Tội phạm trên địa bàn: tình hình nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

1. Tính cấp thiết của đề tài

Theo Nghị định số 07/1997/NĐ – CP của Chính phủ, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường Hải Châu 1, Hải Châu 2, Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phước, Bình Thuận, Hòa Thuận, Nam Dương, Phước Ninh, Bình Hiên, Hòa Cường, Khuê Trung của khu vực I thành phố Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ. Quận Hải Châu có 21,354,2 km2 diện tích tự nhiên và khoảng 203.300 người gồm 13 phường. Là quận trung tâm, nằm sát trục giao thông Bắc Nam và cửa ngõ ra biển đông. Với một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh, đồng thời, là trung tâm hành chính, thương mại dịch vụ của thành phố, tập trung đông dân cư, quận Hải Châu có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng về mọi mặt. Song bên cạnh sự phát triển, quận Hải Châu cũng là nơi tình hình tội phạm diễn ra phức tạp, nguy hiểm và là nơi ẩn nấu của nhiều loại tội phạm hoạt động với thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt. Trước tình hình này Đảng và chính quyền quận Hải Châu hàng năm đều ban hành các Nghị quyết về lãnh đạo và phát động phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc; Cùng đó địa phương cũng đã nghiên cứu thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của thành ủy trong các văn kiện: Chỉ thị số 27 ngày 22/12/2009 của thành ủy Đà Nẵng về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ an ninh trật tự; Chương trình hành động số 05 ngày 09/12/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới của thành ủy Đà Nẵng; Kế hoạch số 115 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về xây dựng mô hình tổ dân phố không có tội phạm và tệ nạn xã hội góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc.

Mặc dù có sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng với đồng lực quyết tâm cao trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm nhưng trên thực tế, tình hình tội phạm tại địa bàn quận Hải Châu trong những năm gần đây vẫn không giảm và có diễn biến phức tạp cả về tính chất, mức độ và thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, mầm mống của loại tội phạm hoạt động theo băng nhóm xã hội đen xuất hiện ngày càng nhiều gây bức xúc trong nhân dân. Từ năm 2010 đến năm 2014 TAND quận Hải Châu đã đưa ra xét xử HSST 668 vụ với 1304 bị cáo, tức là trung bình mỗi năm xét xử gần 136 vụ và 268 bị cáo phạm các loại tội.

Trước thực tế tình hình tội phạm như đã đề cập cho thấy vấn đề cần thiết đặt ra là để ngăn chặn và dần loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội thì không thể chỉ dừng lại ở mức độ kinh nghiệm phòng ngừa tội phạm mà vấn đề này cần thiết được nghiên cứu trên cơ sở của một khoa học về phòng ngừa tội phạm mới có thể góp phần thiết thực để thực hiện Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm mà Chính phủ đã ban hành từ nhiều năm nay.

Với cách nhìn nhận như vậy và cũng là để góp phần thực hiện thiết thực mục tiêu của Đảng bộ quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng đã đề ra trong kế hoạch đấu tranh với tình hình tội phạm, đề tài “Tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” được chọn để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc làm rõ tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (từ năm 2010 đến 2014) để xác định nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, từ đó đưa ra những dự báo và kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành tội phạm học; Các văn bản chỉ đạo của Đảng gồm: Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, thành phố Đà Nẵng và Quận ủy về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

– Nghiên cứu cụ thể, bao gồm các hoạt động tìm, thu thập, xử lý, phân tích, so sánh những số liệu thống kê thường xuyên và báo cáo tổng kết của một số cơ quan tư pháp; tìm và thu thập các bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng đã xét xử trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014 để xử lý, phân tích so sánh theo các tiêu chí tội phạm học cần thiết.

Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam.

– Phân tích các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm nói chung và những nguyên nhân, điều kiện đặc thù của tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

– Tiến hành dự báo tình hình tội phạm trong thời gian tới từ đó đề cập các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và biện pháp phòng ngừa tội phạm đặc thù áp dụng trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở xem xét tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng là một hiện tượng xã hội tiêu cực. Trong phạm vi luận văn tìm hiểu xem hiện tượng này có mối liên hệ với các hiện tượng, quá trình kinh tế – xã hội như thế nào từ đó thấy được quy luật của tội phạm phát sinh trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tội phạm học thuộc chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Về thời gian, đề tài sử dụng chất liệu nghiên cứu trong vòng 5 năm, từ năm 2010 đến năm 2014 bao gồm số liệu thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm; các bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như hệ thống các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và của Nhà nước ta đã cung cấp những quan điểm, tư tưởng xuất phát điểm để nhận thức và giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội bằng nhiều phương thức khác nhau, trong đó có phương thức phòng ngừa, tức là để phát triển ngành tội phạm học. Đề tài thực hiện thuộc phạm vi nghiên cứu của tội phạm học, do vậy nó không thể nằm ngoài phương pháp luận trên.

5.2. Phương pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp cụ thể sau đây để thu thập, phân tích và xử lý thông tin:

+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn thông qua các tài liệu báo cáo, tổng kết của các cơ quan chức năng…

+ Phương pháp thống kê hình sự để mô tả THTP ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

+ Tổng hợp phân tích, so sánh nhằm làm sáng tỏ THTP trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, đồng thời tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt về THTP ở quận Hải Châu với THTP ở các địa bàn khác trong thành phố Đà Nẵng.

+ Phương pháp nghiên cứu các vụ án cụ thể, điển hình nhằm khái quát các tính chất của THTP ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học: Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu tình hình tội phạm dưới góc độ tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010 đến năm 2014. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào lý luận về đấu tranh phòng ngừa THTP và có thể sử dụng làm tài liệu học tập cũng như nghiên cứu về tội phạm học.

6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào kinh nghiệm công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

7. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có ba chương. Cụ thể như sau:

Chương 1: Tình hình tội phạm ở quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2014

Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Chương 1

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

    1. 1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế – xã hội, dân cư – địa lý của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
    2. Hải Châu là quận trung tâm chính trị – hành chính – kinh tế – văn hóa – xã hội và là địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng của thành phố Đà Nẵng. Từ khi thành lập đến nay, tình hình kinh tế xã hội đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Tuy nhiên, với dân số hiện nay là 203.300 người, và là một trong những địa bàn có số lượng dân cư tương đối cao so với các địa phương khác. Ngoài ra số lượng người từ các địa phương trong nước và ngoài nước đến tham quan, du lịch, hoạt động thương mại, học tập… ngày càng tăng cao. Do vậy, với điều kiện địa lý, dân cư và kinh tế xã hội có những đặc điểm đặc biệt như vậy, cho nên tình hình an ninh trật tự trên địa bàn quận Hải Châu khá phức tạp.

    1. 1.2. Tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2014
      1. 1.2.1. Phần hiện của tình hình tội phạm ở địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2014

1.2.1.1. Mức độ của tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng từ 2010 đến 2014

+ Mức độ tổng quan

Bảng 1.1. Tổng số vụ trên số bị cáo đã xét xử tại TAND quận Hải Châu và TAND thành phố Đà Nẵng

NămQuận Hải ChâuTP Đà NẵngTỷ lệ (%) vụ án so với TPĐN (1/3)Tỷ lệ (%) bị cáo so với TPĐN (2/4)
Vụ

(1)

Bị cáo

(2)

Vụ

(3)

Bị cáo

(4)

20101352976161.08821,927,2
20111112346651.21216,619,3
20121622917771.30720,822,3
20131222277191.30016,917,4
20141382557051.25419,520,3

Nguồn: Thống kê thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Những số liệu thống kê thể hiện trên bảng 1.1 cho thấy tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung trong 5 năm qua có nhiều biến động.

+ Mức độ nhóm: Theo số liệu thống kê cho thấy: thực tế trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong 5 năm qua chỉ có 7 nhóm tội danh có đời sống thực tế nghĩa là có phát sinh tội phạm trong nhóm, trong mỗi nhóm có phát sinh số tội phạm khác nhau, cụ thể như sau:

– Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người gồm có 06 tội danh (C12); Nhóm các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân có 01 tội danh (C13); Nhóm các tội xâm phạm sở hữu có 07 tội danh (C14); Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có 02 tội danh (C16); Nhóm tội phạm về ma túy có 02 tội danh (C18); Nhóm các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng có 04 tội danh (C19); Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính có 01 tội danh (C20)

Ngoài ra, có 05 nhóm không có tội danh trên đời sống thực tế là: Nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia (C11); Nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình (C15); Nhóm các tội phạm về môi trường (C17); Nhóm các tội phạm về chức vụ (C21); Nhóm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (C22).

Tổng cộng số bị cáo đã xét xử HSST từ năm 2010 đến năm 2014 chiếm tỷ lệ ở các nhóm như sau: Nhóm C14 có 710/1304 bị cáo, chiếm tỷ lệ 54,45%; Nhóm C12 có 233/1304 bị cáo, chiếm tỷ lệ là 17,87%; Nhóm C19 có 227/ 1304 bị cáo, chiếm tỷ lệ là 17,41%; Nhóm C18 có 110/1304 bị cáo, chiếm tỷ lệ là 8,44%; Nhóm C13 có 13/1304 bị cáo, chiếm tỷ lệ là 0,99%; Nhóm C20 có 09/1304 bị cáo, chiếm tỷ lệ là 0,69%; Nhóm C16 có 02/1304 bị cáo, chiếm tỷ lệ là 0,15%.

+ Mức độ hành vi

Hình 1.4. Tỷ lệ vụ án trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010 – 2014

Hình 1.5. Tỷ lệ bị cáo trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010 – 2014

Theo số liệu thống kê của TAND quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng thì từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn phát sinh 23 loại tội phạm, nghĩa là có 23 loại tội danh có đời sống thực tế. Từ số liệu trên bảng 1.4, bảng 1.5 cho thấy có 6 tội danh có mức độ vi phạm cao, chiếm tỷ lệ 79,49% số vụ và 67,48% số bị cáo phạm tội.

1.2.1.2. Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Bảng 1.6. Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến 2014 (lấy năm 2010 làm định gốc)

NămSố vụ ánTỷ lệ (%) tăng giảmSố bị cáoTỷ lệ (%) tăng giảm
2010135100297100
201111182,2223478,78
201216212029197,97
201312290,3722776,43
2014138102,2225585,85
2010 – 2012408100822100
2012 – 2014422103.4377394.03

Nguồn: Thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Lấy năm 2010 làm định gốc và là để làm căn cứ tỷ lệ tăng giảm số vụ án và số bị cáo tại bảng số 1.6 thì thấy động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm trong các năm này có sự tăng lên và giảm đi.

1.2.1.3. Cơ cấu của tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Những thông số về thực trạng (mức độ) và động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm mới chỉ phản ánh bề ngoài, hình thức của tình hình tội phạm chứ chưa phản ánh hết và đúng bản chất của tình hình tội phạm.

+ Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010 đến năm 2014 trên cơ sở tổng dân số trong sự so sánh với các địa bàn cùng cấp

Bảng 1.7. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu trên cơ sở tổng số dân trong sự so sánh với các địa bàn cùng cấp

TTĐịa danhTrung bình số dân Từ năm 2010 – 2014Tổng số

bị cáo

Số dân/ số bị cáoHệ số tiêu cực
1Quận Hải Châu205.5361.304157/12
2Quận Cẩm Lệ123.625551224/15
3Huyện Hòa Vang122.429497256/17
4Quận Liên Chiểu136.453736185/14
5Quận Ngũ Hành Sơn130.073507256/16
6Quận Thanh Khê155.2011.379113/11
7Quận Sơn Trà145.412995146/13
8Huyện đảo Hoàng Sa000

Nguồn: Thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

+ Cơ cấu tình hình tội phạm so sánh với các địa bàn cùng cấp trên cơ sở diện tích

Bảng 1.8. Cơ cấu tình hình tội phạm trong các năm 2010- 2014 trên cơ sở diện tích trong sự so sánh với các địa bàn cùng cấp

TTĐịa danhTổng bị cáo từ 2010 đến 2014Diện tích

(km2)

Số bị cáo

/ diện tích

Hệ số tiêu cực
1Quận Hải Châu130421,3561,13/12
2Quận Cẩm Lệ55133,7616,32/14
3Huyện Hòa Vang479736,910,65/17
4Quận Liên Chiểu73679,133,30/16
5Quận Ngũ hành Sơn50738,5913,13/15
6Quận Thanh Khê1.3799,36147,32/11
7Quận Sơn Trà99559,3216,77/13
8Huyện Hoàng Sa03050

Nguồn: Thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

+ Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu trong mối quan hệ với tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Dựa vào số liệu của bảng 1.8 cho thấy mức độ phức tạp của tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, nhiều vụ án có nhiều bị cáo cùng tham gia thực hiện hành vi phạm tội, các vụ án hoạt động có tổ chức, theo kiểu băng nhóm xã hội đen manh nha phát sinh trên địa bàn.

+ Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010 đến 2014 xét theo các chương tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999: Tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu theo các chương tội phạm trong Bộ luật hình sự 1999 được thể hiện qua bảng 1.4 cho thấy số lượng vụ án, bị cáo xảy ra trên địa bàn chủ yếu là nhóm tội xâm phạm sở hữu (C14), nhóm các tội phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (C12) và tội phạm về ma túy (C18). Những nhóm tội này liên tục chiếm tỷ lệ cao trong 5 năm theo thống kê.

+ Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn từ 2010 đến 2014 xét theo địa điểm gây án: Qua số liệu bảng 1.9 cho thấy quận Hải Châu hiện đang có 12 phường và là quận trung tâm với mật độ dân cư đông đúc và nơi tập trung nhiều tụ điểm vui chơi giải trí trên khắp địa bàn quận nên tỷ lệ tội phạm phát sinh ngày càng nhiều.

* Cơ cấu của THTP theo tiêu chí thời gian: Qua nghiên cứu 150 bản án hình sự sơ thẩm, thời gian thường xảy ra các vụ án tên địa bàn quân Hải Châu nhiều nhất là từ 15h đến 22h chiếm tỷ lệ gần 68,6%, từ sau 22h đến 5h sáng chiếm tỉ lệ là 19,2% và từ sau 5h đến 15h là 12,2%.

+ Cơ cấu tình hình tội phạm xét theo mức hình phạt đã áp dụng

Bảng 1.10. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010- 2014 xét theo hình phạt đã áp dụng

NămTổng

bị cáo

Tù từ 7

năm trở lên

Tù giam

dưới 7 năm

Án treoCải tạo không giam giữHP chính khácHP bổ sung
20102975250211740
20112348191201500
2012291722256600
201322715157412120
20142551819539210
Tổng130453101517742170

Nguồn: Thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Qua phân tích số liệu thống kê cho thấy số bị cáo bị phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm tăng theo từng năm, hầu hết số bị cáo này thường ở nhóm tội phạm ma túy.

+ Cơ cấu tình hình tội phạm xét theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội

Bảng 1.11. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010- 2014 xét theo đặc điểm nhân thân của người phạm tội

NămNgười chưa thành niênTừ 18 đến 30 tuổiTừ trên 30 đến trên 45 tuổiNgười nghiện ma túyNữ giớiTái phạm, tái phạm nguy hiểm
20103218173252155
20112616367211748
20122917670241851
20132515866231647
20142414965221545
Tổng13682734111587246
Tỷ lệ10,4263,42%26,15%8,81%6,67%18,86 %

Nguồn: Thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

* Cơ cấu của THTP theo giới tính người phạm tội trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010 đến năm 2014: Cũng như các địa phương khác, từ thực tế cho thấy THTP trên địa bàn quận Hải Châu tỷ lệ người phạm tội là nam giới luôn cao hơn nữ giới. Theo bảng 1.11 thể hiện trong THTP ở quận Hải Châu từ năm 2010 đến năm 2014 có số nữ giới phạm tội chiếm 6,67%, nam giới chiếm 93,3 %.

* Cơ cấu của THTP theo độ tuổi người phạm tội trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010 đến năm 2014: Tại bảng 1.11 cho thấy, ở quận Hải Châu giai đoạn hiện nay số người phạm tội từ 18 tuổi đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 63,42%, từ trên 30 tuổi đến trên 45 tuổi chiếm 26,15%, số bị cáo là người chưa thành niên chiếm tỷ lệ 10,42%. Đáng chú ý số người phạm tội là người chưa thành niên đang có chiều hướng tăng cao và có nhiều vụ án hầu hết các đối tượng phạm tội đều chưa đủ 18 tuổi.

* Cơ cấu của THTP theo đặc điểm phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm của người phạm tội trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010 đến năm 2014: Căn cứ theo các đặc điểm nhân thân của người phạm tội là người phạm tội đã có tiền án hay chưa, tìm hiểu và làm rõ được những dấu hiệu về đặc điểm nhân thân người phạm tội sẽ thấy rõ hơn tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội của bị can, bị cáo đối với xã hội.

* Cơ cấu THTP theo đặc điểm nghiện ma túy của người phạm tội trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010 đến năm 2014: Cũng tại bảng 1.11 cho thấy THTP ở quận Hải Châu trong 5 năm từ 2010 đến 2014 trung bình mỗi năm có khoảng 23 người nghiện ma túy phạm tội và chiếm tỷ lệ 6,67% số người phạm tội. Đây là một tệ nạn mà Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách quyết liệt đấu tranh đẩy lùi nhưng tệ nạn này vẫn không giảm.

* Cơ cấu của THTP theo đặc điểm trình độ học vấn của người phạm tội trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010 đến năm 2014

Bảng 1.12. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010- 2014 xét theo trình độ học vấn của người phạm tội

NămMù chữTừ lớp 1 đến lớp 9Từ lớp 10 đến lớp 12TC,CĐ, ĐHTổng
2010121659721297
201191188519234
2012131639222291
2013111237716227
201491447920255
Tổng54713430981304
Tỷ lệ (%)4,1454,632,977,51100

Nguồn: Thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng

Trình độ học vấn là một trong những cơ sở quan trọng trong việc đánh giá khả năng nhận thức của con người, nó có liên quan chặt chẽ, ảnh hưởng đến việc hình thành quan điểm sống của các cá nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành nhu cầu, lợi ích sở thích, tác động đến cách xử sự của con người nói chung và hành vi phạm tội nói riêng.

* Cơ cấu của THTP theo đặc điểm nghề nghiệp của người phạm tội trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010 đến năm 2014

Bảng 1.13. Cơ cấu tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu từ năm 2010- 2014 xét theo nghề nghiệp của người phạm tội

NămCán bộ, công chứcHọc sinh, sinh viênLao động phổ thôngKhông nghề nghiệpTổng cộng
201051423741297
201111218239234
20123923445291
20131818137227
201421120438255
Tổng12541.0382001.304
Tỷ lệ0,924,1479,6015,33100

Trong thực tế xã hội người có việc làm, nghề nghiệp ổn định sẽ tạo ra môi trường tốt, ít phát sinh các mâu thuẫn và khi có mâu thuẫn xảy ra cũng sẽ có cách giải quyết hợp lý.

      1. 1.2.2. Phần ẩn của tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2014

Phần ẩn của tình hình tội phạm được tạo nên bởi tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế, song không phát hiện được, không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê tội phạm.

Qua nghiên cứu thực tế THTP ở quận Hải Châu cho thấy một số lý do của tội phạm ẩn khách quan như sau:

Thứ nhất là, do phương thức thủ đoạn của người phạm tội được che đậy kín kẽ, tinh vi và xảo quyệt, nhiều vụ án được sự chống lưng của một số cán bộ có chức có quyền tạo thành đường dây khép kín gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra.

Thứ hai là, do công tác đấu tranh chống tội phạm chưa thật sự quyết liệt.

Thứ ba là, tâm lý người dân không dám tố cáo bị sợ trả thù.

Thứ tư là, Nhà nước chưa có hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, rõ ràng.

Thứ năm là, Công tác thanh tra, kiểm tra trong phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, các tội phạm về kinh tế còn hạn chế.

Ngoài ra, đối với các loại án xâm phạm danh dự, nhân phẩm, nhất là tội hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em do người bị hại còn quá nhỏ chưa nhận thức đầy đủ, gia đình người bị hại không dám tố giác bởi thiếu chứng cứ hoặc làm ảnh hưởng đến tương lai, sự dè bỉu của người khác nên phần ẩn của các loại tội này vẫn còn nhiều.

Tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
Tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Chương 2

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH

TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU,

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    1. 2.1. Các yếu tố tiêu cực làm phát sinh tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
      1. 2.1.1. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống

2.1.1.1. Môi trường xã hội

2.1.1.2. Môi trường giáo dục nhà trường

      1. 2.1.1.3. Yếu tố tiêu cực thuộc lĩnh vực kinh tế

Nền kinh tế thị trường tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Nhưng bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ làm phát sinh tình hình tội phạm và điều này được thể hiện cụ thể là:

– Động cơ lợi nhuận dễ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật như kinh doanh không minh bạch, lừa đảo.

– Kinh tế thị trường tạo ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, dẫn đến phân hóa giàu nghèo ngày càng tang.

      1. 2.1.1.4. Nguyên nhân tâm lý – văn hóa

Việc toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, sự hội nhập toàn diện quá nhanh chóng từ bên ngoài đã kéo theo những hành vi lệch chuẩn trong đời sống xã hội. Những hành vi này đã tác động tiêu cực đến quan điểm, cách suy nghĩ và lối sống của con người Việt Nam và làm xuất hiện hiện tượng chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ đang có xu hướng gia tăng.

      1. 2.1.1.5. Nguyên nhân thuộc về tổ chức, quản lý xã hội

Trong thời gian qua những hạn chế trong quản lý thể hiện, đó là:

– Hạn chế trong quản lý kinh tế dẫn đến phát sinh tội phạm kinh tế, tham nhũng và kéo theo một số tội phạm khác

– Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa tốt, năng lực quản lý của cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu.

– Hạn chế trong quản lý giáo dục, văn hóa, du lịch, y tế

– Hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa thật sự đạt hiệu quả cao.

– Hạn chế trong việc quản lý nhân khẩu, hộ khẩu

– Hạn chế trong hoạt động quản lý an ninh trật tự xã hội

– Hạn chế trong công tác quản lý phạm nhân

      1. 2.1.2. Nguyên nhân thuộc về cá nhân người phạm tội

Những yếu tố tiêu cực thuộc ý thức cá nhân

Những yếu tố tiêu cực thuộc về lối sống cá nhân

      1. 2.1.3. Nguyên nhân trong hoạt động, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án

– Trong hoạt động điều tra chưa thu thập và xử lý tốt các thông tin mà quần chúng nhân dân đã cung cấp.

– Viện kiểm sát quận Hải Châu vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình trong các giai đoạn tố tụng hình sự.

– Trình độ chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chưa đồng đều.

– Công tác thống kê, nghiên cứu phân tích, đánh giá tình hình, dự báo tình hình chưa thật sự khoa học.

    1. 2.2. Thực trạng công tác phòng ngừa tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua
      1. 2.2.1. Những kết quả đạt được
    2. Trong những năm qua các cấp, các ngành, các lực lượng chuyên trách trên địa bàn quận Hải Châu đã triển khai đồng bộ, toàn diện nhiều nội dung, biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm và đã thu được nhiều kết quả quan trọng.

Trình độ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, chấp hành viên ngày càng nâng cao nên việc giải quyết các vụ án được nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật.

      1. 2.2.2. Những tồn tại, hạn chế

Nhiều loại tội nghiêm trọng chưa được kìm chế. Tội phạm có tổ chức, băng nhóm mang tính chất “xã hội đen” manh nha xuất hiện, tội phạm về gian lận thương mại, tội phạm về ma túy ngày càng gia tăng, tội phạm xâm phạm sở hữu, xâm phạm tính mạng sức khỏe người khác vẫn chưa có dấu hiệu giảm.

Nguyên nhân của tình hình trên, một phần là do các yếu tố khách quan như tác động của những vấn đề xã hội phức tạp; sự xuống cấp về đạo đức, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền… nhưng chủ yếu là do những hạn chế, yếu kém trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là phòng ngừa xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm chưa được đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước.

Tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
Tội phạm trên địa bàn quận Hải Châu: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Chương 3

HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Ở

QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    1. 3.1. Dự báo tình hình tội phạm trong những năm tới ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
    2. Tội phạm học đã xác định: “Dự báo là những phán đoán khoa học về khả năng diễn biến của tình trạng trong tương lai nhằm đề ra các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đó”.

Dự báo tình hình tội phạm là đưa ra những phán đoán mang tính khoa học có sơ sở lý luận thực tiễn về khả năng diễn biến của tình trạng tội phạm sẽ diễn ra trong tương lai nhằm đề ra các giải pháp chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và ngay cả chống lại tình hình tội phạm.

Dự báo tình hình tội phạm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm và từ đó sẽ có những biện pháp phòng ngừa tích cực.

– Gia tăng nhiều nhất là các tội trộm cắp tài sản với những thủ đoạn tinh vi hơn. Tội cố ý gây thương tích với tính chất côn đồ, dùng hung khí nguy hiểm, tội vi phạm an toàn trật tự giao thông, cướp giật tài sản trên đường phố tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng và đang là vấn đề nhức nhối cho xã hội nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

– Tội phạm về ma túy trong những năm gần đây trên địa bàn quận Hải Châu gia tăng về số vụ cũng như số người phạm tội.

– Người phạm tội có xu hướng trẻ hóa.

– Nhóm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự người khác cũng sẽ có chiều hướng gia tăng.

– Tội phạm có tổ chức, băng nhóm, hành xử theo kiểu xã hội đen, xuất hiện ngày càng nhiều.

– Tội phạm liên quan đến lĩnh vực đất đai xảy ra ngày càng nhiều trên địa bàn khi đang trong quá trình đô thị hóa.

Mức độ hậu quả gây ra cho xã hội của các tội phạm ngày càng lớn, xâm phạm nghiêm trọng trật tự, kỷ cương pháp luật, lợi ích của Nhà nước và xã hội, tài sản, tính mạng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân làm suy giảm niềm tin xã hội và cản trở công cuộc phát triển của đất nước.

    1. 3.2. Hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm ở địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
      1. 3.2.1. Các giải pháp ngăn chặn

3.2.1.1. Những giải pháp không cho tội phạm xảy ra

Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan Công an, Viện kiểm soát, Tòa án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác phải có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức giám sát và giáo dục người phạm tội, các đối tượng tại cộng đồng.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm tra chặt chẽ tại địa bàn, quản lý giáo dục đối tượng quản lý sau cai nghiện, số thanh thiếu niên hư hỏng ở cộng đồng dân cư.

Tăng cường công tác quản lý đối tượng tại chỗ.

Việc vận hành hệ thống phòng ngừa tội phạm đòi hỏi Nhà nước có cơ chế buộc trách nhiệm, biện pháp đánh giá hạn chế, tích cực của từng biện pháp, có sự tổng kết đánh giá cụ thể dần hoàn thiện, kiện toàn hệ thống biện pháp phòng ngừa tội phạm.

3.2.1.2. Những giải pháp không cho tội phạm thực hiện đến cùng

Không chỉ tập trung vào các tội phạm tiềm tàng mà còn ngăn chặn cả các tội phạm đang xảy ra không để cho nó thực hiện phạm tội đến cùng.

Ngăn chặn không để cho tội phạm xảy ra, không để nó gây thêm thiệt hại cho xã hội.

Các giải pháp được áp dụng trong các trường hợp này được cụ thể hóa thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể khác nhau:

– Ngăn chặn khi tội phạm đang thực hiện

– Ngăn chặn những trường hợp lặp lại của hành vi phạm tội

3.2.1.3. Những giải pháp không cho tội phạm tái phạm

Tội phạm phải được xử lý kịp thời, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

Một vấn đề quan trọng khác trong việc không cho tái phạm là quá trình quản lý, giáo dục tại trại giam, nhà tạm giữ và tại cộng đồng.

Tội phạm phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh và đảm bảo việc thi hành án có hiệu quả.

Tổ chức tuyên truyền, phát động phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh tổ quốc đến từng hộ gia đình, người dân.

      1. 3.2.2. Các giải pháp loại trừ tội phạm

3.2.2.1. Những giải pháp về kinh tế

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đều là những biện pháp có giá trị to lớn và quyết định để giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội. Đây là giải pháp mang tính bền bỉ, lâu dài. Những biện pháp ngăn ngừa tội phạm về kinh tế được xác định cụ thể, đó là:

– Đảng và Nhà nước cần tập trung khắc phục tình trạng yếu kém nền kinh tế.

– Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với các hộ nghèo, cận nghèo.

– Có chính sách hổ trợ vốn, kiến thức để nhân dân, thanh niên phát triển kinh doanh, sản xuất để tự thu nhập nuôi sống bản thân mà không phải thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

– Tổ chức rà soát, kiểm tra, quy hoạch các cơ sở, khu vực kinh doanh để đảm bảo chính quyền địa phương và cơ quan chức năng có thể quản lý được.

– Cần nghiên cứu gắn kết chương trình phòng chống tội phạm với các chương trình phòng chống tội phạm của Quốc gia, thành phố với tình hình thực tế của địa bàn quận.

3.2.2.2. Những giải pháp về mặt pháp luật

Với chức năng điều chỉnh hành vi, điều chỉnh các quan hệ xã hội và tác động vào ý thức của con người, pháp luật có vai trò đặc biệt to lớn đối với phòng ngừa tội phạm.

Cần phải đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, thường xuyên rà soát các quy định hiện hành, kịp thời khắc phục lổ hổng của pháp luật.

Cần phải nhanh chóng xây dựng các văn bản, kế hoạch cụ thể phù hợp để triển khai thực hiện phù hợp với tình hình tại địa phương.

Lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm phối hợp chính quyền địa phương và các cơ quan có chức năng thường xuyên kiểm tra, quản lý giáo dục những đối tượng đã có hành vi vi phạm pháp luật, những đối tượng đã có tiền án, tiền sự…

Cải tiến đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân để chủ động phòng ngừa tội phạm.

Kịp thời đưa ra truy tố, xét xử nhanh chóng và nghiêm khắc đối với các vụ án trọng điểm, gây bức xúc trong dư luận.

Xây dựng, phát triển đào tạo, bồi dưỡng lực lượng trực tiếp đấu tranh, lực lượng thi hành pháp luật ngày càng tinh nhuệ, hiện đại có đầy đủ phẩm chất chính trị đạo đức, hiểu biết pháp luật, tinh.

3.2.2.3. Những biện pháp về mặt văn hóa – giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật

Văn hóa – giáo dục là hai yếu tố quyết định mức độ hoàn thiện nhân cách con người. Sai lầm, khiếm khuyết trong công tác giáo dục và văn hóa sẽ dẫn đến việc hình thành nhân cách sai lệch và là nguồn phát sinh tội phạm.

Để làm tốt công tác tuyên truyền, lực lượng công an phải gắn hoạt động của mình với địa bàn dân cư, cơ quan tổ chức lựa chọn các hình thức tuyên truyền giáo dục trong nhân dân thức cảnh giác, ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng trật tự kỷ cương, gắn phong trào quần chúng bảo vệ trật tự xã hội với các phong trào phát triển kinh tế xã hội.

3.2.2.4. Những biện pháp về mặt tổ chức – quản lý

Những biện pháp loại trừ tội phạm có tác động trực tiếp vào ý thức của con người giúp con người có được thói quen tuân thủ pháp luật. Từ thực tiễn cho thấy nguyên nhân tình hình tội phạm trên địa bàn là do vẫn còn nhiều yếu kém, tồn tại trong hoạt động quản lý Nhà nước về an ninh trật tự như quản lý con người, quản lý ngành nghề, quản lý các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và để phòng ngừa có hiệu quả tội phạm, cần có những biện pháp khắc phục hạn chế trong hoạt động quản lý, tổ chức trên địa bàn quận Hải Châu.

3.2.2.5. Những biện pháp về mặt kiểm soát xã hội

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ địa bàn, huy động và tổ chức các đoàn thể chính trị, tổ dân phố tham gia quản lý tốt khu dân cư, phối hợp quản lý giáo dục số đối tượng quản lý sau cai nghiện; kịp thời tổ chức thực hiện có hiệu quả các cam kết thi đua xây dựng tổ, gia đình, khu dân cư, phường xã, cơ quan đơn vị, trường học không có tội phạm và tệ nạn xã hội.

Củng cố và duy trì sự phối hợp chặt chẽ về công tác thông tin, báo cáo giữa các lực lượng bảo vệ pháp luật theo định kỳ.

Cần phải củng cố và xây dựng hệ thống tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm đến tận địa bàn cơ sở.

Cần áp dụng đúng đắn, linh hoạt các quy định của BLHS để một mặt đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm, mặt khác tạo điều kiện cải tạo giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội, không mặc cảm sai lầm về lỗi của họ đã gây ra.

Lực lượng công an quận tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”.

Trong thời gian tới, VKSND quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng cần giám sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp nhằm phát hiện ra các sai phạm trong quá trình tố tụng; không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo nghề nghiệp.

Đối với TAND quận Hải Châu: Cần phải xác định Tòa án là khâu trung tâm của quá trình cải cách, xét xử là khâu trọng tâm của toàn bộ họat động tư pháp bởi vì thực chất hiệu quả của họat động tư pháp thế hiện chủ yếu ở họat động xét xử, ở bản án hay quyết định của toàn án, nếu án đúng thấy ngay kết quả, nếu án sai là họat động không có hiệu quả.

Đề cao trách nhiệm của các phường trên địa bàn quận, của các cơ quan, tổ chức trong việc theo dõi các đối tượng bị phạt tù nhưng cho hưởng mức án treo, xử phạt cải tạo không giam giữ đảm bảo để các hình phạt được chấp hành nghiêm chỉnh và có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tội phạm ra khỏi đời sống xã hội là mục tiêu của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.

Tuy nhiên tình hình tội phạm trên thành phố Đà Nẵng nói chung, THTP trên địa bàn quận Hải Châu trong thời gian qua diễn biến khá phức tạp, tăng giảm không ổn định và có chiều hướng gia tăng, với tính chất ngày càng tinh vi và tính nguy hiểm ngày càng cao. Việc đấu tranh, đẩy lùi tội phạm ra khỏi đời sống xã hội trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng là việc làm lâu dài, kiên trì và mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm từ Trung ương đến địa phương, từ đội ngũ Đảng viên cho đến quần chúng nhân dân và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng tội phạm vẫn chưa có xu hướng giảm mà ngày càng diễn biên phức tạp hơn, tác động mạnh mẽ hơn đến đời sống cộng đồng và là lực cản nguy hại đối với sự phát triển của toàn xã hội. Nguyên nhân là do di hại cũ, do ảnh hưởng từ những biến động xấu của nền kinh tế thế giới, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường kéo theo nhiều tiêu cực và do tác động những mặt xấu của văn hóa phương tây khi Việt Nam mở cửa và hội nhập, sự xuống cấp về đạo đức xã hội, hoạt động quản lý của Nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn hạn chế, hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm chưa cao. Tất cả đều có những quy luật phát sinh, vận động và phát triển của nó. Nếu chúng ta nắm được quy luật, phá vỡ quy luật, triệt tiêu chúng đi thì sẽ đạt được mục đích đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trước tình hình này, bản thân tôi xét thấy cần thiết có sự nghiên cứu một cách toàn diện THTP, nguyên nhân, dự báo và những biện pháp phòng ngừa THTP trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, từ đó bổ trợ cho cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh chống THTP trong thời gian tới.

Luận văn đã nghiên cứu thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biến của tình hình tội phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2014, biện pháp phòng ngừa đã triển khai, đánh giá nhiều tồn tại, thiếu sót, những nguyên nhân và điều kiện của THT thời gian qua, từ đó có những đề xuất đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm thời gian tới. Những giải pháp này nếu được tiến hành đồng bộ và có chiều sâu, có trách nhiệm sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, góp phần giữ vững tình hình trật tự xã hội trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

Luận văn được nghiên cứu với sự giúp đỡ của văn phòng Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, các đồng chí lãnh đạo TAND quận Hải Châu, VKSND quận Hải Châu, Công an thành phố Đà Nẵng, các đồng chí lãnh đạo, giảng viên Học viện Khoa học xã hội và đặc biệt là người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu còn mới mẽ, ít kinh nghiệm nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định nên tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành từ phía các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện tốt hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\TOI PHAM HOC\DANG NGOC KINH LUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *