Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đã và đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế một cách mạnh mẽ với việc gia nhập nhiều tổ chức tài chính, hiệp định thương mại khu vực, toàn cầu. Để có thể phát triển bền vững và cạnh tranh một cách lành mạnh với các công ty nước ngoài cũng như bước ra thị trường quốc tế thì việc một công ty có một hệ thống quản trị công ty tốt là điều rất quan trọng. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp niêm yết trên Sở chứng khoán Hà Nội nói riêng luôn mong muốn gia tăng về quy mô vì vậy rủi ro cũng gia tăng tỷ lệ với quy mô. Trong bối cảnh ngày nay các nhà đầu tư, cổ đông và các bên liên quan khác có quyền mong muốn được biết tất cả các thông tin rủi ro và quản lý rủi ro của doanh nghiệp để ra các quyết định liên quan. Nghiên cứu về quản trị doanh nghiêp liên quan đến thông tin rủi ro và quản lý rủi ro của các doanh nghiệp trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cho đến nay chưa được thực hiện. Chính vì vậy việc đánh giá ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội có ý nghĩa đối với không chỉ đơn vị lập báo cáo, người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến cơ quan quản lý nhà nước. Xuất phát từ ý nghĩa trên, nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của quản trị công ty đến đến việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Hà Nội. Hệ thống công bố thông tin rủi ro trên thị trường chứng khoán Hà Nội quy mô còn nhỏ hẹp, thêm vào đó đây vẫn là lĩnh vực hoạt động còn mới mẻ, không những đối với người đầu tư, đối tượng người sử dụng thông tin, mà với ngay cả các tổ chức tham gia thị trường với tư cách là chủ thể công bố thông tin. Từ những lý do trên, để làm rõ hơn các nhân tố quản trị công ty ảnh hưởng như thế nào đến mức độ công bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp , tác giả đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ” để làm luận văn cao học.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu ảnh của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, xác định hướng và mức độ tác động của các nhân tố này đến việc công bố thông tin rủi ro của các doanh nghiệp.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  1. Đối tượng nghiên cứu

Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

  1. Phạm vi nghiên cứu

Các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, thời gian nghiên cứu được giới hạn trong năm 2017

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đầu tiên tác giả tìm hiểu và vận dụng các lý thuyết có liên quan và các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó cả trong và ngoài nước về mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ công bố thông tin rủi ro của các công ty niêm yết. Sau đó tác giả lựa chọn các công ty niêm yết vào mẫu nghiên cứu, thu thập báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên Sở chứng khoán Hà Nội, xác định và thu thập các nhân tố thuộc quản trị công ty có ảnh hướng đến mức độ công bố thông tin rủi ro, thiết lập giả thuyết nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích nội dung để đo lường mức độ công bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp niêm yết. Sau đó, tác giả sử dụng mô hình hồi qui đa biến để phân tích và rút ra kết luận về tác động của các nhân tố thuộc quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học cũng như thực tiễn:

Về mặt khoa học: Thông qua đề tài nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp được lý thuyết về quản trị công ty và thông tin rủi ro của doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp.

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những gợi ý trong việc xây dựng quyết định, chính sách về quản trị công ty nhằm nâng cao tính trung thực và chất lượng trong công bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp.

6. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu,kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài luận văn được kết cấu gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ của quản trị công ty và thông tin rủi ro của doanh nghiệp

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Hàm ý chính sách và kết luận

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
Ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

 

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN RỦI RO

    1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP
      1. Khái niệm công bố thông tin và công bố thông tin rủi ro

Theo sổ tay công bố thông tin dành cho các công ty niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (2013): “Công bố thông tin được hiểu là phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng, chính xác và đồng thời.”

      1. Vai trò của CBTT

CBTT là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng của TTCK. Thông tin được công bố là cơ sở cho các quyết định của nhà đầu tư. Hoạt động CBTT có vai trò quan trọng đối với tổ chức cá nhân và các đối tượng sử dụng thông tin, có tác đụng thúc đẩy TTCK phát triển.

      1. Yêu cầu về công bố thông tin
    1. Yêu cầu công bố thông tin kế toán

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01( VAS 01) việc công bố thông tin kế toán phải đáp ứng được đồng thời các yêu cầu sau: Trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh .

    1. Công bố thông tin trong báo cáo tài chính

Bên cạnh chuẩn mực 01 về CBTT thì chuẩn mực 21 về trình bày báo cáo tài chính cũng quy định và hướng dẫn các yêu cầu và nguyên tắc chung về việc lập và trình bày báo cáo tài chính gồm: Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập báo cáo tài chính; kết cấu và nội dung chủ yếu của các báo cáo tài chính.

  1. Yêu cầu công bố thông tin đối với các doanh nghiệp niêm yết

Các yêu cầu về CBTT được thực hiện theo Thông tư 155/2015/ TT-BTC đã quy định các nguyên tắc CBTT việc CBTT phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật, hoạt động CBTT phải do Giám đốc hoặc người ủy quyền CBTT thực hiện, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do người được ủy quyền và phải chịu trác nhiệm về nội dung được công bố (Bộ tài chính 2015).

      1. Công bố thông tin rủi ro

Thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Bộ tài chính đã ban hành hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính và được áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế tại Việt Nam có các giao dịch liên quan đến công cụ tài chính.

Công bố TTRR (RD) là việc công bố bất kỳ thông tin định lượng hoặc định tính nào về rủi ro mà công ty phải đối mặt.Nội dung của CBTTRR bao gồm: Nhận diện các loại rủi ro của doanh nghiệp; Cách thức đô lường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình; các chính sách, công cụ, biện pháp để hạn chế giảm thiểu các rủi ro đó.

    1. CÁC NHÂN TỐ THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP

Hoạt động công bố thông tin rủi ro chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong doanh nghiệp.

      1. Quản trị công ty
    1. Khái niệm

Quan niệm và nội dung của quản trị công ty ở các quốc gia khác nhau là rất khác nhau do sự khác nhau về nguồn gốc thể chế luật pháp, đặc tính quốc gia, văn hóa và trình độ phát triển của thị trường tài chính tại mỗi nước; từ đó ảnh hưởng đến quyền của các cổ đông cũng như ảnh hưởng đến thông tin được công bố.

    1. Các yếu tố của quản trị công ty

Khuôn khổ quản trị công ty của OECD được xây dựng dựa trên các giá trị cốt lõi sau: công bằng, Tính trách nhiệm, Tính minh bạch, Trách nhiệm giải trình.

      1. Các lý thuyết nền tảng

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ công bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp nhưng công bố thông tin rủi ro cũng là một phần thông tin công bố trong báo cáo tài chính. Theo đó công bố thông tin rủi ro chịu ảnh hưởng của các nhân tố quản trị công ty theo các lý thuyết khác nhau.

  1. Lý thuyết đại diện

Trong lý thuyết đại diện, chủ sở hữu là cổ đông và các nhà quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp là đại diện của cổ đông và cả hai đều mong muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Vì vậy, họ luôn có xu hướng tìm lợi ích cá nhân và đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu.

  1. Lý thuyết tín hiệu

Lý thuyết tín hiệu chỉ ra rằng thông tin không cân xứng giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư dẫn đến sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư. Để tránh tình huống này, các doanh nghiệp tự nguyện công bố thông tin và đưa ra các tín hiệu tích cực ra thị trường

  1. Lý thuyết chính trị

Lý thuyết này cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước ra các quyết điịnh liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp như chính sách thuế, hạn chế độc quyền, cạnh tranh,… dựa trên các thông tin được công bố bởi các doanh nghiệp.

      1. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc quản trị công ty đến việc công bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp

Theo lý thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu  phát triển để làm rõ sự không đối xứng về công bố thông tin rủi ro,nó đã được sử dụng để giải thích việc công bố thông tin rủi ro trong báo cáo của công ty. Kết quả của vấn đề là các công ty cố gắng cung cấp thông tin nhất định cho các nhà đầu tư, để cho thấy rằng họ tốt hơn so với các công ty khác trên thị trường, với mục đích thu hút đầu tư và nâng cao danh tiếng. Tự nguyện công bố thông tin nghĩa là, các công ty sẽ tiết lộ nhiều hơn thông tin so với những quy định bắt buộc yêu cầu của luật pháp và các quy định để báo hiệu rằng họ là tốt hơn. Chính vì những điều này mà rất nhiều các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu các nhân tố thuộc quản trị công ty như: Số lượng thành viên HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành trên tổng số thành viên HĐQT, chủ tịch HĐQT có kiêm nhiệm GĐĐH như theo nghiên cứu của Elshandidy và Neri (2015), Barakat và Hussainey (2013).

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

      1. Quy mô của HĐQT (BSIZE):

Quy mô HĐQT được xác định dựa trên số lượng thành viên trong HĐQT. Số lượng thành viên của HĐQT càng lớn thì năng lực kiểm soát và ra quyết định càng cao đồng thời tránh được sự tập trung quyền lực vào một vài thành viên then chốt. Các nghiên cứu của (Adam và cộng sự, 2005; Cheng và Courteney, 2006) cũng tìm ra sự tác động thuận chiều giữa quy mô của HĐQT và mức độ CBTT của doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H1: HĐQT càng nhiều thành viên thì mức độ CBTTRR càng lớn

      1. Mức độ độc lập của thành viên HĐQT (B-IND)

Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập càng cao sẽ thúc đảy nhà quản trị công bố nhều hơn thông tin rủi ro dưới sự giám sát của các thành viên này. Tính độc lập của các thành viên HĐQT có thể tác động đến mức độ công bố thông tin cùng chiều hướng như tác động của các cổ đông độc lập. Từ đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H2: Mức độ độc lập của thành viên HĐQT càng cao thì mức độ CBTT rủi ro càng lớn.

      1. Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm GĐĐH (DUAL)

Vai trò của GĐĐH và chủ tịch HĐQT nếu được tách rời sẽ đảm bảo sự cân bằng quyền lực cũng như tránh xung đột lợi ích phát sinh. Do đó, sự kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ làm phát sinh nhiều mâu thuẫn hơn, giảm mức độ công bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp do đó, giả thuyết sau được phát triển:

H3: Chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm GĐĐH thì mức dộ CBTTRR của doanh nghiệp cao hơn..

      1. Sự tham gia của nữ giới trong HĐQT(WOM)

Sự tham gia của nữ giới trong HĐQT được xác định bằng phần trăm số lượng thành viên nữ trong HĐQT trên tổng số thành viên HĐQT. Giả thuyết sau được xây dựng:

H4: Sự tham gia của nữ giới trong Hội đồng quản trị càng nhiều thì mức độ công bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp càng tăng

      1. Tỷ lệ cổ đông sở hữu nước ngoài (FO)

Các nghiên cứu trước đã khẳng định rằng các cổ đông nước ngoài có xu hướng đối mặt với các rủi ro cao hơn cổ đông trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư luôn có sự thận trọng cao do sự cách biệt về địa lý, văn hóa giữa chủ sở hữu và nhà quản trị. Để tiếp cận và thoả mãn các đối tượng này, công ty phải gia tăng việc công bố thông tin. Các nghiên cứu trước đây cho rằng có mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài đối với mức độ CBTTRR của doanh nghiệp. Từ đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
H5: Tỷ lệ cổ đông sở hữu là người nước ngoài càng cao thi mức dộ CBTT rủi ro càng lớn.

      1. Tuổi bình quân của thành viên HĐQT(B-AGE)

Có nhiều quan điểm cho rằng, thành viên HĐQT với thâm niên làm việc cao sẽ có nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Tuy nhiên, thành viên lâu năm thường có xu hướng quyết liệt và độc tài hơn. Từ đó tuổi của thành viên HĐQT có khả năng sẽ ảnh hưởng sẽ đến mức độ CBTTRR của doanh nghiệp mình. Do đó xây dựng giải thuyết :

H6: Tuổi trung bình của các thành viên HĐQT càng cao thì mức độ công bố thông tin rủi ro càng lớn

    1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
      1. Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: đánh giá mức độ công bố thông tin rủi ro của các doanh nghiệp; phân tích các nhân tố của quản trị công ty ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các DN.

Mô hình hồi quy được thiết lập:

RD =β0 + β 1*B-SIZE + β 2*B-IND + β 3*DUAL+ β 4*WOM+ β 5*FO+ β 6*B-AGE +β7*F-SIZE +β8*F-AGE+ β9*BIG4+ εi

Trong đó:

  • Biến phụ thuộc tương ứng với mô hình trên là:RD: mức độ công bố thông tin rủi ro và được đo lường bằng phương pháp đo lường số câu chứa từ rủi ro trên thuyết minh BCTC.
  • Biến độc lập gồm:

+ B-SIZE : quy mô HĐQT được đo lường bằng số thành viên HĐQT

+ B-IND : Mức độ độc lập của thành viên HĐQT được đo lường bằng tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành trên tổng số thành viên HĐQT

+ DUAL: Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm GĐĐH, được đo lường bằng cách gán giá trị bằng “0” nếu không kiêm nhiệm và gán giá trị bằng “1” nếu kiêm nhiệm.

+ WOM: sự tham gia của nữ giới trong HĐQT, được đo lường bằng tỷ lệ thành viên nữ có trong HĐQT trên tổng số thành viên HĐQT.

+FO: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài, được đo lường bằng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của cổ đông là người nước ngoài.

+ B-AGE: Tuổi bình quân của HĐQT, được đo lường bằng số tuổi trung bình của thành viên HĐQT

Bên cạnh các yếu tố thuộc quản trị công ty ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp tác giả còn nghiên cứu thêm các yếu tố khác tác động đến mức độ CBTTRR. Do đó tác giả nghiên cứu thêm các biến sau :

+ B-SIZE: Quy mô công ty, được đo lường bằng logarit tự nhiên của tài sản

+ F-AGE: Số năm thành lạp công ty, được đo lường bằng logarit tự nhiên của số năm thành lập công ty ( bằng năm 2017 trừ đi năm thành lập)

+ BIG 4: Công ty kiểm toán độc lập có thuộc Big 4 hay không, được đo lường bằng cách gán “0” nếu công ty KTĐL không thuộc big 4, bằng “1” neus công ty KTĐL thuộc Big 4.

β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9: là các hệ số hồi quy.

εi: là phần dư không quan sát của DN

      1. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng dữ liệu chéo là số liệu của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2017 để phân tích ảnh hưởng của quản trị công ty đến mức độ CBTTRR. Đề tài sử dụng số liệu chéo trong nghiên cứu bởi vì dữ liệu này liên quan đến nhiều thông tin của cùng một đối tượng nghiên cứu nên bao hàm những đặc điểm riêng biệt của các đối tượng nghiên cứu khác nhau.

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi qui đa biến, kiểm định trọng số hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Squares – OLS). Phần mềm sử dụng để xử lý dữ liệu là phần mềm SPSS 22 và phương pháp xử lý số liệu là phương pháp enter.

      1. Quy trình nghiên cứu
    1. Thu thập dữ liệu
    2. Mã hóa biến quan sát

c. Phân tích hệ số tương quan

d. Lựa chọn biến đưa vào mô hình

e. Ước lượng mô hình

f. Kiểm định mô hình

– Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

– Kiểm tra hiện tượng tự tương quan

      1. Đo lường biến phụ thuộc

Dù hiện nay theo thông tư 210/2009/TT-BTC, các công ty phải công bố thông tin, trong đó có thông tin về rủi ro liên quan đến công cụ tài chính trên thuyết minh báo cáo tài chính, cũng như công bố thông tin về các rủi ro khác trên báo cáo thường niên theo thông tư 155/2015/TT-BTC, nhưng việc các công ty có công bố hay không, nội dung và hình thức công bố như thế nào vẫn phụ thuộc vào quyết định của chính công ty. Từ những lý do trên tác giả chọn cách đo mức độ công bố thông tin về rủi ro trên báo cáo thường niên thông qua số câu chứa thông tin về rủi ro, và sử dụng phương pháp đếm thủ công dựa vào sự hỗ trợ của việc chọn các câu có từ rủi ro (bằng cách nhấn Ctrl+F).

      1. Đo lường biến độc lập

Thông qua việc tổng hợp các công trình nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin rủi ro được tìm thấy ở đa số các nghiên cứu trước đây là các yếu tố về Quản trị doanh nghiệp. Chính vì vậy tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm các biến sau: Số lượng thành viên HĐQT, Mức độ độc lập của thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐQT kiêm GDĐH, Số lượng thành viên HĐQT là nữ, Tỷ lệ sở hữu nước ngoài, Tuổi bình quân của thành viên HĐQT

      1. Đo lường biến kiểm soát

Dựa theo các nghiên cứu trước, bên cạnh các biến thuộc về quản trị công ty, tác giả nhận thấy cần đưa vào một số biến kiểm soát vì quản trị công ty không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp.Đồng thời, để tăng mức ý nghĩa của mô hình nghiên cứu thì tác giả không thể bỏ qua tác động của các biến này khi xem xét các tác động của biến độc lập. các biến kiểm soát bao gồm: Quy mô công ty, Số năm thành lập công ty, Công ty kiểm toán có thuộc Big 4 không

    1. MẪU NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU

Nghiên cứu được thực hiện chọn mẫu từ các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Sau nhiều năm hoạt động số lượng các công ty niêm yết trên HNX ngày càng tăng. Tính đến tháng 31/12/2018 tổng các công ty niêm yết trên HNX là 435 công ty theo cafef.vn. Do đó tác giải đã chọn 200/435 công ty làm mẫu nghiên cứu của mình chiếm tỷ lệ 46% trên tổng công ty niêm yết trên HNX.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý

3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CBTTRR CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

3.1.1. Thống kê mô tả

Kết quả thống kê mô tả cho thấy Mức độ công bố thông tin rủi ro bình quân của 200 doanh nghiệp trung bình vào khoảng 9,69 đơn vị chứa từ rủi ro được công bố; doanh nghiệp có mức độ công bố thông tin rủi ro cao nhất là 30 câu và doanh nghiệp có mức độ công bố thông tin rủi ro thấp nhất là 0 câu. Khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất là 30, điều này cho thấy mức độ công bố thông tin rủi ro của các doanh nghiệp là chưa đồng đều, có sự chênh lệch lớn.

3.1.2. Đánh giá mức độ CBTTRR

Kết quả thống kê mô tả chỉ số mức độ công bố thông tin rủi ro của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chứng tỏ rằng:

Mức độ công bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp trung bình đạt 9,69 kết quả này chứng tỏ nhiều thông tin rủi ro của doanh nghiệp chưa được công bố. mức độ công bố thông tin rủi ro còn thấp còn nhiều doanh nghiệp chưa công bố.

Bên cạnh đó mức độ công bố thông tin rủi ro của các doanh nghiệp chưa đồng nhất, chưa có quy định nào quy định rõ về công bố thông tin rủi ro. Điều này thúc đẩy việc đi kiểm chứng những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp nói chung và yếu tố nào thuộc quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin rủi ro của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

3.2. CÁC NHÂN TỐ THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CBTTRR

3.2.1. Thống kê mô tả các biến độc lập

  • Theo thống kê ở mẫu, số lượng thành viên trung bình là 5,23; giá trị nhỏ nhất là 2 thành viên và giá trị lớn nhất là 9 thành viên;. Mức độ độc lập của thành viên HĐQT trung bình là 0,3053 ( tương đương với 31%)có sự chênh lệch rất lớn giữa các doanh nghiệp. trong đó giá trị cao nhất là 100% và giá trị nhỏ nhất là 0% . Trong 200 doanh nghiệp có 142 doanh nghiệp (chiếm 71,0%) không có chủ tịch HĐQT kiêm GĐ và 58 doanh nghiệp (chiếm 29,0%) có chủ tịch HĐQT kiêm GĐ. Có đến 102 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 51,0%) không có thành viên nữ trong HĐQT, có 78 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 39,0%) có 1 thành viên nữ trong HĐQT, có 15 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 7,5%) có 2 thành viên nữ trong HĐQT, có 3 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 1,5%) có 3 thành viên nữ trong HĐQT và có 2 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 1,0%) có 4 thành viên nữ trong HĐQT. Gía trị trung bình của tỷ lệ sở hữu nước ngoài 7,61%. Trong đó tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất là 0% và cao nhất là 49%. Trong đó có 21 doanh nghiệp không có sở hữu nước ngoài. Số tuối thấp nhất của thành viên HĐQT là 29 tuổi và cao nhất là 58 tuổi. số tuổi HĐQT trunh bình của doanh nghiệp là 40,0477 tuổi/ doanh nghiệp. Và có 162 doanh nghiệp (chiếm 81,0%) không kiểm toán bởi Big4 và 38 doanh nghiệp (chiếm 29,0%) kiểm toán bởi Big4. Trong khi đó, tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp vào khoảng 1.376,89 tỷ VND; tuy nhiên cũng có doanh nghiệp có tổng tài sản vào mức 15,14 tỷ VND và doanh nghiệp có tổng tài sản cao nhất là 23.872,05 tỷ VND. Các doanh nghiệp có năm tối thiểu là 2 năm và cao nhất là 48 năm, trong tổng thể 200 doanh nghiệp thì bình quân số năm thành lập vào khoảng 14,9 năm.

3.2.2. Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình

Kết quả phân tích tương quan cho thấy, các biến B-SIZE (Quy mô HĐQT), B-AGE (Tuổi bình quân HĐQT), Quy mô công ty (F-SIZE) và F-AGE (Số năm thành lập công ty) không có ý nghĩa khi xét đến mối tương quan với RD (Mức độ công bố thông tin rủi ro). Điều này thể hiện qua hệ số Sig. của các biến B-SIZE (Quy mô HĐQT), B-AGE (Tuổi bình quân HĐQT), và F-AGE (Số năm thành lập công ty) lần lượt là 0,780; 0,259; và 0,874 đều lớn hơn 0,05 (tức lớn hơn 5%). Do đó, tác giả tiến hành loại bỏ các biến này và tiếp tục phân tích tương quan với 6 biến còn lại là B-IND (Mức độ độc lập của thành viên HĐQT), DUAL (Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ), WOM (Số lượng nữ trong HĐQT), FO (Tỷ lệ sở hữu nước ngoài), Big4 (Công ty có kiểm toán Big4), F-SIZE (Quy mô công ty).

3.2.3. Phân tích mô hình hồi quy

a. Kết quả của mô hình

Bảng 3.2. Kết quả phân tích tương quan

ModelHệ số chưa chuẩn hóaHệ số đã chuẩn hóatSig.Đa cộng tuyến
BStd. ErrorBetaTole-ranceVIF
1(Constant)9,034,89210,128,000
Mức độ độc lập của thành viên HĐQT,149,071,0682,088,003,9601,041
Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ2,4441,018,1522,400,017,9431,060
Số lượng nữ trong HĐQT1,259,595,1332,116,036,9571,045
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài1,768,734,0262,410,001,9191,089
Công ty có kiểm toán Big4-8,0571,226-,433-6,570,000,8701,149
Quy mô công ty-3,813E-6,000-,001-,022,983,8591,164

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Căn cứ trên kết quả phân tích hồi quy lần 2 cho thấy, giá trị Sig. của biến F-SIZE (Quy mô công ty) là 0,983 lớn hơn 0,05 (tức lớn hơn 5%), điều này cho thấy biến F-SIZE (Quy mô công ty) không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, do đó, tác giả tiến hành loại bỏ biến F-SIZE (Quy mô công ty) và thực hiện phân tích hồi quy với 5 biến còn lại là B-IND (Mức độ độc lập của thành viên HĐQT), DUAL (Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ), WOM (Số lượng nữ trong HĐQT), FO (Tỷ lệ sở hữu nước ngoài), Big4 (Công ty có kiểm toán Big4).

Như vậy, phương trình hồi quy (theo hệ số chưa chuẩn hóa) của mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các biến B-IND (Mức độ độc lập của thành viên HĐQT), DUAL (Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ), WOM (Số lượng nữ trong HĐQT), FO (Tỷ lệ sở hữu nước ngoài), Big4 (Công ty có kiểm toán Big4) ảnh hưởng đến biến RD (Mức độ công bố thông tin rủi ro) là:

Mức độ công bố thông tin rủi ro = 9,031 + 1,840*B-IND + 2,447*DUAL + 1,259*WOM + 1,750*FO – 8,065*BIG4 + Ei

Mức độ ảnh hưởng cao nhất đến biến Mức độ công bố thông tin rủi ro đó là biến Công ty kiểm toán Big4 (beta chuẩn hóa là -0,434, tác động ngược chiều), các công ty có kiểm toán Big4 thì Mức độ công bố thông tin rủi ro thấp hơn các công ty không có kiểm toán Big4 là 0,434 đơn vị.

  1. Đánh giá và kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Bảng 3.8. Độ phù hợp của mô hình

RR2R2 hiệu chỉnhF thay đổidf1df2Sig F

thay đổi

Durbin

Watson

Giá trị0,5200,2700,25114,34851940,0001,990

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy mô hình có R2 là 0,270 và R2 hiệu chỉnh là 0,251. Kết quả này cho thấy độ thích hợp của mô hình là 27,0%, hay nói một cách khác 27,0% sự biến thiên của biến Mức độ công bố thông tin rủi ro được giải thích bởi 5 biến: B-IND (Mức độ độc lập của thành viên HĐQT), DUAL (Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ), WOM (Số lượng nữ trong HĐQT), FO (Tỷ lệ sở hữu nước ngoài), Big4 (Công ty có kiểm toán Big4).

3.2.4. Kiểm tra đa cộng tuyến

Ở đây, tác giả lựa chọn sử dụng hệ số VIF, nếu VIF lớn hơn 10 thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Kết quả cho thấy, hệ số VIF của các biến B-IND (Mức độ độc lập của thành viên HĐQT), DUAL (Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ), WOM (Số lượng nữ trong HĐQT), FO (Tỷ lệ sở hữu nước ngoài), Big4 (Công ty có kiểm toán Big4) lần lượt là 1,033; 1,339; 1,312; 1,004 đều nằm trong mức cho phép (tức nhỏ hơn 10), cho thấy mô hình không bị đa cộng tuyến, nghĩa là hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra.

3.2.5. Kiểm định tự tương quan

Theo kết quả mô hình hồi quy cho thấy, giá trị d = 1,990 nằm trong vùng chấp nhận, nghĩa là không có tự tương quan chuỗi bậc nhất hay nói cách khác là không có tương quan giữa các phần dư

3.2.6. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Tác giả tiến hành kiểm định phần dư có phân phối chuẩn hay không, bởi phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như: sử dụng sai mô hình, phương sai không phải hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích,… Vì vậy, tác giả quyết định khảo sát phân phối của phần dư bằng việc xây dựng biểu đồ tần số các phần dư histogram và đồ thị P-P plot.

3.2.7. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính

Như vậy, sau khi thực hiện phân tích hồi quy, tác giả đã cho thấy được các biến tác động đến Mức độ công bố thông tin rủi ro của các doanh nghiệp, trong đó, biến Công ty có kiểm toán Big4 tác động mạnh nhất, kế đến là biến quản trị công ty như: Chủ tịch HĐQT kiêm GD, Số lượng nữ trong HĐQT, Mức độ độc lập của thành viên HĐQT và Tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

3.2.8. Đánh giá kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu trên chứng tỏ trong các biến nghiên cứu đưa ra để đánh giá mức độ ảnh hưởng của quản trị công ty cũng như các biến kiểm soát có liên quan thì các biến Quy mô HĐQT (B-SIZE), Tuổi bình quân của HĐQT (B-AGE), quy mô công ty (F-SIZE), Số năm thành lập công ty (F-AGE) không có ý nghĩa tương quan với mức độ công bố thông tin rủi ro của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 4

HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN

4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.1.1. Về mức độ độc lập của thành viên HĐQT

Để đảm bảo có sự tách rời giữa giám sát và điều hành doanh nghiệp, doanh nghiệp cần hạn chế mức độ các thành viên HĐQT kiêm nhiêm trong điều hành DN, làm cho bán giám đốc độc lập hơn. Do đó, DN nên chú trọng gia tăng số lượng thành viên HĐQT không tham gia điều hành trong DN. Mức độ độc lập của thành viên HĐQT là nhân tố góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng CBTTRR của DN.

4.1.2. Về sự kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và GĐĐH

Theo kết quả đã kiểm chứng ở chương 3 thì công ty có chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm GĐĐH thì mức độ CBTT rủi ro.

4.1.3. Về tỷ lệ thành viên nữ có trong HĐQT

Theo kết quả đã kiểm chứng ở luận văn này thì số lượng thành viên nữ có trong HĐQT càng cao thì mức độ công bố TTRR càng lớn

4.1.4. Về tỷ lệ sở hữu nước ngoài

Kết quả của kiểm định mô hình hồi quy cho thấy tỷ lệ Sở hữu nước ngoài có tác động thuận chiều đến mức độ CBTTRR của doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội năm 2017.

4.1.5. Các kiến nghị khác

a. Đối với nhà nước

– Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý công bố TTRR.

– Tuyên truyền rộng rãi đến các Doanh nghiệp về mức độ, tầm quan trọng của việc CBTTRR

Bên cạnh đó nhà nước và các cơ quan quản lý cần chủ động thường xuyên rà soát các quy định về CBTTRR nhằm nâng cao chất lượng CBTTRR tại các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả giám sát.

b. Đối với công ty niêm yết

– Các nhà quản lý, quản trị DN cần phải hiểu rõ vai trò, yêu cầu, tầm quan trọng của việc CBTTRR làm cơ sở cho việc CBTTRR của doanh nghiệp mình.

– Các doanh nghiệp nên chú trọng CBTTRR có chất lượng hơn là số lượng để dảm bảo rằng thông tin được công bố không bị che dấu, từ đó người sử dụng thông tin sẽ có những thông tin hữu ích nhằm đưa ra các quyết định của mình.

4.2. KẾT LUẬN

4.2.1. Kết quả đạt được

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích gia tăng hiểu biết về ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp đến mức độ CBTTRR ở các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà nội khi xây dựng cơ chế quản trị công ty nói chung cũng như cấu trúc Hội đồng quản trị nói riêng. Do đó, các công ty này nên tham khảo kết quả nghiên cứu để có thể áp dụng thích hợp khi xây dựng cơ chế quản trị công ty một cách linh hoạt, năng động và hiệu quả.

4.2.2. Hạn chế

Mẫu nghiên cứu của đề tài lựa chọn là phạm vi 200 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, số liệu phân tích chỉ giới hạn trong năm 2017 nên kết quả có thể chưa thực sự phản ánh chính xác cho phạm vi tổng thể.

Với kết quả mô hình nghien cứu ở trên , hệ số R2 bằng 0,27 tương đương với 27%. Như vậy các nhân tố đưa vào mô hình chỉ giải thích được có 27% sự biến thiên của các nhân tố thuốcj quản trị công ty ảnh hưởng đến mức độ CBTTRR của doanh nghiệp

Số liệu phân tích được thu thập từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nên chủ yếu là phản ánh trên số liệu sổ sách.

  • Mức độ CBTTRR là vấn đề phức tạp vì vậy sự tác động của một số nhân tố ảnh hưởng đến Mức độ CBTTRR theo các hướng khác nhau và chưa giải thích sâu sự ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng.
  • Từ những kết quả hạn chế nêu trên, luận văn là cơ sở mở ra các hướng nghiên cứu khác, sâu hơn, toàn iện hơn, khác phục những hạn chế trên để hoàn thiện các nghiên cứu về đề tài này trong tương lai.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\DAI HOC DA NANG\KE TOAN\NGUYEN PHUONG NHAN\SAU BAO VE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *