Trả hồ sơ để điều tra bổ sung từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung từ thực tiễn Tòa án nhân dân

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xác định sự thật khách quan vụ án trải qua một quá trình tố tụng, trong quá trình đó các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, bảo đảm việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện đầy đủ, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Giải quyết xong vụ án hình sự phải trải qua các giai đoạn tố tụng điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, trong đó giai đoạn xét xử có vai trò đặc biệt quan trọng. Tại phiên tòa, mọi chứng cứ, tài liệu, đồ vật thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố được Hội đồng xét xử đưa ra xem xét công khai, đánh giá toàn diện trong quá trình tranh tụng. Từ đó, Tòa án đưa ra phán quyết khách quan, chính xác, phù hợp với quy định của pháp luật. Tòa án xét xử công bằng, nghiêm minh góp phần bảo vệ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, quyền con người được bảo vệ, điều này được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Quyền con người, quyền công dân đượcNhà nước quan tâm coi trọng, cam kết thực hiện bằng pháp luật. Đây là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân và vì dân, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm. Thông qua việc giải quyết xét xử các loại án, đặc biệt là qua các phiên tòa công khai góp phần giáo dục công dân chấp hành nghiêm pháp luật, tôn trọng các quy tắc xử sự trong cuộc sống, nâng cao ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như các vi phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, không phải vụ án hình sự nào Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng thu thập đầy đủ những tài liệu, chứng cứ để Tòa án có thể đưa ra xét xử. Thực tiễn chứng minh rằng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, hoặc qua thẩm vấn công khai tại phiên tòa có nhiều trường hợp hồ sơ vụ án không thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ để kết luận về tội phạm, người phạm tội hoặc quá trình điều tra, truy tố còn vi phạm quy định nghiêm trọng thủ tục tố tụng, hoặc trong hồ sơ còn có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác, có đồng phạm khác.

Sau khi nghiên cứu BLTTHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành về quy định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, em thấy rằng còn có những quy định chưa chặt chẽ cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp,thể hiện rõ chức năng của từng cơ quan tố tụng, để nhận thức và áp dụng pháp luật một cách thống nhất, tránh trường hợp hồ sơ vụ án hình sự trả qua trả lại làm ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết vụ án, gây tốn kém chi phí tố tụng, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay, yêu cầu đặt ra là phải nâng cao chất lượng xét xử các loại án, đặc biệt là án hình sự được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược cải cách tư pháp. Để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự thì việc áp dụng đúng đắn, chính xác và đầy đủ các quy định của BLTTHS là một yêu cầu quan trọng hàng đầu. Trong hoạt động tố tụng hình sự, việc Toà án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi có các căn cứ theo quy định tại Điều 280 BLTTHS năm 2015, hướng dẫn tại TTLT số 02/2017 là hết sức cần thiết, đảm bảo cho việc xét xử vụ án khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đáp ứng kịp thời yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.

Để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự, bảo đảm xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án không những có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài:” Trả hồ sơ để điều tra bổ sung từ thực tiễn Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Qua nghiên cứu đề tài là góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn, làm rõ những vi phạm, sai lầm và nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng trong việc ra các quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo BLTTHS năm 2015.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết mục đích nghiên cứu những vấn đề nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:

– Nghiên cứu những vấn đề lý luận về trả hồ sơ để điều tra bổ sung nói chung, trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng.

– Phân tích, đánh giá quá trình áp dụng pháp luật và thực tiễn trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định trong thời gian qua; phân tích những tồn tại hạn chế và các nguyên nhân dẫn đến việc Toà án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng như việc ban hành các quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung đúng hoặc chưa đúng quy định pháp luật.

– Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm của Tòa án.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là:

– Những vấn đề lý luận chung và quy định của pháp luật về hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.

– Thực tiễn trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của TAND tỉnh Bình Định.

– Những yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự gồm Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố (ra cáo trạng) và Tòa án cấp sơ thẩm. Tuy nhiên, theo như đề tài là từ thực tiễn của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định và với yêu cầu của luận văn thạc sỹ luật học, thì học viên chỉ tập trung nghiên cứu những lý luận về vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, thực tiễn áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015; TTLT số 02/2017 tại TAND tỉnh Bình Định.

Mốc thời gian đề tài nghiên cứu đó là vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung của TAND tỉnh Bình Định trong 05 năm gần đây (năm 2016 đến năm 2020).

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài này là Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về cải cách tư pháp và quyền con người được bảo vệ.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê. Tác giả sử dụng những số liệu trong biểu mẫu thống kê, các báo cáo tổng kết năm của Tòa án nhân hai cấp tỉnh Bình Định, báo cáo thi đua từ năm 2016 đến năm 2020 của TAND tỉnh Bình Định; nghiên cứu các quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tổng hợp các tri thức khoa học pháp luật tố tụng hình sự và các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong đề tài.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật tố tụng hình sự năm 2015, phân tích khái niệm, ý nghĩa của hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Toà án. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài là công trình nghiên cứu về hoạt động trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của TAND tỉnh Bình Định. Những kết quả nghiên cứu phục vụ yêu cầu thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổ sung của TAND tỉnh Bình Định và yêu cầu nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cầu gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về trả hồ sơ điều tra bổ sung tronggiai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổsung trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự và thực tiễn thi hành tại Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định.

Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổsung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

­­1.1. Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung

1.1.1. Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự

1.1.1.1. Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng gồm Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tuân thủ thực hiện chặt chẽ các trình tự thủ tục tố tụng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án, giải quyết vụ án đúng quy định pháp luật. Cơ quan cảnh sát điều tra, VKSND, TAND đều có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Tuy nhiên, các cơ quan này phải có mối quan hệ phối hợp, chế ước lẫn nhau trong quá trình giải quyết vụ án để không bị chồng chéo, vụ án được giải quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong thực tiễn, không phải ở giai đoạn tố tụng nào việc điều tra, thu thập và đánh giá chứng cứ cũng đầy đủ, chính xác và đúng trình tự thủ tục luật định. Vì vậy BLTTHS quy định một số điều luật về trả hồ sơ để điều tra bổ sung để các cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào đó mà thực hiện chức năng, nhiệm vụ tố tụng của mình một cách chặt chẽ.

Trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay không có khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Điều 280 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Thẩm phán; TTLT số 02/2017 hướng dẫn các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung quy định tại Điều 280 và khoản 3 Điều 298 BLTTHS năm 2015 khi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Hội đồng xét xử quyết định trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa [40, tr.8].

Theo tác giả: “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là hoạt động tố tụng để cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền khắc phục, bổ sung làm rõ thêm những chứng cứ quan trọng còn thiếu, hoặc phát hiện có vi phạm thủ tục tố tụng, nhằm giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, đảm bảo để không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội”.

1.1.2. Thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung

Theo quy định của BLTTHS năm 2015, nếu vụ án đang trong giai đoạn truy tố thì thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung thuộc Viện kiểm sát; nếu vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì thẩm quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung thuộc Thẩm phán; nếu vụ án trong giai đoạn xét xử thì thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án theo Điều 245 BLTTHS, yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp: hồ sơ vụ án còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của BLTTHS mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được; có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác; có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng [31, tr.179]. Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố nhằm khắc phục sai sót trong quá trình điều tra, qua đó có thể đủ căn cứ truy tố một người trước Tòa án.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung theo Điều 280 BLTTHS, khi thuộc một trong các trường hợp: Khi thiếu những chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của BLTTHS mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm; có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can; việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng [31, tr.201]. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ để điểu tra bổ sung, trong quyết địnhtrả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề nào cần phải điều tra bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án.

Trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa, Hội đồng xét xử thông qua việc xét hỏi kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tranh luận tại phiên tòa nếu phát hiện có những căn cứ tại khoản 1 Điều 280 BLTTHS, đó là khi: thiếu những chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của BLTTHS mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị cáo còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm; có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can; việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng … mà không thể khắc phục tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát.

1.1.3. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung và cơ quan thụ lý vụ án tự mình bổ sung chứng cứ

Là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, sau khi nhận hồ sơ cùng đề nghị truy tố của Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát có thể tự mình thực hiện các hoạt động điều tra để bổ sung chứng cứ hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Đối với Toà án, sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, nếu việc điều tra chưa đầy đủ, Toà án có các phương án khác nhau để xử lý: 1/ Trả hồ sơ để điều tra bổ sung nếu có căn cứ luật định; 2/ Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ mà không cần trả hồ sơ; 3/ Tự mình xác minh, thu thập chứng cứ trong trường hợp thiếu các chứng cứ không phải là quan trọng, việc thu thập đơn giản…

Trong trường hợp quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án có căn cứ mà Viện kiểm sát có thể tự bổ sung được, thì Viện kiểm sát tiến hành điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 236, khoản 1 Điều 246 của BLTTHS năm 2015; trường hợp không thể tự mình bổ sung được thì Viện kiểm sát căn cứ vào các khoản 5 Điều 236, khoản 1 Điều 246 của BLTTHS năm 2015 để trả hồ sơ điều tra bổ sung đúng quy định, đó là ra quyết định trả hồ sơ và chuyển quyết định kèm hồ sơ vụ án cho Cơ quan cảnh sát điều tra.

Trong trường hợp Viện kiểm sát cho rằng quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án không có căn cứ theo quy định tại các điều 3, 5 và 6 của TTLT số 02/2017, thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án để đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại Điều 246 và khoản 3 Điều 280 của BLTTHS năm 2015.

1.1.4. Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

Căn cứ vào Điều 277 BLTTHS năm 2015 về thời hạn chuẩn bị xét xử , Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng, tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa. Trong thời hạn luật định, thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

– Trả hồ sơ điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung: để khắc phục, bổ sung và làm rõ thêm những chứng cứ quan trọng còn thiếu mà không thể bổ sung tại phiên tòa được, có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm, hoặc có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án, tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người vô tội.

– Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án:

Tạm đình chỉ vụ án: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp: có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 BLTTHS; Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án; Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.

Đình chỉ vụ án: Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của BLHS khi không có yêu cầu khởi tố của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

– Đưa vụ án ra xét xử: để xem xét, đánh giá thực chất vụ án, đồng thời trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai và dân chủ ra phán xét về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tội phạm, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ từ đó ra bản án hình sự một cách chính xác, công minh, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Trước khi đưa vụ án hình sự ra xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa; thành viên Hội đồng xét xử phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án hình sự. Hồ sơ vụ án hình sự bao gồm các tài liệu, chứng cứ mà các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập trong quá trình điều tra, truy tố được sắp xếp theo một trình tự nhất định phục vụ cho giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án. Hồ sơ được hình thành từ khi có quyết định khởi tố vụ án. Cơ quan điều tra thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội, hoàn tất hồ sơ chuyển cho Viện kiểm sát với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Viện kiểm sát ra cáo trạng truy tố và chuyển hồ sơ vụ án sang Tòa án.

Như vậy, trước khi đưa vụ án ra xét xử Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, các thành viên Hội đồng xét xử phải nghiên cứu và đánh giá toàn diện các chứng cứ trong hồ sơ vụ án hình sự, nếu thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng mà không thể bổ sung tại phiên tòa được, có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm, hoặc có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; để có cơ sở xét xử vụ án được chính xác điều luật quy định, Thẩm phán, Hội đồng xét xử có quyền trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung nhằm khắc phục những thiếu sót trong quá trình điều tra, truy tố.

Như vậy, “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơthẩm là qua quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án hoặc thông qua việc tranh tụng công khai tại phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc Hội đồng xét xử phát hiện thấy thiếu chứng cứ quan trọng; bị can còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là tội phạm; có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án, nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can; phạm tội khác nặng hơn;có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụngmà không thể khắc phục được tại phiên tòa và cần phải trả hồ sơ để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, để có thể đưa ra phán quyết chính xác, tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người vô tội”.

1.2. Đặc điểm trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

Đặc điểm về chủ thể: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử); Hội đồng xét xử (tại phiên tòa) có quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Đặc điểm về căn cứ: Căn cứ vào khoản 1 Điều 280 BLTTHS thì ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong các trường hợp: 1/ Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 BLTTHS mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; 2/ Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm; 3/ Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can; 4/ Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Những căn cứ này được hướng dẫn chi tiết tại TTLT số 02/2017.

Đặc điểm về hình thức: Căn cứ theo quy định tại Điều 9 TTLT số 02/2017 thì việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ra quyết định bằng văn bản và do người có thẩm quyền ký theo quy định.Phần nội dung của quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi cụ thể vấn đề cần phải điều tra bổ sung, những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng cần được khắc phục, căn cứ pháp luật áp dụng. Trường hợp phải tiếp tục trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì quyết định cần nêu rõ các vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung trước chưa được điều tra bổ sung, hoặc đã điều tra bổ sung nhưng chưa đạt yêu cầu, hoặc từ kết quả điều tra bổ sung làm phát sinh vấn đề mới cần điều tra.Trường hợp Tòa án ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để truy tố về tội danh nặng hơn theo quy định tại khoản 3 Điều 298 của BLTTHS năm 2015, thì trong quyết định trả hồ sơ phải nêu rõ tội danh nặng hơn mà Tòa án đề nghị Viện kiểm sát truy tố lại. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải được lập theo mẫu số 33-HS áp dụng trong trường hợp Thẩm phán được phân công nghiên cứu ra Quyết định trả hồ sơ hoặc mẫu số 34-HS áp dụng trong trường hợp Hội đồng xét xử ra Quyết định trả hồ sơ (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Đặc điểm về thủ tục: Theo quy định tại khoản 3 Điều 280 BLTTHS năm 2015, Tòa án phải gửi quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát kèm theo hồ sơ vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định. Hội đồng xét xử qua quá trình thẩm định chứng cứ, tranh tụng tại phiên tòa phát hiện một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015 hoặc Kiểm sát viên có đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung, thì HĐXX tiến hành nghị án. Sau khi thống nhất giữa các thành viên hội đồng xét xử thì ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

1.3. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong xét xử vụ án hình sự và một số nguyên tắc tố tụng hình sự

1.3.1. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung và nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự là những quy định cơ bản chung nhất, được ghi nhận trong BLTTHS và mang ý nghĩa chỉ đạo đối với toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự, theo đó các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong khi thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng phải triệt để tuân theo những quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Việc áp dụng, thực hiện đúng đắn các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung giúp nâng cao việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, đảm bảo cho các giai đoạn tố tụng hình sự được diễn ra theo đúng trình tự quy định của pháp luật, giữ vững nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự [40, tr.15].

1.3.2. Trả hồ sơ điều tra bổ sung và nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

Nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp. Để đảm bảo quyền con người thì việc đảm bảo thực hiện đúng trình tự thủ tục tố tụng được quy định trong BLTTHS là việc rất quan trọng. Nếu cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không đảm bảo được sự khách quan, dẫn tới vi phạm nghiêm trọng tố tụng như việc dùng bức cung, nhục hình làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật; không có người phiên dịch trong trường hợp bị can không sử dụng được tiếng Việt,… thì Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa hoặc Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bị cáo, bảo vệ quyền con người.

1.3.3. Trả hồ sơ điều tra bổ sung và nguyên tắc xác định sự thật của vụ án

Tố tụng hình sự là quá trình có sự tham gia của nhiều chủ thể thực hiện chức năng của TTHS, những chủ thể đều có quyền và nghĩa vụ khi tiến hành tố tụng nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội là đòi hỏi tất yếu của bất kỳ nhà nước nào nhằm mục đích trừng trị và phòng ngừa tội phạm, bảo vệ các quan hệ xã hội thống trị, trật tự pháp luật và quyền con người, quyền công dân. Mục đích này chỉ trở thành hiện thực, có hiệu lực trên thực tế khi tội phạm xảy ra được chứng minh, xử lý theo một quy trình nhất định.

Người bị buộc tội là những người có thể chịu hậu quả bất lợi từ kết quả xác định sự thật của cơ quan tiến hành tố tụng vì vậy họ có quyền đưa ra chứng cứ chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân trong tố tụng hình sự nước ta. Đồng thời nó có vai trò phản biện quan trọng  trong quá trình xác định sự thật của vụ án. Việc xác định sự thật phải được tiến hành do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chỉ được sử dụng những biện pháp hợp pháp. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử qua quá trình thẩm định chứng cứ, tranh tụng tại phiên tòa phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng thì có thể căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 280 BLTTHS năm 2015 ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, yêu cầu Viện kiểm sát khắc phục những vi phạm trên.

Như vậy, việc thực hiện đúng nguyên tắc xác định sự thật của vụ án là một trong những yếu tố quan trọng, đảm bảo tối đa quyền hợp pháp của công dân từ đó tạo niềm tin cho Nhân dân, nâng cao sự ổn định xã hội, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân.

1.3.4. Trả hồ sơ điều tra bổ sung và nguyên tắc suy đoán vô tội

Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏimọi tội phạm phải được chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Nếu có căn cứ tuyên bố bị cáo phạm tội, Tòa án ban hành bản án tuyên bố bị cáo phạm tội gì.

Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không thể thu thập đầy đủ các chứng cứ xác định sự thật của vụ án, hoặc có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong quá trình thu thập các chứng cứ đó, thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc Hội đồng xét xử sau khi xem xét một cách toàn diện có quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm khắc phục những sai sót trên. Trường hợp những sai sót đó không thể khắc phục và không thể chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì Tòa án phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

1.3.5. Trả hồ sơ điều tra bổ sung và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo

Trên nền tảng của tố tụng thẩm vấn, tiếp thu tối đa những điểm phù hợp của tố tụng tranh tụng hướng tới mục đích phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi tội phạm xử lý khách quan, công minh theo quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.Tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nguyêntắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” để Tòa án đánh giá toàn bộ nộidung vụ án và đưa ra phán quyết cuối cùng đảm bảo tính khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đây là một bước tiến lớn và phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn trong việc xét xử.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung góp phần thể hiện rõ được nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự. Thông qua xem xét, thẩm định các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ vụ án và quá trình tranh tụng tại phiên tòa Hội đồng xét xử có thể ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung qua đó đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người vô tội.

1.4. Ý nghĩa của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

1.4.1. Ý nghĩa pháp lý

Giai đoạn xét xửcó chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do BLTTHS quy định để xét xử vụ án tại phiên tòa đảm bảo chính xác, khách quan những hành vi phạm tội, nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn đấu tranh phòng chống tội phạm, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Thông qua xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa, Tòa án kiểm tra lại và đánh giá chính xác, đầy đủ, toàn diện chứng cứ và các tình tiết khách quan của vụ án để giải quyết vụ án và đưa ra một bản án đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Để đưa ra phán quyết đảm bảo đúng quy định của pháp luật, Tòa án phải xem xét toàn diện chứng cứ có tại hồ sơ, căn cứ vào tình tiết khách quan của vụ án, nếu hồ sơ vụ án chưa đầy đủ, còn thiếu các chứng cứ quan trọng không thể bổ sung tại phiên tòa được, có đồng phạm khác hoặc có vi phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục thì Tòa án trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định BLTTHS; Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung có ý nghĩa pháp lý vô cùng quan trọng trong xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

1.4.2. Ý nghĩa chính trị – xã hội

Ý nghĩa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụbảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tại Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014,trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay, để đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án nhân dân phải nâng cao chất lượng xét xử các loại án, trong đó nâng cao chất lượng trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Vì vậy trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án có ý nghĩa chính trị – xã hội hết sức quan trọng.

1.4.3. Ý nghĩa bảo đảm quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự

Quyền con người là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi tại Điều 8 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) “Mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được hiến pháp hay luật pháp quy định.” Như vậy, Quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật bằng cơ chế đảm bảo vật chất, chính trị, tư tưởng, pháp lý cho mỗi con người nói riêng và cho toàn xã hội nói chung bằng pháp luật. Trong đó có pháp luật hình sự.

Luật tố tụng hình sự trước hết là công cụ của nhà nước chống lại các hành vi tội phạm xâm hại đến lợi ích của xã hội bao gồm quyền con người. Vì thế, xử lý nghiêm minh mọi hành vi tội phạm,không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tộilà nhiệm vụ quan trọng của pháp luật, trong đó có pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Trong nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền con người luôn là nghĩa vụ của Nhà nước. Quyền con người được Tòa án bảo vệ phải bằng các quy định của pháp luật, trong đó có Bộ luật tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự quy định trách nhiệm của những cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Tòa án. Các cơ quan tiến hành tố tụng thể hiện trách nhiệm bảo vệ quyền con người của mình trước hết bằng việcnghiêm chỉnh tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc của tố tụng hình sự. Đối với những vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, cũng phải tuân thủ nguyên tắc bảo đảo quyền con người bằng việc chấp hành nghiêm các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 02/2017 ngày 22/12/2017 của liên ngành VKSNDTC – TANDTC – BCA.

1.4.4. Ý nghĩa phòng chống tội phạm

Điều 15 BLTTHS năm 2015 quy định các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, có một quyết định hình phạt đúng người, đúng tội, đúng pháp luật mang tính giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung.

Khi quyết định hình phạt đối với các tội phạm bị phát hiện, bản thân hình phạt tiếp tục thực hiện, cũng như phát huy chức năng phòng ngừa chung đối với các tội phạm chưa bị phát hiện. Để thực hiện chức năng phòng ngừa tình hình tội phạm, hình phạt phải có khả năng nhận diện, tác động và giảm thiểu các yếu tố thuộc về nguyên nhân, điều kiện phạm tội của tình hình tội phạm. Nếu hình phạt nhằm ứng phó với các tội phạm cụ thể đang xảy ra và có hướng tác động chiến lược trong tương lai, thì chức năng phòng ngừa tình hình tội phạm của hình phạt mới có hiệu quả cao nhất.

Quá trình áp dụng hình phạt, cần tính toán và ước lượng mức độ tác động của hình phạt được áp dụng tương ứng với các yếu tố nhân thân người phạm tội, bảo đảm tính cá thể hóa hình phạt sâu sắc với cá nhân người phạm tội, từ đó phát huy hết khả năng chống và phòng ngừa tội phạm của hình phạt.

Có thể nói rằng, thực hiện có hiệu quả chức năng phòng ngừa tình hình tội phạm là điều kiện làm gia tăng khả năng kiểm soát tội phạm trong xã hội.

Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, việc Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung đúng sẽ góp phần đem lại ý nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay.

Kết luận Chương 1

Quy định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm được quy định trong BLTTHS nhằm đảm bảo sự thật của vụ án được xác định một cách khách quan, chính xác, hợp pháp. Những chứng cứ chứng minh, các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo phải được làm rõ, thu thập, chứng minh theo trình tự, thủ tục luật định. Do đó để đảm bảo Tòa án có thể xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật tránh trường hợp kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm thì việc đảm bảo sự chính xác, hợp pháp, đầy đủ, khách quan của những chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội trong giai đoạn điều tra là rất quan trọng. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là quy định giúp cho Tòa án có thể đưa ra một bản án, quyết định công bằng, chính xác, đúng pháp luật.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 12\SAU BAO VE/ HUYNH THI GIAU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *