Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, việc nghiên cứu về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một việc làm quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, bởi nó không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn liên quan chặt chẽ với thực tiễn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hiểu rõ về pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam sẽ giúp chúng ta hoàn thiện và tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật trong nước, đặcc biệt đối với đội ngũ quản lý thị trưởng nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.

Vì vậy tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng”.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu: Xác định các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền SHTT của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận giải cơ sở lý luận bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đánh giá thực trạng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam nói chung và Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng nói riêng.

  • Đề xuất một số phương hướng, giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn hoạt động của Chi cục Quản lý Thị trường thành phố Đà Nẵng; các biện pháp bảo vệ quyền của các thiết chế khác không được đề cập kỹ lưỡng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu bảo vệ quyền SHTT dựa trên căn cứ pháp lý và hoạt động của quản lý thị trường từ năm 2005 đén nay (từ thời điểm ban hành Luật SHTT).

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp quyền, các quan điểm về xây dựng và thực thi pháp luật, về đường lối đổi mới và chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đồng thời, luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu khoa học nói chung, khoa học pháp lý nói riêng như: phương pháp phân tích; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp thống kê; phương pháp tổng hợp và các phương pháp khác.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Khi nghiên cứu đề tài này, người viết không đặt ra quá nhiều tham vọng mà trước hết là trang bị thêm kiến thức chuyên sâu cho bản thân.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn góp một phần nhỏ bé của mình vào tiếng nói chung của giới luật học nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam nói chung và của Chi cục Quản lý Thị trường thành phố Đà Nẵng nói riêng.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ từ thực tiễn hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ từ thực tiễn hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng.

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1.1. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm

1.1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ được hiểu một cách khái quát và đơn giản nhất là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với các sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo hoặc các chỉ dẫn thương mại có uy tín từ quá trình hoạt động đầu tư.

Còn theo nghĩa hẹp, đó là độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức, cho phép họ được sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại của một sản phẩm sáng tạo.

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, sáng chế trong các lĩnh vực hoạt động của con người, các khám phá khoa học, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh cũng như tất cả các quyền khác bắt nguồn từ các hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hay nghệ thuật [2].

1.1.1.2. Đặc điểm quyền sở hữu trí tuệ

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là tác giả của tác phẩm, tác giả của sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp; chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và một số chủ thể khác theo quy định của pháp luật.

Cách thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lý hành vi xâm phạm tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm mà sử dụng các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự hoặc bằng biện pháp hành chính, hình sự.

Chủ thể áp dụng biện pháp bảo vệ có thể là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc các cơ quan nhà nước khác. Các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật Việt Nam đều cho phép chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Mục đích bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ [14].

1.1.2. Phân loại quyền sở hữu trí tuệ

Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm:

Đối tượng quyền tác giả và quyền liên quan.

Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

Đối tượng quyền đối với giống cây trồng

Sở hữu trí tuệ: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật SHTT).

1.2. Khái niệm, đặc điểm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

1.2.1. Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc nhà nước và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các biện pháp thực thi bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, chống lại mọi sự xâm phạm đối với những quyền này.

1.2.2. Phân loại các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

– Biện pháp tự bảo vệ thực hiện bởi chủ thể quyền [10, Điều 198].

– Biện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện gồm biện pháp hành chính trong đó có biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, dân sự, hình sự thực thi quyền sở hữu trí tuệ [10, Điều 199].

1.3. Pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

1.3.1. Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

(i) Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ

(ii) Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ

1.3.2. Các cơ quan bảo vệ quyền bằng biện pháp hành chính và vai trò của Quản lý thị trường trong bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ

Các cơ quan có trách nhiệm thực thi biện pháp hành chính trong công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Quản lý thị trường, Thanh tra Bộ khoa học và công nghệ, Cục Điều tra chống buôn lậu- Tổng Cục Hải quan, Cục Cánh sát kinh tế, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia); Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả địa phương (gọi là Ban Chỉ đạo 389 địa phương).

Trong công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng Quản lý thị trường tập trung vào những hoạt động sau:

Một là, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền sở hữu trí tuệ 

Hai là tham mưu các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế kiểm soát hàng giả; xây dựng quy trình xử lý, chỉ đạo kiểm tra, xử lý…, mặt khác kiến nghị về các giải pháp ngăn chặn, hạn chế nạn làm hàng giả.

Ba là tổ chức phối hợp với các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Bốn là kết hợp với doanh nghiệp, người tiêu dùng và Hiệp hội  

Năm là chú trọng đào tạo bồi dưỡng kỹ năng, trình độ cho đội ngũ kiểm soát viên

Sáu là, chú trọng hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh chống hàng giả và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Đà Nẵng tác động đến bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ bởi cơ quan Quản lý thị trường

2.1.1. Các đối tượng bị xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ qua thực tiễn của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

(i) Đối tượng bị xâm phạm kiểu dáng công nghiệp: Ke chống bão, Xe tập đi trẻ em, Tấm chắn chống va đập phía sau của xe ô tô, Dụng cụ đấm lưng, Máy khoan, Tấm nhựa chống thấm, Khóa chống chìa vạn năng, Ổ cắm điện đa năng chống giật…

(ii) Đối tượng bị xâm phạm nhãn hiệu (chủ yếu là nhãn hiệu nổi tiếng): Đồng hồ đeo tay nhãn hiệu CASIO, RADO, OMEGA, ROLEX,TISSOT, Giày thể thao nhãn hiệu ADIDAS, NIKE, Túi xách nhãn hiệu Chanel, BURBERRY, Prada, ví cầm tay nhãn hiệu Chanel, Burberry, Prada, Áo thun nhãn hiệu ADIDAS, NIKE, Áo thun nhãn hiệu TOMMY HILFIGER, LACOSTE, BURBERRY…

2.1.2. Nhận thức của chủ thể quyền và chủ thể xâm phạm quyền tại Đà Nẵng

2.1.2.1. Nhận thức của chủ thể quyền

Các chủ thể quyền đã nhận thức được bảo hộ SHTT là một yếu tố cạnh tranh quan trọng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy các chủ thể quyền đã hình thành các chiến lược, kế hoạch xây dựng (tạo lập), quản lý và bảo vệ thích hợp.

Các chủ thể quyền đã có ý thức tự bảo vệ tài sản trí tuệ của mình bằng việc chủ động tiến hành hoạt động đăng ký xác lập quyền, để tránh việc tài sản trí tuệ của họ bị chủ thể khác xâm phạm từ đó hạn chế việc xảy ra tranh chấp liên quan quyền SHTT.

Trong những năm gần đây các chủ thể quyền SHTT đã có động thái chủ động hơn trong việc cung cấp thông tin về bản thân doanh nghiệp, hàng hóa của mình và chủ động trong việc phát hiện những hành vi vi phạm quyền SHTT của các cá nhân, tổ chức để nộp đơn yêu cầu cơ quan QLTT và các cơ quan thực thi quyền SHTT kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Phần lớn các chủ thể quyền SHTT chưa thực sự quan tâm và chú ý nhiều đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.

Chủ thể quyền vẫn chưa thật sự quan tâm đến việc cung cấp thông tin liên quan đến hàng hóa, người xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm; hỗ trợ về mặt kinh phí, thiết bị trong việc phát hiện, xử lý hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, hàng giả cho cơ quan QLTT trong việc kiểm tra, kiểm soát nhằm bảo vệ quyền SHTT.

Một thực tế hiện nay trong nhận thức của chủ thể quyền là họ chưa thật sự định giá đúng giá trị của tài sản trí tuệ đối với sản phẩm do mình tạo ra cũng như chưa nhận thức hết tác hại của hàng giả đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

2.1.2.2. Nhận thức của chủ thể xâm phạm quyền

Các chủ thể xâm phạm quyền đã sao chụp, mô phỏng, làm nhái các sản phẩm để giành giật thị truờng và không quan tâm đến hành vi đó là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm pháp luật.

Các chủ thể xâm phạm quyền trong giai đoạn hiện nay đã thực hiện nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan Quản lý thị trường khó phát hiện thật /giả.

Trên thực tế, các chủ thể xâm phạm quyền ngày càng có sự liên kết chặt chẽ và hỗ trợ tài chính cho nhau hoạt động. Các đối tượng còn lợi dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào quá trình xâm phạm quyền, do đó các hoạt động xâm phạm về SHTT ngày càng tinh vi.

Các chủ thể xâm phạm quyền có trình độ hiểu biết ngày càng cao, am hiểu quy định của pháp luật. Họ nhận thức được các hành vi xâm phạm quyền SHTT ở nước ta hiện nay hầu hết được xử lý bằng biện pháp hành chính và nhiều đối tượng sẵn sàng nộp phạt, sau đó tiếp tục thực hiện hành vi xâm phạm với mức độ lớn hơn.

2.2. Thực trạng bảo vệ quyền Sở hữu công nghiệp qua thực tiễn hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

2.2.1. Thực trạng quy định về bảo vệ quyền SHCN của cơ quan Quản lý thị trường

Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng ở Việt Nam, Nhà nước sử dụng nhiều biện pháp pháp lý như: Dân sự, hành chính, hình sự với các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể trong công tác bảo vệ quyền SHCN. Cơ quan Quản lý thị trường bám sát các quy định của pháp luật trong công tác bảo vệ quyền SHCN.

Để cụ thể hoá các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp để hướng dẫn một cách cụ thể các hành vi xâm phạm quyền và hình thức xử phạt đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN. Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hình thức phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm, khung, mức tiền phạt khi phạt tiền đối với từng hành vi vi phạm. Tuy nhiên qua thực tiễn xử lý hành chính hành vi xâm phạm quyền SHCN của cơ quan QLTT đã nhận thấy những hạn chế trong việc áp dụng Nghị định số 99/2013/NĐ-CP để xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN.

Theo quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP thì đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp mức phạt tiền tối đa chỉ ở mức 250.000.000 đồng trong trường hợp hàng hoá vi phạm trên 500.000.000 đồng. Điều này là hết sức bất hợp lý khi đưa ra mức giá trị hàng hoá để làm căn cứ tính mức phạt.

Theo Điều 213 Luật SHTT hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu… đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu. Đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu được quy định tại Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP thì mức phạt chính được áp dụng là mức phạt tiền, tối thiểu là 4.000.000 đồng và tối đa là 250.000.000 đồng. Mặc dù không quy định vì mục đích kinh doanh như tại Điều 11 nhưng Điều 12 đã quy định mục đích của việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển và tàng trữ hàng hoá giả mạo này là để bán. Do vậy, mục đích kinh doanh và mục đích để bán suy cho cùng là cũng giống nhau, khi đích đến cuối cùng chính là lợi nhuận thu được từ các hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu giả mạo thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền ở mức thấp nhất là 500.000 đồng và tối đa là 25.000.000 đồng. Đối với hành vi này, đối tượng giả mạo là tem, nhãn do đó, cần phải có số lượng hàng hoá vi phạm để căn cứ vào đó định ra mức xử phạt cụ thể. Điều 13 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định về vấn đề này không rõ ràng. Ví dụ, tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP thì hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền áp dụng trong trường hợp tem nhãn đến 500 đơn vị. Nghĩa là 500 đơn vị là số nhỏ nhất để từ đó xác định hành vi xâm phạm, cho nên, nếu hành vi xâm phạm chưa đến con số này thì chưa áp dụng chế tài.

2.2.2. Thực tế bảo vệ quyền Sở hữu công nghiệp của Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

2.2.2.1 Trình tự bảo vệ quyền Sở hữu công nghiệp tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

2.2.2.2. Hiệu quả bảo vệ quyền Sở hữu công nghiệp tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

Kết quả xử lý vi phạm hành chính hành vi xâm phạm quyền SHTT

Bảng 2.1: Thống kê số liệu về hoạt động bảo vệ quyền Sở hữu công nghiệp tại Chi cục quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

NămNhãn hiệuKiểu dáng công nghiệpTổng cộng quyền SHCN
Thụ lýXử lý VPHCThụ lýXử lý VPHCThụ lýXử lý VPHC
Số vụSố tiền xử phạt VPHCSố vụSố tiền xử phạt VPHCSố vụSố tiền xử phạt VPHC
(vụ)(vụ)(đồng)(vụ)(vụ)(đồng)(vụ)(vụ)(đồng)
20102121182.150.0002121182.150.000
20115151300.081.0005151300.081.000
20126262341.000.000229.000.0006464350.000.000
2013130130751.890.0002213.250.000132132765.140.000
2014135135753.450.0003316.000.000138138769.450.000
2015137137801.853.0004421.750.000141141823.603.000
2016142142820.768.0005529.000.000147147849.768.000
2017151151850.840.0007752.500.000158158903.340.000

(Nguồn: Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng)

Căn cứ số liệu ở Bảng 2.1 cho thấy tất cả các vụ việc liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng thụ lý đều được Chi cục xử lý và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Từ các số liệu thống kê nêu trên cho thấy trong số ba biện pháp đảm bảo thực thi quyền đối với nhãn hiệu đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay (biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, và biện pháp hình sự) thì để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã và đang sử dụng biện pháp xử lý bằng hành chính. Bởi lẽ, ưu thế của biện pháp hành chính là thủ tục đơn giản, xử lý nhanh chóng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của chủ thể nhãn hiệu, đảm bảo không chỉ có tác dụng ngăn chặn mà còn có tác dụng phòng ngừa, răn đe thông qua việc trừng phạt đối với hành vi xâm phạm quyền.

2.3. Thực trạng bảo vệ quyền tác giả qua thưc tiễn hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

2.3.1. Thực trạng quy định pháp luật về biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của cơ quan Quản lý thị trường

Căn cứ Khoản 1 Điều 200 Luật SHTT quy định ”Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”; do đó, trong phạm vi thẩm quyền được giao, Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng cũng tích cực trong công tác đấu tranh, phòng chống các hành vi xâm phạm quyền tác giả

Đầu tiên, phải kể đến tình hình khai thác, sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. Căn cứ Điều 18 Luật SHTT quy định quyền tác giả có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Ngoài trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại các Điều 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 Luật SHTT, khi tác giả sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ được giao, theo hợp đồng hoặc chuyển giao quyền tác giả cho tổ chức, cá nhân khác thì tác giả chỉ còn giữ quyền nhân thân, bao gồm quyền đặt tên tác phẩm, quyền đứng tên tác giả của tác phẩm và quyền phản đối các hành vi cắt xén, bóp méo hoặc sửa đổi đối với tác phẩm có thể gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

Chủ sở hữu tác phẩm có quyền cho phép hoặc phản đối việc khai thác sử dụng tác phẩm mà không được phép sở hữu, dưới các hình thức sao chép, phân phối, nhập khẩu, cho thuê, biểu diễn công cộng, phát sóng và truyền đạt đến công chúng, làm tác phẩm phái sinh. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật SHTT, tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền được quy định ở trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Chủ sở hữu tác phẩm còn có quyền liên quan được quy định tại các Điều 29, 30, 31 Luật SHTT, bao gồm quyền của người biểu diễn đối với cuộc biểu diễn của mình; quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình đối với các bản ghi âm, ghi hình của mình; quyền của tổ chức phát sóng đối với các chương trình phát sóng của mình.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng các tranh chấp, vi phạm quyền tác giả ngày một gia tăng. Một là, hành vi xâm phạm quyền tác giả luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên hấp dẫn nhiều đối tượng tham gia trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác nhau. Hai là, trong quá trình hội nhập, nhiều người tiêu dùng ưa lựa chọn những tác phẩm giả “như thật” mà lại có giá bán thấp. Lợi dụng tình trạng này, việc có không ít chủ thể thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, sao chụp, mô phỏng, giành giật thị truờng trở thành hiện tuợng phổ biến. Đó cũng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tranh chấp quyền tác giả. Ba là, phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chưa chủ động đăng ký bảo hộ quyền tác giả để dễ dàng bảo vệ lợi ích của mình. Bốn là, các quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ còn chưa tập trung

Ở Việt Nam hiện nay, thực trạng xâm phạm quyền tác giả xảy ra khá phổ biến, rộng khắp các lĩnh vực: Báo chí, xuất bản, âm nhạc, phát thanh truyền hình, biểu diễn, trên mạng internet… Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và internet đã mang đến những tiện ích mới cho người sử dụng nhưng cũng mở ra các lối đi khác cho nạn xâm phạm bản quyền ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có những quy định điều chỉnh về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định này trong việc xác định và xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Có thể nhận thấy yếu tố xâm phạm trong nhiều trường hợp như: Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; nhân bản; xuất bản, phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng các phương tiện kỹ thuật; cho thuê tác phẩm… chưa được pháp luật quy định cụ thể. Có thể thấy rằng cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta đã có những văn bản điều chỉnh hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, các quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả vẫn còn thiếu hệ thống, chưa thực sự đầy đủ, đồng bộ. Vẫn còn những quy định chưa phù hợp, đặc biệt với sự phát triển của internet và bảo vệ quyền tác giả trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

2.3.2. Thực tiễn bảo vệ quyền tác giả quyền liên quan của Chi cục quản lý thị trường Đà Nẵng

Sau khi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được ban hành, số lượng tác phẩm, đối tượng quyền liên quan được chuyển giao phổ biến đến công chúng được tăng lên theo từng năm. Các tác phẩm đã và đang được khai thác, chuyển giao một cách có hiệu quả, thông qua đó mang lại lợi ích đáng kể cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, tổ chức cá nhân khai thác sử dụng và công chúng hưởng thụ, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hoá phát triển.

– Việc uỷ thác của chủ sở hữu quyền cho các tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan

Hiện nay, hệ thống tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam đã được hình thành và đang đi vào hoạt động có hiệu quả. Hiện có các tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan đáng chú ý là: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam và Trung tâm quyền tác giả văn học. Đến năm 2009, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã có 1300 thành viên uỷ thác cho Trung tâm quản lý, thu tiền bản quyền từ việc khai thác sử dụng các tác phẩm của thành viên. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam đã có 35 thành viên uỷ thác cho Hiệp hội quản lý, thu tiền bản quyền từ việc khai thác sử dụng các bản ghi âm, ghi hình của thành viên. Trung tâm quyền tác giả văn học đã có 2040 thành viên uỷ thác cho Trung tâm quản lý, thu tiền từ việc khai thác sử dụng tác phẩm văn học của các thành viên.

– Chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm cho các nhà xuất bản

Hiện nay, đã có một số lượng khá lớn đầu sách của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao cho nhà xuất bản khai thác sử dụng để xuất bản, công bố phổ biến đến công chúng. Năm 2007 có gần 27 ngàn đầu sách được xuất bản, công bố; năm 2008 có gần 19 ngàn đầu sách được xuất bản, công bố.

Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan cũng đang gặp những khó khăn, chủ yếu do việc nhiều tác phẩm bị sử dụng trái phép, hoặc chủ sở hữu tác phẩm khó xác định giá cả, thoả thuận mức tiền bản quyền khi khai thác, chuyển giao, thu tiền bản quyền của các đối tượng sử dụng.

Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng vẫn còn phổ biến với thủ đoạn ngày càng tinh vi, mà các hành vi xâm phạm này lại chưa bị xử lý một cách đúng mức.

Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo vệ quyền sử hữu trí tuệ – trong đó có quyền tác giả – là vấn đề nan giải chung của các cơ quan chuyên môn về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đối với Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Trong hoạt động của QLTT tại Đà Nẵng chưa xử lý bất cứ vụ việc nào liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan.

Trước tình hình thực tiễn như trên, Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng không ngừng nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, cũng như chú trọng vào công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của công chúng, góp phần vào việc bảo vệ quyền tác giả. Bên cạnh đó, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quản lý thị trường thì Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng cũng còn nhiều hạn chế trong việc bảo vệ và đấu tranh chống các hành vi về xâm phạm quyền tác giả. Do đó, Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng luôn nâng cao tinh thần phối hợp với các đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực bảo vệ quyền tác giả để đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác bảo vệ quyền tác giả.

2.4. Đánh giá hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ từ Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

2.4.1. Kết quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ từ Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch của BCĐ 389/TW và các cấp có thẩm quyền về công tác phòng chống hàng giả, xâm phạm quyền SHTT.

Tổ chức, quản lý chặt chẽ địa bàn, thường xuyên theo dõi, nắm tình hình thị trường; chủ động và phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền.

Làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật.

Để đạt được những kết quả nhất định trong công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng, ngoài công tác chỉ đạo kịp thời của các cấp có thẩm quyền, Chi cục QLTT thành phố Đà Nẵng đã trực tiếp chỉ đạo các Đội quản lý thị trường trực thuộc bám sát với công việc, nắm bắt đúng các địa điểm, loại hình kinh doanh trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố; phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, theo dõi diễn biến thị trường để kịp thời ngăn chặn, xử lý các sai phạm trong kinh doanh nhằm giảm thiểu các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhất là trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc và thời điểm diễn ra những lễ hội lớn của thành phố.

Đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao ý thức người tiêu dùng trong việc phát hiện hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, đồng thời khuyến cáo các thương nhân không sản xuất, buôn bán hàng giả. 

Tổ chức phối hợp với các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ như Cảnh sát kinh tế, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền, Thanh tra văn hoá thông tin… Lực lượng Quản lý thị trường cùng với lực lượng Thanh tra Khoa học – công nghệ, Cảnh sát kinh tế, Hải quan… xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

2.4.2. Tồn tại trong công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ từ Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

Hệ thống văn bản pháp luật về đấu tranh, bảo vệ quyền SHTT chưa đồng bộ, còn chống chéo. Chế tài xử lý hành chính về hàng giả còn nhẹ, không đủ sức răn đe.

Công tác phát hiện và xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn khi liên hệ và phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ phát triển trong kiểm tra, xử lý.

Giá trị của kết quả giám định về ý kiến chuyên môn của cơ quan quản lý trong thực thi (bảo vệ) quyền SHTT chưa được cao, chỉ dùng để tham khảo cho ý kiến chuyên môn về SHTT chứ không phải là kết quả để giải quyết các vấn đề có tính chất phức tạp cần tính pháp lý để xử lý các cơ sở vi phạm, chủ yếu vẫn dựa vào cơ quạn thụ lý và xử lý vụ việc.

Sự phối hợp thông tin bảo hộ quyền, mặt hàng, nhóm hàng xâm phạm quyền giữa chủ thể quyền và lực lượng thực thi còn rất hạn chế, nhiều khi lực lượng QLTT rất thiếu thông tin.

Hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm soát viên QLTT trong công tác chống xâm phạm quyền SHTT.

Kinh phí thực hiện và chế độ đãi ngộ khi thực hiện kiểm tra, xử lý vụ việc xâm phạm quyền nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn hạn hẹp. Trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ vừa thiếu, vừa lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, v.v…

Đối với hàng hóa xâm phạm quyền SHTT có nhiều cách xử lý như tịch thu hàng hóa vi phạm đợi kết quả giám định thì tiến hành tiêu hủy hoặc xóa dấu hiệu vi phạm có trên bao bì của sản phẩm rồi trao trả cho cá nhân, tổ chức vi phạm kèm theo quyết định xử phạt của cơ quan chức năng. Với trường hợp xóa dấu hiệu vi phạm có trên bao bì của sản phẩm rồi trao trả cho cá nhân, tổ chức vi phạm không có tính răn đe đối với cơ sở vi phạm và có khả năng tái phạm.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG

CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ

ĐÀ NẴNG

3.1. Phương hướng tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt nam

3.1.1. Bảo đảm mục tiêu pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

3.1.1.1. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung

3.1.1.2. Tăng cường biện pháp dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ; giảm nhẹ biện pháp hành chính bảo vệ quyền SHTT

3.1.2. Đảm bảo sự phân công phối hợp trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ

Cần xác định trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan, đơn vị thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ không thể thực hiện được nhanh chóng “một sớm một chiều” và nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng. Phải xây dựng được hệ thống cơ chế giám sát mang tính liên ngành nhằm phòng, chống một cách hiệu quả các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, cần quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo hướng giảm bớt đầu mối và tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo; quy định rõ ràng thẩm quyền của từng cơ quan và phạm vi cũng như cách thức phối hợp giữa những cơ quan này khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Cần sắp xếp lại và tăng cường phối hợp của các cơ quan thực thi, từ tòa án đến các cơ quan bảo đảm thực thi nội địa: Thanh tra (nhà nước và chuyên ngành), Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế phải được tạo điều kiện áp dụng các biện pháp nhằm thực thi có hiệu quả, khắc phục sự chồng chéo, phân công rõ ràng chức năng quyền hạn của từng cơ quan theo hướng một cơ quan đầu mối, đó là thanh tra chuyên ngành, còn tòa án giải quyết các vụ kiện dân sự, ủy ban nhân dân, thanh tra, quản lý thị trường quyết định xử phạt (tùy theo hình thức và mức phạt), cảnh sát kinh tế chỉ có chức năng điều tra, hải quan kiểm soát ở biên giới về sở hữu trí tuệ.

3.1.3. Ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Tăng mức xử phạt đủ nặng về mặt kinh tế và pháp lý đối với các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ. Cần quy định mức xử phạt đủ nặng về mặt kinh tế và pháp lý đối với các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ để tăng tính nghiêm minh và thực thi có hiệu quả các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể, quy định về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo hướng: Tăng mức phạt tối đa; mức phạt phải cao hơn lợi nhuận mà người vi phạm có thể thu được từ hành vi vi phạm và tăng theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm như vi phạm có tổ chức, tái phạm, vi phạm liên quan đến các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khoẻ của cộng đồng.

3.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

3.2.1.1. Rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến Sở hữu trí tuệ và bổ sung thêm những vẫn đề còn thiếu

Hoàn thiện các quy định về thực thi quyền SHTT trong pháp luật hành chính. Pháp luật về bảo vệ quyền SHTT cần quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT theo hướng giảm bớt đầu mối và tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo; quy định rõ ràng thẩm quyền của từng cơ quan và phạm vi cũng như cách thức phối hợp giữa những cơ quan này khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT. Sửa đổi quy định về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT theo hướng: tăng mức phạt tối đa; mức phạt phải cao hơn lợi nhuận mà người vi phạm có thể thu được từ hành vi vi phạm và tăng theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm như vi phạm có tổ chức, tái phạm, vi phạm liên quan đến các sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khoẻ của cộng đồng

3.2.1.2. Nâng cao nhận thức về quyền Sở hữu trí tuệ nhằm ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền

Tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với các tổng công ty, doanh nghiệp lớn để học đủ năng lực hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thực thi quyền trong phát hiện và xử lý hành vi xâm phạm quyền. Tương tự, cần trợ giúp các hiệp hội ngành nghề thành lập bộ phận hoặc đầu mối liên lạc về chống hàng giả, chống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp để tư vấn cho các thành viên về chiến lược, kỹ năng chống hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch tăng cường lực lượng luật sư, người đại diện sở hữu trí tuệ, tổ chức giám định sở hữu trí tuệ để trợ giúp chuyên môn, pháp luật cho các doanh nghiệp cũng như hệ thống cơ quan thực thi.

3.2.1.3. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Cần đảm bảo phối hợp hoạt động hiệu quả giữa các cơ quan quản lý của Nhà nước và các doanh nghiệp, các Hiệp hội, các đại diện sở hữu trí tuệ, những người sáng tạo… Nhưng vai trò lãnh đạo, quản lý của Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phải được đặt ở vị trí trung tâm. Chỉ như vậy, pháp luật sở hữu trí tuệ của chúng ta mới thực sự khuyến khích sự sáng tạo, là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ thành quả sáng tạo và uy tín trong kinh doanh.

3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực cho Chi cục Quản lý thị trường Đà nẵng trong công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

3.2.2.1. Các giải pháp tăng cường phối hợp giữa lực lượng Quản lý thị trường với các cơ quan chức năng trong công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Đánh giá lại kết quả thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng thực thi, trong đó chú trọng công tác hướng dẫn, tập huấn cung cấp kịp thời các quy định về pháp luật SHTT của Sở Khoa học và Công nghệ. Tăng cường phối hợp tuyên truyền pháp luật, những tác hại của việc sản xuất buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền, nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ; chú trọng phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền về SHTT (bằng nhiều hình thức) cho các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng, trong đó chú trọng tuyên truyền về kết quả hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống xâm phạm quyền SHTT.

3.2.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm luật sở hữu trí tuệ

Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chủ sở hữu, thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện hành vi xâm phạm, kiên quyết xử lý đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân được biết. Nâng cao hơn nữa vai trò của lực lượng Quản lý thị trường trong việc xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ. Cần nâng cao năng lực của đơn vị chuyên trách của Chi cục về thực thi quyền SHTT, tăng cường khả năng phát hiện, xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của chủ thể quyền.

3.2.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng

Thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để phát hiện, xử lý vi phạm quyền SHTT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo kế hoạch; kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất, kiểm tra các loại mặt hàng có những biểu hiện gây ảnh hưởng đến sự mất ổn định thị trường.

Tiếp tục xây dựng hệ thống cơ sơ dữ liệu của Chi cục liên quan đến các vụ việc đã được thụ lý và xử lý về quyền SHTT, đồng thời chia sẻ thông tin giữa các cơ quan bảo vệ (thực thi) quyền SHTT, chia sẻ các báo cáo hàng năm của lực lượng liên quan đến thực thi quyền SHTT để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn, nghiệp vụ giúp cho công tác bảo vệ quyền SHTT ngày càng đạt được hiệu quả tích cực.

Tổ chức, bố trí lực lượng thực thi một cách hợp lý, trang bị, hỗ trợ phương tiện chuyên dụng, kinh phí cần thiết cho công tác chống xâm phạm quyền SHTT.

3.2.2.4. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho từng cá nhân trong việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hiện nay, so với yêu cầu thì lực lượng trong ngành không đủ để đảm bảo thực thi công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Lực lượng Quản lý thị trường đông nhưng không mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Cần có chương trình huấn luyện cán bộ đầu mối về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại các đơn vị thực thi ở trung ương và địa phương. Trong kế hoạch hành động cần đề ra những nội dung cụ thể thiết thực trong các lĩnh vực quản lý nhà nước để tăng cường sự gắn kết giữa các cán bộ đầu mối. Chương trình bồi dưỡng kiến thức về sở hữu trí tuệ cho các cán bộ đầu mối cần được tổ chức định kỳ theo hướng chuyên sâu từng bước.

Đồng thời cần có chương trình huấn luyện chuyên nghiệp về thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho công chức, kiểm soát viên QLTT chuyên trách trong công tác bảo vệ quyền SHTT. Xây dựng chính sách quy hoạch và phát triển đội ngũ công chức, kiểm soát viên thực thi quyền sở hữu trí tuệ lâu dài và ổn định, đảm bảo lực lượng kế cận; chú trọng, tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm sở hữu trí tuệ tại Chi cục, tránh tình trạng đào tạo dàn trải, không có kế hoạch, không mang lại hiệu quả thiết thực.

3.2.2.5. Giải pháp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Các Đội QLTT trực thuộc Chi cục, các Đoàn kiểm tra chuyên trách về SHTT của Chi cục cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên tổ chức, cá nhân, người tiêu để phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, đưa nội dung giáo dục vào nhà trường, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho cộng đồng và doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng nghiêm trọng hơn. Mức độ vi phạm cũng ngày nâng cao lên và hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi hơn. Do đó, cần phải đưa ra nhiều biện pháp để bảo vệ quyền SHTT

Trong các biện pháp bảo vệ quyền SHTT, biện pháp hành chính được xử lý bởi các cơ quan có thẩm quyền như QLTT là biện pháp hay được sử dụng trong bối cảnh hiện nay. Việc áp dụng biện pháp này đem lại hiệu quả nhanh gọn, đỡ tốn kém về mặt thời gian cũng như chi phí cho chủ thể quyền nhưng lại đem lại gánh nặng cho bộ máy nhà nước với những chi phí từ ngân sách quốc gia.

Vậy nên cần đồng bộ hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao năng lực cơ quan thực thi quyền để không chỉ nâng cao hiệu quả xử lý hành chính mà còn nhanh chóng chụhyển hướng bảo vệ quyền từ biện pháp hành chính sang biện pháp dân sự.

 

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 7\KINH TE\NGUYEN TAN PHONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *