Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Biện pháp ngăn chặn là một chế định pháp luật quan trọng của Bộ luật tố tụng hình sự, là một thành phần của nhóm biện pháp cưỡng chế. Các biện pháp ngăn chặn mang tính cưỡng chế, cưỡng ép nghiêm khắc để kịp thời ngăn chặn các hành vi phạm tội, nhằm ngăn ngừa bị can, người phạm tội, bị cáo hoặc tiếp tục phạm tội, né tránh pháp luật hoặc có cử chỉ hành vi gây phức tạp cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và cuối cùng nhằm bảo đảm việc thi hành án hình sự. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải bắt buộc gắn chặt với những hạn chế về quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đã được thừa nhận cũng như bảo đảm trong Hiến pháp của nước ta.

Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn ở nước ta nói chung và ở thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây cho thấy, các biện pháp này, đặc biệt là các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được áp dụng khá phổ biến trong các vụ án hình sự. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong nhiều tình huống đã kịp thời ngăn chặn diễn biến của việc phạm tội, chặn ngay lại hành vi trốn tránh pháp luật của bị cáo, bị can và người phạm tội cũng như chắc chắn cho việc thi hành án hình sự đạt kết quả. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn tình trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn trái pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, gây dư luận xấu trong nhân dân.

Nguồn gốc của tình hình trên có nhiêu tuy vậy chủ đạo là các chế định của pháp luật tố tụng hình sự vẫn thiếu sót, chưa chặt chẽ, chồng lấn làm cho khó khăn để thống nhất áp dụng pháp luật; nhiều trường hợp trình độ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán còn yếu kém, chưa đáp lại được đòi hỏi, nhiệm vụ với tình hình hiện nay. Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn cũng đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học luật tố tụng hình sự phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết để làm sáng tỏ về mặt lý luận như: khái niệm biện pháp ngăn chặn, khái niệm biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm, tạm hoãn xuất cảnh. Trong khi đó xung quanh những vấn đề lý luận này, cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Bắt nguồn từ các lý do đã nêu trên, tôi xin lựa chọn đề tài: “Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” để hoàn thành luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên những nguyên tác cũng như phân tích và nghiên cứu đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cũng như quy định của quy định pháp luật về tố tụng hình sự về các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đồng thời bao quát thực tiễn áp dụng các biện pháp trong quá giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử, luận văn cũng đã khái quát lại các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong việc áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Những mục tiêu nghiên cứu đã trình bày, luận văn đã đề đạt cũng như làm rõ các nhiệm vụ sau::

– Hệ thống, làm rõ những vấn đề lý luận về áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội.

– Xem xét cụ thể đồng thời phân tích, làm sáng tỏ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội.

– Làm sáng tỏ thực tế việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội trên địa bàn thành phố Đà nẵng, qua đó sẽ làm rõ những hạn chế cũng như nguyên nhân trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội tại thành phố.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn đề cao nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp luật Bộ luật tố tụng hình sự đồng thời đưa ra thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp ngăn chặn đối với phạm tội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Về nội dung: Luận văn phân tích các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn mà không phân tích quy định của pháp luật tố tụng hình sự nước ngoài.

– Về địa bàn khảo sát: Luận văn nêu lên thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chứ không thống kê, khảo sát, phân tích các số liệu ở các tỉnh thành khác.

– Về thời gian khảo sát: Luận văn phân tích và nghiên cứu trên cơ sở các dữ liệu thống kê có được về các biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người phạm tội từ giai đoạn 2017 – 2018 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu từ cơ sở phương pháp luận tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước & pháp luật và chủ nghĩa Mác – Lênin , quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩam, về chính sách nhân đạo nhưng mang tính nhân văn đối với người phạm tội, các về vấn đề cải cách tư pháp của Bộ chính trị, về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Học viên áp dụng phương pháp phổ biến hiện nay về việc nghiên cứu khoa học như: tổng hợp, phân tích, thống kê, học hỏi các ý kiến của chuyên gia từ đó vận dụng được cách thức tiếp cận đề tài. Các biện pháp đề tài nghiên cứu chỉ rõ các quan hệ biện chứng được hỗ trợ nhau trong quy trình của Bộ luật tố tụng hình sự thực hiện nhiệm vụ để làm rõ mục đích của việc nghiên cứu đề tài.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa khoa học

Đề tài tạo một phần nhận thức sâu sắc về các biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người phạm tội. Làm sáng tỏ được các vấn đề bất cập và hạn chế khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn so với quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đóng góp các kiến nghị để hướng tới việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội. Từ các vấn đề nêu trên đã đẩy mạnh hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân Việt Nam.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu này giả sử được áp dụng vào thực tế sẽ giảm bớt thời gian trong việc quy định của pháp luật cũng như việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội; đây sẽ là cẩm nang tài liệu nghiên cứu cho các người tham gia tố tụng hình sự đang công tác tại các Cơ quan điều tra như Điều tra viên, Viện kiểm sát như Kiểm sát Viên và Tòa án chính là Thẩm phán và Thư ký Tòa án trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội được chính xác, khách quan và không bị vi phạm tố tụng.

7. Kết cấu của luận văn

Luận văn mà học viên nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đối với người phạm tội.

Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP

NGĂN CHẶN ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI

1.1. Khái niệm áp dụng các biện pháp ngăn chặn tố tụng hình sự

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan THTT được áp dụng nhiều biện pháp trong đó có các biện pháp ngăn chặn. Các biện pháp ngăn chặn là một trong những chế định pháp lý quan trọng được quy định tại Mục I, Chương VII BLTTHS năm 2015, đồng thời việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn cũng được quy định rõ tại Điều 419 BLTTHS năm 2015. Quá trình lĩnh hội được các quy định cũng như áp dụng đúng và chính xác được các biện pháp ngăn chặn là để đảm bảo cần thiết cho việc áp dụng tốt các nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự để phát hiện nhanh chóng, chính xác, xử lý kịp thời và công bằng đối với mọi hành vi phạm tội, từ đó đảm bảo việc không bỏ lọt tội phạm, không gây oan sai.

BLTTHS hiện hành quy định những biện pháp ngăn chặn trong Mục I, Chương VII bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can bị cáo để tạm giam, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh.

Các biện pháp ngăn chặn mang tính ép buộc nghiêm khắc cũng như có tính cưỡng chế là để nhanh chóng chặn đứng các hành vị phạm tội, ngăn chặn bị can, bị cáo nói riêng cũng như người phạm tội nói chung có khả năng tiếp tục phạm tội hay trốn tránh pháp luật cũng như có hành vi gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và cuối cùng là đảm bảo việc thi hành án hình sự. Các biện pháp ngăn chặn là nền tảng pháp lý có ý nghĩa vô cùng lớn và góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phòng ngừa cũng như đấu tranh chống tội phạm, bên cạnh đó, đây cũng là biện pháp hạn chế một phần quyền tự do cá nhân vì thế vấn đề này phải được chú trọng không những từ phía các nhà lập pháp mà còn bao gồm những nhà nghiên cứu khoa học của pháp luật tố tụng hình sự.

Biện pháp cưỡng chế về mặt tố tụng hình sự áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang để ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án” [9]. Đây là định nghĩa của Từ điển Luật học giải thích biện pháp ngăn chặn từ đó cho thấy trong khoa học luật TTHS Việt Nam thì cũng các khái niệm khác nhau về biện pháp ngăn chặn. Từ đó cho thấy định nghĩa cũng đã xác định đúng đối tượng cũng như mục đích áp dụng các biện pháp ngăn chặn, nhưng không chỉ ra chủ thể có quyền áp dụng chúng. Các chuyên gia vè luật học đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về khái niệm các biện pháp ngăn chặn và gần nhất là định nghĩa của T.S Nguyễn Duy Thuân: “Biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự bao gồm bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo do người có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị bắt, bị tạm giữ nhằm ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử” [32]. Định nghĩa nêu trên vừa làm rõ bản chất của biện pháp ngăn chặn, thẩm quyền và mục đích cũng như đối tượng của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn mà chưa làm rõ được chi tiết việc đối tượng bị bắt trong trường hợp cụ thể . Ngoài ra giáo trình dành cho sinh viên học Luật tố tụng hình sự của trường ĐH Luật TP. Hà Nội thì định nghĩa: “biện pháp ngăn chặn là một trong những nhóm biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự[35]. Khái niệm vừa nêu khác hẳn so với khái niệm trước đó bởi vì cụ thể hơn nhưng lại không làm rõ được thẩm quyền áp dụng.

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số khái niệm chưa giống nhau về biện pháp ngăn chặn mà các nhà khoa học nghiên cứu pháp luật cũng cán bộ tiến hành tố tụng làm công tác thực tiễn phòng chống tội phạm được công bố ở các giáo trình luật học của bộ môn Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, sách tham khảo luật học. Những định nghĩa đã nêu cùng dựa vào nền tảng phân tích nội dung cơ bản của những định nghĩa về quy phạm pháp luật được quy định rõ tại Điều 109 BLTTHS 2015.

Các định nghĩa vừa trình bày nói rõ được các mặt tồn tại mà biện pháp ngăn chặn cũng như việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn ở thực tế, khá nhất quán để đề cập tới định nghĩa pháp lý chính là sự cưỡng chế nhà nước. Mặc dù, hiện nay còn đang hạn chế, chưa hoàn thiện. Cho đến nay, trong BLTTHS 2015 vẫn chưa có quy phạm nào định nghĩa về biện pháp ngăn chặn cũng như việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bởi vậy vẫn còn những ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Cho dù các biện pháp ngăn chặn hạn chế nhất thời quyền tự do áp dụng với người phạm tội cũng như người bị áp dụng nhưng mà xét về mặt pháp lý, biện pháp này chưa đúng hoàn toàn. Nó chỉ là phương pháp để áp dụng việc thi hành trách nhiệm hình sự, bởi lẽ người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn tại thời điểm này là khi chưa biết họ có tội hay không có tội, do chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Việc này chỉ là những phương tiện trợ giúp cho quá trình thực hiện trách nhiệm hình sự. Ngoài ra cơ sở pháp lý việc áp dụng hình phạt là việc thực hiện tội phạm, đối với quy định pháp lý áp dụng biện pháp ngăn chặn thì cần những chứng cứ và tài liệu về việc người phạm tội có khả năng né tránh gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố và cản trở việc thi hành án. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất chỉ do Tòa án quyết định, còn các biện pháp ngăn chặn có thể do CQĐT, VKS, TA áp dụng tùy theo giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Các biện pháp ngăn chặn được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân áp dụng phụ thuộc vào từng giai đoạn tố tụng.

Đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn đã được mở rộng bằng khái niệm “người bị buộc tội” bao gồm người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo (điểm đ khoản 1 điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Việc tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cơ quan tiến hành tố tụng được áp dụng trong phạm vi giới hạn cho phép nhưng phải luôn luôn tuân thủ pháp luật quy định chặt chẽ tại Bộ luật tố tụng hình sự. Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn là người tiến hành tố tụng có thẩm quyền thuộc cơ quan tiến hành tố tụng cũng như nhưng người có chức vụ trong các cơ quan này được Nhà nước giao nhiệm vụ tiến hành một số biện pháp quy định bắt buộc như điều tra, truy tố, xét xử cũng như khích lệ người dân tham gia vào việc bắt người phạm tội khi bị phát hiện quả tang. Các hành vi áp dụng biện pháp ngăn chặn nếu không đúng người đúng tội, sai thẩm quyền, cũng như thiếu căn cứ thì những thủ tục đó đương nhiên sẽ bị kết luận là vi phạm nhiêm trọng về tố tụng hình sự do áp dụng pháp luật và phải bị xử lý hình sự.

Qua các nhận định như đã nêu, định nghĩa học viên đưa ra về khái niệm việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn là: “ Áp dụng các biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự do người có thẩm quyền được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự áp dụng đối với người được xem là bị can, bị cáo hoặc người bị nghi là người phạm tội nhằm kịp thời ngăn chặn những người đó thực hiện tội phạm cũng như khi có căn cứ cho rằng họ sẽ gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng như sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án hình sự”.

1.2. Các yêu cầu và ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội

1.2.1. Các yêu cầu của việc áp dụng quy định các biện pháp ngăn chặn đối người phạm tội

Thống kê cho thấy thời gian gần đây, tội phạm do người phạm tội gây ra đang gia tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước, xuất hiện nhiều về loại tội phạm, mức độ cũng như tính đặc biệt nghiêm trọng đang tăng mạnh theo thời gian. Việc pháp chế xã hội chủ nghĩa về bảo vệ quyền, lợi hợp pháp người phạm tội là các vấn đề đang gây khó khăn cho quá trình xây dựng pháp luật tố tụng hình sự cho bây giờ cũng như sau này.

BLTTHS 2015 quy định các biện pháp ngăn chặn dành cho người phạm tội được quy định tại Điều 109 bao gồm các biện pháp ngăn chặn như: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110), Bắt người phạm tội quả tang (Điều 111), Bắt người đang bị truy nã (Điều 112), Bắt bị can bị cáo để tạm giam (Điều 113), Tạm giữ (Điều 117), Tạm giam (Điều 119), Bảo lĩnh (Điều 121), Đặt tiền để đảm bảo (Điều 122), Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123), và Tạm hoãn xuất cảnh (Điều 124), Những biện pháp này đang góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích của cộng đồng.

Quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nói chung cũng như việc điều tra, khởi tố, truy tố và xét xử đối với người phạm tội nói riêng cũng như việc áp dụng hình phạt đối với họ phải được thực hiện tại tình huống khi xét thấy thật cần thiết, nhằm răn đe, giúp đõ người phạm tội nhận thấy những sai lầm, góp phần giúp họ nhận thức được việc thượng tôn pháp luật, chấp hành những nguyên tắc trong quá trình sinh sống, sống có trách nhiệm với chính mình cũng như đối với gia đình và xã hội, góp phần hình thành người công dân có ích cho quê hương. Quá trình quy định các biện pháp ngăn chặn đối với họ cần đảm bảo được những nội dung sau:

Thứ nhất, việc quy định các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người phạm tội phải dựa trên các tư tưởng pháp lý tiến bộ được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại.

Lịch sử loài người đã ghi nhận những tư tưởng cấp tiến, được hình thành tại Công ước quốc tế về quyền con người, Quy tắc Bắc Kinh cũng như tiêu chuẩn tối thiểu năm 1985 của Liên hợp quốc về công tác phòng chống tội phạm. Trên nền tảng những văn bản quy phạm pháp luật quốc tế đã trình bày, hệ thống tư pháp đối với người phạm tội sinh sống tại Việt Nam ngày càng được chú trọng nghiên cứu cũng như đang trong quá trình cải tiến về mặt pháp luật. Trong giai đoạn này, ở Bộ Luật hình sự và Bộ Luật tố tụng hình sự của Việt Nam, xuất hiện những quy định pháp luật thể hiện tính cá biệt để làm luôn bảo vệ quyền của người phạm tội không bị xâm hại – đó là quy định về biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội. Các quy định này đưa ra các tư tưởng, nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Việt Nam đang theo đuổi đó là mang tính nhân đạo, hướng tới mục tiêu chung là phải luôn bảo đảm quyền của người phạm tội không được tước bỏ một cách trái quy định của pháp luật. Những nguyên tắc vừa nêu là nhằm mục đích đưa ra cơ sở pháp lý bắt buộc đối với người phạm tội, là kim chỉ nam để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không được sự lạm quyền mà vi phạm pháp luật về tố tụng hình sự đối với các bị can, bị cáo cũng người phạm tội khi chưa được kết án, bên cạnh đó góp phần xây dựng trong mắt người dân về sự nghiêm minh của pháp luật hiện nay.

Thứ hai, quá trình quy định các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người phạm tội luôn luôn phải dựa trên cơ sở thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, chi tiết hóa sứ mệnh mà Hiến pháp quy định, luật hóa các quy định, các điều ước quốc tế Việt Nam đã tham gia làm thành viên.

Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra các chính sách để cải cách bộ máy tư pháp bao gồm: Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 26/5/2005, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, , Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, XI của Đảng. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.

Nghị quyết 49/NQ-TW xác định tám nhiệm vụ cải cách tư pháp, trong đó, có các nhiệm vụ liên quan đến xây dựng và hoàn thiện pháp luật TTHS về chế định các biện pháp ngăn chặn. “Cải cách mạnh mẽ thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp…” đây là văn kiện đã được các nghị quyết của Đảng nhấn mạnh góp phần cải cách toàn diện nền tư pháp nước nhà và khẳng định mục tiêu cải cách tư pháp là xây dựng nền tư pháp phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam XHCN, trong sạch, vững mạnh, công lý, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; trong đó hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật TTHS về chế định các biện pháp ngăn chặn, như sau: a) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế áp dụng các biện pháp tạm giam đối với bị can trong một số loại tội; b) thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam; xác định rõ ràng căn cứ tạm giam; c) tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật; d) những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam, thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam; e) phát hiện kịp thời các trường hợp oan trong bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình. [6].

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân là tư tưởng xuyên suốt trong Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp khẳng định nguyên tắc: Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” [23].

Thứ ba, quá trình quy định các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội phải dựa trên các luận chứng khoa học thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa khoa học pháp lý với các ngành khoa học khác. Muốn bảo vệ quyền lợi cho người phạm tội thì việc quy định các biện pháp ngăn chặn dành cho họ cần áp dụng những kết quả khoa học khác bao gồm khoa học tâm sinh lý người phạm tội, khoa học xã hội học.

1.2.2. Ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội

Trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì các biện pháp ngăn chặn là nhóm biện pháp mang tính cưỡng chế, cưỡng ép của Nhà nước thể chế hóa tính quyền lực, tính mệnh lệnh của Bộ luật tố tụng hình sự. Từ đó cho thấy, việc áp dụng đúng đắn các biện pháp đối với người phạm tội là một trong những ý nghĩa vô cùng cấp thiết và đặc biệt đóng vai trò quan trọng tại quá trình thực hiện cũng như giải quyết các vụ án hình sự.

– Việc áp dụng đúng đắng biện pháp ngăn chặn là nhằm bảo đảm cho quá trình hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thực thi quyền năng và thuận lợi cho công tác tố tụng, góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm ở nước ta. Áp dụng chính xác biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội là nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện dân chủ hóa, tôn trọng những quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, là mục tiêu quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền con người quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, ngoài ra việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội còn góp phần đảm bảo trật tự trị an cho đất nước, bên cạnh đó góp phần át chế thật quyết liệt, mạnh mẽ, đối với tội phạm. Bộ luật tố tụng hình sự cũng đã thể hiện rõ những căn cứ khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tại Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự là nhằm ngăn ngừa kịp thời tội phạm có thể xảy ra, bảo đảm trình tự giải quyết vụ án hình sự sẽ diễn ra sao cho dễ dàng.

1.3. Các đặc điểm của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội

Các biện pháp ngăn chặn có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Đối tượng áp dụng: đã được mở rộng bằng khái niệm “người bị buộc tội” bao gồm người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo (điểm đ khoản 1 điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Mục đích áp dụng: ngăn chặn khả năng gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng từ phía bị can, bị cáo; ngăn chặn tội phạm đang diễn ra hoặc ngăn chặn khả năng tiếp tục phạm tội; bảo đảm thi hành án;

Chủ thể có thẩm quyền áp dụng: cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền.

Luật quy định tại một thời điểm chỉ được áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn nói trên đối với một đối tượng cụ thể. Khi thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền có thể thay thế biện pháp ngăn chặn đang áp dụng bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Nghiên cứu những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về các biện pháp ngăn chặn:

Mâu thuẫn về đối tượng áp dụng: Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 áp dụng với các đối tượng là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhưng các Điều 110,111 và 117 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ có thể áp dụng đối với người chưa bị khởi tố bị can, bắt người phạm tội quả tang.

Mâu thuẫn giữa quy định tại một thời điểm chỉ được áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng cụ thể và thực tiễn hoạt động tố tụng.

Các biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người phạm tội bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can bị cáo để tạm giam, tạm giữ người phạm tội, tạm giam người phạm tội, bảo lĩnh người phạm tội, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh.

Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Biện pháp ngăn chặn này thay thế cho “bắt người trong trường hợp khẩn cấp” tại Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các căn cứ để áp dụng biện pháp này về cơ bản không có sự khác biệt nhiều so với biện pháp “bắt người trong trường hợp khản cấp” trừ một số quy định mới sau đây: Ngoài người bị hại, người chứng kiến tội phạm xảy ra thì sự xác nhận của “người cùng thực hiện tội phạm” (điểm b khoản 1 Điều 110), phát hiện dấu vết tội phạm tại “nơi làm việc hoặc trên Phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm” (điểm c khoản 1 Điều 110) cũng là căn cứ để áp dụng. Các chỉ huy có chức danh tư pháp đã thể hiện rõ tại điểm b khoản 2 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 mới có chức năng áp dụng biện pháp ngăn chặn như đã nêu. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định chặt chẽ hơn về trình tự, thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp cụ thể là quy định về nội dung của lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, về hồ sơ kèm theo lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn, vê nghĩa vụ của người chỉ huy tàu bay, tàu biển giao người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cho Cơ quan điều tra tại sân bay, bên cảng đầu tiên của tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tram cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và những người có thẩm quyền theo luật định của những cơ quan này phải thực hiện: lấy lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; nếu thấy có căn cứ thì ra quyết định tạm giữ, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và chuyển hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn bao gồm: văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp; lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; quyết định tạm giữ; biên bản giữu người trong trường hợp khẩn cấp; biên bản ghi lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Biện pháp bắt người phạm tội quả tang và biện pháp bắt người đang bị truy nã được quy định tại Điều 111 và Điều 112 BLTTHS: Bộ luật mới đã tách trường hợp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang tuy nã trong Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thành hai điều luật độc lập. Quá trình chuyển biến vừa nêu đã làm rõ việc tiến tiến nhiều về sự lĩnh hội cũng như kỹ năng xây dựng pháp luật cũng bởi vì hai tình huống nêu trên cưỡng chế cho hai người phạm tội ở hai tình huống khác. Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp 2013 đã được thể hiện rõ chi tiết cụ thể tại (Điều 111) BLTTHS tội “Bắt người phạm tội quả tang”.

Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành bắt khẩn cấp theo Điều 110 và Điều 117 thì cơ quan này phải ra văn bản tố tụng: Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp và Quyết định tạm giữ. Viện kiểm sát phải phê chuẩn hai văn bản tố tụng này. Nhưng trên thực tế thì hai hoạt động này gắn liền với nhau, không tách rời nhau tức là đồng thời đã áp dụng hai biện pháp ngăn chặn đối với người bị tạm giữ. Trường hợp tạm giam cũng vậy, phải có hai văn bản tố tụng: Lệnh bắt để tạm giam và Lệnh tạm giam và nếu do Cơ quan điều tra thực hiện thì phải có hai lần phê chuẩn của Viện kiểm sát. Thử đặt ra câu hỏi: có trường hợp nào Viện kiểm sát phê chuẩn Lệnh bắt để tạm giam mà sau đó lại không phê chuẩn Lệnh tạm giam hay không? Câu trả lời ở đây đã có rõ ràng. Trên thực tế hành vi “bắt” không hoàn toàn độc lập với hành vi “tạm giữ” hoặc hành vi “tạm giam” mà luôn đi cùng với hai hành vi đó như là tiền đề, là một phần không thể thiếu của hành vi “tạm giữ” hoặc “tạm giam”. Không thể có bắt mà không nhằm mục đích tạm giữ hoặc tạm giam. Không thể có tạm giữ hoặc tạm giam mà lại không có bắt ngay trước đó. Quy định bắt, tạm giữ, tạm giam là những biện pháp ngăn chặn độc lập với nhau trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã cho thấy những bất cập trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng Điều 157 Bộ luật hình sự 2015 (tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật). Hiện nay, không có nhận thức thống nhất trong định tội danh đối với trường hợp một người (hay nhiều người) thực hiện một, hai hoặc cả ba hành vi phạm tội – bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

Điều 114 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được bổ sung quy định trường hợp cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị truy nã đã bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết; nếu đã hết thời hạn tạm giữ mà cơ quan ra quyết định truy nã vẫn chưa đến nhận thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt giữ gia hạn tạm giữ và gửi ngay quyết định gia hạn tạm giữ kèm theo tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trường hợp người bị bắt có nhiều quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt chuyển giao người bị bắt cho cơ quan đã ra quyết định truy nã nơi gần nhất.

Biện pháp bắt bị can,bị cáo để tạm giam được quy định tại Điều 113 BLTTHS Điều luật này đã được bổ sung những nội dung sau:

Thứ nhất, về văn bản tố tụng liên quan thì khoản 2 Điều 132 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định ngoài lệnh bắt để tạm giam đã có thêm quyết định bắt để tạm giam, quyết định của VKS phê chuẩn lệnh, quyết định bắt để tạm giam, nội dung của các quy định đã nêu cần tuân thủ pháp luật tố tụng nói chung.

Thứ hai, việc thực hiện biện pháp ngăn chặn đã nêu được thể hiện một cách chắc chắn đồng thích ứng hơn cho yêu cầu bảo vệ quyền con người của người bị phạm tội như sau: khi đọc lệnh, quyết định bắt phải giải thích quyền, nghĩa vụ cho người bị bắt, phải lập biên bản về việc bắt, giao lệnh, quyết định bắt cho người bị bắt. BLTTHS năm 2015 đã có sự quy định mới đó là cần sự tham gia chứng kiến của bất kỳ người nào có đủ năng lực hành vi dân sự thay vì trước đây quy định sự tham gia có mặt của người làng giềng khi người bị bắt được thực hiện lệnh, quyết định bắt tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Trong mọi trường hợp việc thi hành lệnh, quyết định bắt, lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải lập biên bản. Biên bản này ngoài các quy định chung của biên bản tố tụng theo Điều 133 còn phải đáp ứng một số yều cầu bổ sung quy định tại Điều 115 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, ví dụ như phải ghi rõ tình trạng sức khỏe và ý kiến, khiếu nại của người bị bắt. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được xác định rõ thời hạn 24 giờ tức không quá 01 ngày kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt thì Cơ quan điều tra phải thông báo ngay cho gia đình người bị giữ, bị bắt, đồng thời cũng phải thông báo ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn tức là UBND tại nơi người đó cư trú hay là cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt đang làm việc, học tập biết; trong trường hợp người bị giữ, bị bắt lại là người nước ngoài hoặc không có quốc tịch Việt Nam thì càng phải thận trọng hơn, CQĐT bắt buộc phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.

Biện pháp tạm giữ đối với người phạm tội được quy định cụ thể tại Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự: Biện pháp tạm giữ hình sự được áp dụng đối với người bị tạm giữ trong các tình huống khẩn cấp như sau: người phạm tội tự thú, đầu thú, người phạm tội bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang cũng đối với người bị bắt theo quyết định truy nã, nhằm bảo đảm cho cơ quan tiến hành tố tụng có điều kiện đi cung, lấy cung, lấy lời khai câu lưu cũng như rà soát lý lịch tư pháp, nhân thân bao gồm các vấn đề có liên quan đến vụ án. Trên cơ sở đó cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc phải ra quyết định trả tự do cho người bị tạm giữ hình sự. Biện pháp ngăn chặn này về cơ bản vẫn kế thừa quy định của của BLTTHS 2003 ngoại trừ một số thay đổi bổ sung sau đây: Đối tượng bị giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thay cho người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp; Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày; Trường hợp VKS gia hạn thời hạn tạm giữ nhưng khi hết thời hạn này vẫn không đủ căn cứ khởi tố bị can thì VKS phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Biện pháp tạm giam được quy định tại Điều 119 Bộ luật TTHS: là biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Biện pháp tạm giam nhiều khi được thi hành đối với người phạm tội hoặc bị can, bị cáo về những, tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định hình phạt tù có khung hình phạt từ 02 năm trở lên và nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã và đây cũng là điểm mới được quy định tại khoản 3 Điều 119 Bộ luật TTH. Có thể thấy đây là biện pháp khiêm khắc nhất trong số các biện pháp ngăn chặn, do vậy, đòi hỏi khách quan luật phải quy định hết sức cụ thể và rõ ràng căn cứ áp dụng nhằm hạn chế hiện tượng biến tướng dùng biện pháp ngăn chặn này thay thể cho biện pháp điều tra trong thực tiễn điều tra.

Biện pháp bảo lĩnh được quy định tại Điều 121 Bộ luật TTHS: là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ cụ thể là: Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.Đây là điểm mới so với Bộ luật TTHS năm 2003 mà những nhà lập pháp đã quy định bổ sung thêm vào ở Bộ luật TTHS năm 2015.

Biện pháp đặt tiền để bảo đảm được quy định tại Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự: là biện pháp ngăn chặn để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ cụ thể: Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt. So với Điều 93 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được thu hẹp đối tượng bảo đảm, chỉ ghi nhận tiền, bỏ quy định bảo đảm bằng tài sản có giá trị, đồng thời, ngoài bị can, bị cáo đã mở rộng chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng là người thân thích của họ.

Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối được quy định tại Điều 123 Bộ luật TTHS: là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các cơ quan THTT. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú được quy định rõ tại khoản 4 Điều 123 Bộ luật TTHS. Nếu người phạm tội vi phạm các nghĩa vụ đã cam đoan thì khi Tòa án tuyên án bị cáo sẽ không bao giờ được hưởng án treo. Biện pháp này cũng có nhiều thay đổi, bổ sung so với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cụ thể: Điều kiện áp dụng biện pháp này đối với bị can, bị cáo đã khắt khe hơn so với trước vì ngoài điều kiện bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng thì luật đã bổ sung thêm điều kiện “lý lịch rõ ràng”; nội dung cam đoan thực hiện nghĩa vụ của bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn này được xác định rõ hơn và bổ sung đầy đủ hơn như không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép. Bên cạnh đó tại khoản 6 Điều 123 Bộ luật TTHS cũng quy định cụ thể như sau nếu như bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền.

Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại Điều 124 Bộ luật TTHS: Đây là biện pháp ngăn chặn mới so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Biện pháp này có thể được áp dụng đối với hai nhóm chủ thể là bị can, bị cáo và người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của những người này có dấu hiệu bỏ trốn. Thời hạn áp dụng cũng khác nhau đối với hai nhóm chủ thể này. Đối với bị can, bị cáo, thời hạn này được quy định giống như thời hạn trong các biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú. Còn đối với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tó thì thời hạn này không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm quy định tại Điều 147 quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Những chủ thể quy định tại khoản 1 Điều 113 và Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Quyết định của người đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp phải được báo lập tức cho VKS cùng cấp trước lúc áp dụng đối với người phạm tội.

Tiểu kết Chương 1

Từ các phân tích cũng như nghiên cứu tại Chương 1 của đề tài trên, học viên đúc kết được các ý như sau:

1. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội là quy định bắt buộc phải có cũng như cực kỳ hệ trọng đã được quy định tại trong Bộ luât TTHS.

2. Vấn đề diễn đạt cũng như làm sáng tỏ định nghĩa về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội, nền tảng của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn chính là mục tiêu cần phải nghiên cứu kỹ để làm tiền đề cho việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự cũng như thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn này sẽ nêu cụ thể ở Chương Hai.

3. Các biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người phạm tội bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang nị truy nã, bắt bị can bị cáo để tạm giam, tạm giữ người phạm tội, tạm giam người phạm tội, bảo lĩnh người phạm tội, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 9\HINH SU\DANG THI THAO VAN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *