Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam

Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam

Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục tiểu học là nền tảng cho sự phát triển của các cấp học cao hơn, là con đường mở đầu cho học vấn của một con người sau khi rời trường mầm non. Giáo dục tiểu học luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc đào tạo chất lượng kiến thức ban đầu cho con người trong xã hội. Vì vậy, giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng cần phải cung cấp cho người học vốn kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện con người một cách bền vững.

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cần phải có những đổi mới cơ bản và toàn diện, trong đó đòi hỏi nhà trường “Áp dụng quản lý chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân…” và “Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp đồng bộ chất lượng và mức chất lượng tối thiểu ở trường tiểu học…’’.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng dạy học, đề xuất các biện pháp QLCL dạy học nhằm góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học ở các TH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

3. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học ở các trường Tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

4. Giả thuyết khoa học

Chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và bất cập do nhiều nguyên nhân, trong đó một trong những nguyên nhân chính là do hạn chế trong công tác quản lý chất lượng.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận quản lý chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học.

5.2. Khảo sát, đánh giá về thực trạng các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

5.3. Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:

– Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dạy học ở Trường Tiểu học.

– Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng dạy học ở các trường Tiểu huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

– Chương 3: Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường Tiểu huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam
Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam

 

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Chất lượng, chất lượng dạy học, chất lượng dạy học ở tiểu học

a. Chất lượng

Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ thời xa xưa đến nay, tuy nhiên chất lượng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi do nội hàm phức tạp của khái niệm “chất lượng” với sự trừu tượng và tính đa diện, đa chiều của khái niệm này. Tùy theo đối tượng sử dụng, chất lượng có ý nghĩa khác nhau.

b. Chất lượng dạy học

Trên cơ sở định nghĩa về chất lượng, chất lượng dạy học là sự phù hợp với mục tiêu dạy học. Chất lượng dạy học được đánh giá trên cơ sở vận dụng những khái niệm về chất lượng, chất lượng giáo dục. Chất lượng dạy học với đặc trưng sản phẩm là “con người” và kết quả “đầu ra” của quá trình đào tạo được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất và năng lực làm việc đạt mục tiêu và đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

c. Chất lượng dạy học ở tiểu học

Chất lượng dạy học ở tiểu học là sự phù hợp với tâm sinh lý học sinh tiểu học, đúng theo mục tiêu dạy học ở từng bộ môn học, trong đó nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 hoàn thành chương trình cấp tiểu học. Chất lượng dạy học các môn học ở tiểu học là giúp cho học sinh có trình độ cơ bản phát triển năng lực, phẩm chất, tư duy sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi chất lượng trong quá trình hội nhập quốc tế.

1.2.3. Quản lý chất lượng, quản lý chất lượng dạy học

a. Quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là quản lý theo hướng chuẩn hóa, duy trì cho sự vật ở trạng thái ổn định và phát triển, tựu trung bao gồm 3 hoạt động được tiến hành đồng thời, liên tục, bao gồm: Xác lập các mục tiêu và chuẩn mực, đánh giá thực trạng đối chiếu với chuẩn, cải tiến thực trạng theo chuẩn.

b. Quản lý chất lượng dạy học

Quản lý chất lượng là quản lý theo hướng chuẩn hóa, duy trì cho sự vật ở trạng thái ổn định và phát triển, tựu trung bao gồm 3 hoạt động được tiến hành đồng thời, liên tục, bao gồm: Xác lập các mục tiêu và chuẩn mực, đánh giá thực trạng đối chiếu với chuẩn, cải tiến thực trạng theo chuẩn.

1.3. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.3.1. Các cấp độ quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là quản lý theo hướng chuẩn hóa bao gồm 3 hoạt động chính đó là: Xác lập chuẩn; Đánh giá thực trạng đối chiếu với chuẩn; Nâng thực trạng lên ngang bằng chuẩn.

1.3.2. Các nguyên tắc của quản lý chất lượng

– Quản lý chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng

– Coi trọng con người trong quản lý chất lượng

– Quản lý chất lượng phải được thực hiện toàn diện và đồng bộ

– Quản lý chất lượng phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và cải tiến chất lượng

– Quản lý chất lượng theo quá trình

– Nguyên tắc kiểm tra

1.3.3. Lợi ích của việc áp dụng quản lý chất lượng ở trường Tiểu học

Các trường tiểu học trong huyện khi áp dụng QLCL sẽ tăng sự hài lòng, đồng thời củng cố niềm tin của HS, của phụ huynh và xã hội về chất lượng GD, môi trường học tập thuận lợi, tích cực của nhà trường cũng như đáp ứng nhu cầu hội nhập của giáo dục hiện nay.

1.4. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.4.1. Mục tiêu của quản lý chất lượng dạy học ở trường tiểu học

Chất lượng dạy học của các trường tiểu học là chìa khóa mở đầu cho sự phát bậc học phổ thông, đồng thời cung cấp nguồn học sinh chất lượng cao cho các cấp học trên trong các trường học phổ thông. Do đó, chất lượng giáo dục trường tiểu học, hoạt động quản lý chất lượng trong các trường tiểu học nói chung, đặc biệt là chất lượng dạy học nói riêng đang được Nhà nước, Chính phủ cũng như Bộ GD&ĐT quan tâm hàng đầu. Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học đang là vấn đề cần thiết và cấp bách trong các trường tiểu học hiện nay. Bên cạnh đó, các trường tiểu học ở Việt Nam ngày càng quan tâm đến nhu cầu của “khách hàng”, của xã hội, luôn nổ lực để cung cấp cho “khách hàng” những sản phẩm đào tạo cũng như điều kiện phục vụ đào tạo hiệu quả nhất, tốt nhất.

1.4.2. Nội dung quản lý chất lượng dạy học ở trường tiểu học

a. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về chất lượng dạy học

Điều quan trọng là cần làm rõ để các thành viên trong trường nhận thức được áp dụng quản lý chất lượng dạy học không chỉ đơn thuần để đáp ứng yêu cầu của Bộ GD&ĐT mà mục đích chính là đổi mới, cải tiến hoạt động quản lý nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng quản lý của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Lãnh đạo nhà trường tổ chức nhiều hoạt động khác nhau để nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về chất lượng dạy học như: Tổ chức các cuộc hội thảo về chất lượng dạy học, các buổi nói chuyện chuyên đề với sự tham gia và tư vấn của các nhà quản lý giáo dục về lĩnh vực quản lý chất lượng giáo dục để các CBQL, GV và HS có thể nói trao đổi trực tiếp. Bên cạnh đó, nhà trường còn có thể phổ biến và cung cấp các tài liệu, sách báo trong và ngoài nước, các quy định của Bộ GD&ĐT liên quan đến quản lý chất lượng giáo dục tiểu học nói chung và chất lượng dạy học nói riêng để cho CBQL, GV và HS hiểu rõ về QLCL và tầm quan trọng của nó.

b. Xác định các chuẩn về chất lượng dạy học

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ở trường tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành như: Điều lệ trường tiểu học ban hành theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010;

Thông tư 59/2012/TT-BGD&ĐT, ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo Thông tư số 42/2012/TT-BDGĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chất lượng trường tiểu học được đánh giá theo 5 tiêu chuẩn với 28 tiêu chí

c. Xây dựng qui trình dạy học

Trong quản lý chất lượng dạy học, nhà trường cần xây dựng các tiêu chí đánh giá đối với: Qui trình xây dựng theo chương trình dạy học; Qui trình giảng dạy của giáo viên; Qui trình học tập của HS.

ScreenHunter_04 Feb

Hình 1.3. Vòng tròn PDCA

d. Áp dụng qui trình dạy học

Áp dụng và vận hành qui trình là công việc thiết thực, quan trọng đối với quản lý chất lượng, bởi lẽ các qui trình không được vận hành thì không có bất kỳ ý nghĩa gì trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học.

e. Kiểm tra – đánh giá việc thực hiện qui trình quản lý chất lượng dạy học

Kiểm tra – đánh giá việc thực hiện các qui trình quản lý chất lượng dạy học là bước có ý nghĩa thiết thực khi xây dựng và áp dụng các qui trình quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thăng Bình, bởi lẽ không có kiểm tra – đánh giá thì các qui trình dạy học đã được xây dựng sẽ trở thành có những qui trình mang tính áp đặt một chiều, không có cơ chế phản hồi.

g. Hoàn thiện các qui trình quản lý chất lượng dạy học

Hoàn thiện các qui trình quản lý chất lượng dạy học là nội dung sau cùng trong quản lý chất lượng dạy học ở trường tiểu học. Điều chỉnh, hoàn thiện các qui trình quản lý chất lượng dạy học là những hoạt động nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục các tồn tại và nâng cao chất lượng dạy học của các trường tiểu học nhằm mục đích là đào tạo ra thế hệ học trò có năng lực thực sự có chất lượng, đáp ứng được những mong muốn cho các cấp học trên tiểu học và thỏa mãn nhu cầu của xã hội ở trong giai đoạn hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã đề cập đến khái niệm chất lượng; Chất lượng dạy học; Quản lý chất lượng; Quản lý chất lượng dạy học; Nội dung quản lý chất lượng dạy học ở các trường TH. Chúng tôi vận dụng cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1 để khảo sát thực trạng QLCL dạy học ở các Trường tiểu học của huyện Thăng Bình hiện nay.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNGDẠY HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển huyện Thăng Bình

2.1.2. Tình hình chung về phát triển giáo dục và đào tạo huyện Thăng Bình

2.1.3. Đặc điểm tình hình giáo dục tiểu học huyện Thăng Bình

2.1.4. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động ở các trường Tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

2.2. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT

2.2.1. Mục đích khảo sát

2.2.2. Nội dung khảo sát

2.2.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát

Khảo sát ý kiến 33 CBQL (20 Hiệu trưởng, 10 Phó Hiệu trưởng, 01 Trưởng phòng, 2 Phó Trưởng phòng và 03 chuyên viên Phòng Giáo dục phụ trách cấp tiểu học), 80 GV dạy tiểu học và 300 HS của 21/30 trường tiểu học ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

2.2.4. Tổ chức khảo sát

a. Phương pháp khảo sát

b. Xây dựng bộ phiếu hỏi

c. Thực hiện khảo sát

2.2.5. Xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả khảo sát

Sau khi khảo sát, tiến hành tổng hợp phiếu trưng cầu ý kiến theo từng đối tượng khảo sát; sử dụng các công thức toán học để phân tích dữ liệu làm cơ sở viết báo cáo kết quả khảo sát. Trong quá trình thực hiện, lựa chọn các số liệu để phân tích, so sánh, xây dựng các biểu đồ, sơ đồ, bảng phục vụ cho việc nghiên cứu, viết báo cáo kết quả khảo sát nhằm đánh giá thực trạng chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

2.3.1. Nhận thức của CBQL, GV và HS về chất lượng dạy học

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá mức độ nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Hầu hết CBQL, GV và HS ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thăng Bình đều có nhận thức tích cực về chất lượng dạy học ở tiểu học, theo kết quả khảo sát có đến 68,1% CBQL, GV đều cho rằng chất lượng dạy học rất quan trọng; 20,0% cho là quan trọng. Ðối với HS có 38,3% cho rằng rất quan trọng; 29,3% cho là quan trọng. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc đạt được mục tiêu dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng bình, tỉnh Quảng Nam.

2.3.2. Thực trạng học tập của học sinh ở các trường Tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Bảng 2.8: Đánh giá chất lượng dạy học các môn học ở các trường tiểu học huyện huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Mức độ

đánh giá

Ý kiến đánh giá
CBQL & GVHS
Số ý kiếnTỷ lệ %Số ý kiếnTỷ lệ %
Rất tốt109,1248,0
Tốt5348,213545,0
Khá3935,58829,3
Trung bình54,53612,0
Yếu32,7175,7

Dựa vào kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy: Hầu hết CBQL, GV và HS đều đánh giá chất lượng dạy học các môn học ở các trường TH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ở mức độ khá và tốt. Có 83,9% CBQL, GV đều đánh giá từ loại khá và tốt, 83,7% ý kiến của HS đánh giá cùng mức độ đó. Có 9,1 % ý kiến của CBQL, GV đánh giá chất lượng dạy học của trường ở mức độ rất tốt, còn với HS tỷ lệ này là 8,0%. Bên cạnh đó, có 7,2% ý kiến của CBQL, GV và 17,7 % HS được hỏi ý kiến cho rằng chất lượng dạy học các môn học ở trường TH chỉ ở mức độ trung bình và yếu.

Qua tìm hiểu và trao đổi với các CBQL, GV giảng dạy được biết hạn chế về chất lượng dạy học các môn học của HS ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, các nguyên nhân chủ yếu là một số GV chưa thật sự thực hiện tốt việc đổi mới PPDH, chưa nổ lực hoàn toàn trong giảng dạy, nhiều GV trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Ngoài ra, vẫn còn một bộ phận HS chưa biết xác định động cơ học tập rõ ràng, nên tinh thần học tập chưa cao, chưa tích cực học tập, chưa dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa nắm vững phương pháp tự học ở nhà,… Điều này đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu các kiến thức mới của HS, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học ở các trường TH trên bàn huyện Thăng Bình.

2.3.3. Đánh giá thực trạng chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Để tìm hiểu thực trạng dạy học của HS các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng nam, tôi khảo sát ý kiến của 30 CBQL, 80 GV giảng dạy và 300 HS tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng nam. Kết quả khảo sát thu được sau khi xử lý số liệu được thể hiện Từ tổng hợp ý kiến đánh giá trên, chúng ta thấy CBQL, GV giảng dạy và HS được hỏi ý kiến về hoạt động học tập của các em đều đánh giá ở mức độ khá tốt (điểm TBC là từ 3,30) và tất cả các ý kiến đánh giá của HS ở hoạt động này đều cao hơn CBQL, GV giảng dạy. Hầu hết các nội dung khảo sát đều được HS đánh giá ở mức khá tốt với điểm TBC từ 3,45 trở lên.

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

2.4.1. Thực trạng công tác tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về chất lượng dạy học

Để phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV giảng dạy và HS về chất lượng dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, tôi đã tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của 30 CBQL, 80 GV giảng dạy và 300 HS tiểu học ở 30 trường tiểu học của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam về công tác tổ chức nâng cao nhận thức của trường học về chất lượng dạy học. Kết quả khảo sát thực trạng công tác tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về chất lượng dạy học trường tiểu học thu được sau khi thu thập ý và xử lý số liệu thể hiện theo kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn CBQL, GV và HS đều cho rằng công tác tổ chức nâng cao nhận thức về chất lượng dạy học ở trường tiểu học chỉ ở mức độ tốt với 11,8% đối với CBQL, GV và 10,3% đối với HS. Mức độ khá với 71,8% đối với CBQL, GV và 65,4% đối với HS. Bên cạnh đó, các ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ tương đối cao với 16,4% cho CBQL, GV và 24% cho HS. Ngoài ra còn có 1 ý kiến của HS đánh giá ở mức độ yếu, chiếm tỷ lệ 0,3%.

2.4.2. Thực trạng thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chất lượng dạy học

Sau khi tìm hiểu thực tế ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV đang giảng dạy trong 30 trường tiểu học kết quả sau khi xử lý số liệu được thể hiện.

Trên cơ sở đó cần đặt ra yêu cầu đối với lãnh đạo các trường tiểu học trong thời gian tới cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác tổ chức tập huấn về chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chất lượng dạy học ở tiểu học cho CBQL, GV và HS trong nhà trường để họ thực hiện một cách nghiêm túc hơn nữa tầm quan trọng của chuẩn kiến thức, kỹ năng về QLCL dạy học ở các trường tiểu học, từ đó tích cực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao của người CBQL, GV và HS trong trường học.

2.4.3. Thực trạng thực hiện các qui trình dạy học

Trước thực trạng ở các trường TH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam chưa triển khai đầy đủ các nội dung QLCL dạy học ở trường tiểu học, tôi đã tìm hiểu việc thực hiện qui trình dạy học các môn học ở trường tiểu học đối với GV ở các trường TH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam thông qua khảo sát ý kiến đánh giá của 30 CBQL và 80 GV đang giảng dạy ở các trường TH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học

Qua các kết quả khảo sát về thực trạng QLCL dạy học ở các trường, cùng với kết quả nghiên cứu thực tế hiện nay đòi hỏi nhà trường cần thiết xây dựng và thực hiện công tác QLCL, đặc biệt là QLCL dạy học nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học cũng như chất lượng học sinh sau khi hoàn thành chương trình tiểu học của các trường.

2.4.5. Thực trạng kiểm tra – đánh giá chất lượng dạy học

Đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng kiểm tra – đánh giá việc thực hiện các qui trình QLCL dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 30 CBQL, 80 GV trong nhà trường.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

2.5.1. Mặt mạnh

Đội ngũ CBQL, GV và HS đã nhận thức được tầm quan trọng của quản lý chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay, trong những năm qua, việc dạy học cho HS ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam có sự chuyển biến tích cực. Cán bộ quản lý ở các trường tiểu học cũng như các GV luôn nhận thức đúng về tầm quan trọng của chất lượng dạy học trong nhà trường, quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi về công tác tổ chức dạy học; đầu tư các phương tiện, điều kiện phục vụ cho việc dạy học; nội dung chương trình, giáo án và tài liệu dạy học có sự thay đổi điều chỉnh tương đối phù hợp với đối tượng học sinh; phương pháp tổ chức dạy học có sự chuyển biến tích cực nhằm kích thích nhu cầu học tập và nâng cao hiệu quả việc dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

2.5.2. Hạn chế

Công tác QLCL dạy học ở cấp tiểu học trên địa bàn huyện chưa đồng bộ, phần lớn còn áp dụng mô hình quản lý theo chức năng, chưa thật sự áp dụng quản lý theo cách tiếp cận QLCL. Trong một số hoạt động quản lý có những vấn đề phát sinh không được giải quyết kịp thời cũng như việc triển khai các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học còn chậm và hiệu quả chưa cao.

2.5.3. Thời cơ

Các hoạt động của các tổ chức đoàn thể ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh) tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho GV và HS về tầm quan trọng của chất lượng dạy học ở các trường tiểu học hiện nay.

2.5.4. Thách thức

Giáo dục huyện Thăng Bình chưa có đủ nguồn lực và điều kiện mời các chuyên gia cao cấp về đổi kinh nghiệm giảng dạy cũng như các phương pháp dạy học ở trường TH hiệu quả cao cho GV và HS.

2.5.5. Đánh giá chung

Được sự chỉ đạo khá sâu sát của Sở GD&ĐT Quảng Nam và hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khá đầy đủ của Bộ GD&ĐT, công tác kiểm tra về chất lượng dạy đã được các trường TH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện thường xuyên với sự nỗ lực của đội ngũ CBQL nhiệt huyết và có năng lực quản lý nhưng nhận thức chưa tường minh và năng lực đánh giá, nhận thức chưa cao. Những khó khăn về sự yếu kém về công tác quản lý, một số thầy, cô quản lý lớn tuổi do đó công tác quản lý ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học ở các trường tiểu học. Đội ngũ kế cận chưa nhiều kinh nghiệm trong công tác điều hành và quản lý, sự eo hẹp về tài chính và cơ sở vật chất đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy học ở các trường TH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Để quản lý tốt chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, bên cạnh việc xây dựng đội ngũ GV có năng lực, nhiệt tình, yêu nghề, ý thức trách nhiệm cao, thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý, chất lượng dạy học của GV; xây dựng tập thể học sinh có nề nếp, có động cơ thái độ, phương pháp học tập đúng đắn, tích cực, biết thực hiện tốt yêu cầu các hoạt động của trường; xây dựng môi trường học tập cho học sinh tiểu học tích cực trong nhà trường, các trường TH cần triển khai thực hiện các nội dung QLCL dạy học ở các trường tiểu học, trong đó xây dựng qui trình dạy học, tiêu chí đánh giá qui trình dạy học, đồng thời triển khai áp dụng qui trình dạy học. Bên cạnh đó, tiến hành kiểm tra – đánh giá và hoàn thiện qui trình dạy học của nhà trường.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THĂNG BÌNH,

TỈNH QUẢNG NAM

3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về quản lý chất lượng dạy học

Phòng GD&ĐT tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS ở các trường tiểu học về chất lượng dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trước khi triển khai và thực hiện áp dụng mô hình QLCL dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

3.2.2. Xây dựng qui trình quản lý chất lượng dạy học

Xây dựng kế hoạch xây dựng các qui trình QLCL dạy học của nhà trường làm cơ sở để các tổ chuyên môn xây dựng các qui trình QLCL dạy học của đơn vị trường.

3.2.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá qui trình quản lý chất lượng dạy học

Quản lý chất lượng là quản lý theo chuẩn vì vậy xây dựng chuẩn, tiêu chí đánh giá là bước quan trọng của việc xây dựng và vận hành các qui trình QLCL dạy học ở cấp tiểu học.

3.2.4. Áp dụng qui trình quản lý chất lượng dạy học

Trong các qui trình đều có cơ chế vận hành và các qui trình sau khi xây dựng phải vận hành được trong môi trường cụ thể, phù hợp với điều kiện của mỗi trường tiểu học. Các qui trình khi được vận hành sẽ mang lại hiệu quả trong quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cấp tiểu học của ngành GD&

3.2.5. Kiểm tra – đánh giá việc thực hiện qui trình quản lý chất lượng dạy học

Trường tiểu học tiến hành kiểm tra – đánh giá các qui trình quản lý chất lượng dạy học với mục đích nhằm giúp cho người quản lý phát hiện ra những sai sót, những lỗi tồn tại ở khâu nào trong quá trình áp dụng và vận hành các qui trình để có cơ sở chính xác cho việc khắc phục, điều chỉnh và hoàn thiện các qui trình.

3.2.6. Hoàn thiện qui trình quản lý chất lượng dạy học

Việc điều chỉnh, hoàn thiện các qui trình quản lý chất lượng dạy học cần phải quan tâm đến mục đích nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam theo hướng đáp ứng nhu cầu đảm bảo kiến thức, kỹ năng học cấp học THCS và ngày càng cao của xã hội, đồng thời hướng tới đạt các chuẩn mực của cấp trong phạm vi toàn quốc.

3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP

Trong mỗi biện pháp đều có vai trò, ý nghĩa quan trọng đặc trưng riêng, trong đó biện pháp chủ đạo của quản lý chất lượng dạy học là: Xây dựng các qui trình quản lý chất lượng dạy học; Xây dựng tiêu chí đánh giá các qui trình quản lý chất lượng dạy học; Áp dụng các qui trình quản lý chất lượng dạy học. Thiếu một trong ba biện pháp này thì quản lý hoạt động dạy học không thể thực hiện theo cách tiếp cận quản lý chất lượng dạy học ở tiểu học.

3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tìm hiểu đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý và các GV giảng dạy có kinh nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp QLCL dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam do luận văn đề xuất. Ngoài ra, việc trưng cầu ý kiến còn nhằm mục đích đánh giá về tính khoa học, chính xác và khả thi để bổ sung và hoàn thiện các biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

3.4.2. Lựa chọn đối tượng khảo nghiệm

Đối tượng trưng cầu ý kiến là: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, chuyện viên phòng Giáo duc và Đào tạo huyện Thăng Bình, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn có kinh nghiệm trong quản lý giáo dục.

3.4.3. Quá trình khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm ý kiến chuyên gia của 36 CBQL, chuyên viên phòng GD&ĐT Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam bằng phiếu hỏi.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Đối với tính khả thi, thông qua kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2 và đối chiếu với thang điểm quy ước thể hiện: Các biện pháp QLCL dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam do luận văn đề xuất được các CBQL, GV đánh giá có tính khả thi khá cao trong giai đoạn hiện nay, ở mức độ điểm TBC từ 4,3 trở lên. Trong mỗi biện pháp cụ thể, biện pháp nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và HS đã đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi ở mức độ rất cao, trong đó tính cấp thiết là 4,81 điểm, mức độ khả thi được đánh giá tốt là 4,72 điểm. Từ đó cho thấy, việc nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và HS về chất lượng dạy học có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác QLCL dạy học, đồng thời biện pháp này còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các biện pháp tiếp theo.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Qua kết quả khảo nghiệm thể hiện 6 biện pháp luận văn đề xuất có tính cấp thiết rất cao và tính khả thi cao. Việc áp dụng đồng bộ 6 biện pháp của luận văn đã đã góp phần chung cho giáo dục của đất nước hiện nay: “ Giáo dục và Đào tạo có một sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo là đầu tư cho sự nghiệp phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo nhu cầu phát triển của xã hội”.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng dạy học ở các trường TH là vấn đề hết sức quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong tiến trình hội nhập của Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học ở các trường TH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam nói riêng đã nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, QLCL dạy học là nhiệm vụ tiên quyết của cấp TH. Trong đó, yếu tố quan trọng làm nền móng và có tính chất quyết định đến chất lượng của HS để học tiếp lên cấp trung học cơ sở.

Các trường TH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây đã có những đổi mới đáng kể trong xây dựng và phát triển về mạng lưới trường lớp, chất lượng về đội CBQL, GV tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại nhất định trong việc QLCL dạy học. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của quản lý chất lượng dạy học trở nên vô cùng quan trọng và cấp bách quyết định sự tồn tại và phát triển nhà trường, quyết định việc giữ gìn được huy tín, thương hiệu của nhà trường đối với phụ huynh và toàn xã hội.

Do đó, để chất lương dạy học ở các trường TH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cần QLCL dạy học tốt, trong đó phải xây dựng các qui trình QLCL dạy học; xây dựng tiêu chí đánh giá các qui trình; áp dụng các qui trình; kiểm tra – đánh giá và hoàn thiện các qui trình QLCL dạy học là giải pháp tối ưu và có tính cấp thiết.

Luận văn đề xuất 6 biện pháp QLCL dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam bao gồm: Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và HS về chất lượng dạy học; Xây dựng các qui trình QLCL dạy học; Xây dựng tiêu chí đánh giá các qui trình QLCL dạy học; Áp dụng các qui trình QLCL dạy học; Kiểm tra – đánh giá việc thực hiện các qui trình QLCL dạy học; Hoàn thiện các qui trình QLCL dạy học.

Việc áp dụng đồng bộ 6 biện pháp của luận văn đề xuất có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay ở các trường TH huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, giữ vững những thế mạnh truyền thống của ngành giáo dục Thăng Bình đã được khẳng định và được xã hội chấp nhận. Bên cạnh nâng cao uy tín dạy học của huyện Thăng Bình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và cả đất nước.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

– Cần thường xuyên bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo hướng dẫn để không có sự chồng chéo các thông tư trong việc đánh giá, nhận xét học sinh ở tiểu học để các địa phương, các trường nắm bắt thông tin đầy đủ và kịp thời.

– Đẩy mạnh hoạt động nâng cao chất lượng các trường TH theo đúng chương trình dạy học và chuẩn kiến thức, kỹ năng cấp tiểu học.

2.2. Đối với sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam

– Tham mưu với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Nam để phân bổ ngân sách cho công tác hoạt động dạy học ở các trường tiểu học; Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng,…) .

2.3. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thăng Bình

– Chỉ đạo Hiệu trưởng ở các trường tiểu học làm tốt công tác nâng cao chất lượng dạy học để phát triển các trường TH trên địa bàn huyện. Thường xuyên chú trọng đến việc sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình công tác nâng cao chất lượng dạy học hiệu quả cho các đơn vị học tập, vận dụng vào thực tiễn công tác.

2.4. Đối với các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

– Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng dạy học, nâng dần, vững chắc chất lượng dạy học cho học sinh tiểu học để đáp ứng mong mỏi của nhân dân và tranh thủ được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng nhiều hơn nữa tới các hoạt động dạy học trong trường tiểu học.

2.5. Đối với đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

– Tự giác, tích cực thực hiện đầy đủ các qui trình quản lý, thực hiện đầy đủ các bước trong qui trình dạy học nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

– Nắm, hiểu kiến thức về lĩnh vực quản lý chất lượng, đặc biệt là QLCL dạy học ở trường tiểu học.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\GIAO DUC HOC\K30 DA NANG\NGUYEN TRUONG QUYEN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *