Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Bình Định

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trên địa bàn tỉnh Bình Định, tội vi phạm quy định (VPQĐ) về tham gia giao thông đường bộ (GTĐB) những năm qua có những diễn biến khá phức tạp về số vụ, số người chết, bị thương, cũng như những thiệt hại về vật chất cho cá nhân và xã hội, để lại nhiều di chứng đáng tiếc cho người bị hại, có người bị thương tật suốt đời là gánh nặng cho gia đình, người thân và cộng đồng xã hội. Theo thống kê của Ban ATGT tỉnh Bình Định, từ năm 2015 đến năm 2019 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 1.466 vụ tai nạn và va chạm GTĐB, làm chết 817 người, bị thương 1.102 người, gây thiệt hại trên 8 tỷ đồng [7].

Từ thực trạng trên, từ khi Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội các cấp đã có nhiều chủ trương, kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh và đã đạt được những kết quả tích cực. Tình hình trật tự, an toàn giao thông có những chuyển biến, tai nạn giao thông đã được kiềm chế, giảm liên tiếp về số vụ, số người chết và số người bị thương. Đồng thời đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể để ngăn chặn, nhằm phấn đấu làm giảm loại tội phạm này trên địa bàn. Mặc dù trong quá trình xét xử, Tòa án luôn áp dụng những hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm do hành vi của bị cáo gây ra, đủ sức răn đe, giáo dục phòng ngừa chung trong tình trạng vi phạm ATGT, đã góp phần đấu tranh phòng, chống tội này trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Tuy nhiên, tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn xảy ra khá nhiều với hàng trăm vụ, làm chết hàng trăm người mỗi năm và vẫn đang diễn biến phức tạp. Tình hình trên đã tác động lớn đến công tác đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh, trong đó có những vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại về người và tài sản, tình trạng uống rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn vẫn chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm tàng gây mất ổn định về trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh, đây là vấn đề toàn xã hội quan tâm, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và hình ảnh của Bình Định nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế. Trước tình hình đó, việc đấu tranh phòng, chống tội VPQĐ về tham gia GTĐB trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống các tội phạm về xâm phạm ATGT nói riêng và đặc biệt là những diễn biến phức tạp của tình hình tội tội VPQĐ về tham gia GTĐB tại tỉnh Bình Định trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Bình Định” để làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ luật học với mong muốn được trình bày một số quan điểm của mình về vấn đề cần thiết này, đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến các sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật đối với tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bình Định. Từ đó, có cơ sở đưa ra một số kiến nghị và đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật trong công tác xét xử của ngành Tòa án để góp phần đấu tranh có hiệu quả hơn đối với tội phạm này trong thời gian tới.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

– Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá những điểm mới của quy định pháp luật về trông BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và áp dụng thực tế. Kết quả nghiên cứu đã đạt được nhiều đánh giá hiệu quả cũng như làm sáng tỏ những hạn chế của về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ ở nước ta.

– Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về cũng như đánh giá thực tiễn xét xử tội VPQĐ về việc tham gia GTĐB theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định trong giai đoạn 5 năm (2015 – 2019).

– Đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội VPQĐ về tham gia GTĐB và đưa ra một số kiến nghị với mong muốn sửa đổi, bổ sung một số hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về tội VPQĐ về tham gia giao thông đường bộ.

– Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn 5 năm (2015 – 2019).

– Làm rõ những kết quả đạt được; nêu ra được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội VPQĐ về việc tham gia GTĐB.

– Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội VPQĐ về tham gia GTĐB và đưa ra một số kiến nghị với mong muốn sửa đổi, bổ sung một số hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam tội VPQĐ về tham gia GTĐB và thực tiễn xét xử về tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tai Tòa án 02 cấp tỉnh Bình Định trong giai đoạn 5 năm (2015 -2019) để nghiên cứu các nội dung nghiên cứu của đề tài.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật hình sự về tội VPQĐ về tham gia GTĐB từ thực tiễn tỉnh Bình Định, tác giả còn viện dẫn các ví dụ chứng minh hành vi vi phạm của người tham gia giao thông đường bộ từ thực tiễn của tỉnh Bình Định trong giai đoạn 5 năm (2015 – 2019) để nghiên cứu.

Địa bàn nghiên cứu: Được giới hạn tại tỉnh Bình Định.

Với thời gian nghiên cứu: Được xác định từ năm 2015 đến năm 2019.

Chủ thể nghiên cứu: Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Bình Định.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Vận dụng phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan trọng hơn là áp dụng thật hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh đưa vào trong phương pháp luận như nêu trên. Dựa vào quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam để đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết các vấn đề lý luận chung đối với tội VPQĐ về tham gia GTĐB, hay về định tội danh và áp dụng TNHS đối với tội VPQĐ về tham gia GTĐB.

Khái quát về các vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ như nêu rõ khái niệm, phân loại tội phạm vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ, các loại phương tiện giao thông đường bộ, định tội danh, hình phạt,…

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu điển hình như: Phương pháp phân tích, hệ thống, tổng hợp và thống kê, lịch sử, so sánh để nghiên cứu đề tài này, cụ thể như sau:

Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng để phân tích cũng như luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về các nội dung cơ bản của VPQĐ về tham gia GTĐB;

Phương pháp hệ thống: Giai đoạn đầu, phương pháp này được sử dụng để hệ thống hoá các tài liệu, công trình, bài viết về và được sắp xếp, phân loại, bố cục có chủ ý nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu để đem lại hiệu quả lớn nhất. Trong giai đoạn triển khai nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để hệ thống hoá những hiểu biết, tri thức lý luận liên quan đến các tội VPQĐ về tham gia GTĐB để thiết kế cấu trúc luận văn;

Phương pháp tổng hợp và thống kê: Hai phương pháp này được kết hợp nhằm mục đích thực hiện các mục đích thu thập và xử lý một cách hợp lý, có hiệu quả các số liệu thực tiễn có liên quan phục vụ luận giải và làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu;

Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu lịch sử lập pháp lập pháp hình sự Việt Nam về tội VPQĐ về tham gia GTĐB và quá trình biến chuyển của pháp luật hình sự khi quy định về tội phạm này;

Phương pháp so sánh: Được dùng để so sánh những sự thay đổi về quan điểm, nhận thức, áp dụng xét xử tội VPQĐ về tham gia GTĐB qua từng giai đoạn, từng văn bản pháp lý hình sự nhằm phục vụ những mục đích cụ thể của luận văn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung, phát triển lý luận tội VPQĐ về vấn đề tham gia GTĐB. Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa như là một tài liệu tham khảo về mặt lý luận và có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu để tham khảo để đánh giá thực trạng của tội phạm cũng như đưa ra các giải pháp cho các cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng (Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Luật sư) các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước và các các cơ quan tại các địa phương khác sử dụng để làm tài liệu tham khảo, áp dụng trong hoạt động phòng, chống tội VPQĐ về tham gia GTĐB theo BLHS hiện hành.

7. Kết cấu của luận văn

Chương 1: Những vấn đề lý luận về tội vi phạm quy định và pháp luật về tội tham gia giao thông đường bộ.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Định.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI VỀ

TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định và pháp luật về tội tham gia giao thông đường bộ theo Luật hình sự hiện hành.

1.1.1. Khái niệm về tội vi phạm quy định và pháp luật về tội tham gia giao thông đường bộ

Tội phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” [31. tr,4].

Khoản 1 của Điều luật xác định khái niệm tội phạm một cách khoa học, thể hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước về tội phạm. Nó không chỉ là cơ sở khoa học thống nhất cho việc xác định những loại tội phạm cụ thể trong việc phân loại các tội phạm của BLHS mà còn là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng những điều luật quy định về từng loại tội phạm cụ thể.

Nếu như Điều 1 của BLHS nêu lên những quan hệ xã hội chung quan trọng nhất được BLHS của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm thì khoản 1 Điều 8 đã cụ thể hóa những quan hệ xã hội đó thành những khách thể của tội phạm. Đó là: “Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa[31. tr,4].

Như vậy, căn cứ vào Điều 8 BLHS có thể đưa ra khái niệm tội phạm một cách khái quát: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực TNHS thực hiện, có lỗi được quy định trong BLHS.

Khi bàn về khái niệm tội VPQĐ về tham gia GTĐB, từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà chuyên tâm nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như:

Theo tác giả Đinh Văn Quế, thì “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện GTĐB là hành vi VPQĐ về an toàn GTĐB gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác[12, tr.13]. Với quan điểm này mới chỉ được nêu lên định nghĩa hành vi chứ chưa làm rõ khái niệm tội VPQĐ về điều khiển phương tiện GTĐB, và hơn nữa, hành vi phạm tội khác tội phạm, vì ở đây khái niệm tội phạm đòi hỏi phải đầy đủ như khái niệm trong Điều 8 BLHS năm 2015 hiện hành.

Tác giả Trần Minh Hưởng lại cho rằng “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi xâm phạm những quy định của Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ[18, tr.434].

Tác giả Ngô Ngọc Thủy còn đưa ra quan điểm cụ thể hóa hơn thể hiện của hành vi phạm tội VPQĐ về điều khiển phương tiện GTĐB, đã nêu khá đầy đủ nội dung khái niệm tội này, tuy nhiên vẫn còn thiếu dấu hiệu chủ thể của tội phạm, theo đó: “Tội VPQĐ về điều khiển phương tiện GTĐB (đây là cách giải thích theo quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999), tức là hành vi của người điều khiển phương tiện GTĐB nhưng mà VPQĐ về an toàn GTĐB sau đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho tính mạng người khác[45 tr,12].

Dưới góc độ khoa học luật hình sự cùng với khái niệm tội phạm nêu trên, tác giả đã phân tích, tổng hợp khái niệm tội phạm VPQĐ về tham gia GTĐB theo định nghĩa như sau: Tội VPQĐ về tham gia GTĐB là hành vi của người tham gia GTĐB có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đã VPQĐ về an toàn giao thông đường bộ, vì lỗi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, gây thiệt hại cho tính mạng người khác.

Như vậy, có thể hiểu tội VPQĐ về tham gia GTĐB là hành vi của người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đủ tuổi chịu TNHS khi tham gia GTĐB đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và không đầy đủ những quy định trong pháp luật GTĐB cụ thể là hành vi vi phạm Luật GTĐB năm 2008 của nước Việt Nam.

Căn cứ vào Luật GTĐB năm 2008 thì: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông bao gồm: Người điều khiển xe thô sơ, Người điều khiển xe máy chuyên dùng, Người điều khiển xe cơ giới khi tham gia GTĐB. Đối với người đi bộ do hành vi không chấp hành các quy định của luật và đã có hành vi đi ra lòng đường hoặc chạy qua đường một cách tự ý và tùy tiện gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc với người vi phạm dẫn dắt súc vật tham gia giao thông không theo đúng quy định hoặc người chở theo những đồ vật cồng kềnh dẫn đến cản trở cho các phương tiện giao thông gây ra hậu quả nghiêm trọng về tài sản và tính mạng, sức khỏe [35, tr.3].

1.1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

Giai đoạn từ năm 1945 đến 1999

Sau năm 1945, Nhà nước Việt Nam ta đã xây dựng lên một hệ thống pháp luật mới hơn, trong đó có tội VPQĐ khi tham gia GTĐB trong khoảng thời gian gần đây đã chưa được quy định một cách cụ thể trong pháp luật hình sự. Ngày 03/10/1955, văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước ta về an toàn GTĐB đó là Luật đường bộ được ban hành kèm theo Nghị định 384/NĐ của Bộ Giao thông Bưu điện.

Tiếp sau đó vào ngày 19/01/1955, Thủ tướng Chính phủ đã cho ban hành Thông tư số 442/TTg, quy định về tội phạm trên lĩnh vực GTĐB có quy định: “Không theo luật đi đường hoặc không cẩn thận mà làm người khác bị thương thì người vi phạm có thể sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 3 năm. Nếu gây tai nạn làm chết người thì người vi phạm có thể bị phạt tù đến 10 năm” [17, tr.135]

Sau năm 1975, Chính phủ ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khỏe của nhân dân. Tại Điều 9 Sắc luật này quy định: “Tội vi phạm luật lệ giao thông trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15 năm và có thể bị phạt tiền đến 1000 đồng thời đó, gây tai nạn nghiêm trọng với các khung hình phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm”.

Tội phạm vi phạm trong lĩnh vực GTĐB trong sắc luật số 03-SL/76 có hai khung hình phạt; Khung 2: có mức phạt tù đến 15 năm; Khung 1: Có mức phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm tù. Những trường hợp có thể chịu hình phạt tử hình hoặc tù chung thân do gây ra những thiệt hại rất lớn đến tài sản của nhân dân hoặc thiệt hại lớn là làm chết nhiều người.

Tội VPQĐ khi tham gia GTĐB đều phải bị điều tra, truy tố, xét xử đối với người vi phạm này đó là “trừng trị thích đáng đối với những vi phạm nghiêm trọng, nghiêm trị đúng mức đối với những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời kết hợp thận trọng để xem xét đầy đủ mọi tình tiết một cách toàn diện”.

Tại Điều 186, Chương VIII Bộ luật hình sự năm 1985 quy định Tội VPQĐ về tham gia GTĐB chưa có tên riêng, mà được quy định chung trong tội “vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng”:

“1. Người nào điều khiển tham gia GTĐB vận tải mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm:

a, Đi quá tốc độ, chở quá trọng tải, tránh, vượt trái phép;

b, Không đi đúng tuyến đường, phần đường, luồng lạch, đường bay và độ cao quy định;

c, Vi phạm các quy định khác về an toàn giao thông vận tải.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

a, Điều khiển phương tiện an toàn giao thông vận tải mà không có bằng lái; trong khi say rượu hoặc say do dùng chất kích thích khác;

b, Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 20 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn ngừa kịp thời, thì bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm[29. tr,257].

Từ đó nhận thấy rằngĐiều 186 Bộ luật hình sự năm 1985 và Điều 9 của Sắc luật 03- SL/76, đã có một sự tiến bộ rất lớn cả về kỹ thuật lập pháp và cả nội dung.

– Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1999 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015

Quốc Hội ban hành BLHS năm 1999 vào ngày 21/12/1999. Trong BLHS năm 1999 tại Điều 202, tội VPQĐ về điều khiển phương tiện GTĐB có quy định:

1. Người nào điều khiển phương tiện GTĐB mà VPQĐ về an toàn GTĐB gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. VPQĐ về an toàn GTĐB mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trong các quy định về ATGT vận tải BLHS 1985 và quy phạm pháp luật quy định về tham gia GTĐB tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999, tác giả có sự so sánh:

Thứ nhất: Tội này đã chính thức có một tên gọi riêng biệt, làm cho việc tránh có sự nhầm lẫn giữa những tội này với các tội khác, để bảo đảm tính chính xác cao, đã được quy định tại một điều độc lập, để cho tên người vi phạm phù hợp với nội dung hành vi vi phạm tội.

Thứ hai: Trong cả hai BLHS nêu trên, tuy có chủ đề của người phạm tội trong tội này không có thêm sự thay đổi, dođó vẫn là người điều khiển phương tiện GTĐB nhưng cách thể hiện các hành vi khách quan của BLHS năm 1999 chính xác hơn và ngắn gọn hơn, qua đó đã giới hạn được thêm các hành vi vi phạm một cách khách quan của vi phạm này chỉ là những VPQĐ khi điều khiển phương tiện GTĐB. Trong đó Điều 186 BLHS năm 1985 đã xác định hành vi khách quan của tội vi phạm này là hành vi vi phạm mà người vi phạm đã liên quan đến những quy định về ATGT vận tải. Theo phạm vi khái niệm về vi phạm các quy định về ATGT vận tải thì sẽ rộng hơn, bao gồm cả hành vi điều khiển khi tham gia GTĐB và những hành vi vi phạm khác (đào đường trái phép, sử dụng vỉa hè, lấn chiếm lòng đường, lề đường …), điều này làm cho người phạm tội, người dân, người áp dụng pháp luật dễ nhầm lẫn khi áp dụng.

Bộ luật hình sự năm 1999 được hiểu là: Chỉ người nào điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà vi phạm thì mới là chủ thể của vi phạm này. Về việc Điều luật quy định chưa rõ ràng và chưa chặt chẽ, chưa rõ hàm nghĩa chứa hết nội dung của hành vi khách quan và chủ thể của vi phạm này, vì vậy trong thực tiễn cũng đã có nhiều sự việc hiểu và vận dụng một cách không chính xác có đôi khi còn có cách vận dụng, áp dụng pháp luật khác nhau.

1.1.3. Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định và pháp luật về tội tham gia giao thông đường bộ

Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật GTĐB năm 2008 thì “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia GTĐB; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ” [35. tr, 3]. Vì vậy cần xác định rõ và cụ thể dấu hiệu pháp lý của tội phạm này với điều kiện tham gia GTĐB, như sau:

– Khách thể của tội vi phạm

Khách thể của tội VPQĐ về tham gia GTĐB là: Quy định của Nhà nước về an toàn GTĐB, đó là những quy định nhằm đảm bảo an toàn giao thông vận tải, đảm bảo cho hoạt động vận tải đường bộ được thông suốt, được tiến hành bình thường, và bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của công dân, bải vệ tài sản của Nhà nước, của các tổ chức và tài sản của công dân [42, tr.190].

Xác định khách thể với tội phạm có tầm quan trọng lớn đối với việc truy cứu TNHS và định tội danh kết hợp với quyết định hình phạt đối với người vi phạm này.

Cần phải nhìn nhận rõ ràng rằng trong tất cả những hành vi VPQĐ khi tham gia GTĐB thì không phải những hành vi nào vi phạm cũng có thể bị coi là tội phạm. Hành vi VPQĐ về tham gia GTĐB là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự an toàn GTĐB và gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác.Chỉ những hành vi VPQĐ về tham gia GTĐB có tính chất nguy hiểm cao, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác và hành vi có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời mới bị coi là phạm tội hình sự. Đối với những hành vi VPQĐ về tham gia GTĐB mà không có tính chất nguy hiểm, không gây thiệt hại cho người khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính.

– Mặt khách quan của tội phạm

Có thể hiểu là mặt biểu hiện ra bên ngoài của người vi phạm, bao gồm hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Thứ nhất, về hành vi: “Hành vi VPQĐ về tham gia GTĐB của người tham gia GTĐB quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS 2015 tức là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc GTĐB và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản người khác” [42, tr.194].

Để xác định hành vi vi phạm các quy định về tham gia GTĐB, phải căn cứ vào các quy định tại Luật GTĐB và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền. Hành vi vi phạm những quy định về tham gia GTĐB được cụ thể như sau:

Không có bằng lái xe hoặc không có giấy phép lái xe theo quy định; Say do sử dụng và dùng các chất kích thích mạnh khác hoặc trong khi uống rượu bia say; Cố ý không cứu giúp người bị gặp nạn hoặc người ra gây tai nạn rồi cố tình bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm khi đã gây ra tai nạn; Khi đi bộ dẫn dắt theo súc vật tham gia giao thông một cách tùy tiện không đúng theo các quy định hoặc đi bộ không đúng theo những quy định của làn đường đã được quy định; Không chấp hành đúng theo hiệu lệnh của người hướng dẫn giao thông hoặc người đang làm nhiệm vụ điều khiển giao thông; Hệ thống báo hiệu đường bộ dã hiển thị lên nhưng người tham gia giao thông đã không chấp hành đúng theo tín hiệu hiển thi; Không chú ý quan sát và không làm chủ được tốc độ; không đi đúng làn đường quy định …

Thứ hai, hậu quả: Tội VPQĐ về tham gia GTĐB là tội phạm có cấu thành vật chất. Vì vậy, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc đối với tội này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐB mà chưa gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ, tài sản của người khác thì không cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 126 BLHS. Trên thực tế, hành vi VPQĐ về tham gia GTĐB gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người, thiệt hại về tài sản rất nhiều. Hậu quả của tai nạn giao thông là một trong những căn cứ để xác định trách nhiệm đối với người gây tai nạn.

Thứ ba, mối quan hệ nhân quả: Hành vi vi phạm các quy định về tham gia GTĐB là nguyên nhân dẫn đến hậu quả gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác. Nếu thiệt hại không phải do hành vi VPQĐ về tham gia GTĐB thì không cấu thành tội VPQĐ về tham gia GTĐB.

Như vậy, hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi của người tham gia giao thông, điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Như vậy, để nhận thức các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm này cần lưu ý đến các dấu hiệu sau:

– Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hành vi trực tiếp thực hiện chức năng điều khiển sự vận động của phương tiện giao thông đường bộ, tức là người quyết định về tính chất về sự lưu thông của phương tiện giao thông đường bộ, ví dụ như chạy nhanh hay chậm, rẽ trái hay rẽ phái…

– Phương tiện giao thông dường bộ bao gồm các loại xe có gắn động cơ và các phương tiện thô sơ như xe đạp, xe xích lô. Xe có súc vật kéo, các phương tiện khác đang tham gia giao thông trên hệ thống giao thông đường bộ.

Căn cứ pháp lý để xác định vi phạm an toàn giao thông đường bộ là Luật GTĐB được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Căn cứ vào các quy định của luật này thì các hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ thường được thể hiện ở các dạng sau:

– Đi quá tốc độ; chở quá trọng tải quy định; tránh vượt trái phép;

– Không đi đúng tuyến đường, phần đường, luồng đường;

– Vi phạm các quy định khác về tham gia giao thông thông đường bộ. Các quy định khác được hiểu là các quy định liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm an toàn trong giao thông vận tải như chở hàng hóa cồng kềnh, không chằng buộc hàng hóa đúng quy định; không có bạt che đậy khi chuyên chở hàng hóa; quay xe, rẽ trái, rẽ phải không đúng quy định …

Theo quy định tại cấu thành cơ bản ở khoản 1 Điều 260 BLHS thì hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải gây ra hậu quả. Hậu quả ở đây là gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. Trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 260 về khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp quy định như là một cấu thành tội phạm bổ sung.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và hậu quả nghiêm trọng xảy ra hoặc khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nghĩa là, hành vi vi phạm nêu trên phải là nguyên nhân gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe, tài sản, đồng thời thiệt hại đó phải do chính hành vi đó gây ra. (Lưu ý dấu hiệu hậu quả thiệt hại đến tính mạng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được hướng dẫn tại Nghị quyết số 02 của HĐTP TANDTC ngày 17/4/2003. Dấu hiệu hậu quả này về cơ bản được áp dụng chung cho các tội xâm phạm an toàn công cộng. Cho nên, đối với các tội phạm khác trong nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng có quy định dấu hiệu này thì cũng áp dụng như trường hợp mà Nghị quyết số 02 của HDTP TANDTC ngày 17/4/2003 hướng dẫn áp dụng Điều 202 BLHS năm 1999).

– Chủ thể của tội phạm

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng (theo quy định tại điều 12 BLHS ). Chủ thể của tội VPQĐ về tham gia GTĐB là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi [42, tr.204].

Điểm đặc biệt đối với chủ thể của tội VPQĐ về tham gia GTĐB là người phạm tội có hành vi phạm tội khi đang tham gia GTĐB. Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật GTĐB 2008 thì “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia GTĐB; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ[35, tr.3].

Vì vậy chủ thể của người vi phạm này phải có đủ các điều kiện sau: người có năng lực hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên, người trực tiếp tham gia GTĐB. Việc xác định những dấu hiệu đặc trưng của chủ thể này cho phép chúng ta định tội danh và quyết định các hình phạt một cách đúng đắn nhất và chính xác nhất.

– Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của người vi phạm là diễn biến tâm lý của tội phạm, do đó các diễn biến này gồm các dấu hiệu: lỗi, động cơ, mục đích của tội phạm [42, tr.135].

Lỗi là dấu hiệu bắt buộc, là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Lỗi của người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia GTĐB là lỗi vô ý. Điều 11 BLHS quy định về vô ý phạm tội như sau: “Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó” [43, tr.5].

Dấu hiệu của lỗi vi phạm những quy định khi tham gia GTĐB của người vi phạm được thể hiện rõ ràng thông qua các hành vi thái độ, sự nhìn nhận vànhận thức thiếu tính logic, nhầm lẫn giữa các hành vi vô ý và những hành vi coi thường xã hội, coi thường mọi người, đặc biệt là coi thường pháp luật.

Tội phạm này được thực hiện do lỗi vô ý. Nội dung của lỗi được thể hiện ở chỗ khi tham gia giao thông, điều khiển phương tiện giao thông, người đó vì quá tự tin hoặc do cẩu thả nên đã vi phạm các quy định về an toàn giao thông (phóng nhanh vượt ẩu, cẩu thả khi thực hiện các quy định khác về an toàn trong điều khiển phương tiện) … gây ra hậu quả về tình mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 11\SAU BAO VE\DOT 5/ CAI THI HOAI THUONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *