Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty kinh doanh

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty kinh doanh

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản

1. Lý do chọn đề tài

Thanh khoản là chỉ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty, bao gồm: Tỷ số thanh khoản hiện thời (Current ratio) và tỷ số thanh khoản nhanh (Quick ratio) (Nguyễn Minh Kiều, 2011).

Như vậy, một công ty có khả năng thanh khoản tốt tức là công ty đó có thể chi trả các khoản nợ ngắn hạn, ngược lại, nếu tính thanh khoản của công ty kém công ty có thể mất đi những cơ hội đầu tư, hạn chế khả năng quản lý điều hành cũng như có thể làm giảm uy tín của công ty đó trên thị trường, nguồnvốn bị ứ đọng, và công ty có thể lâm vào tình phá sản. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu về tính thanh khoản của các công ty nói chung tìm ra những nguyên nhân cốt lõi, như khả năng sụt giảm dòng tiền, quy mô nhỏ lẻ, khả năng cung thanh khoản và các chính sách tài khóa của Chính phủ,…Tuy nhiên, tính thanh khoản cần được đánh giá dựa trên tính đặc thù của từng ngành nghề hoạt động của công ty, nhất là đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản có lượng tồn kho khá lớn. Nhiều công ty phải đối mặt với việc mất khả năng thanh khoản tính thanh khoản, buộc phải bán đi các dựu án,huy động vốn với chi phí cao, có thể dẫn đến tình trạng phá sản. Do đó, tính thanh khoản luôn là vấn đề được các công ty này quan tâm hàng đầu, bởi điều này ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư và cả việc quản lý điều hành công ty.

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản” được tác giả thực hiện trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các báo các tài chính của 41 công ty bất động sản được niêm yết trênsàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học về thực tiễn, giúp cho các công ty định hướng được giải pháp giải quyết vấn đề thanh khoản trong lĩnh vực hoạt động.

2. Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tính thanh khoản và các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp nói chung.

– Phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tỷ số sinh lời tài sản, tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần, tỷ lệ vốn lưu động, quy mô công ty, tỷ lệ nợ ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu đến khả năng thanh khoản của các công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

– Trên cơ sở nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của các công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Mức độ tác động của các nhân tố tỷ số sinh lời tài sản, tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần, tỷ lệ vốn lưu động, quy mô công ty, tỷ lệ nợ ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu đến khả năng thanh khoản của các công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

4.2. Phạm vi nghiên cứu: 41 công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản niêm yết tại HOSE.

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN

1.1. Tổng quan về tính thanh khoản

1.1.1. Tính thanh khoản

1.1.2. Lý thuyết ưa chuộng về khả năng thanh khoản

1.1.3. Ý nghĩa về khả năng thanh khoản của công ty

1.1.4. Các chỉ số đo lường khả năng thanh khoản

Có ba tỷ số thông thường để đo lường thanh khoản của một công ty, bao gồm: Tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán tức thời. Khác biệt lớn nhất giữa ba tỷ số này là loại tài sản được sử dụng để tính toán. Trong khi các tỷ số thanh toán sử dụng các tài sản lưu động thì với mỗi tỷ số thận trọng hơn sẽ loại trừ một số tài sản lưu động có tính thanh khoản giảm dần.

Ngoài ba tỷ số này, chỉ tiêu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt hiện nay cũng được nhiều nhà phân tích ưa chuộng sử dụng để phân tích, đánh giá tính thanh khoản của một công ty.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản

1.2.1. Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)

1.2.2. Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần

1.2.3. Tỷ lệ vốn lưu động ròng

1.2.4. Quy mô công ty

1.2.5. Tỷ lệ nợ ngắn hạn

1.2.6. Vòng quay hàng tồn kho

1.2.7. Số vòng quay các khoản phải thu

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm thanh khoản của các công ty bất động sản trên HOSE

Tính thanh khoản của ngành Bất động sản (BĐS) thấp hơn những ngành khác trong khi chi phí xây dựng cơ bản dở dang lại rất lớn. Sản phẩm của ngành BĐS có giá trị rất lớn so với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam, với kỳ thu tiền bình quân của các công ty niêm yết trên HOSE trung bình là 169 ngày, trung bình 100 triệu đồng nợ ngắn hạn phải trả được các công ty bù đắp khoảng 231,29 triệu đồng từ nguồn tài sản lưu động. Bên cạnh đó, 90% các giao dịch BĐS hiện nay là giao dịch trên thị trường phi chính thức và đa số là đầu cơ.

2.2. Quy trình nghiên cứu

2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu

2.2.2. Giả thuyết nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu

a. Chọn mẫu

Mẫu nghiên cứu được thu thập trong phân tích mô hình hồi quy đa biến với cỡ mẫu theo công thức của Tabachnick & Fidell (2007): N > 50 + 8m, với N là tổng số mẫu và m là số biến độc lập. Do đó lượng mẫu trong nghiên cứu là 205 đảm bảo khách quan trong nghiên cứu.

b. Đo lường tính thanh khoản

c. Mô hình nghiên cứu

Mô hình hồi quy tổng thể có dạng sau:

Y = + X1 + X2 + X3 + X4+ X5+ X6+ X7 + ε

Trong đó:

Y : Biến phụ thuộc

X1, X2, X3, X4, X5,X6 , X7 : Biến độc lập của mô hình

β0 : Tham số chặn

β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 : Các tham số chưa biết của mô hình

ε : Sai số ngẫu nhiên

d. Mã hóa các biến quan sát

Biến độc lậpNhân tốBiến

mã hóa

Tỷ số sinh lời tài sản (ROA)X1
Tỷ số lưu chuyển tiền thuần (NCF)X2
Tỷ lệ vốn lưu động ròng (NWC)X3
Quy mô công ty (ES)X4
Tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD)X5
Số vòng quay hàng tồn kho (IT)X6
Số vòng quay khoản phải thu (RT)X7
Biến phụ thuộcTỷ số thanh toán hiện hành (CLR)Y

e. Đo lường các biến

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tính thanh khoản

BiếnKết quả các nghiên cứu trướcGiả thuyết
Tác động thuận (+)Tác động nghịch (-)
X1Isshaq và Bokpin

(2009)

Bruinsh-oofd và Kool (2004), Abdul (2007)H1
X2Nguyễn Đình Thiên và ctg (2014)H2
X3Isshaq và Bokpin (2009)Opler (1997), Bruinsh-oofd và Kool (2004), Chen và Mahanjan (2010), Gill và Mathur (2011)H3
X4Isshaq và Bokpin (2009), Gill và Mathur (2011), Niaz Ahmed Bhutto và ctg (2011), Bruinsh-oofd và Kool (2004), Muha-mmad Usama (2012)Opler (1997), Ferrei và Vilela (2004), Mahumma (2012)H4
X5Gill và Mathur (2011)Opler (1997), Bruinsh-oofd và Kool (2004), Chen và Mahanjan (2010)H5
X6Muhammad Úsama (Không ảnh hưởng)H6
X7Mahumma (2012)H7

2.2.4. Thu thập và xử lý số liệu

Số liệu thu thập từ báo cáo tài chính từ năm 2011 đến năm 2015 của các công ty chọn mẫu trong nghiên cứu đã công khai trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh .

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng tính thanh khoản của các công ty kinh doanh hoạt động bất động sản niêm yết trên HOSE

Dữ liệu thống kê tình hình thanh khoản của các công ty thông qua chỉ tiêu tỷ số thanh toán hiện hành trung bình của các công ty kinh doanh lĩnh vực bất động sản niêm yết trên HOSE được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1. Diễn biến thanh khoản của các công ty này có sự chênh lệch giữa các năm, khả năng thanh toán hiện hành bình tăng tăng mạnh năm 2012 (từ 2,09 lên 2,43 lần), tuy nhiên năm 2013 giảm còn 2,4 lần; năm 2014 tăng lên 2,63 lần và năm 2015 giảm xuống còn 2,44 lần.

Bảng 3.1: Thanh khoản bình quân qua các năm
NămKhả năng thanh toán
hiện hành bình quân (Lần)
20112,09
20122,43
20132,40
20142,63
20152,44

Lần

Năm

Hình 3.1: Thanh khoản bình quân qua các năm

Nguồn:Tính toán của tác giả

Với phương pháp nghiên cứu đánh giá mức độ thanh khoản của các công ty qua chỉ tiêu hệ số thanh toán hiện hành ở trên cho thấy việc khá cần thiết để xem xét và tìm ra các nguyên nhân tác động đến tính thanh khoản, từ đó giúp các công ty chủ động hơn trong công tác điều hành quản lý và đưa ra các chiến lược kinh doanh tốt.

Bảng 3.2: Bảng thống kê mô tả chỉ tiêu khả năng

thanh toán hiện hành

NMinMaxMeanStd.
Tỷ số thanh toán hiện hành2057,930,522,3965851,4720964
Valid N (listwise)205

Nguồn: Truy suất từ SPSS 20.0

3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty

3.2.1. Kết quả thống kê mô tả

Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập (Bảng 3.3) ta thấy tỷ số sinh lời tài sản (ROA) bình quân là 2,453854%, nghĩa là cứ 100 triệu đồng tài sản mới tạo ra được 2.453.854 đồng lãi. So với trung bình ngành trong 5 năm là 2,8% thì ROA bình quân của các công ty được khảo sát là còn thấp.

Bảng 3.3: Kết quả thống kê mô tả

MeanStd. DeviationN
Y12,3965851,4720964205
X1-ROA2,4538544,0354909205
X2-NCF1,03512216,6918997205
X3-NWC/A31,70936621,0718482205
X4-ES6,9631551,8187099205
X5-SD/A61,97838522,3493727205
X6-IT1,3592693,0497797205
X7-RT1,9891462,2843853205

Nguồn: Truy xuất từ SPSS 20.0

Kết quả cũng cho thấy trung bình tỷ lệ nợ ngắn hạn là và 61,98%. Tỷ lệ nợ ngắn hạn lên đến 99,94%, con số này khá cao cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của các công ty là chưa tốt, khả năng thu hút các chủ đầu tư kém, đa số các công ty sử dụng một lượng lớn tài trợ từ nguồn vốn vay có phần lớn từ các khoản ngắn hạn. Chính điều này cũng đặt áp lực lớn về các khoản nợ trong khi tài sản của các công ty này phần lớn là các sản phẩm xây dựng dở dang.

Xét về chỉ tiêu tỷ lệ vốn lưu động ròng bình quân là 31,71%, công ty ASM năm 2011 lớn nhất là 82,83% và nhỏ nhất là -16,25% của công ty DTA trong năm 2015, còn đa số các công ty chỉ tiêu này đều lớn hơn 0. Điều này chứng tỏ các công ty thực hiện khá tốt việc quản lý vốn lưu động, đảm bảo tài chính trong an toàn. Tuy nhiên có 11 mẫu khảo sát chỉ tiêu này nhỏ hơn 0, cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và công ty phải bù đắp bằng nguồn vay ngắn hạn khiến các công ty này chịu áp lực khá nặng nề khi thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Số vòng quay hàng tồn kho bình quân là 1,359 vòng, nghĩa là trung bình 265 ngày hàng tồn kho luân chuyển được 1 vòng. Ngoài ra số vòng quay khoản phải thu của các công ty này cũng khá thấp, trung bình 1,989 vòng, các công ty phải mất một khoảng thời gian dài (181 ngày) để thu hồi các khoản nợ, điều này là do nhiều công ty không có chính sách thu tiền bán hàng hợp lý.

3.2.2. Phân tích tương quan các biến trong mô hình

Kết quả xử lý số liệu ở bảng 3.4 cho thấy có sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc là tỷ số thanh toán hiện hành, với mức ý nghĩa 0,05, hệ số tương quan cao nhất là với biến tỷ lệ vốn lưu động ròng là 0,767 và thấp nhất là tỷ suất sinh lời tài sản là 0,027.

Bảng 3.4: Ma trận tương quan giữa các biến
Y1X1X2X3X4X5X6X7
Y11,0000,027-0,0570,7670,058-0,652-0,182-0,064
X10,0271,0000,101-0,0120,0430,0990,1230,343
X2-0,0570,1011,000-0,116-0,1050,1300,1730,460
X30,767-0,012-0,1161.0000,073-0,342-0,288-0,135
X40,0580,043-0,1050,0731,000-0,147-0,040-0,180
X5-0,6520,0990,130-0,342-0,1471,0000,1040,227
X6-0,1820,1230,173-0,288-0,0400,1041,0000,397
X7-0,0640,3430,460-0,135-0,1800,2270,3971,000

Nguồn: Truy xuất từ SPSS 20.0

Bên cạnh đó, ta cũng thấy có sự liên quan giữa các biến độc lập với nhau. Nhìn chung, mức độ tương quan giữa các biến độc lập là không quá lớn, cũng là dấu hiệu tốt cho dự báo không xảy ra đa cộng tuyến giữa các biến.

3.2.3. Phân tích hồi quy bội

a) Phân tích độ phù hợp của mô hình

Ta sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và chọn phương pháp stepwise, kết quả cho được 3 mô hình với R tăng dần từ 76,7% đến 88,1%. Mô hình sử dụng để phân tích kết quả là mô hình 3.

Bảng 3.5: Độ phù hợp của mô hình
Model Summaryd
ModRR SquareAdjusted R SquareStd. Error of the EstimateChange StatisticsD-W
R SquareF Changedf1df2Sig. F
10,767a0,5880,5860,94684460,588290,11212030,000
20,872b0,7610,7580,72381020,172145,37912020,000
30,881c0,7760,7720,70242910,01513,48412010,0001,897
ANOVAa
ModelSum of SquaresDfMean SquareFSig.
3Regression342,9073114,302231,6600,000d
Residual99,1752010,493
Total442,082204

Nguồn: Truy xuất từ SPSS 20.0

Theo kết quả hồi quy từ bảng 3.5 cho thấy F = 231,660 với mức ý nghĩa rất nhỏ, mặt khác, sig F = 0,000 < 0,05 chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính bội này phù hợp với tập dữ liệu, tồn tại với mức ý nghĩa α = 0,05. Với phương pháp stepwise, kết quả phân tích cho thấy hệ số R2 tăng dần qua từng bước, ở bước thứ 3 R đạt 88,1%; R2 đạt 77,6%, như vậy có thể nói mô hình có thể giải thích 77,6% sự thay đổi của tỷ số thanh toán hiện hành. Kết quả này có thể chấp nhận trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước đó đề có mức ý nghĩa trên 50%.

b) Lựa chọn mô hình

Sử dụng phương pháp stepwise trong SPSS đã tự động loại bỏ các biến không phù hợp với mô hình (có giá trị sig lớn hơn 0,05).

Bảng 3.6. Các tham số thống kê trong mô hình
ModelUnstandardized CoefficientsStandardized CoefficientsTSig.
BStd. ErrorBeta
3(Constant)2,7610,19514,1810,000
X30,0440,0020,62417,5230,000
X5-0,0310,002-0,468-12,9010,000
X70,0810,0220,1263,6720,000

Nguồn: Truy xuất từ SPSS 20.0

Dựa vào kết quả phân tích hổi quy ở bảng 3.6 ta được mô hình hồi quy cuối cùng chỉ còn ba biến được lựa chọn là tỷ lệ vốn lưu động ròng, tỷ lệ nợ ngắn hạn và số vòng quay khoản phải thu với giá trị sig rất thấp tương ứng là 0,00; 0,00; 0,00 (đều nhỏ hơn 0,05) nên có thể khẳng định các biến số này có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu. Bên cạnh đó, bảng 3.6 cũng đưa ra các hệ số beta của các biến, biến tỷ lệ vốn lưu động ròng và số vòng quay khoản phải thu có giá trị beta mang dấu dương, còn biến tỷ lệ nợ ngắn hạn có giá trị beta mang dấu âm. Mô hình nghiên cứu được thể hiện như sau:

Y = 2,761+ 0,044X3 – 0,031X5 + 0,081X7

c) Kiểm tra giả định không xảy ra đa cộng tuyến

Bảng 3.7: Ma trận tương quan giữa các biến
YX3X5X7
Pearson CorrelationY1,0000,767-0,652-0,064
X30,7671,000-0,342-0,135
X5-0,652-0,3421,0000,227
X7-0,064-0,1350,2271,000

Nguồn: Truy xuất từ SPSS 20.0

Từ bảng 3.7, xét tương quan cặp giữa các biến độc lập ta thấy các cặp này đều có giá trị tuyệt đối hệ số tương quan nhỏ hơn 0,8:

+ Tỷ lệ vốn lưu động ròng và tỷ lệ nợ ngắn hạn có│r35│= 0,342< 0,8.

+ Tỷ lệ vốn lưu động ròng và số vòng quay khoản phải thu có│r37│= 0,135< 0,8.

+ Tỷ lệ nợ ngắn hạn có và số vòng quay khoản phải thu │r57│= 0,227< 0,8.

Điều này cho thấy dấu hiệu không có xảy ra đa cộng tuyến. Bên cạnh đó kết quả giá trị VIF của các nhân tố ở bảng 3.8 đều nhỏ hơn 10 nên kết luận không có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Như vậy giả thuyết không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến được chấp nhận.

Bảng 3.8: Giá trị Vif trong mô hình

ModelUnstandardized Coefficients95,0% Confidence Interval for BCollinearity Statistics
BStd. ErrorLower BoundUpper

Bound

ToleranceVIF
3(Constant)2,7610,1952,3773,144
X30,0440,0020,0390,0490,8801,137
X5-0,0310,002-0,035-0,0260,8501,177
X70,0810,0220,0380,1250,9451,058

Nguồn: Truy xuất từ SPSS 20.0

d) Kiểm tra giả định không xảy ra hiện tượng tự tương quan

Kết quả tra bảng thống kê Durbin – Waston ta có dL = 1,495 và dU = 1,860 và kết quả ở bảng 3.5 ta có d = 1,897. Như vậy d > dL nên không có xảy ra hiện tượng tự tương quan dương, chấp nhận giả thuyết.

e) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Bảng 3.9: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu

BiếnĐịnh nghĩaGiả thuyếtKết quả nghiên cứu
X1Tỷ số sinh lời tài sản+K
X2Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần+K
X3Tỷ lệ vốn lưu động++
X4Quy mô tài sản+K
X5Tỷ lệ nợ ngắn hạn
X6Số vòng quay hàng tồn kho+K
X7Số vòng quay các khoản phải thu++

Trong đó, (+): cùng chiều, (-): ngược chiều, (K): không ảnh hưởng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết quả mô hình hồi quycho thấy các biến có ý nghĩa thống kê và có ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết trên HOSE là tỷ lệ vốn lưu động ròng, tỷ lệ nợ ngắn hạn và số vòng quay khoản phải thu. Kết quả cho thấy, biến tỷ lệ vốn lưu động ròng có mối quan hệ tích cực với tính thanh khoản, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Isshaq và Bokpin (2009); biến tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động ngược chiều với tính thanh khoản phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Opler (1997), Bruinsh-oofd và Kool (2004), Chen và Mahanjan (2010); và biến số vòng quay khoản phải thu có mối tương quan thuận với khả năng thanh khoản của các công ty phù hợp với nghiên cứu của Mahumma (2012).

CHƯƠNG 4

HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Từ kết quả phân tích mối quan hệ giữa tính thanh khoản (tỷ số thanh toán hiện hành) với các nhân tố ở chương 3, tác giả đề xuất một số giải pháp để tác động đến các nhân tố có ảnh hưởng nhằm nâng cao tính thanh khoản của các công ty như sau:

4.1. Quản lý chặc chẻ các khoản vốn chiếm dụng của khách hàng

Để thực hiện được điều này, đầu tiên các công ty cần phải nâng cao chất lượng các sản phẩm công trình và chất lượng cung cấp các dịch vụ. Thứ hai, để mở rộng thị trường tiêu thụ, các công ty cần quan tâm có chính sách chiến lược hợp lý với các đối tác là các ngân hàng nhằm cung cấp tín dụng cho khách hàng, kích thích tăng doanh thu và đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường.

Thường xuyên giám sát chặc chẻ thời hạn các khoản phải thu đến hạn, xây dựn chính sách thu tiền phù hợp ở các khâu bán hàng, đảm bảo thực hiện việc quay vòng vốn, kịp thời tái đầu tư mới và mở rộng thị trường.

Ngoài ra, các công ty cần cân đối giá cả đầu ra bất động sản phù hợp với mức thu nhập của dân cư.

4.2. Cân đối các khoản vay vốn ngắn hạn

Các công ty cần xem xét, cân đối lại các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng. Sản phẩm bất động sản có độ dài hình thành cao hơn rất nhiều lần so với các hàng hóa thông thường khác, khi bán cho khách hàng đa phần hình thức tồn tại là các sản phẩm dở dang chưa được hoàn thiện. Ngoài ra, để nâng cao tính thanh khoản, các công ty cần phải quản lý chặc chẻ và tăng cường hiệu quả sử dụng các khoản nợ vay; đồng thời có những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhằm thu hút vốn từ các chủ đầu tư.

4.3. Tăng cường công tác quản lý dòng tiền và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một là cần phải có chính sách kế hoạch hóa vốn lưu động: Kế hoạch hóa vốn lưu động là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và rất cần thiết cho công ty.

Hai là xây dựng kế hoạch nhu cầu vốn lưu động: Để xây dựng kế hoạch vốn lưu động đầy đủ, chính xác thì trước tiên các công ty phải xác định được đúng nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ba là xây dựng tốt kế hoạch nguồn vốn lưu động: Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động thì doanh nghiệp phải có kế hoạch đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đó bằng các nguồn vốn ổn định, vững chắc.

Bốn là định kỳ lập kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian.

4.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các ngân hàng thương mại

– Đối với Nhà nước: Nhà nước cần có những chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ cho các công ty như thực hiện chính sách kích cầu bất động sản, tăng cường các gói tín dụng giá rẻ hoặc bảo lãnh tín dụngvừa giúp các công ty lĩnh vực bất động sản mở rộng thị trường vừa thực hiện chính sách an cư hóa toàn dân.

Cải tiến mạnh mẽ các thủ tục hành chính liên quan đến các giao dịch nhà đất nhằm tạo thuận lợi và sự yên tâm cho người dân khi mua nhà. Xây dựng cụ thể các dự án định cư, khu tái định cư, các trung tâm mua sắm trong quy hoạch,…cần đẩy nhanh các thủ tục hành chính, thực hiện đầy đủ về các thủ tục đất đai, thỏa thuận quy hoạch, phê duyệt các dự án; hoàn chỉnh chính sách tín dụng cho thị trường bất động sản. Tăng cường đồng bộ hóa hệ thống quản lý bất động sản từ trung ương đến địa phương.

– Đối với ngân hàng thương mại:

Các ngân hàng thương mại nên xem xét và điều chỉnh chính sách tín dụng cung cho các giao dịch bất động sản và hỗ trợ công tác tư vấn tài chính cho các công ty.

KẾT LUẬN

1. Kết quả đạt được

1.1. Về nghiên cứu lý thuyết

– Hệ thống lại các lý thuyết về tính thanh khoản và các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của công ty.

– Xác định được chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của các công ty trong phạm vi nghiên cứu là tỷ số thanh toán hiện hành thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty.

– Bằng thống kê toán học và sử dụng phần mềm SPSS 20.0, đề tài đã thiết kế nghiên cứu, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp: Quy mô, tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, tỷ suất sinh lợi tài sản, vốn lưu động ròng.

1.2. Về ý nghĩa thực tiễn

– Khái quát được đặc điểm của các công ty kinh doanh bất động sản.

– Xây dựng và lựa chọn mô hình phù hợp, các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty gồm 3 nhân tố: Tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ trên tài sản, vòng khoản phải thu.

– Đưa ra một số hàm ý chính sách và kiến nghị nhằm hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản cũng như nâng cao tính thanh khoản của doanh nghiệp.

2. HẠN CHẾ

– Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các công ty niêm yết trên HOSE, chưa mở rộng phạm vi với các công ty niêm yết trên HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội).

– Quá trình thu thập và xử lý số liệu của đề tài còn hạn chế do việc tính toán các số liệu tài chính của doanh nghiệp đều hoàn toàn dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp một cách chủ quan.

Từ những kết quả và hạn chế nêu trên, kết quả nghiên cứu này là cơ sở để mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn và toàn diện hơn, khắc phục các hạn chế trên để hoàn thiện các nghiên cứu về đề tài này trong tương lai.

Do thời gian nghiên cứu có hạn, vốn kiến thức và sự hiểu biết còn hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự góp ý, phê bình của thầy cô cùng các bạn đọc để nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN DUY TAN\LUAN VAN DUY TAN\LUU THANH NHANH

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *