THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI

Tính cấp thiết của đề tài

Công tác dân số – Kế hoạch hóa gia đình là là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người từng gia đình và toàn xã hội và là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp, chiến lược nhằm lãnh đạo và tổ chức thực hiện một cách toàn diện công tác dân số – kế hoạch hoá gia đình. Tổng cục Dân số – Kế hoạch hoá gia đình và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều thông tư liên tịch, văn bản hướng dẫn để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước về công tác này.

Mục tiêu cuộc vận động trong giai đoạn này là đẻ ít (2 đến 3 con), đẻ muộn (từ 22 tuổi trở lên) và đẻ thưa (cách nhau từ 3 đến 5 năm). Mục tiêu cụ thể được xác định tại Đại hội IV (năm 1976) là “đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, kiên quyết giảm dần tốc độ gia tăng dân số hàng năm phấn đấu đến năm 1980, tỷ lệ tăng dân số là trên 2% một ít”; tại Đại hội V (năm 1982) là “giảm tốc độ tăng dân số bình quân của cả nước từ 2,4% hàng năm xuống còn 1,7% vào năm 1985; tại Đại hội VI (năm 1986) là “giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 2,2% hiện nay xuống còn 1,7% vào năm 1990”.

Ngày 14/01/1993 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 04 về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình (gọi tắt là Nghị quyết TW 4 khoá VII), đây là văn bản có tính chất quan trọng, làm tiền đề cho những quyết sách về công tác DS-KHHGĐ sau này của Đảng và Nhà nước.

Tiếp tục quán triệt và kiên quyết thực hiện các quan điểm cơ bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; phấn đấu sớm đạt được mục tiêu về ổn định quy mô dân số, đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dân số Việt Nam. Ngày 22/3/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. 

Kết quả công tác DS-KHHGĐ đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội, tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm, xoá đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân. Các văn bản chính sách, pháp luật về dân số đã góp phần điều chỉnh toàn diện vấn đề dân số, bao gồm quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố dân cư… là cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện thắng lợi Chiến lược Dân số Việt Nam, là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Đến ngày 09/01/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua Pháp lệnh Dân số và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2003. Pháp lệnh Dân số là văn bản pháp lý cao nhất của nước ta trong lĩnh vực dân số, có phạm vi điều chỉnh khá rộng và toàn diện, bao gồm những vấn đề liên quan đến kết quả của dân số (quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số) và đến quá trình dân số (sinh, chết, di cư, phát triển về thể chất, trí tuệ và tinh thần của con người); quy định các nội dung quản lý nhà nước về dân số và công tác dân số.

Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trên thực tế hầu như không còn tình trạng cản trở hay cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã thể hiện được cam kết của Nhà nước Việt Nam trong các điều ước, công ước quốc tế về quyền con người liên quan đến công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện pháp lệnh Dân số còn bộc lộ những điểm hạn chế nhất định về cơ cấu dân số và chất lượng dân số, cụ thể:

Trung bình mỗi năm, dân số Việt Nam tăng gần 1 triệu người và cũng có hoảng 1 triệu người gia nhập lực lượng lao động, điều này tạo ra áp lực khá lớn cho vấn đề tạo việc làm mới cho người lao động. Cơ cấu dân số Việt Nam thuộc nhóm “cơ cấu dân số trẻ”, số người thuộc nhóm dưới tuổi chiếm 31,8%, trong đó nhóm dưới 15 tuổi, chiếm 24,1 %.

Dù đã được cải thiện đáng kể, song chất lượng dân số nước ta vẫn thấp và đang đứng trước những thách thức  mới như: Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao, tốc độ già hóa dân số tăng nhanh, tỷ lệ dân số bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh có xu hướng tăng…  Ðây đang là những vấn đề “nóng”, đòi hỏi các giải pháp toàn diện để nâng cao chất lượng dân số.

Chất lượng dân số còn nhiều hạn chế theo báo cáo của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGÐ), chất lượng dân số về thể chất của người Việt Nam đã được cải thiện song vẫn còn rất thấp. Kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, có 1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ. Trong đó, số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm khoảng  từ 1,5 đến  3% và có xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại, chưa được phát hiện và điều trị sớm.  Bên cạnh đó, số lượng người bị tàn tật, khuyết tật trong cả nước rất lớn, khoảng 5,3 triệu người (chiếm 6,3% số dân)… Tầm vóc, thể lực cân nặng, sức bền của người Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực vẫn còn hạn chế. [19]

Để tìm hiểu những vấn đề của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình và quá trình thực hiện trong thực tiễn hiện nay, em chọn đề tài “Thực hiện chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi”.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích

Mục đích của luận văn là: Trên cơ sở những vấn đề lý luận và việc đánh giá thực hiện chính sách dân số từ thực tiển huyện Bình Sơn, luận văn đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình tại huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nêu trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau:

– Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách dân số như khái niệm, nội dung chính sách dân số; tầm ảnh hưởng của chính sách DS-KHHGĐ đến đời sống của nhân dân.

– Đánh giá việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại huyện Bình Sơn.

– Rút ra bài học kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại huyện Bình Sơn. Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn chiến lược phát triển dân số.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các nội dung, giải pháp thực hiện chính sách dân số trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn trong việc thực hiện chính sách dân số (quy định pháp luật trực tiếp về dân số, bao gồm quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố dân cư và các biện pháp thực hiện công tác dân số, quản lý nhà nước về dân số).

Việc nghiên cứu luận văn căn cứ vào thực tiễn thực hiện chính sách dân số trên địa bàn huyện Bình Sơn.

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu chính sách công đồng thời kết hợp với các phương pháp nghiên cứu liên ngành như phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê, tổng kết thực tiễn…

6. Ý nghĩa của luận văn

Ý nghĩa khoa học: Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện chính sách dân số trên địa bàn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.

Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ trong việc nghiên cứu và học tập của cán bộ làm công tác dân số và sinh viên trong lĩnh vực chính sách công và chính sách xã hội.

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là một công trình khoa học nghiên cứu các phương pháp tối ưu nhất để thực hiện chính sách dân số trên địa bàn cụ thể. Căn cứ kết quả đạt được, luận văn đưa ra được một số ý kiến sau:

– Nêu những đặc điểm, vai trò của chính sách dân số.

– Đánh giá những ưu điểm, nêu những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách dân số.

– Nêu ra các quan điểm và giải pháp để thực hiện chính sách tốt hơn trong giai đoạn đổi mới đất nước.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày gồm 3 chương

Chương 1: Lý luận về chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình

Chương 2: Thực hiện chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3: Hoàn thiện chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình.

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HÓA

GIA ĐÌNH

1.1. Lý luận về chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình

1.1.1. Các khái niệm

1.1.1.1. Khái niệm chính sách công

“Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu xác định của đảng chính trị cầm quyền” [Đỗ Phú Hải – 2012 và 2014][18]. Như vậy, chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị liên quan đến toàn bộ quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, từ khâu hoạch định chính sách, hay xác định mục tiêu tức các vấn đề xã hội cần giải quyết đến các giải pháp và công cụ dể thực hiện chúng. Dù rằng chính sách công luôn gắn với vai trò chủ thể chính là Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị của đất nước từ trung ương đến địa phương, song do tính chất của các vấn đề và hoàn cảnh kinh tế xã hội của từng địa phương và của cả nước trong những thời kỳ nhất định, sự tham gia của các chủ thể khác nhau có thể đươc mở rộng. Trong giải pháp thực hiện chính sách công không chỉ nêu rõ vai trò tham gia của các chủ thể từ hoạch định chính sách đến tổ chức thực hiện chính sách, mà còn đưa ra các quy chế về sự tham gia, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể.

1.1.1.2. Khái niệm dân số và chính sách dân số

Theo quan niệm dân số học “Dân số hay dân cư là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính” (Khoản 1 Điều 3 PLDS).

Chính sách dân số theo quan niệm dân số học là tất cả các biện pháp chính sách nhằm ảnh hưởng một cách hài hòa đến quy mô (chính sách dân số định lượng) hoặc cơ cấu (chính sách dân số định tính) của một dân cư. Dưới sự trợ giúp và hướng dẫn toàn diện về hôn nhân, về kiểm soát sinh đẻ, tử vong, nhập cư và di cư, chính sách dân số được liên kết chặt chẽ với chính sách gia đình, sức khỏe và di cư, cũng như lãnh thổ[1].

Theo quan niệm của khoa học về chính sách công Chính sách dân số là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề dân số theo mục tiêu xác định của đảng chính trị cầm quyền.

      1. Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam

Vấn đề của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Các chính sách, pháp luật về DS – KHHGĐ đã được ban hành khá đầy đủ từ Trung ương đến địa phương, tạo môi trường pháp lý cũng như những động lực và điều kiện để thu hút được sự tham gia hưởng ứng của toàn xã hội, nhằm thực hiện tốt Chiến lược Dân số 2001 – 2010 và tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản gia đoạn 2011 – 2020. Bên cạnh các chính sách khen thưởng, khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách DS – KHHGĐ, chính sách, biện pháp đặc thù đối với người dân tộc thiểu số, vùng dân tộc trong việc thực hiện mục tiêu DS – KHHGĐ, chính sách, chế độ với cán bộ làm công tác DS – KHHGĐ, những quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm vi chính sách DS – KHHGĐ được ban hành kịp thời.

Tuy nhiên do chưa nhận thức được hết tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác DS-KHHGĐ, ở một số nơi đã có những dấu hiệu của sự chủ quan, thỏa mãn với những thành tích bước đầu trong công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình. Có không ít địa phương, chính quyền và cơ quan chức năng đã thể hiện sự thiếu kiên quyết trong khâu tổ chức thực hiện. Chính vì vậy, công tác dân số cũng bộc lộ một số hạn chế. Những hạn chế tiêu biểu có thể kể ra đó là:

Mức sinh ở một số nơi vẫn còn ở mức cao và sự chênh lệch về mức sinh giữa các vùng còn khá lớn, có khi lên tới từ 1,1 đến 1,9 lần. Việc giảm sinh diễn ra chưa đồng đều. Tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng mạnh trở lại.

Một thời gian dài chúng ta đã quá chú trọng tới mục tiêu giảm sinh mà chưa thực sự quan tâm tới chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống. Chính sách dân số còn thể hiện sự mất cân đối. Chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các tố chất về thể lực của con người Việt Nam như chiều cao, cân nặng và sức bền còn hạn chế.

Bộ máy quản lý dân số ra đời muộn, chưa ổn định, trình độ của đội ngũ quản lý, triển khai chương trình còn hạn chế, điều này thể hiện cả về trình độ khoa học cơ bản, hiểu biết pháp luật cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực tế đã có không ít những nơi tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và ngay cả những cán bộ chuyên trách đã hết sức lúng túng trước những vấn đề cụ thể và thực tiễn đặt ra. Điều này cũng phần nào cho thấy về năng lực dự báo, lập kế hoạch và xử lý tình huống của đội ngũ cán bộ còn yếu.

Những thực tiễn của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình trên đây cho thấy quy trình hoạch định và ban hành chính sách phải gắn liền với công tác tổ chức thực hiện và giám sát trong thực tiễn mới có thể bảo đảm tính bền vững của chúng.

1.1.3. Giải pháp và công cụ chính sách:

Để thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình bền vững, Đảng và Nhà nước đã coi “kế hoạch hóa gia đình” là trọng tâm của chính sách dân số. Hiện nay và trong tương lai, khi mức sinh đã giảm bền vững dưới mức sinh thay thế, để duy trì mục tiêu “phát triển bền vững”, trọng tâm của chính sách dân số cần phải thay đổi để thích ứng với bối cảnh phát triển mới, như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển việc làm có giá trị cao để tận dụng cơ cấu dân số vàng; phát triển hệ thống giáo dục và y tế phù hợp với cơ cấu dân số thay đổi mạnh mẽ; dân số già và an sinh xã hội; mất cân bằng giới tính khi sinh và hệ lụy đi cùng với nó; di dân và chất lượng cuộc sống,… Hay nói cách khác, yếu tố dân số cần phải được giải quyết trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững, vì dân cư vừa là động lực của sự phát triển, vừa là đối tượng thụ hưởng những thành quả của sự phát triển để kiến tạo xã hội phát triển ở trình độ cao hơn.

1.1.3.1. Điều chỉnh quy mô dân số

* Thực hiện gia đình ít con

Mục tiêu tổng quát:

Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no hạnh phúc nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Mục tiêu cụ thể:

Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, ở vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô cơ cấu dân số và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.

* Thực hiện kế hoạch hóa gia đình

Kế hoạch hóa gia đình là sự cố gắng có ý thức của một cặp (hoặc cá nhân) nhằm điều chỉnh số con và khoảng cách sinh con, không chỉ bao hàm việc lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai mà còn là những cố gắng của các cặp vợ chồng để có thai theo kế hoạch giảm gia sự tăng dân số.

Mục tiêu tổng quát:

“Kế hoạch hoá gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” (Khoản 1 Điều 9 PLDS).

Mục tiêu cụ thể:

* Khuyến khích sử dụng biện pháp tránh thai

+ Mục đích, mục tiêu khuyến khích sử dụng biện pháp tránh thai Khuyến khích sử dụng biện pháp tránh thai để ngăn chặn có thai ngoài ý muốn nhằm chủ động về thời gian sinh con, số con sinh và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, giảm nạo phá thai.

1.1.3.2. Điều chỉnh cơ cấu dân số

* Các quy định chung

Mục đích, mục tiêu điều chỉnh cơ cấu dân số

Mục đích: Nhà nước điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, ngành nghề và các đặc trưng khác; bảo vệ và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát triển (Khoản 1 Điều 13 PLDS). Cơ cấu dân số phản ánh đặc trưng nhân khẩu chỉ hợp lý khi cơ cấu dân số theo giới tính, độ tuổi phù hợp với quy luật nhân khẩu học. Cơ cấu dân số phản ánh đặc trưng xã hội chỉ hợp lý khi cơ cấu dân số theo dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân phù hợp với mục tiêu xây dựng xã hội văn minh, hiện đại. Cơ cấu dân số phản ánh đặc trưng kinh tế phải tương ứng với sự phát triển KT-XH và sự phát triển con người.

Nội dung điều chỉnh cơ cấu dân số:

Việc điều chỉnh cơ cấu dân số được thực hiện thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và từng địa phương. Nhà nước có chính sách; cơ quan, tổ chức có biện pháp phát triển các dịch vụ xã hội phù hợp với cơ cấu dân số già trong tương lai (Khoản 2 Điều 13 PLDS).

* Giảm mất cân bằng giới tính khi sinh

Mục đích, mục tiêu giảm mất cân bằng giới tính khi sinh

Mục đích của việc nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh là để bảo đảm cân bằng giới tính giữa nam và nữ, bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội lành mạnh.

Việc cấm lựa chọn giới tính khi sinh có ý nghĩa, tác dụng: i) Bảo đảm sự bình đẳng giữa nam và nữ; ii) Tạo dư luận xã hội ủng hộ và xoá dần sự phân biệt giữa con trai và con gái trong tiềm thức của nhân dân; iii) Ngăn chặn tình trạng phá thai vì lý do lựa chọn giới tính; iv) Bảo đảm sự cân đối về số lượng giữa nam và nữ; v) Tạo sự ổn định và phát triển bền vững.

* Bảo vệ các dân tộc thiểu số

Mục đích, mục tiêu bảo vệ các dân tộc thiểu số

Bảo vệ các dân tộc thiểu số là tạo năng lực và cơ hội để đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển, nhanh chóng hoà nhập với sự phát triển của xã hội. Tạo cơ hội tiếp cận với giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và phát triển kinh tế, với chương trình chăm sóc SKSS, KHHGĐ, nâng cao chất lượng cuộc sống.

1.1.3.3. Phân bố dân cư

Mục đích phân bố dân cư

Mục đích phân bố dân cư là nhằm bảo đảm sự hợp lý giữa dân số và sự phát triển bền vững; phát huy sự năng động, sáng tạo và nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, gia đình; đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

1.1.3.4. Chất lượng dân số

Mục đích của nâng cao chất lượng dân số

Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước (Điểm a Khoản 2 Điều 1 QĐ147/2000/QĐ-TTg). Nâng cao chất lượng dân số là chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển đất nước (Khoản 1 Điều 20 PLDS).

1.1.4. Các chủ thể chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Chủ thể chính sách dân số được bắt đầu từ vai trò lãnh đạo của Đảng và sau đó là Quốc hội và Chính phủ bao gồm hệ thống các cơ quan lập, ban hành và thực thi chính sách việc làm như Bộ Y tế, đội ngũ thực thi chính sách dân số là cán bộ công chức – viên chức, đặc biệt là cán bộ quản lý công chức Nhà nước và chính quyền các cấp, cộng tác viên dân số tại các địa phương và những đối tượng tham gia và thụ hưởng quyền lợi từ chính sách dân số.

1.1.5. Thể chế của chính sách Dân số Kế hoạch hóa gia đình

Môi trường thể chế là tổng hợp các nhân tố pháp lý và những điều kiện tác động đến sự tồn tại và vận động của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế – xã hội nhằm đạt được mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra.

Môi trường thể chế chính sách công bao gồm thể chế chính trị, luật pháp, kinh tế, hành chính và bộ máy, đội ngũ cán bộ của nó. Cụ thể hơn, môi trường thể chế chính sách công đó là hệ thống tổng hợp chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý và bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước áp dụng trên phạm vi toàn quốc, cùng với tập quán và các quy định thỏa ước của cộng đồng có liên quan trực tiếp/gián tiếp.

Các chính sách về DS-KHHGĐ đã được ban hành khá đầy đủ từ Trung ương đến các địa phương, tạo môi trường pháp lý cũng như những động lực và điều kiện để thu hút được sự tham gia hưởng ứng của toàn xã hội, nhằm thực hiện tốt Chiến lược Dân số 2010-2020. Để thực hiện chính sách dân số tốt hơn trong thời gian sắp tới và trở thành một trong những nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội tại các địa phương cần phải thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, Xây dựng chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số

Thứ hai, tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số

Thứ ba, tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số

Thứ tư, tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số

Thứ năm, tổ chức bộ máy thực hiện công tác Dân số ổn định

Thứ sáu, hoàn thiện chính sách dân số :

1.1.6. Những nhân tố tác động đến chính sách dân số

1.1.6.1. Hệ thống chính trị

Đây là yếu tố (văn hóa chính trị, Hiến pháp và hệ thống pháp luật, thể chế chính trị và các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị cùng cơ chế hoạt động) chi phối cả nội dung, hình thức và quy trình xây dựng và triển khai chính sách công.

1.1.6.2. Truyền thông

Công tác truyền thông là các kênh thông tin, phản hồi, phản biện/phản ứng của ý kiến công chúng đối với quá trình chính sách công. Thông qua truyền thông truyền tải được chính sách của Đảng và Nhà nước về KHHGĐ đến mọi đối tượng, tầng lớp, tổ chức trong xã hội để người dân có nhận thức đúng, tự giác thực hiện các mục tiêu, chính sách về DS-KHHGĐ nhằm ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý.

1.1.6.3. Các yếu tố bên ngoài

Trong quá thực hiện chính sách dân số tại Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tình hình phát triển kinh tế.

Vị trí địa lý nước ta đã dựa trên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng, miền khác nhau về địa hình giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo. Cũng từ đó kinh tế vùng miền phát triển khác nhau do vậy việc di cư đến sinh sống tại những vùng có kinh tế phát triển cao hơn là điều không thể tránh khỏi tạo nên sự gia tăng cơ học. Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến nơi cư trú mới).

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI

Chương 2

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA

GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH SƠN,

TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1 Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1. Vấn đề của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Quảng Ngãi

A- Vấn đề chính sách DS-KHHGĐ của tỉnh Quảng ngãi

Pháp lệnh Dân số sau khi được Ủy ban thường vụ Quốc Hội ban hành 22/01/2003 đã trở thành văn bản về chính sách dân số có giá trị pháp lý cao nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực dân số ở Việt Nam. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng đồng bộ, thống nhất và toàn diện về chính sách dân số, bao gồm “quy định về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, chất lượng dân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số và quản lý nhà nước về dân số” (Khoản 1, Điều 1, Pháp lệnh 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003).

Trong công tác triển khai thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền đóng vai trò rất quan trọng. Sự quan tâm thể hiện ở việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hoặc lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, hoặc tham dự các buổi họp triển khai công tác tuyên truyền,… Sự quan tâm đó cũng được chính các lãnh đạo, cán bộ làm công tác Dân số – KHHGĐ thể hiện. Các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác dân số – KHHGĐ đã được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành để tổ chức thực hiện,.

Pháp lệnh ban hành chưa có hướng dẫn thực hiện các cơ quan liên quan và cán bộ làm công tác dân số còn lúng túng trong công tác tham mưu, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách dân số làm cho nhận thức sai lệch về Pháp lệnh dân số của một bộ phận cán bộ, công chức viên chức và nhân dân dẫn đến tình trạng sinh con thứ 3 tăng đột biến tốc độ dân số có nguy co tăng cao.

Trong lúc cán bộ làm công tác dân số chưa được quan tâm đúng mức thù lao còn thấp, thiếu sự động viên tinh thần trong quá trình thực hiện công việc dẫn đến việc chưa nhiệt tình tham gia làm ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền vận động người dân nhất là với những địa bàn khó khăn, vùng sâu vùng xa nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

B – Các mục tiêu của chính sách DS – KHHGĐ của tỉnh Quảng Ngãi

+ Mục tiêu giảm sinh: Duy trì vững chắc mức giảm sinh hằng năm, ổn định mức sinh thay thế (2,1 con) để đến năm 2010 quy mô dân số toàn tỉnh đạt dưới 1.350.000 người và dưới 1.550.000 người vào năm 2020. Toàn tỉnh phấn đấu hạ thấp tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống còn 12% năm 2010 và 5% vào năm 2020.

+ Mục tiêu về cơ cấu dân số và chất lượng dân số:

– Khống chế, giảm thiểu tỷ số giới tính khi sinh ở mức 105 – 110 trẻ trai/100 trẻ gái và duy trì vững chắc tỷ số này từ nay đến năm 2010 và các năm tiếp theo.

– Hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 20% vào năm 2010 và 5% vào năm 2020.

– Hạ thấp tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn 30 0/00 vào năm 2010 và dưới 200/00 vào năm 2020.

– Giảm tỷ lệ tử vong mẹ ở mức dưới 60/100.000 ca đẻ sống vào năm 2015 và dưới 50/100.000 ca đẻ sống vào năm 2020.

– Triển khai các mô hình nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần, phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) bằng mức bình quân của cả nước.

2.1.2. Các giải pháp và công cụ thực hiện chính sách DS-KHHGĐ

– Giải pháp giảm sinh và ổn định quy mô dân số

Quyết định số 81/2005/QĐ-UBND ngày 30/6/2005 về việc ban hành chương trình hành động thực hiện chính sách Dân số- Gia đình và Trẻ em tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010, có các nội dung cụ thể:

Mục tiêu:

Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từng bước nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh nhà.

Củng cố và xây dựng gia đình trên địa bàn tỉnh theo tiêu chí: ít con (1 hoặc 2 con), no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc để mỗi gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào hạnh phúc của xã hội.

Tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và các quyền cơ bản của trẻ em, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em, xây dựng mối an toàn và lành mạnh để trẻ em có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

– Giải pháp nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần; bảo đảm cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý

Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 10/7/2009 phê duyệt Đề án thực hiện công tác DS-KHHGĐ tỉnh Quảng Ngãi trong tình hình mới có các nội dung sau:

Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số và kế hoạch hóa gia đình , thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số của tỉnh ở mức hợp lý; từng bước nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần; bảo đảm cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

– Giải pháp kiểm soát quy mô dân số, chất lượng dân số vùng biển, đảo và ven biển

Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày 04/9/2009 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển năm 2009.

* Mục tiêu:

Kiểm soát quy mô dân số, chất lượng dân số vùng biển, đảo và ven biển góp phần thực hiện thắng lợi chính sách DS – KHHGĐ và mục tiêu chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

– Giải pháp nâng cao chất lượng dân số thông qua truyền thông, vận động nhằm phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh

Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 09/9/2009 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng dân số thông qua truyền thông, vận động nhằm phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh giai đoạn 2009-2010.

* Mục tiêu:

Xây dựng mở rộng mạng lưới sàng lọc trước sinh, sơ sinh tới tuyến cơ sở để phát hiện, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi và sơ sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số

– Giải pháp tiếp tục thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số của tỉnh ở mức hợp lý; từng bước nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần; bảo đảm cơ cấu dân số và phân bổ dân cư thích hợp

Quyết định số 219/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 ban hành Chương trình hành động của tỉnh Quảng Ngãi thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ trong tình hình mới”.

* Mục tiêu:

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số của tỉnh ở mức hợp lý; từng bước nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần; bảo đảm cơ cấu dân số và phân bổ dân cư thích hợp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Duy trì vững chắc mức giảm sinh hàng năm, ổn định mức sinh thay thế (2,1 con) để đến năm 2010 quy mô dân số toàn tỉnh đạt dưới 1.350.000 người và dưới 1.550.000 người vào năm 2020. Toàn tỉnh phấn đấu hạ thấp tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên xuống còn 12% và 5% vào năm 2020.

2.1.3 Các chủ thể thực hiện chính sách DS – KHHGĐ của huyện Bình Sơn

Trong khuôn khổ của việc thực hiện chính sách DS – KHHGĐ ở huyện Bình sơn, ngoài các chủ thể thuộc các cấp lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi, các chủ thể thuộc huyện Bình Sơn cũng bao gồm các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành và tổ chức chính trị xã hội của huyện. Vai trò của các chủ thể này được thể hiện qua việc ban hành các văn bản hay tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện Bình Sơn.

2.2 Tổ chức thực hiện chính sách DS – KHHGĐ tại huyện Bình Sơn

2.2.1 Đánh giá thực hiện các mục tiêu chính sách DS-KHHGĐ

Trong những năm qua nhờ công tác DS-KHHGĐ đã có những chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Để có được kết quả này là do nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác DS-KHHGĐ có nhiều thay đổi và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần ổn định quy mô, cơ cấu dân số, nâng cao chất lượng dân số.

Công tác DS-KHHGĐ đã trở thành một trong những nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. Các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể coi công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và xã hội.

Nhận thức xã hội, cộng đồng và người dân về công tác dân số đã có chuyển biến tích cực. Số lượng bà mẹ mang thai và nhiều trẻ sơ sinh được thực hiện các kỹ thuật sàng lọc và phát hiện những dị dạng, bệnh tật bẩm sinh để có những can thiệp sớm, góp phần hạn chế những bệnh tật bẩm sinh đối với trẻ em tăng qua hàng năm. Nhận thức của thanh niên, vị thành niên về vấn đề sức khoẻ sinh sản được nâng lên rõ rệt, nhờ vậy tỷ lệ thanh niên nạo phá thai giảm, đặc biệt số nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được tư vấn và kiểm tra sức khoẻ ngày càng tăng. Nhận thức của người dân về giới tính có sự chuyển biến tích cực.

Chất lượng dân số từng bước được cải thiện. Quy mô và lợi ích của KHHGĐ ngày càng được nhiều người chấp nhận; tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa giảm dần; tỷ lệ nạo phá thai giảm; các vấn đề trẻ em khuyết tật, dị tật, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi được quan tâm. Các mô hình truyền thông được nhân rộng. Nhận thức của người dân về hôn nhân và sinh đẻ đã có sự chuyển biến. Ngày càng có nhiều người kết hôn, sinh con phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và điều kiện kinh tế. Nhận thức của đồng bào các dân tộc đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều thôn bản, tổ dân phố không có người sinh con thứ 3 trở lên. Mô hình gia đình có 1 – 2 con ngày càng được chấp nhận rộng rãi.

2.2.1.1 Về quy mô dân số

– Các quy định về “quy mô dân số” đã được huyện Bình Sơn thực hiện với kết quả đáng khích lệ.

+ Tỷ suất sinh thô năm 2003: 14,9‰, năm 2008: 11,83‰, năm 2012 là 11,26‰.

+ Kết quả thực hiện mức giảm sinh ở các năm cụ thể: năm 2003: 0,6%, năm 2008:0,46%, năm 2012 là 0,19%.

+ Số con bình quân của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn tỉnh từ 2,21 con năm 2005 xuống 2,07 con năm 2010 và xuống còn 2,03 con năm 2014; KHHGĐ được coi là “biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh, góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. + Tỷ số giới tính khi sinh từ 119 bé trai/100 bé gái năm 2005 xuống còn 117 bé trai/100 bé gái năm 2010 và còn 112 bé trai/100 bé gái năm 2014.

– Đa số (82,51 %) người dân đã thực hiện quy định “Mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con”

Trong quá trình thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, nhiều thông điệp đã được sử dụng nhằm vận động nhân dân tích cực tham gia, như: “Mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con”; “Dù gái hay trai, chỉ 2 là đủ”… và hiện nay là “Mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con”. Phần lớn cán bộ các cơ quan Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội các cấp, đều cho rằng quy định “mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con” là hợp lý.

Nhận thức của một số bộ phận đảng viên, công chức, viên chức cho rằng Điều 10 của Pháp lệnh (Khoản 1: Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền: a) Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe …)

Trong khi chưa có Nghị định sửa đổi Điều 10 của PLDS, để khắc phục tình trạng này, ngành dân số Bình Sơn đã tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện chủ động nội dung thực hiện mỗi cặp vợ chồng có từ 1 đến 2 con vào Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXV nhiệm kỳ 2010-2015 và tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện, có biện pháp tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng tuyên truyền trong từng nhóm đối tượng, mặt khác có biện pháp xử lý nên tình hình dư luận xã hội đã dần ổn định. Qua thực tế cho thấy nơi nào có Đảng lãnh đạo, HĐND, UBND chỉ đạo, các ngành, Mặt trân, Hội đoàn thể vào cuộc thì nơi đó dù có khó mấy công tác tuyên truyền về thực hiện chính sách dân số vẫn đạt hiệu quả cao. Nhờ đó đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và chỉ đạo thực hiện.

2.2.1.2. Về cơ cấu dân số

Thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua, nhiều chính sách, giải pháp đã được triển khai trong cộng đồng nhằm ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi, đảm bảo cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên, điều chỉnh mức sinh… Bảng cơ cấu dân số của huyện sau đây cho thấy mức độ đô thị hóa còn thấp và tỷ lệ lựa chọn giơí tính ở đô thị cao hơn ở nông thôn nên ảnh hưởng của nó chưa rộng rãi.

2.2.1.3 Về chất lượng dân số

Trong những năm qua Chất lượng dân số thể hiện ở các yếu tố: thể chất, trí tuệ, tinh thần và chỉ số phát triển con người. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 35,6% năm 2000 xuống còn 25,2% năm 2005 và 16,5% năm 2010

2.2.2. Đánh giá các giải pháp/công cụ chính sách DS -KHHGĐ

2.2.2.1 Giải pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục

Công tác truyền thông – giáo dục bằng nhiều hình thức: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp thấy rõ tầm quan trọng của công tác KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể trong huyện, công tác tuyên truyền về KHHGĐ đã được đẩy mạnh, nhờ đó đã nâng cao được hiệu quả công tác truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức của các nhóm đối tượng tại cộng đồng, ạo được dư luận xã hội về KHHGĐ.

2.2.2.2. Giải pháp tăng cường sử dụng các biện pháp tránh thai

Mức độ sử dụng biện pháp tránh thai:

Theo số liệu báo cáo trong những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông được đẩy mạnh, các BPTT hiện đại mới được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều, tỷ lệ người sử dụng các BPTT hiện đại tăng. Do đó chất lượng KHHGĐ cũng được tăng lên. Số CVC trong độ tuổi sinh đẻ: Tỷ lệ CVC trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các BPTT hiện đại hằng năm đều tăng, năm 2003: 77,4%; năm 2008: 83,11%; năm 2012: 85,5%.

Theo số liệu điều tra mức độ sử dụng các BPTT tăng dần theo độ tuổi và đạt hiệu quả cao nhất ở độ tuổi 35-39 đối với tất cả các biên pháp và biện pháp hiện đại. Đối với độ tuổi từ 15-19 và 40-49 sử dụng BPTT thấp nhất đối với 2 phụ nữ có chồng thì có hơn 1 phụ nữ sử dụng BPTT nguyên nhân đối với đội tuổi 15-19 độ tuổi mới lập gia đình, đối với độ tuổi 40-49 nguyên nhân đã mãn kinh và khó thụ thai.

Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai có mối quan hệ chặt chẽ với trình độ học vấn của phụ nữ. Trình độ học vấn của phụ nữ càng cao, thì tỷ lệ phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai càng lớn và dừng lại ở nhóm phụ nữ tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên. Có 98,4% số phụ nữ có trình độ học vấn cao và nghề nghiệp ổn định sử dụng BPTT hiện đại và tỷ lệ thấp dần đến phụ nữ có trình độ học vấn thấp là dưới 51,35%.

Các BPTT được sử dụng phổ biến nhất là vòng tránh thai, tính số người đang sử dụng các BPTT hiện đại thì số người sử dụng vòng tránh thai chiếm 67,74 %, tiếp theo là Bao cao su 14% và biện pháp khác 7,1% (tính vòng kinh, xuất tinh ngoài). Qua kết quả trên cho ta thấy đối tượng sử dụng BPTT chủ yếu là phụ nữ chiếm hơn 77% số người sử dụng BPTT.

2.2.3. Đánh giá vai trò các chủ thể thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại huyện Bình Sơn

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên còn có những hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại huyện Bình Sơn, cụ thể:

– Công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy và chính quyền còn thiếu đồng bộ

– Cơ sở vật chất còn hạn chế

– Tư vấn và kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn được các địa phương triển khai, nhưng chưa thực hiện được.

– Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dân số còn hạn chế

2.2.4. Đánh giá môi trường thể chế chính sách tại huyên Bình Sơn

Do ngân sách địa phương eo hẹp và sự thiếu một quy chế phân bổ các nguồn lực hợp lý cho nên việc đầu tư nguồn lực tài chính cho công tác DS-KHHGĐ còn rất hạn chế.

Về các thể chế pháp lý, việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số chưa thật kiên quyết, mới chỉ xử lý đối với cán bộ, đảng viên. Chưa có chế tài cụ thể đối với người dân vi phạm chính sách dân số. Việc khen thưởng các đối tượng thực hiện tốt các quy định của PLDS của các cấp, các ngành tuy đã quan tâm nhưng chưa được thường xuyên

Thực tế ấy cho thấy những thành tựu trong việc thực hiện chính sách dân số ở huyện Bình Sơn trong thời gian qua là chưa thực sự bền vững và một trong những nguyên nhân của thực tế trên đó là sự tác động trở lại “ một cách mạnh mẽ” của những yếu tố tâm lý xã hội cũ, bảo thủ, lỗi thời.

– Đối với tổ chức bộ máy làm công tác dân số

Với tổ chức bộ máy không ổn định, có rất nhiều khó khăn, thách thức đặt ra trong việc thực hiện PLDS trong mỗi lần chuyển đổi mô hình tổ chức. Đó là tư tưởng của một số cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện chán nản, dao động; thông tin bị gián đoạn, ngưng trệ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị bị phân tán, hư hỏng; đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ biến động lớn.

2.2.5. Đánh giá các nhân tố tác động đến việc thực hiện chính sách DS – KHHGĐ ở huyện Bình Sơn

Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương mặc dù đã bắt đầu quan tâm đến chính sách DS-KHHGĐ song chưa thực sự quan tâm đến công tác tổ chức thực hiện nên sự phối hợp hành động giữa các cơ quan chỉ đạo chưa cao, hiệu quả của công tác chỉ đạo chưa thật bền vững.

Sự yếu kém về năng lực của các chủ thể thể hiện ở năng lực của đội ngũ chuyên trách công tác dân số- KHHGĐ chưa cao và chưa chuyên nghiệp

Qua các tỷ lệ người dân trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai, người ta chưa thấy rõ ảnh hưởng của công tác tuyên truyền vận động. Những người sử dụng thường xuyên các biện pháp tránh thai chủ yếu ở nhóm đã sinh con hay sinh đủ số con mong muốn (30-39). Trong khi các nhóm mới kết hôn và chưa sinh đủ số con mong muốn hay sau tuổi 39 lại ít sử dụng các biện pháp tránh thai.

Mặt khác các chủ thể tham gia sử dụng các biện pháp tránh thai chủ yếu vẫn là phụ nữ thông qua các hình thức đặt vong, triệt sản, tiêm thuốc ngừa thai chiếm trên 70% các trường hợp ; nam giới chỉ chiếm dưới 25% hay chưa thực sự tham gia thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.

Về môi trường thể chế của chính sách DS-KHHGĐ, huyện Bình Sơn còn thiếu rất nhiều cơ sở hạ tầng xã hội nên các định chế giáo dục và y tế không phát huy được vai trò tác động chủ đạo của chúng. Thực tế cho thấy tại huyện Bình Sơn số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trình độ học vấn từ PTTH trở lên sử dụng các biện pháp tránh thai chiếm trên 50%, trong khi chỉ có dưới 50% số phụ nữ thuộc các nhóm khác có trình độ học vấn thấp hơn sử dụng các biện pháp tránh thai.

Điều đáng chú ý là Bình Sơn là một huyện ven biển của tỉnh Quảng Ngãi, đời sống kinh tế chỉ trông vào nông lâm ngư nghiệp nên rất khó khăn về các nguồn thu tại chỗ, trong khi các nguồn lực của tỉnh cũng rất hạn chế nên chính sách DS-KHHGĐ cũng cần được gắn với các chương trình xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương và vùng để có được những kết quả lớn hơn.

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ – KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN BÌNH SƠN TỈNH QUẢNG NGÃI

Chương 3

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA

GIA ĐÌNH

3.1. Nhu cầu, mục tiêu, định hướng hoàn thiện chính sách DS-KHHGĐ

3.1.1. Dự báo tình hình và nhu cầu hoàn thiện chính sách

* Về chất lượng dân số

Chất lượng dân số tuy được nâng lên nhưng một số dịch vụ để góp phần nâng cao chất lượng dân số còn hạn chế. Qui mô dân số tăng chậm, mức sinh giảm nhưng không bền vững. Chất lượng dân số còn thấp: tỷ lệ hộ nghèo cao, tuổi bình quân thấp so với toàn quốc, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS và tỷ lệ nghiện chích ma túy cao, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại ở vùng đồng bằng dân tộc thiểu số, tỷ lệ tử vong mẹ, tỷ lệ tử vong trẻ em và tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn cao. Các yếu tố về chất lượng dân số chưa được quan tâm nhiều. Nước ta đang trong thời kỳ cơ cấu “Dân số vàng” về mặt quy mô nhưng chất lượng dân số còn thấp.

* Quy mô dân số

Việt Nam là Quốc gia có quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều có nguy cơ tỷ lệ sinh cao có thể tăng trở lại.

Tình trạng di dân diễn ra với cường độ tăng nhanh và diễn biến phức tạp về mục đích, thời gian, địa điểm, hướng di dân, nhất là di dân từ khu vực nông thôn vào đô thị, khu công nghiệp khá phổ biến, khó kiểm soát và người di cư không đủ điều kiện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, nên đã gặp khó khăn về cuộc sống, khó tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, kể cả dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ.

* Về cơ cấu dân số

Lực lượng lao động ở nước ta là “thừa thầy thiếu thợ” hoặc thầy không ra thầy, thợ không ra thợ mà hậu quả là do tâm lý thích học đại học, sính bằng cấp, không thích học nghề… Một số nơi vẫn còn tình trạng lao động chưa được định hướng đào tạo phù hợp với ngành nghề cần thiết cho địa phương.

* Về thể chế

Các văn bản quy phạm Pháp luật về dân số có tính ổn định thấp cũng gây ra nhiều khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Đồng thời, tổ chức bộ máy không ổn định, luôn thay đổi dẫn đến biến động về nhân sự và làm cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số có tâm lý dao động, không yên tâm công tác.

Chất lượng dân số được cải thiện tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH hiện nay; quy mô dân số ổn định nhưng chưa bền vững có nguy cơ tăng trở lại; cơ cấu dân số chưa hợp lý giữa các vùng có điều kiện phát triển nhất là đối với Khu kinh tế Dung Quất, việc di cư đến Khu kinh tế Dung Quất trong thời gian gần đây cũng ảnh hưởng không nhỏ và luôn đặt ra những thách thức mới trong quá trình quản lý dân số của địa phương.

3.1.2 Mục tiêu hoàn thiện chính sách

Chính sách dân số là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách phát triển KT-XH của đất nước, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đều ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện cho các cấp từ trung ương đến cơ sở.

Nội dung của PLDS cần được đưa vào Nghị quyết của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân các cấp, đưa vào nội dung hoạt động của các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội từ tỉnh đến cơ sở, phân công cán bộ theo dõi, phụ trách và được đưa ra kiểm điểm trong các kỳ họp của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; các ngành và gia đình.

Công tác DS – KHHGĐ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số của tỉnh ở mức hợp lý; từng bước nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần; bảo đảm cơ cấu dân số và phân bổ dân cư thích hợp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.

Việc hoàn thiện chính sách DS – KHHGĐ là vấn đề hết sức cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng SKSS, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số cần được quan tâm, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Dân số phù hợp với sự phát triển là yếu tố cơ bản để xóa đói, giảm nghèo, giảm tình trạng thất nghiệp, ngày công lao động thấp, giảm suy dinh dưỡng, xóa mù chữ, nâng cao trình độ học vấn, nâng cao vị thế của người phụ nữ, nhất là phụ nữ người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, giảm rủi ro về môi trường, mở rộng dịch vụ y tế và xã hội, huy động được nguồn lực để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, khoa học và công nghệ và đảm bảo công bằng xã hội.

3.1.3. Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách Dân số

3.1.3.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách DS

– Chính sách DS-KHHGĐ phải góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhưng phải đảm bảo tính bền vững của nó thông qua việc thực hiện công bằng xã hội giữa các nhóm dân cư với các dịch vụ kinh tế xã hội cơ bản và mối quan hệ cân bằng giữa con người và môi trường

– Chính sách DS-KHHGĐ phải góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thông qua sự nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

– Chính sách DS-KHHGĐ phải phát huy được sức mạnh của công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người dân với sự mở rộng việc cung cấp và không ngừng nâng cao chất lượng của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

– Chính sách DS-KHHGĐ phải chú ý đến việc tổ chức và đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác nảy ở địa phương và có chế độ đãi ngộ xứng đáng để họ yên tâm và tận tình với công việc.

– Chính quyền địa phương cần có các cán bộ chuyên trách để theo dõi công tác DS-KHHGĐ ở địa phương để kịp thời có những giải pháp can thiệp khi cần thiết.

3.1.3.2. Định hướng hoàn thiện chính sách

Cần tập trung hoàn thiện các phương tiện truyền thông DS – KHHGĐ

Mở rộng các loại hình truyền thông phù hợp với tình hình phát triển, đặc điểm văn hóa vùng miền, đặc biệt chú trọng tới vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng ven biển, vùng có nhiều người lao động di cư, nhất là Khu kinh tế Dung Quất; chú trọng các loại hình truyền thông lưu động, chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ DS và SKSS, truyền thông DS – KHHGĐ tại các phiên chợ, gắn với hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian…

Kịp thời thông tin cho các cấp lãnh đạo

Thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật, có chất lượng về các vấn đề DS – KHHGĐ, bình đẳng giới, đến lãnh đạo các cấp, những người có uy tín trong cộng đồng nhằm tạo sự ủng hộ, cam kết mạnh hơn về chính sách, nguồn lực và tạo dư luận xã hội thuận lợi cho công tác DS – KHHGĐ.

Đa dạng hóa các chủ thể và phương tiện để nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động nhằm tăng cường vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng đối với công tác Dân số – KHHGĐ;

Tiếp tục thực hiện và nâng cao hiệu quả truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới cộng tác viên DS- KHHGĐ, nhân viên y tế thôn bản, tuyên truyền viên của các ngành, đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nhằm tạo sự thay đổi hành vi bền vững về DS – KHHGĐ, nhất là địa bàn nông thôn, vùng xa, vùng ven biển.

Tăng cường giáo dục DS – KHHGĐ, SKTD, giới và bình đẳng giới trong và ngoài nhà trường.

Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục DS – KHHGĐ, dân số và phát triển, giới và giới tính đã được đưa vào các chương trình giảng dạy chính thức trong nhà trường, bổ sung thêm kiến thức và kĩ năng sống liên quan đến giới tính, tình dục an toàn, giới và bình đẳng giới vào nội dung giảng dạy phù hợp với các cấp học: trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề trên địa bàn huyện.

Đổi mới và nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục:

Lựa chọn, triển khai và nhân rộng các mô hình truyền thông: CLB, đội truyền thông lưu động, chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, giáo dục đồng đẳng, …có hiệu quả và phù hợp với từng nhóm đối tượng.

3.1.3.3 Dịch vụ dân số và sức khỏe sinh sản

Nâng cao chất lượng dịch vụ DS – KHHGĐ; tổ chức cung cấp dịch vụ sàng lọc bệnh, tật trước sinh và sơ sinh; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ SKSS và KHHGĐ, đặc biệt là các gói dịch vụ thiết yếu, đảm bảo quyền sinh sản và đáp ứng nguyện vọng của mọi đối tượng, tiến tới xóa bỏ cách biệt giữa các vùng, miền, các nhóm dân cư.

Kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ DS – KHHGĐ

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em

Hoàn thiện hệ thống hậu cần PTTT và hàng hóa SKSS

Mở rộng cung cấp các dịch vụ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách

3.2.1 Hoàn thiện thể chế chính sách

Công tác DS – KHHGĐ là bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, là một trong những yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng và phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. Để đảm bảo thực hiện chính sách Dân số, đặc biệt là chiến lược dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020, Đảng và Nhà nước cần phải hoàn thiện thể chế của chính sách cụ thể đối với từng nhóm đối tượng, từng vùng, từng địa phương trên cơ sở phát huy những lợi thế của địa phương phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội để tuyên truyền khuyến khích vận động đối tượng thực hiện chính sách.

3.2.2. Hoàn thiện giải pháp và công cụ chính sách

– Kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi, cung cấp dịch vụ dự phòng tích cực, chủ động, công bằng, bình đẳng và chế tài kiên quyết, hiệu quả đối với các đơn vị, cá nhân hoạt động dịch vụ vi phạm các quy định về chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi.

– Đầu tư cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản là đầu tư cho phát triển bền vững, mang lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế, xã hội và môi trường. Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ và huy động sự đóng góp của nhân dân; ưu tiên nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng ven biển và hải đảo.

– Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; huy động sự tham gia của toàn xã hội; tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy để thực hiện có hiệu quả công tác dân số.

3.2.3 Nâng cao năng lực chủ thể chính sách

– Đối với Đảng, Nhà nước

Tiếp tục hoàn thiện năng lực lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương thực hiện chính sách Dân số – KHHGĐ. Ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh các vấn đề DS – KHHGĐ và tổ chức thực hiện các mục tiêu của chính sách DS – KHHGĐ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới.

– Đối với Tổng cục DS-KHHGĐ

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác DS -KHHGĐ

Tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về DS – KHHGĐ trên cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch; nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ; làm tốt việc giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch về DS – KHHGĐ ở tất cả các cấp.

– Đối với các ban ngành liên quan

Xã hội hóa trong thực hiện công tác DS – KHHGĐ

Huy dộng sự tham gia của cộng đồng dân cư, cá nhân và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp vào công tác DS – KHHGĐ. Quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các cơ sở cung cấp dịch vụ.

Phối hợp liên ngành

Tăng cường phối hợp liên ngành, đề cao trách nhiệm tham gia của từng ngành, lĩnh vực trong thực hiện công tác DS – KHHGĐ từ tỉnh tới cơ sở, đặc biệt là giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan mật thiết đến các mục tiêu và giải pháp.

Hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm đạt được sự hiểu biết chung, xây dựng quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức, đối tác hoạt động trong lĩnh vực DS và PT, DS – KHHGĐ. Chủ động tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về DS – KHHGĐ nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm, tuyên truyền, quảng bá chính sách DS – KHHGĐ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, những nỗ lực và thành tựu đạt được trong lĩnh vực DS – KHHGĐ.

– Tăng cường nguồn lực chính sách

Đa dạng hóa nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác DS, SKSS và từng bước tăng mức đầu tư

Quản lý điều phối nguồn lực tài chính

– Những giải pháp khác.

Đào tạo và tập huấn

Quan tâm thích đáng đến việc đào tạo đại học, sau đại học về dân số, sản khoa, nhi khoa, lão khoa đảm bảo mỗi huyện đều có cán bộ đạt trình độ đại học về những lĩnh vực này, từng bước hình thành đội ngũ cán bộ có trình độ cao về DS – KHHGĐ. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, tập huấn, kể cả hình thức đào tạo từ xa theo phương châm đào tạo thường xuyên.

Nâng cao năng lực và tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học

Nâng cao năng lực nghiên cứu trên cơ sở củng cố đội ngũ cán bộ nghiên cứu ở tỉnh và huyện. Tăng cường nghiên cứu, đánh giá hiệu quả chi phí các mô hình can thiệp, nghiên cứu tác động của chính sách. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu về các lĩnh vực DS – KHHGĐ và phát triển bền vững. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ trong việc nghiên cứu khoa học về DS – KHHGĐ.

KẾT LUẬN

Như chúng ta đã biết thì dân số là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia, một vùng hay một địa phương cũng như trên toàn thế giới. Vì vậy mà công tác dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, của từng gia đình và của toàn xã hội. Do vậy, công tác dân số luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển đất nước. Bước vào những năm đầu tiên của thế kỷ 21 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010 và chiến lược quốc gia về CSSKSS 2001-2010. Song song đó là những chính sách, chương trình DS-KHHGĐ đã được triển khai rộng khắp nhằm thực hiện mục tiêu và các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng dân số, cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và giảm tỷ lệ gia tăng dân số. Những hoạt động đó đã thu được nhiều thành quả to lớn về mục tiêu dân số và phát triển. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại khó khăn và thách thức cần được giải quyết nhất là chất lượng dân số và tỷ lệ sinh con thứ 3 đang có xu hướng gia tăng.

Bằng lý luận thực tiễn và qua nghiên cứu thực tế đề tài: Thực hiện chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình từ thực tiễn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi đã giúp cho chúng ta thấy tình hình gia tăng dân số đã có nhiều tác động ảnh hưởng đên sự phát triển kinh tế xã hội và có những khó khăn, hạn chế nhất định nhất là việc phát huy nhân tố con người, với phương hướng đổi mới công tác DS-KHHGĐ đã góp phần hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số với mục tiêu: dừng ở hai con để nuôi dạy cho tốt, không đẻ nhiều, đẻ dày, đẻ quá sớm, quá muộn nhằm mục đích xây dựng xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc góp phần xóa đói giảm nghèo.

Với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tham khảo tài liệu và khảo sát thực tế trong quá trình thực hiện luận văn trên cơ sở thực tế tại địa phương, học viên đưa ra một số giải pháp để công tác thực hiện chính sách dân số – Kế hoạch hóa gia đình tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn trong thời gian đến

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\CUA THUONG\VO THI ANH THOA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *