớm hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, quy định về xóa án tích có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với người phạm tội mà còn giúp xã hội ngày càng phát triển và văn minh.

Kế thừa và phát triển Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985, BLHS năm 1999 là bước phát triển mới trong việc giải quyết vấn đề án tích và xóa án tích trong luật hình sự nước ta. Nhiều quy phạm của chế định xóa án tích đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả. Tuy nhiên, một số quy định về chế định xóa án tích trong BLHS hiện hành, ở những mức độ khác nhau, bộc lộ những hạn chế, thiếu sót nhất định hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh hiện nay. Mặt khác, công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức nên một số quy định của pháp luật hình sự, trong đó có các quy định về chế định xóa án tích, còn có những nhận thức không thống nhất, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong hoạt động thực tiễn.

Cùng với sự phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước, nhiều vấn đề của luật hình sự, trong đó có vấn đề xóa án tích cũng luôn vận động và phát triển đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu giải quyết. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chế định xóa án tích, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để tiếp tục hoàn thiện BLHS hiện hành và giải quyết những vướng mắc của thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự là việc rất cần thiết, không những có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa cả về thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.

Tất cả những phân tích trên đây là lý do để tôi lựa chọn vấn đề “Xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sĩ của mình.

  1. Tình hình nghiên cứu
  2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: phân tích vấn đề lý luận của chế định xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành các quy định về xóa án tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về chế định án tích, góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu: với mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ sau:

+ Về lý luận: nghiên cứu quy định của chế định xóa án tích trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam, đồng thời đối chiếu, so sánh chế định này với chế định xóa án tích trong luật hình sự một số nước, làm sáng tỏ bản chất pháp lý của chế định xóa án tích theo luật hình sự Việt Nam.

+ Về thực tiễn: nghiên cứu việc áp dụng các quy phạm pháp luật của chế định xóa án tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở phân tích những thiếu sót, khuyết điểm và những vướng mắc của việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến chế định xóa án tích, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu chế định xóa án tích theo luật hình sự Việt Nam. Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề sau: khái niệm án tích, xóa án tích, điều kiện xóa án tích, thủ tục xóa án tích…

Thực tế nghiên cứu cho thấy rằng, chế định xóa án tích liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau của luật hình sự và luật tố tụng hình sự như: quyết định hình phạt, hình phạt, thời hạn thi hành án, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt… Việc đề cập đến các vấn đề trên của luật hình sự và luật tố tụng hình sự cũng chỉ nhằm giải quyết một cách có hệ thống và làm rõ hơn chế định xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam.

– Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu chế định xóa án tích dưới góc độ là luật hình sự. Đồng thời, cũng đề cấp đến một số quy phạm của luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự nhằm giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu. Nếu hiểu đúng tinh thần của đề tài thì luận văn sẽ được nghiên cứu trải dài theo suốt chiều dài lịch sử của nước ta kể từ khi nước Việt Nam dân chủ công hòa được thành lập năm 1945 cho đến nay, nhưng trong giai đoạn từ năm 1945 cho đến trước khi BLHS năm 1985 được ban hành, những vấn đề liên quan đến án tích và xóa án tích chưa được đề cập trong pháp luật hình sự của Nhà nước ta. Do vậy, trên cơ sở tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến án tích và xóa án tích từ sau khi chế định này được pháp điển hóa trong BLHS năm 1985 và tiếp theo là các văn bản dưới luật hướng dẫn xóa án và BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Bên cạnh đó, còn có sự phân tích, đối chiếu, so sánh với quy định về xóa án tích trong pháp luật hình sự một số nước để tham khảo trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về xóa án tích trong pháp luật hình sự nước ta. Mặc khác, tác giả cũng không bỏ qua việc hệ thống sơ lược những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam gần với những quy định về xóa án tích từ năm 1945 đến trước năm 1985. Đồng thời, luận văn còn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Nam về chế định này.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tội phạm, hình phạt, về con người; những thành tựu khoa học, triết học, lịch sử, các học thuyết chính trị pháp lý, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật thi hành án, lôgic học.

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ thống, lịch sử, lôgic, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến của các chuyên gia có liên quan, tiếp thu ý kiến của các tác giả có cùng đề tài nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng sau:

Về mặt lý luận: luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của chế định xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam.

Về mặt thực tiễn: luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn nội dung cơ bản, cơ sở, điều kiện của việc áp dụng xóa án tích đối với người đã bị Tòa án kết án, đã thi hành án hoặc hết thời hạn thi hành án và đã trải qua một thời gian thử thách nhất định trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh, phòng, chống tội phạm ở nước ta.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về xóa án tích

Chương 2: Xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam

Chương 3: Thực tiễn áp dụng xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam từ tỉnh Quảng Nam và một số kiến nghị.

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÓA ÁN TÍCH

    1. . Khái niệm án tích

1.1.1. Định nghĩa

Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội mà người bị kết án phải chịu hình phạt theo bản án kết tội đã có hiệu luật pháp luật, gánh chịu trong thời hạn nhất định kể từ khi bản án kết tội có hiệu luật pháp luật cho đến khi hậu quả pháp lý đó được xóa bỏ theo quy định pháp luật.

1.1.2. Các dấu hiệu của án tích

Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm về án tích, án tích có các dấu hiệu cơ bản sau:

– Án tích xuất hiện khi có tội phạm;

– Án tích chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định;

– Án tích là “thành quả cuối cùng” đòi hỏi người bị kết án theo bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án trong việc thực hiện trách nhiệm hình sự vì nếu người bị kết án đã chấp hành xong bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng chưa hết án tích hoặc chưa được xóa án tích, theo quy định pháp luật hình sự thì vẫn còn trách nhiệm hình sự.

– Án tích có ý nghĩa pháp lý hình sự đối với người bị kết án phạm tội mới, vì vậy theo quy định của BLHS năm 1999, thì án tích là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm g, khoản 1 Điều 48), khi người bị kết án bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm (Điều 49); một trong những tình tiết định tội của một số cấu thành tội phạm trong phần riêng (Điều 138).

1.2. Khái niệm xóa án tích

1.2.1. Định nghĩa

Xóa án tích là chế định của Luật hình sự Việt Nam thể hiện ở việc xóa bỏ hậu quả pháp lý, xóa bỏ trách nhiệm hình sự đối với người bị kết án và phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khi có đủ các điều kiện của pháp luật quy định và người đó được coi như chưa bị kết án.

1.2.2. Điều kiện để được xóa án tích

Theo các quy định của BLHS, việc xóa án tích đối với người đã chấp hành xong bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án được thực hiện một trong hai cách sau:

– Đương nhiên xóa án tích;

– Xóa án tích theo quyết định của Tòa án.

Người được xóa án tích được coi như chưa từng bị tuyên án và được cấp giấy chứng nhận xóa án tích.

Theo các quy định hiện hành của pháp luật hình sự Việt Nam về xóa án tích, để được xóa án tích, người bị kết án phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện, đó là điều kiện về nội dung và điều kiện về thời gian.

Thứ nhất, về điều kiện nội dung:

– Người bị kết án phải chấp hành xong bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án; bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung (phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí..). Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 64 BLHS năm 1999 thì trong trường hợp người bị kết án được miễn hình phạt thì không đòi hỏi điều kiện này;

– Người bị kết án theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án, đã chấp hành xong bản án hoặc đã hết thời hiệu thi hành bản án không phạm tội mới trong thời hạn theo quy định pháp luật. Thời hạn đó có thể một năm, ba năm, năm năm hoặc bảy năm tùy thuộc vào loại hình phạt Tòa án tuyên đối với người phạm tội.

Thứ hai, điều kiện về thời gian thì việc xóa án tích chỉ được thực hiện khi người đó không phạm tội mới trong thời gian quy định. Cụ thể:

– Trong trường hợp đương nhiên xóa án tích: kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật đến thời hạn do BLHS quy định.

– Trong trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án: kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật đến khi Tòa án ra quyết định xóa án tích. Tòa án chỉ xem xét quyết định việc xóa án tích sau một thời hạn xác định của BLHS.

Thời hạn đương nhiên xóa án tích và thời hạn để Tòa án xem xét, quyết định xóa án tích có thể được rút ngắn trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật hình sự.

1.2.3. Thủ tục xóa án tích

Khi đáp ứng được đầy đủ những điều kiện về xóa án tích, người được xóa án tích cũng phải tuân theo những trình tự, thủ tục hành chính để yêu cầu Tòa án cấp Giấy chứng nhận xóa án tích hoặc Quyết định xóa án tích theo quy định của pháp luật hình sự.

Xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

1.2.4. Ý nghĩa chính trị, pháp lý của việc xóa án tích

Việc xóa án tích cho người phạm tội mang tính phòng ngừa tội phạm cao, điều này được thể hiện qua việc quy định “Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án”. Người đã được xóa án tích mà sau lại phạm tội mới thì không được căn cứ vào những tiền án đã được xóa án tích mà coi như là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Về mặt thực tiễn, nếu Tòa án áp dụng đúng đắn và chính xác trong thực tiễn các quy định của chế định xóa án tích sẽ đưa đến một loạt các lợi ích xã hội, đó là việc tăng cường pháp chế và củng cố trật tự pháp luật, bảo vệ vững chắc các quyền tự do của con người; nâng cao uy tín của Tòa án, làm tăng thêm lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào tính công minh và sức mạnh của pháp luật.

Về mặt chính trị – pháp lý: với chế định xóa án tích, một mặt góp phần đảm bảo cho việc thực hiện nhất quán nguyên tắc công bằng, mặc khác phản ánh nguyên tắc nhân đạo, tôn trọng quyền con người của pháp luật hình sự. Vì pháp luật cần thiết phải quy định các chế tài để nghiêm trị và răn đe người phạm tội, nhưng không thể thiếu tính nhân đạo; xã hội muốn có công bằng và nhân đạo phải là xã hội có một hệ thống pháp luật vì con người; xã hội không thể ổn định và phát triển được nếu như pháp luật không vì con người, nhưng nếu pháp luật không mở lối hoàn lương của người bị kết án thì vô hình chung, pháp luật bị phản tác dụng.

1.3. Xóa án tích theo pháp luật hình sự một số nước

Bên cạnh việc nghiên cứu chế định xóa án tích theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, luận văn còn nghiên cứu chế định này theo quy định của pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, cụ thể như Liêng Bang Nga, Nhật Bản và CHND Trung Hoa để so sánh, đối chiếu giữa các quy định của pháp luật hình sự nước ta với các quy định của pháp luật hình sự các nước về chế định này. Qua đó, chúng ta cũng nhận thức được những sự kế thừa và phát triển của pháp luật hình sự nước ta so với pháp luật hình sự của các nước được đề cập nghiên cứu.

Chương 2

CHẾ ĐỊNH XÓA ÁN TÍCH

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1. Chế định xóa án tích trong giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Từ khi nước Việt Nam dân chủ công hòa được thành lập năm 1945 cho đến trước khi BLHS năm 1985 được ban hành, những vấn đề liên quan đến án tích và xóa án tích chưa được đề cập trong pháp luật hình sự của Nhà nước ta.

2.2. Chế định xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985

Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, những vấn đề liên quan đến án tích và xóa án được pháp điển hóa trong BLHS năm 1985 (từ Điều 52 đến Điều 56 và Điều 67).

Tại Điều 52 quy định “Người bị kết án được xóa án theo quy định ở các Điều 53 đến Điều 56. Người được xóa án coi như chưa can án và được cấp giấy chứng nhận”. Như vậy ta có thể thấy, cơ sở pháp lý của việc xóa án là những quy định của BLHS, mà cụ thể từ Điều 53 đến Điều 56 BLHS năm 1985. Mặc khác, Điều 52 cũng chỉ rõ, hậu quả của việc xóa án, đó là người được xóa án coi như chưa can án. Vì vậy, sau khi được cấp Giấy chứng nhận xóa án hoặc sau khi được Tòa án ra quyết định xóa án thì trong giấy tờ về nhân thân, lý lịch tư pháp phải ghi “chưa can án”. Người đã được xóa án mà sau khi phạm tội mới thì không được căn cứ vào những tiền án đã được xóa trước đó mà coi như là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Theo quy định của BLHS năm 1985, việc xóa án được chia thành: đương nhiên xóa án, xóa án theo quyết định của Tòa án.

2.2.1. Trường hợp đương nhiên xóa án

Theo quy định tại Điều 53 BLHS năm 1985, những người sau sẽ đương nhiên được xóa án:

– Người được miễn hình phạt;

– Người được hưởng án treo mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ ngày hết thời gian thử thách;

– Người bị kết án không phải về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm quy định tại chương XII phần các tội phạm Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi việc thi hành án đã quá thời hiệu, người ấy không phạm tội mới trong thời hạn sau đây;

+ Ba năm trong trường hợp nhình phạt là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc cải tạo tại đơn vị kỷ luật của quân đội;

+ Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù đến năm năm.

2.2.2. Trường hợp xóa án theo quyết định của Tòa án

Điều 54 BLHS năm 1985 quy định xóa án theo quyết định của Tòa án căn cứ vào tính chất của tội phạm, vào nhân thân, vào thái độ chấp hành chính sách, pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án, trong các trường hợp sau đây:

– Đã bị phạt tù đến năm năm về tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia mà không phạm tội mới trong thời hạn năm năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi việc thi hành bản án đã quá thời hiệu;

– Đã bị phạt tù trên năm năm không kể tội gì mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi việc thi hành bản án đã quá thời hiệu.

Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án lần đầu phải chờ một năm sau mới lại được xin xóa án. Nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới lại được xin xóa án.

2.2.3. Xóa án trong trường hợp đặc biệt và cách tính thời hạn để xóa án

Theo quy định tại Điều 55 BLHS năm 1985 như sau: “trong trường hợp người bị kết án có những tiến bộ rõ rệt, lập công và được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội đề nghị, thì được Tòa án có thể xóa án nếu người đó đảm bảo được từ một phần ba đến một nửa thời hạn quy định”. Như vậy, không phải người bị kết án nào cũng chỉ được xem xét xóa án khi hết thời hạn do luật định, việc xóa án cho người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt, lập công và được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội đề nghị, nhưng những người này cũng cần phải trải qua ít nhất một phần ba hoặc một nửa thời hạn quy định. Quy định của BLHS là như vậy, nhưng thực tế áp dụng khó khăn đối với quy định “có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt, lập công và được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội đề nghị”.

2.2.4. Xóa án đối với người chưa thành niên phạm tội

Theo Điều 67 và Điều 60 BLHS năm 1985 thì người chưa thành niên phạm tội khi bị Tòa án quyết định các biện pháp tư pháp có tính chất phòng ngừa: buộc phải chịu thử thách, đưa vào trường giáo dưỡng sẽ được coi như chưa có án. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của nhiều người là án tích chỉ tồn tại khi một người bị áp dụng hình phạt. Thời gian thử thách mà họ phải gánh chịu bằng một nửa thời hạn quy định đối với người không phải là người chưa thành niên phạm tội.

Theo Điều 59 BLHS năm 1985 thì người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi phạm tội, chưa được xóa án mà lại phạm tội mới thì việc phạm tội trước đó không được tính để xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Hay nói một cách khác, hậu quả pháp lý quan trọng nhất đối với người chưa đủ từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi không xảy ra.

2.3. Chế định xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009

Trong BLHS năm 1999, chế định xóa án tích được quy định thành một chương riêng – Chương XI – Xóa án tích, bao gồm năm điều luật từ Điều 63 đến Điều 67. So với BLHS năm 1985 về vấn đề xóa án tích, BLHS năm 1999 có những sự khác biệt nhất định.

Thứ nhất, về tên gọi, nếu BLHS năm 1985 gọi là xóa án thì BLHS năm 1999 gọi là xóa án tích.

Thứ hai, nếu như trước đây trong BLHS năm 1985, vấn đề xóa án chưa được quy định thành một chương riêng mà được quy định chung trong cùng một chương VI – Việc quyết định hình phạt, miễn và giảm hình phạt, thì trong BLHS năm 1999, vấn đề xóa án tích đã được quy định thành một chương riêng.

Điều 63 BLHS năm 1999 quy định:

Người bị kết án được án tích theo quy định tại các điều luật từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này.

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận.

Nếu như Điều 52 BLHS năm 1985 dùng từ “can án” thì Điều 63 BLHS năm 1999 lại dùng từ “kết án”. Với việc sửa lại thuật ngữ “xóa án” bằng “xóa án tích” không những có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn. Bởi vì, “xóa án tích” chính là việc xóa đi hết án tích đã từng bị kết án của người phạm tội chứ không phải là xóa đi bản án mà Tòa án đã tuyên đối với người phạm tội. Chính vì vậy, việc thay thế và dùng thuật ngữ “xóa án tích” là hợp lý hơn cả.

Một vấn đề còn bất cập trong quy định tại Điều 63 BLHS năm 1999 liên quan đến hình thức ghi nhận xóa án tích. Quy định tại Điều 63 BLHS năm 1999 về việc cấp giấy chứng nhận cho người được xóa án tích là chưa chặt chẽ. Bởi vì:

Thứ nhất, ngoài hình thức đương nhiên xóa án tích mà Tòa án cấp giấy chứng nhận, BLHS năm 1999 còn quy định hình thức xóa án tích do Tòa án quyết định. Trong trường hợp này, Tòa án ra quyết định xóa án tích;

Thứ hai, đối với trường hợp đương nhiên xóa án tích, người được xóa án tích khi yêu cầu Tòa án ghi nhận một thực tế là họ đã được xóa án tích. Vì thế, việc một điều luật ghi nhận việc họ được “coi là chưa bị kết án” trước khi cấp giấy chứng nhận là hợp lý. Còn trường hợp xóa án tích do Tòa án quyết định thì chỉ khi Tòa án ra quyết định xóa án tích, người đó mới được coi là chưa bị kết án. Vì vậy, cần phải diễn đạt lại phần sau của Điều 63 BLHS năm 1999 cho hợp lý.

Trên cơ sở BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 ra đời có những kế thừa và phát triển nhất định. Về chế định xóa án tích, BLHS năm 1999 cũng quy định gồm các hình thức sau: đương nhiên xóa án tích, xóa án tích theo Quyết định của Tòa án và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt. Đối với người chưa thành niên, trên cơ sở Điều 66 của Chương IX, Điều 77 BLHS năm 1999 đưa ra nguyên tắc giảm nhẹ đặc biệt.

2.3.1. Trường hợp đương nhiên xóa án tích

Theo quy định tại Điều 64 BLHS năm 1999, những người sau đây sẽ đương nhiên xóa án tích:

– Người được miễn hình phạt;

– Người bị kết án không phải các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

+ Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt từ nhưng được hưởng án treo;

+ Ba năm trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;

+ Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trêm ba năm đến mười lăm năm;

+ Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù trên mười lăm năm.

So với quy định tại Điều 53 BLHS năm 1985, thì Điều 64 BLHS năm 1999 có sự thay đổi đáng kể về mặc phạm vi cũng như thời hạn.

– Về phạm vi: Điều 64 BLHS năm 1999 mở rộng phạm vi các tội thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích. Theo quy định của điều luật, ngoại trừ các tội phạm quy định tại Chương XI và Chương XXIV, người bị kết án về tội phạm gì đều có thể được đương nhiên xóa án tích.

– Về thời gian: BLHS năm 1999 rút ngắn đáng kể thời hạn đương nhiên xóa án tích. Chẳng hạn như trong trường hợp người bị kết án không phải phạt tù hoặc phạt tù được hưởng án treo thì thời hạn là một năm, cũng trường hợp này, BLHS năm 1985 quy định là thời hạn ba năm…

2.3.2. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án

Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với những người bị kết án về các tội quy định tại Chương XI (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và Chương XXIV (các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) của BLHS, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp sau đây:

– Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;

– Đã bị phạt tù trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ ngày chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;

– Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.

Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích.

2.3.3. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt và cách tính thời hạn xóa án tích

Theo quy định tại Điều 66 BLHS năm 1999 “Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì để được Tòa án xóa án tích nếu người đó đảm bảo được ít nhất một phần ba thời hạn quy định”. Theo quy định này, người bị kết án phải chấp hành một khoảng thời gian tối thiểu là một phần ba thời hạn quy định, thì mới được xét xóa án tích trước thời hạn quy định, thì mới được xét xóa án tích trước thời hạn khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện khác.

Theo quy định tại Điều 67, thời hạn để xóa án tích đối với cả trường hợp đương nhiên xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tòa án là căn cứ vào hình phạt chính mà Tòa án đã tuyên đối với người phạm tội. Dựa vào hình phạt chính mà Tòa án đã tuyên trong bản án là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc phạt tù có thời hạn khác nhau mà xác định thời hạn để xóa án tích là một năm, ba năm, năm năm, bảy năm hoặc mười năm.

2.3.4. Xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội

Theo quy định tại Điều 77 BLHS năm 1999 thì thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ bằng một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 BLHS năm 1999.

Mặc dù BLHS năm 1999 quy định không rõ, nhưng theo tinh thần của điều luật thì đối với vấn đề xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội cần lưu ý rằng, đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ áp dụng hình thức đương nhiên xóa án tích mà không áp dụng xóa án tích theo quyết định của Tòa án. Ngoài ra, người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng các biện pháp tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 BLHS năm 1999: giáo dục tại xã phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng thì coi như không bị coi là có án tích và do đó, không đặt vấn đề xóa án tích đối với những người này.

Xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Chương 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG XÓA ÁN TÍCH THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ TỈNH QUẢNG NAM

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1. Thực tiễn áp dụng xóa án tích từ tỉnh Quảng Nam và những bất cập, vướng mắc

3.1.1. Đánh giá khái quát về áp dụng xóa án tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là địa phương nằm miền Trung của đất nước, với diện tích tự nhiên 10.438 km2, với dân số gần 02 triệu người. Dân cư tập trung đông đúc, nhiều thành phần, có 18 đơn vị hành chính cấp huyện. Tình hình tội phạm trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam diễn biến ngày càng phức tạp và có xu hướng gia tăng về số lượng. Kết quả xử lý vụ án hình sự ở tòa án hai cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 10 năm qua như sau:

NămSố vụ án Số bị cáo
2005592816
2006695871
2007707989
2008652803
20098831.035
20108981.217
20119121.324
20121.0031.531
20131.1581.858
20141.2071.902

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn công tác xóa án tích, thực tiễn áp dụng các quy định về xóa án tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như sau:

Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014Tổng cộng
Đương nhiên xóa án tíchXóa án tích theo quyết định của Tòa ánXóa án tích trong trường hợp đặc biệt
06050705012400

Nhìn vào bảng thống kê, ta có thể thấy rằng:

– Số lượng người bị kết án yêu cầu được xóa án tích là rất ít (05 năm chỉ có 24 trường hợp xóa án tích).

– Đa số người xin được cấp giấy chứng nhận xóa án tích thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích.

– Vấn đề xóa án tích không nhận được sự quan tâm của xã hội.

Hiện nay, rất nhiều trường hợp người bị kết án chưa được hoặc không bao giờ được xóa án tích do người bị kết án không có khả năng nộp các khoản tiền được quyết định trong bản án như: tiền án phí, tiền bồi thường thiệt hại, phạt tiền… Vì vậy, cần có quy định hướng dẫn cụ thể để có thể xem xét và quyết định việc xóa án tích cho những người bị kết án, nếu những người này thực sự có ý thức cải tạo tốt, chấp hành đúng và đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về xóa án tích đã nổi lên một vấn đề gây tranh luận, đó là thời hạn xóa án tích tính từ khi nào? Kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính hay kể từ khi chấp hành xong tất cả các hình phạt và quyết định mà Tòa án đã buộc người phạm tội phải chấp hành. Theo quan điểm của tác giả, thời hạn xóa án tích phải tính từ lúc người bị kết án chấp hành xong toàn bộ bản án bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung, và các quyết định khác như bồi thường thiệt hại, án phí… Thực tiễn tỉnh Quảng Nam cũng áp dụng cách tính này, bởi vì nếu chúng ta xác định thời điểm xóa án tích chỉ tính khi chấp hành xong hình phạt chính sẽ làm cho người bị kết án có tư tưởng “để mặc” và không chịu thực hiện các hình phạt bổ sung và các quyết định khác của Tòa án. Như vậy, không công bằng với người bị hại. Không đáp ứng được nguyên tắc công bằng của pháp luật.

Cũng vấn đề cách tính thời hạn để được xem xóa án tích, có quan điểm cho rằng, thời hạn để xóa án tích được tính kể từ ngày người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính, các phần khác của bản án, người bị kết án có thể chấp hành bất cứ lúc nào. Chỉ khi nào chấp hành xong bản án thì mới được xem xét xóa án tích. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học mà nhìn nhận vấn đề thì quan điểm này không hề trái với các quy định của BLHS năm 1999. Theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, nếu vẫn đề này được áp dụng trên thực tế sẽ có lợi hơn cho người bị kết án.

3.1.2. Những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng xóa án tích

Thực tiễn áp dụng các quy định về xóa án tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, có những bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định như sau:

Bất cập trong việc xác định thời hạn xóa án tích;

– Vướng mắc trong việc nhận thức về vị trí, vai trò của việc xóa án tích.

Vướng mắc trong những quy định về thủ tục hành chính của đương nhiên xóa án tích;

– Bất cập trong việc xác định các điều kiện để được xóa án tích;

– Bất cập trong kỹ thuật lập pháp các quy định về xóa án tích.

3.2. Một số kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập, vướng mắc

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về xóa án tích

– Cần ban hành một văn bản hướng dẫn mới sẽ đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 về xóa án tích.

Hoàn thiện các điều: Điều 63 BLHS năm 1999 theo hướng xác định rõ ràng hơn bản chất của chế định xóa án tích: “Người bị kết án được xoá án tích theo quy định tại các điều từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này. Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án và được Toà án cấp giấy chứng nhận” và Điều 67 BLHS năm 1999 theo hướng hủy bỏ quy định về việc chấp hành xong các quyết định khác của bản án như là điều kiện để xóa án tích. Khi chấp hành xong bản án là chấp hành xong các hình phạt chính và hình phạt bổ sung hoặc hết thời hiệu chấp hành các hình phạt đó là đủ điều kiện để được xem xóa án tích.

– Hủy bỏ Điều 65 BLHS năm 1999, chỉ nên để lại hình thức xóa án tích duy nhất là đương nhiên xóa án tích.

– Liên quan đến vấn đề xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu vẫn giữ hình thức xóa án tích do Tòa án quyết định thì cần hoàn thiện Điều 77 BLHS năm 1999 như sau: “Người chưa thành niên bị kết án được đương nhiên xóa án tích trong mọi trường hợp. Thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định của Điều 64 của Bộ luật này. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp Tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này thì không bị coi là có án tích”.

3.2.2. Đổi mới phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Thực tiễn của việc xóa án tích trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho thấy, ngay chính bản thân người bị kết án, đã chấp hành xong hình phạt, bởi những lý do khác nhau mà không yêu cầu Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc quyết định xóa án tích, Điều đó gây ra không ít khó khăn cho cơ quan áp dụng pháp luật, đặc biệt khi cần xác định có tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm hay không. Do vậy, điều quan trọng là phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của BLHS nói chung và các quy định của chế định xóa án tích nói riêng trong nhân dân và đặc biệt tại các trại giam. Tập trung chính xác đối tượng cần hướng đến là các đối tượng bị kết án và đang chấp hành hình phạt để họ biết và thực hiện yêu cầu xóa án tích khi đã chấp hành xong bản án.

3.2.3. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xóa án tích

Để những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về xóa án tích đi vào đời sống xã hội và phát huy được đúng với vị trí, vai trò và ý nghĩa của chế định xóa án tích, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nâng cao trách nhiệm của mình hơn nữa trong công tác:

– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;

– Thực hiện đúng các quy định về xóa án tích cho người đã bị kết án;

– Đưa ra một cách áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước về việc xóa án tích;

– Giải thích cho người bị kết án biết được rằng họ phải có trách nhiệm hoặc được quyền xin xóa án tích khi đáp ứng được những điều kiện về xóa án tích;

Nếu làm được như vậy, vấn đề xóa án tích cho người bị kết án sẽ khắc phục được những hạn chế, bất cập, vướng mắc, đồng thời phát huy được đúng vai trò, ý nghĩa của xóa án tích đối với người bị kết án, gia đình, người thân và xã hội.

KẾT LUẬN

Chế định xóa án tích là một trong những chế định quan trọng của luật hình sự Việt Nam. Từ trước đến nay, trong khoa học luật hình sự, chế định xóa án tích luôn được các nhà làm luật hình sự trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, mặc dù chưa tương xứng với ý nghĩa, vai trò thực tế của chế định. Việc nghiên cứu cho thấy rằng, xóa án tích là một chế định phức tạp, chứa đựng nhiều nội dung phong phú nên cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Mặc khác, cùng với sự vận động và phát triển của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, nội dung gắn với chế định định xóa án tích cũng luôn vận động và phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu chế định xóa án tích luôn là việc có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, không những góp phần vào việc giải thích, hướng dẫn, tạo sự nhận thức và áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật liên quan đến chế định xóa án tích mà còn ý nghĩa góp phần hoàn thiện chế định này trong thời gian tới.

Cho đến nay, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về chế định xóa án tích, song kết quả của các công trình nghiên cứu đó cho thấy rằng nhiều nội dung liên quan đến chế định xóa án tích còn chưa có sự thống nhất về nhận thức, thậm chí chưa có sự thống nhất ngay cả nội dung cơ bản của xóa án tích như: khái niệm án tích, xóa án tích; trình tự thủ tục xóa án tích… Trong luận văn này, bản thân đã cố gắn nghiên cứu một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của chế định xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam.

Qua nghiên cứu chế định xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam, ta có thể thấy rằng BLHS Việt Nam năm 1999 đã thể hiện bước phát triển mới trong lĩnh vực lập pháp hình sự thể hiện bản chất nhân đạo của pháp luật hình sự nước ta, phù hợp với tình hình mới, đã giải quyết được một cách khoa học nhiều vấn đề cơ bản của luật hình sự, trong đó có vấn đề xóa án tích, nhất là việc quy định các trường hợp xóa án tích cụ thể hơn, góp phần tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho các cơ quan áp dụng pháp luật đấu tranh phòng và chống tội phạm trong điều kiện, hoàn cảnh mới.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, một số quy phạm của luật hình sự liên quan đến chế định xóa án tích trong BLHS năm 1999 còn có những bất cập, thiếu đồng bộ và tính khả thi. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng, mặc dù BLHS năm 1999 đã có hiệu lực từ lâu nhưng đến nay nhiều chế định của BLHS, trong đó, có những quy định về xóa án tích, còn có những nhận thức không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Kết quả nghiên cứu chế định này, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLHS về xóa án tích theo hướng nhân đạo hơn, phù hợp với xu thế chung của pháp luật hình sự thế giới chỉ có một hình thức xóa án tích duy nhất là đương nhiên xóa án tích, đồng thời rút ngắn thời hạn xóa án tích.

Mặc dù trong luận văn này, tác giả chưa giải quyết hết được những nội dung cơ bản của chế định xóa án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam, do xóa án tích là một vấn đề phức tạp và chưa được nghiên cứu nhiều. Tác giả hi vọng luận văn sẽ là một trong những nguồn tài liệu để tham khảo hoàn thiện BLHS trong tương lai.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU\LUONG THI TUONG VY\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *