Biện pháp quản lý công tác phối hợp với bệnh viện trong đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Quảng nam

Biện pháp quản lý công tác phối hợp với bệnh viện trong đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Quảng nam

Biện pháp quản lý công tác phối hợp với bệnh viện trong đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Quảng nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ những năm 1980 đến nay, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành cải cách giáo dục, một trong những nội dung cải cách đó là chuyển đào tạo từ “hướng cung” sang “hướng cầu” với sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo.

Ở nước ta, Nhà nước đã có chủ trương đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) của đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới là: “Định hình quy mô giáo dục và đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, nhất là cơ cấu các cấp học, ngành nghề và cơ cấu theo lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội” [17]. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 -2020 định hướng phát triển giáo dục là: “ Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội” [11].

Việc nâng cao chất lượng đào tạo luôn được các cơ sở đào tạo rất quan tâm. Đối với Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam cũng vậy, kể từ khi thành lập đến nay, Trường luôn chú trọng và không ngừng nâng cao chất đào tạo của Nhà trường. Trải qua 55 năm hình thành và phát triển, Trường đã đạt được những thành quả to lớn trong mọi mặt công tác, đặc biệt là trong công tác đào tạo. Tuy nhiên, công tác đào tạo của Trường vẫn bộ lộ những yếu kém và bất cập, đó là sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp khó tìm được việc làm, hoặc tìm được việc làm nhưng không thể đáp ứng được công tác chuyên môn của các cơ sở y tế.

Để định hướng đào tạo theo hướng hình thành năng lực và phẩm chất người học là mục tiêu chủ yếu đặt ra cho giáo dục hiện nay. Muốn thực hiện được mục tiếu trên, thì một trong các biện pháp quan trọng là đào tạo phải gắn với thực tiễn; đào tạo gắn với nhu cầu xã hội là vấn đề bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài Biện pháp quản lý công tác phối hợp với bệnh viện trong đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Quảng namđể nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiến, đề xuất các biện pháp quản lý CTPH với các bệnh viện trong hoạt động đào tạo của trường CĐYT QN.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động phối hợp trong đào tạo với các bệnh viện của trường CĐYT QN.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý phối hợp đào tạo của trường CĐYT QN với các bệnh viện tại Quảng Nam.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài luận văn chỉ tập trung điều tra, nghiên cứu về các biện pháp quản lý CTPH đào tạo học sinh, sinh viên của Trường CĐYT QN với các bệnh viện tại Quảng Nam. Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm 2012 đến nay.

3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý CTPH đào tạo sinh viên tại trường CĐYT QN.

Khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý CTPH đào tạo của trường CĐYT QN.

Đề xuất các biện pháp quản lý CTPH đào tạo của trường CĐYT QN và các bệnh viện tại Quảng Nam

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

4.3. Phương pháp thống kê toán học

5. Giả thuyết khoa học

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý công tác phối hợp đào tạo ở trường cao đẳng.

Chương 2: Thực trạng quản lý công tác phối hợp với các bệnh viện trong hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam.

Chương 3: Biện pháp quản lý công tác phối hợp với các bệnh viện trong hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam.

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Biện pháp quản lý công tác phối hợp với bệnh viện trong đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Quảng nam
Biện pháp quản lý công tác phối hợp với bệnh viện trong đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Quảng nam

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CÔNG TÁC

PHỐI HỢPVỚI CÁC CƠ SỞ Y TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG

ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG

1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục

1.2.1. Khái niệm về quản lý và quản lý giáo dục

a. Khái niệm quản lý: là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên khách thể, thể hiện việc tổ chức, điều hành tập hợp người, công cụ, phương tiện, tài chính v..v

b. Quản lý giáo dục: là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm phối hợp các lực lượng GD để đẩy mạnh công tác GD, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội.

1.2.2. Khái niệm về nghề và quản lý đào tạo nghề

a. Nghề: Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được.

b. Đào tạo nghề: Là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt các kiến thức kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội cần thiết.

c. Quản lý đào tạo nghề: là toàn bộ các hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp quản lý tất cả các khâu của quá trình đào tạo.

1.2.3. Quản lý công tác phối hợp đào tạo

a. Phối hợp đào tạo, quản lý công tác phối hợp đào tạo

Quản lý hoạt động phối hợp Trường – Viện là quản lý công tác phối phối hợp giữa hai bên thông qua hợp đồng trách nhiệm. Quản lý CTPH giữa bệnh viện và cơ sở đào tạo trong hoạt động đào tạo là công tác quản lý của người Hiệu trưởng nhằm định hướng, xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra đánh giá quá trình hỗ trợ lẫn nhau giữa nhà trường và bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

1.3. CÔNG TÁC PHỐI HỢP TRƯỜNG – VIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

1.3.1. Mục tiêu phối hợp giữa Trường – Viện

1.3.2. Nội dung của công tác phối hợp

1.3.3. Hình thức phối hợp trong hoạt động đào tạo

1.3.4. Vai trò chủ đạo nhà trường trong công tác phối hợp Trường – Viện

1.4. QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CƠ SỞ Y TẾ TRONG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG

1.4.1. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của người quản lý

1.4.2. Chức năng quản lý

Kế hoạch hoá,Tổ chức, Chỉ đạo, Kiểm tra.

1.4.3. Nội dung quản lý công tác phối hợp Trường – Viện

      1. Các nội dung cần quản lý của CTPH bao gồm:

Quản lý điều kiện và nguyên tắt phối hợp đào tạo: Tóm lại, việc phối hợp Trường-Viện dựa trên hợp đồng trách nhiệm ký kết giữa hai đơn vị, báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý và Bộ Y Tế.

Quản lý việc phối hợp xây dựng mục tiêu, nội dung CTĐT: Quản lý hoạt động này có hiệu quả chính là tuân thủ nguyên lý cơ bản trong GD: học đi đôi với hành, lý luận đi đôi với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội, qua đó mối quan hệ phối hợp giữa Trường-Viện ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu.

Phối hợp QL hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh: Việc phối hợp quản lý hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học của học sinh giữa đơn vị chủ trì đào tạo và cơ sở y tế là hết sức cần thiết, đây cũng là vấn đề trọng tâm nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo.

Quản lý xây dựng cơ chế phối hợp Trường-Viện: Vì vậy việc xây dựng cơ chế phối hợp hoàn chỉnh cần phải có sự tham gia tư vấn của cán bộ chuyên trách từ trường và viện, chuyên gia QLGD và đồng thời có sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo các bên tham gia.

Quản lý các yếu tố ảnh hưởng CTPH Trường-Viện: Trong quá trình phối hợp đào tạo, nhà trường và bệnh viện đều là các chủ thể của mối quan hệ. Do vậy họ là người hiểu rõ hơn ai hết về các yếu tố ảnh hưởng đến CTPH. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến CTPH và được chia thành 2 nhóm là các yếu tố bên trong và bên ngoài.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC

PHỐI HỢP VỚI BỆNH VIỆN TRONG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ QUẢNG NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT

2.1.1. Mục đích khảo sát: Tìm hiểu đánh giá thực trạng phối hợp đào tạo của trường CĐYT QN với các BV tại địa phương. Tìm hiểu, đánh giá các yếu tố gây trở ngại và làm ảnh hưởng đến hoạt động phối hợp đào tạo với các BV của trường CĐYT.

2.1.2. Nội dung khảo sát: Nhận thức của cán bộ quản lý đào tạo (CBQLĐT), GV, SV về CTPH giữa Trường CĐYT QN với các Bệnh viện tại Quảng Nam trong đào tạo; Đánh giá của CBQLĐT, CBQLBV, GV về thực trạng CTPH Trường – Viện trong thời gian qua; Đánh giá về năng lực chuyên môn của SV tốt nghiệp ở trường CĐYT QN; Khảo sát số liệu liên quan đến đào tạo như đội ngũ cán bộ quản lý bệnh viện (CBQLBV), CBQLĐT, GV, cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị, chương trình, giáo trình của trường và bệnh viện.

2.1.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát: CBQLĐT, GV của trường CĐYT QN: 50 người; CBQLBV, GV lâm sàng của các BV 50 người; 500 SV của trường CĐYT QN đang thực tập lâm sàng năm cuối tại các.

2.1.4. Tổ chức khảo sát và xử lý số liệu: Khi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi, chúng tôi đã trực tiếp quan sát, phỏng vấn nhiều người thuộc đối tượng khảo sát; Khi tiến hành khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn, chúng tôi đã chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến nội dung quản lý CTPH để tìm hiểu thêm về thực trạng quản lý CTPH hiện nay của nhà trường.

– Số phiếu phát ra: 600 phiếu;

– Số phiếu thu vào: 600 phiếu hợp lệ.

Ngoài ra, trong quá trình khảo sát, chúng tôi tham gia vào các buổi họp, hội thảo có liên quan đến công tác phối hợp Trường – Viện trong đào tạo; tham khảo các báo cáo về CTPH trong đào tạo của một số trường cao đẳng nghề nói chung và cao đẳng y tế nói riêng.

2.2.4. Xử lý số liệu để viết báo cáo kết quả khảo sát

Sau khi tiến hành khảo sát, chúng tôi thu được 600 phiếu trưng cầu ý kiến và sử dụng các công thức thống kê toán học để xử lý dữ liệu theo từng nội dung. Trên cơ sở các kết quả thống kê và các ý kiến ghi nhận qua các cuộc trao đổi, phỏng vấn, chúng tôi đã có được những nhận định về thực trạng CTPH Trường – Viện và thực trạng quản lý CTPH Trường – Viện của nhà trường. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất được những biện pháp quản lý mang tính cấp thiết và tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của CTPH.

2.2. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ QUẢNG NAM VÀ CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

2.2.1. Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam: Quy mô đào tạo của trường ngày càng được mở rộng do nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên nói chung. Số lượng sinh viên ngày càng tăng với nhiều hệ đào tạo khác nhau như: Cao đẳng hệ chính quy, Cao đẳng liên thông, số lượng đào tạo SV ngày càng tăng

2.2.2. Các BV đã ký hợp đồng phối hợp với nhà trường là: Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam; Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam; Bệnh viện Nhi Quảng nam; Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam; Bệnh viện Đa khoa thành phố Tam Kỳ; ngoài ra, trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam đã ký kết thực tập xa và thực tế tốt nghiệp với các bệnh viên xa khu vực thành phố như: Bệnh viện Đa khoa Khu vực Bắc Quảng Nam; Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi Bắc Quảng Nam; Trung tâm Y tế huyện Duy xuyên; Trung tâm Y tế huyện Quế Sơn; Trung tâm Y tế huyện Phú Ninh; Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình v.v

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI BV TRONG ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG CỦA TRƯỜNG CĐYT QN

2.3.1. Định hướng phát triển công tác phối hợp Trường – Viện trong đào tạo

2.3.2. Nhận thức của CBQLĐT, GV, SV trường CĐYT QN và CBQLBV, GVLS của BV về những yếu tố gây trở ngại trong công tác phối hợp đào tạo

2.3.3. Nhận thức của CBQLĐT, GV, SV trường CĐYT QN và CBQLBV, GVLS của BV về công tác phối hợp đào tạo

2.3.4. Quy mô và mức độ phối hợp với bệnh viện của trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

a. Quy mô công tác phối hợp của trường: Qua bảng 2.5 cho thấy tốc độ phát triển về số lượng học sinh cũng như số lượng BV phối hợp với nhà trường tăng nhiều so với những năm trước.

b. Mức độ phối hợp đào tạo với bệnh viện của trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Một số nội dung phối hợp đã được thực hiện ở mức vừa phải nhưng cũng rất thường xuyên như: Các bệnh viện hỗ trợ về CSVC, phương tiện dạy học thực hành cho trường (3,97 điểm).

Bảng 2.8. Đánh giá hiệu quả của mức độ phối hợp đào tạo

Mức độ

Phối hợp

đào tạo

Số người trả lờiChungThứ bậc
CBQLĐT,

GV n=50

CBQLBV,

GVLS n=50

SV

n=500

Số lượng

n=600

%
Toàn diện283235641669.31
Một phần221814418430.72

Dựa trên số liệu khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy: Có 69,3% cho là mức độ phối hợp toàn diện, xếp thứ 1

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI BỆNH VIỆN TRONG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ QUẢNG NAM

2.4.1. Quản lý điều kiện và nguyên tắc phối hợp đào tạo:

– Điều kiện phối hợp: Căn cứ thông tư số: 09/2008/TT-BYT, ngày 01 tháng 08 năm 2008, của Bộ trưởng Bộ Y Tế về hướng dẫn việc phối hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các bệnh viện thực hành trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khoẻ nhân dân [7].

– Nguyên tắc phối hợp đào tạo: Lồng ghép trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi thông qua văn bản thỏa thuận giữa lãnh đạo của cơ sở đào tạo và bệnh viện thực hành hoặc thông qua hợp đồng trách nhiệm ký kết giữa hai đơn vị.

2.4.2. Quản lý sự phối hợp trong việc xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy: Việc mời CBQLBV, GVLS của các BV cùng tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo của nhà trường chưa được thường xuyên, mức độ đánh giá chỉ ở mức đôi khi và vừa phải (điểm trung bình: 2,53 điểm). Với tiêu chí 2 mức độ đánh giá của CBQLBV, GVLS cao hơn so với CBQLĐT, GV của trường là (3,27 điểm so với 2,83 điểm) Tuy nhiên điểm đánh giá cũng chỉ ở mức độ vừa phải (3,05 điểm).

2.4.3. Phối hợp trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh

Công tác phối hợp Trường – Viện trong đào tạo chủ yếu là hoạt động thực hiện nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo hay nói cách khác chính là hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của SV. Kết quả bảng 2.12 cho thấy phần lớn ý kiến đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ GV của trường CĐYT QN từ mức trung bình trở lên, với điểm đánh giá trung bình ở mức độ tốt và rất tốt (3,59 điểm) trong đó đáng ghi nhận là trên 50% ở mức độ tốt.

Tiến hành khảo sát ý kiến của CBQLĐT, GV của trường và CBQLBV, GVLS về hoạt động này cho kết quả như sau:

Bảng 2.13. Đánh giá thực trạng về biện pháp phối hợp quản lý quá trình giảng dạy của GV

TTNội dung

đánh giá

Đối tương khảo sátMức độ quản lýHiệu quả quản lý
1231234
1Phối hợp quản lý việc chuẩn bị bài giảng, nội dung chương trình, giờ lên lớp, thời lượng giảng dạy của GV đúng theo kế hoạchCBQLĐT, GVSố chọn7358015305
Phần trăm14%70%16%0%30%60%10%
CBQLBV, GVLSSố chọn7358030155
Phần trăm14%70%16%0%60%30%10%
2Phối hợp quản lý việc vận dụng, đổi mới phương pháp giảng dạy hợp lý, hiệu quảCBQLĐT, GVSố chọn10337017276
Phần trăm20%66%14%0%34%54%12%
CBQLBV, GVLSSố chọn10337027203
Phần trăm20%66%14%0%54%40%6%
Chung17%68%15%0%44.5%46%9.5%

Nhìn chung qua kết quả khảo sát ở bảng 2.13 cho thấy CTPH về mặt quản lý ở hai nội dung trên giữa trường CĐYT QN với các Bệnh viện tại Quảng Nam vẫn chưa được thường xuyên, (chỉ có 15%) ý kiến đánh gia là thường xuyên, đa số ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ đôi khi (68%), đặc biệt đảng quan tâm hơn là vẫn có 17% ý kiến cho rằng chưa có phối hợp trong quản lý việc chuẩn bị bài giảng, đổi mới phương pháp giảng dạy. Đây là điều báo động cho công tác phối hợp của nhà trường hiện nay.

Từ kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.14 cho thấy quản lý CTPH trong hoạt động học tập của sinh viên được thể hiện ở ba nội dung đã khảo sát, nhìn chung quản lý CTPH giữa trường và viện đã đựơc thực hiên, tuy nhiên ở mức độ thường xuyên chỉ có 17% số ý kiến nhận xét, ngược lại có đến 17% ý kiến đánh giá là chưa làm tốt việc này và có đến 66% đánh giá là đôi khi.

2.4.4. Quản lý xây dựng cơ chế phối hợp Trường – Viện trong hoạt động đào tạo

Từ bảng kết quả bảng 2.15 cho thấy 89% ý kiến cho là đã có phối hợp hoàn chỉnh cơ chế phối hợp, trong đó 27% cho là cần sự phối hợp thường xuyên để phù hợp với thực tiễn. Về hiệu quả của công tác này chủ yếu ý kiến đánh giá là ở mức trung bình (57%), đáng mừng là không có ý kiến nào đánh giá hiệu quả phối hợp ở mức độ yếu.

2.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ CTPH Trường – Viện trong hoạt động đào tạo

Trong giai đoạn hiện nay, CTPH giữa nhà trường với BV có thể nói là được diễn ra trong điều kiện rất thuận lợi. Vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để quản lý hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, cuối cùng đem lại lợi ích cho cả hai phía nhà trường và BV.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG

Bảng 2.15. Phân tích SWOT về thực trạng quản lý CTPH với Bệnh viện tại Quảng Nam trong đào tạo của trường CĐYT QN

Điểm mạnh(Strengths)

– Lãnh đạo Nhà trường luôn quan tâm, nhận thức đúng về CTPH với Bệnh viện tại Quảng Nam trong đào tạo

– CTPH tăng đáng kể về chất lượng và số lượng, ngày càng cải thiện mục tiêu, nội dung và hình thức phối hợp.

– Đội ngũ CBQLĐT, GV của trường cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo hiện nay, tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó lâu dài với Nhà trường;

– Quy mô đào tạo tăng nhanh, có sự đầu tư kinh phí, chuẩn hoá trang thiết bị giảng dạy.

– CTPH quản lý hoạt động dạy học của GV và SV cơ bản đảm bảo mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo phù hợp thực tiễn

Thách thức (Threats)

– Xu hướng hội nhập đòi hỏi CBQL ĐT, CBQLBV, GV và SV phải nhận thức rõ hơn về nhu cầu của CTPH Trường – Viện.

– Thị trường đào tạo bùng nổ dễ dẫn đến nguy cơ chất lượng đào tạo không đảm bảo chất lượng, năng lực nghề nghiệp

– Các trường tư vì kinh tế mà tuyển sinh một các ồ ạt, cấp bằng không tương xứng với kiến thức nên gây trở ngại cho sinh viên ra trường tìm việc làm bởi hai từ bằng “khá, giỏi”

– Tốc độ phát triển của khoa học và xu thế thay đổi ngành nghề làm cho đội ngũ GV khó có thể thích ứng, đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của xã hội;

– Bất cập trong tuyển dụng lao động, trình độ đầu vào của đa số học sinh thấp, dẫn đến sự tăng cường thiếu đồng bộ về CSVC, chưa chuẩn hoá thiết bị dạy học giữa trường và viện.

– Người học coi trọng việc học ĐH (bằng cấp) hơn học TC (nghề) dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ.

Cơ hội (Opportunities)

– Chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước quan tâm đến GD. Chính phủ có nghị định; Bộ Y Tế có thông tư hướng dẫn công tác phối phối hợp Viện – Trường trong đào tạo .

– Mối quan hệ trường CĐYT QN với các Bệnh viện tại Quảng Nam tương đối tốt.

– KT-XH tỉnh Quảng Nam phát triển có tác động và chi phối đến chất lượng và hiệu quả đào tạo của Nhà trường; Hiện nay tỉnh Quảng Nam và một số ít tỉnh thành trong cả nước tự cân đối được ngân sách thu, chi hằng năm.

– Giao lưu, hợp tác quốc tế rộng rãi, mở ra cơ hội phát triển, sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao như ; cơ hội học tập và tiếp thu thành tựu thế giới cho CBQL và GV.

– Sự đang dạng hoá các lọai hình đào tạo và liên thông các trình độ đào tạo từ TC đến CĐ. Tạo cơ hội tăng cường CTPH với các Bệnh viện tại Quảng Nam của trường CĐYT QN

Điểm yếu (Weaknesses)

– Mục tiêu, chương trình, nội dung CTPH chưa được kiểm định, đánh giá một cách toàn diện; một số GV trẻ chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức phối hợp với BV trong đào tạo .

– Chế độ đãi ngộ đối với GV phụ trách theo dõi học sinh thực tập và cán bộ bệnh viện trực tiếp hướng dẫn học sinh thực tập chưa cao;

– Hiệu quả đánh giá ngoài thấp (Trường chưa tạo được thương hiệu so với trường ĐH)

– Tuyển sinh đầu vào còn thấp, thái độ học tập của SV chưa đồng đều

Từ những tóm tắc trong bảng phân tích SWOT chúng tôi đưa ra những biện pháp quản lý ở chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CÁC BỆNH VIỆN TRONG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ QUẢNG NAM

3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

3.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI BỆNH VIỆN TRONG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ QUẢNG NAM

3.2.1. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cán bộ quản lý đào tạo, giáo viên của trường, cán bộ quản lý bệnh viện, giảng viên lâm sàng của bệnh viện và sinh viên về công tác phối hợp

a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQLĐT, CBQLBV, GV của trường, GVLS là làm cho đội ngũ này có nhận thức đúng đắn về đặc thù quản lý CTPH dẫn đến thái độ và hành vi đúng đắn. Đối với SV cần có nhận thức đúng đắn về CTPH để giúp cho SV có thái độ học tập đúng đắn, có ý thức tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn của GV.

b. Nội dung của biện pháp

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, SV về đặc thù của chuyên ngành Y tại các bệnh viện phối hợp nói chung và trường CĐYT QN nói riêng về CTPH đào tạo Trường – Viện:

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

+ Xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện, nêu rõ các phương pháp và cách thức thực hiện.

+ Tổ chức bộ máy đảm bảo tính đồng bộ, tập trung dân chủ và có kỷ luật cao.

+ Thường xuyên xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện.

+ Tổ chức có nội dung sâu rộng, đầy đủ các thành phần tham gia.

+ Thường xuyên thông qua các buổi họp giao ban nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

+ Tổ chức Hội nghị phối hợp trường – viện về đào tạo.

+ Tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cho CBQL, GV.

+ Tổ chức họp ban cán sự lớp, đại diện nhà trường và BV.

3.2.2. Tăng cường phối hợp trong hoàn thiện mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo học sinh sinh viên cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn

a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Nhằm đáp ứng được yêu cầu của BV, cụ thể yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng.

b. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp

+ Khảo sát các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp

+ Rà soát lại các mục tiêu, nội dung chương trình đào.

+ Mời các chuyên gia chuyên.

+ Tổ chức chỉ đạo.

+ Lập kế hoạch dự kiến nhân lực, tài lực, vật.

+ Xây dựng chương trình đào tạo.

+ Lấy ý kiến chuyên gia.

+ So sánh, đối chiếu các mục tiêu nội dung chương trình đào tạo với mục tiêu, yêu cầu năng lực của BV.

+ Kiểm tra, đôn đốc việc thiết kế xây dựng chương trình, nội.

+ Thông qua Hội đồng khoa học.

+ Đánh giá tính cấp thiết, sự phù hợp các mục tiêu, nội.

3.2.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên theo hướng tiếp cận nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của xã hội

a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Biện pháp được đề xuất nhằm xây dựng hình ảnh người GV toàn diện, có thể đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

b. Nội dung của biện pháp

Nâng cao nhận thức của GV về mục đích, tầm quan trọng của biện pháp.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

+ Phân loại trình độ năng lực GV

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho GV.

+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo từng đối tượng GV được phân.

+ Phát huy hoặc rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra, đánh giá.

3.2.4. Tăng cường phối hợp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh sinh viên

a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Tăng cường phối hợp trong quản lý hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

b. Nội dung của biện pháp

+ Năng cao nhận thức của CBQL, GV.

+ Tăng cường phối hợp quản lý hoạt động giảng dạy.

+ Tăng cường phối hợp quản lý hoạt động học tập của SV.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

+ Phối hợp giữa nhà trường và.

+ Tổng hợp, rà soát những tồn tại và vướng mắt.

+ Xây dựng kế hoạch về tổ chức phối hợp thực nhằm:

Tăng cường phối hợp quản lý hoạt động giảng dạy của GV

Tăng cường phối hợp quản lý hoạt động học và tự học của SV

3.2.5. Tăng cường phối hợp trong việc đầu tư đồng bộ CSVC, thiết bị giảng dạy, học tập của trường và các BV

3.2.6. Hoàn thiện cơ chế phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các BV trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam

a. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Tạo điều kiện dễ dàng cho công tác quản lý, thực hiện tốt cơ chế phối hợp cũng là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng CTPH, góp phần quyết định hiệu quả chất lượng đào.

b. Nội dung của biện pháp

+ Đánh giá những thuận lợi, khó khăn.

+ Tổ chức thực hiện cơ chế CTPH đã xây.

+ Kiểm tra, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

+ Rà soát lại những tồn tại, vướng mắc trong CTPH giữa Trường – Viện.

+ Xây dựng kế hoạch về cơ chế phối hợp.

+ Soạn thảo văn bản pháp quy, quy định cơ chế phối.

+ Phổ biến quy chế phối hợp đào tạo.

+ Lấy ý kiến đóng góp từ các Bv.

+ Xây dựng bản dự thảo quy chế phối.

+ Triễn khai quy chế phối hợp.

+ Tiến hành khảo sát mức độ phù hợp.

+ Kiểm tra, đánh giá tình hình thực.

+ Tiến hành sơ kết, tổng kết để đánh giá tính hiệu.

3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP

Mặc dầu mỗi biện pháp có mục đích, nội dung khác nhau nhưng biện pháp này là tiền đề, là cơ sở để thực hiện biện pháp kia.

3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT, TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT

Kết quả khảo sát được tổng kết, phân tích như trên nhìn chung các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi cao (78,5%; 71,5%). Mặc dầu không có ý kiến đánh giá các biện pháp không cấp thiết và không khả thi nhưng vẫn còn 9% ý kiến cho là khó thực hiện, ít khả thi.

Nếu trao đổi trực tiếp với khách thể và phân tích sâu kết quả phiếu điều tra thì biện pháp 4 đựơc đánh giá là cấp thiết nhất (83%), biện pháp 2 cũng rất cấp thiết (82%), các biện pháp 5, 6 cũng được đồng đánh giá là rất cấp thiết (81%). Đối với biện pháp 1 và 3 mặc dầu là cần thiết nhưng vẫn còn 5% và 17% đánh giá là ít cấp thiết.

Đối với khả năng thực hiện của các biện pháp, biện pháp 2 cũng được các chuyên gia đánh giá là rất có tính khả thi và rất khả thi 97%, biện pháp 6 cũng rất khả thi nên được đánh giá cao (94%) các biện pháp 4, 5 có tính rất khả thi thấp hơn nhưng cũng được đánh giá cùng (90%). Biện pháp 1, 3 được xem là ít khả thi nhất với tỷ lệ ý kiến đánh giá không khả thi lần lượt là 12% và 13%.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ những nội dung trên chúng tôi đã khẳng định mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài căn bản đã hoàn thành. Trên cơ sở đó chúng tôi rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:

1. KẾT LUẬN

1.1. Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về quản lý CTPH giữa các trường Cao đẳng với các cơ sở thực hành trong hoạt động đào tạo nghề nói chung, các trường CĐYT với các BV trong hoạt động CTPH đào tạo chuyên ngành Y nói riêng. Chúng tôi khẳng định rằng, sự phối hợp đào tạo đó là một điều kiện hết sức cơ bản để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Công tác này đã được cụ thể hóa ở Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT ngày 04 tháng 11 năm 2013 là: “đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”. Do đó, các cấp quản lý nhà trường cần phải đăc biệt chú trọng công tác phối hợp.

1.2. Luận văn đã phân tích và đánh giá khái quát thực trạng phối hợp và quản lý CTPH với các Bệnh viện tại Quảng Nam của trường CĐYT QN như nội dung, hình thức CTPH, mức độ phối hợp, các tác động đến quản lý CTPH và các yếu tố ảnh hưởng đến CTPH của Trường – Viện trong điều kiện hiện nay. Qua đánh giá thực trạng quản lý CTPH, luận văn đã cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của công tác này.

1.3. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý CTPH với các Bệnh viện tại Quảng Nam của trường CĐYT QN nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường, các biện pháp đó là:

  • Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của CBQLĐT, GV của trường, CBQLBV, GVLS của bệnh viện và SV về công tác phối hợp.
  • Tăng cường phối hợp trong xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo SV cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
  • Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cho đội ngũ GV theo hướng tiếp cận nhu cầu điều trị và chăm sóc sức khoẻ của xã hội.
  • Tăng cường phối hợp quản lý hoạt động giảng dạy của GV, học tập của SV .
  • Tăng cường phối hợp trong việc đầu tư đồng bộ CSVC, thiết bị giảng dạy, học tập của trường và tại các BV.
  • Hoàn thiện cơ chế phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các BV trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Các biện pháp đề xuất đã được khảo nghiệm trên 100 CBQL, GV trường và các cán bộ quản lý bệnh viện GVLS của BV chưa thanm gia lấy ý kiến lần đầu. Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi cao.

Nhà trường và các Bệnh viện tại Quảng Nam cần thấy được tầm quan trọng của các biện pháp, từ đó phối hợp, hỗ trợ thực hiện trong quan hệ tương tác lẫn nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp từ hai phía để đạt hiệu quả CTPH cao nhất.

Những kết luận trên đã khẳng định giả thuyết mà đề tài nêu ra là đúng mục đích, và nhiệm vụ nghiên cứu đã được thực hiện. Các biện pháp quản lý CTPH được đề xuất, bước đầu áp dụng đã có kết quả nhất định. Đối với Trường CĐYT QN, việc quản lý tốt CTPH với các BV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề rất quan trọng, đồng thời cũng là vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay của nhà trường.

2. KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý CTPH của trường CĐYT QN với các Bệnh viện tại Quảng Nam, tôi xin có một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

– Trước lúc Bộ GD-ĐT bàn giao các trường Cao đẳng, Trung cấp được gọi là các trường đào tạo nghề về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì trong đó có văn bản bàn giao công tác phối hợp Trường – Viện.

– Bàn giao cho bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội các văn bản cập nhật để hướng dẫn, chỉ đạo CTPH Trường – Viện trong đào tạo và yêu cầu bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra việc thực hiện công tác này sát sao hơn.

– Đề nghị với bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần phân phối chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với các cơ sở đào tạo, hạn chế các trường Đại học tuyển sinh đào tạo hệ Cao đẳng.

2.2. Đối với Bộ Y Tế

– Có thông tư hướng dẫn cụ thể nghị định 03/2016 NĐ-CP về quy định phối hợp giữa cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe, nhằm tạo cơ chế cho các trường phối hợp với các bệnh viện.

– Có quy chế, qui định hướng dẫn cho các đơn vị Y tế tuyển dụng lao động phụ hợp, khách quan và công bằng.

– Quan tâm tổ chức các hội nghị về công tác phối hợp trường viện.

2.3. Đối với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Quảng Nam

– Có chỉ đạo sát sao hơn nữa việc tuyển sinh đầu vào của các cơ sở đào tạo trong tỉnh Quảng Nam, đồng thời kiểm tra để có hướng tăng cường CSVC, phòng thực hành đạt chuẩn khi đào tạo.

– Chỉ đạo việc khảo sát để có số liệu thống kê số SV được đào tạo từ các trường công, dân lập của tỉnh Quảng Nam tốt nghiệp có việc làm. Từ đó có hướng chỉ đạo quá trình tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng phù hợp hơn với thực tiễn.

2.3. Đối với trường CĐYT QN

– Tăng cường CTPH với các BV tại địa phương trong hoạt động đào tạo. Xây dựng cơ chế phối hợp linh hoạt, tạo điều kiện cho giáo viên trường CĐYT QN và các GVLS BV cũng như cho SV thuận lợi trong quá trình dạy học.

– Xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo cho phù hợp với đổi mới GD Cao đẳng, Đại học trong giai đoạn hiện nay.

– Tổ chức tốt hơn nữa công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo thông qua hoạt động dạy học, chú trọng duy trì quy chế thi cử, chú ý đánh giá quá trình để tạo ra môi trường dạy học tích cực, nâng cao trách nhiệm tự học và tự nghiên cứu của SV.

– Có cơ chế về kinh phí cho GV hướng dẫn, quản lý SV tại các BV cũng như cho GV của BV tham gia giảng lâm sàng cho SV.

– Có kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ GV thông qua các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn, sinh hoạt chuyên môn, tập huấn chuyên đề. Chú trọng đến việc nâng cao kỹ năng sư phạm cho đội ngũ GV là cán bộ y tế tham gia giảng dạy, GV có kinh nghiệm dẫn dắt GV trẻ chưa đủ kinh nghiệm, hoặc cử GV đến khoa thực tập làm việc như một sinh viên, ít nhất là 6 tháng trước khi hướng dẫn HS thực tập ở khoa đó tại các BV.

– Tổ chức những hội thảo giao lưu với các BV để trao đổi kinh nghiệm nhằm gắn kết và hiểu rõ thực trạng đôi bên.

2.4. Đối với các Bệnh viện tại Quảng Nam

– Tổ chức các khóa huấn luyện “GV hướng dẫn lâm sàng”.

– Ban quản lý đào tạo của BV có biện pháp nâng cao nhận thức về CTPH cho các cán bộ y tế hơn nữa và có chế độ khen thưởng, góp ý phê bình đối với GVLSBV hướng dẫn lâm sàng cho SV.

– Chủ động trong việc đề xuất, phối hợp triển khai các nội dung quản lý theo cơ chế phối hợp một cách tích cực.

– Có cơ chế riêng và tăng cường việc đánh giá, tuyển dụng, sử dụng sinh viên đã tốt nghiệp từ trường CĐYT QN, từ đó có cơ sở phản hồi chất lượng đào tạo của trường một cách chính xác, khách quan.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\K30 DA NANG\BUI LONG AN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *