Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của người khác

Các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của người khác do người chưa thành niên

Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

  1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong những năm qua, do tác động của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội có nhiều biến động, tội phạm hình sự có chiều hướng ngày càng gia tăng, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa, tỉ lệ người chưa thành niên phạm tội ngày càng cao, diễn biến phức tạp về số vụ phạm tội, thủ đoạn hoạt động, tính chất của hành vi phạm tội và mức độ thiệt hại, đặc biệt là loại tội phạm với hành vi bạo lực xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác đã tạo nên một thực tế nhức nhối trong dư luận nhân dân và xã hội, là lời cảnh báo đối với cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm là người chưa thành niên.

Theo thống kê của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tình hình các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện tuy được kiềm chế, số liệu qua 5 năm từ 2010-2014 có giảm, tuy nhiên, mức độ, tính chất ngày càng nguy hiểm hơn, tinh vi hơn, là nguy cơ, mầm mống hình thành các loại tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng về sau.

Thống kê cho thấy từ năm 2010 đến năm 2014, trên địa bàn toàn thành phố Đà Nẵng đã thụ lý và giải quyết 3.418 vụ án hình sự sơ thẩm với 6.147 bị cáo. Trong đó có 69 vụ với 80 bị cáo là NCTN phạm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác, chiếm 2,02 % tổng số vụ và 1,3% tổng số bị cáo. Năm có tỷ lệ NCTN phạm các tội xâm phạm TMSK của người khác cao nhất là năm 2010 với 19 vụ và 23 bị cáo; năm có tỷ lệ thấp nhất là năm 2014 với 11 vụ và 13 bị cáo.

Hiện nay, việc nghiên cứu một cách toàn diện về nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tình hình các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của người do NCTN thực hiện để rút ra ưu, nhược điểm làm cơ sở xây dựng các giải pháp phòng ngừa góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này chưa được quan tâm đúng mức.

Xuất phát từ phương diện lý luận và yêu cầu đòi hỏi thực tiễn trên tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Luật học.

  1. Tình hình nghiên cứu đề tài
  2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nhận thức, lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động phòng ngừa người chưa thành niên phạm các tội xâm phạm TMSK của người khác trên địa bàn TP Đà Nẵng, tìm ra những nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa người chưa thành niên phạm các tội xâm phạm TMSK của người khác trên địa bàn TP Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các yếu tố tiêu cực của môi trường sống làm ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi của NCTN. Dự báo xu hướng diễn biến của loại tội phạm này trong thời gian tới. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội nói chung và phạm các tội có yếu tố bạo lực xâm hại đến TMSK của người khác nói riêng trên địa bàn TP Đà Nẵng.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu là các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Phạm vi nghiên cứu tập trung vào tình hình số liệu, kết quả công tác đấu tranh, phòng chống các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến năm 2014.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý luận Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ, về phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự, chính sách pháp luật đối với người chưa thành niên.

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: tổng kết thực tiễn; thống kê, tổng hợp, so sánh đối chiếu sơ đồ, biểu mẫu; phân tích và tổng hợp, hệ thống, lịch sử cụ thể, đồng thời sử dụng các phương pháp điều tra xã hội học khác.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tình hình, nguyên nhân và điều kiện phát sinh các tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện dưới góc độ tội phạm học xảy ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và từ đó thiết lập những biện pháp phòng ngừa thích ứng, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu hướng dẫn trong hoạt động thực tiễn phòng chống tội phạm nói chung và phòng ngừa các tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng.

7. Cơ cấu của đề tài

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo là nội dung của Luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tình hình các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chương 2: Hệ thống nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Dự báo và giải pháp phòng ngừa các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Chương 1

TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN  ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

Nội dung chương 1 là tập trung đánh giá thực trạng tình hình tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng với cả hai phần ẩn và hiện của nó.

1.1. Phần hiện của tình hình các tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian nghiên cứu

Phần hiện là bao hàm toàn bộ những hành vi tội phạm và chủ thể của các hành vi đó đã được phát hiện, xử lý theo pháp luật hình sự và có trong thống kê hình sự hàng năm. Chỉnh thể này được thể hiện ở bốn thông số về tình hình các tội xâm phạm tính TMSK của người khác do NCTN thực hiện. Đó là mức độ, động thái, cơ cấu và tính chất của tình hình các tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện. Để làm rõ những thông số này, Luận văn sử dụng số liệu thống kê thường xuyên của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và 180 bản án sơ thẩm hình sự đã được xét xử trong thời gian nghiên cứu. trong đó, có 69 vụ với 80 bị cáo là người chưa thành niên làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu.

Qua đánh giá, phân tích tình hình các tội xâm phạm TMSK người khác do NCTN thực hiện trong thời gian qua tại thành phố Đà Nẵng cho thấy, mặc dù có xu hướng giảm nhưng tính chất ngày càng nghiêm trọng.

Căn cứ vào mức độ của tình hình các tội TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2010-2014 thì thấy: Tổng số là 69 vụ, 80 bị cáo; trung bình mỗi năm xét xử sơ thẩm 14 vụ và 16 bị cáo là NCTN phạm tội. Tỷ lệ các tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện ở thành phố Đà Nẵng hiện nay ở mức thấp nhất từ trước đến nay và so với THTP xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên cả nước thì mức độ trên là thấp.

Diễn biến của tình hình các tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện thể hiện tính chất nguy hiểm, phức tạp cho xã hội của hành vi này. Lấy năm 2010 là năm gốc để so sánh thì năm 2014 tội phạm là NCTN giảm 42,1% số vụ và 43,5% số bị cáo. Dùng phương pháp liên kế giai đoạn, tức là lấy các năm 2012, 2013, 2014 làm một giai đoạn để so sánh với giai đoạn liền kề 2010, 2011 và 2012, thì xu hướng giảm mạnh với tỷ lệ giảm 84,4% số vụ và 79,2% số bị cáo.

Cấp độ nguy hiểm của THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014 đứng đầu là các quận Sơn Trà, quận Thanh Khê, sau đó đến các quận Ngũ Hành Sơn, Hải Châu và huyện Hòa Vang. Có cấp độ nguy hiểm thấp nhất là 2 quận Liên Chiểu và Cẩm Lệ.

Tình hình các tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện ở quận Sơn Trà, quận Thanh Khê sở dĩ có cấp độ nguy hiểm cao hơn cả là vì đây là những địa bàn có đông dân cư, là các đầu mối giao thông thuận lợi; lượng dân nhập cư hàng năm rât lớn và biến động thường xuyên, khó kiểm soát là những điều kiện thuận lợi dễ nảy sinh tội phạm. Đặc biệt, đây cũng là 2 quận có vành đai ven biển nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước nhưng đồng thời cũng là mội trường hoạt động của các loại tội phạm.

Xu thế đồng phạm có tổ chức xảy ra theo chiều hướng tăng. Phần lớn NCTN phạm tội là đồng phạm trong những vụ án do người đã thành niên cầm đầu, chủ mưu. Phương thức thực hiện tội phạm do NCTN thực hiện chủ yếu mang tính bột phát và dễ manh động. Thủ đoạn phạm tội ở các dạng công khai, nhanh chóng: không có sự tính toán, chuẩn bị mà thường đơn giản, ít thủ đoạn.

Nhân thân NCTN phạm tội chủ yếu là người phạm tội lần đầu, nam giới phạm tội chiếm tỉ lệ rất lớn, độ tuổi phạm tội của các bị cáo phần lớn vào độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm 97,5% tổng số bị cáo phạm tội.

1.2. Phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Tình hình các tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng tồn tại cả ba loại tội phạm ẩn: Tội phạm ẩn khách quan, tội phạm ẩn chủ quan và tội phạm ẩn thống kê. loại tội này có mức độ ẩn thấp do phương thức thực hiện đơn giản, công khai, nhanh chóng nên dễ bị phát hiện ngay hoặc ngay sau đó. Vì vậy, thông thường các tội phạm đều bị điều tra, xử lý theo pháp luật.

Thông qua đặc điểm định lượng và lấy phần hiện của THTP là cơ sở cho việc đối chứng, nhận diện tội phạm ẩn là một trong những lý do cũng như cơ sở của việc xây dựng các biện pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.

Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Chương 2

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI

XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC

DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014

Nghiên cứu những yếu tố chủ quan làm phát sinh tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng chính là đi tìm thiếu sót trong công tác tổ chức, quản lý Nhà nước đã tác động đến môi trường sống của con người, hình thành nên các yếu tố tâm sinh lý tiêu cực của chủ thể hành vi – tức là nguyên nhân và điều kiện của THTP trong đó có các tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2.1. Nguyên nhân và điều kiện về quản lý xã hội

Một số chính sách, chủ trương đường lối pháp luật của Đảng và Nhà nước trở nên lỗi thời, không phù hợp với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được chú trọng đúng mức, chưa chọn đúng đối tượng. Đồng thời, việc thực thi kém hiệu quả các quy định của pháp luật đã ban hành nhất dẫn đến tình trạng trật tự, kỷ cương xã hội chưa nghiêm.

Công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng còn chưa chặt chẽ, di biến động đi, đến của người chưa thành niên còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đây chính là cơ hội để cho các băng ổ nhóm tội phạm trên địa bàn phát triển cũng như nhiều nhóm tội phạm ở nơi khác đến hoạt động, lôi kéo một số lượng NCTN tham gia.

Các thế lực thù địch chống phá quyết liệt, kích động bạo lực, du nhập du nhập vào nước ta những sản phẩm độc hại như ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy, game, phim ảnh bạo lực…nhằm tha hóa nhân cách, gây mất lòng tin, lôi kéo, kích động mọi người, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên vào các hoạt động tội phạm, gây hỗn loạn xã hội. Công tác điều tra, phát hiện và xử lý các tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân chưa kịp thời, triệt để là nguyên nhân trực tiếp của loại tội phạm này phát triển.

Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, các ngành, các cấp chính quyền còn chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật của NCTN.

2.2. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế – xã hội

Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế – xã hội của các tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng được thể hiện qua các nội dung sau:

Do tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường: Làm phát sinh nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa con người với con người, xung đột về quyền lợi; một bộ phận không nhỏ cán bộ, quần chúng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, hình thành lối sống ích kỷ, hẹp hòi, làm cho họ tha hóa, biến chất, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác.

Do tác động của tình trạng thất nghiệp: Nhiều công ty, doanh nghiệp bị cạnh tranh dẫn đến phá sản, kéo theo đó là hàng loạt người lao động mất việc làm. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng làm cho nhiều người bị mất đất canh tác. Công tác giáo dục, dạy nghề, hỗ trợ giải quyết công ăn việc làm cho những người lao động phổ thông không qua đào tạo đặc biệt là NCTN còn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng người lao động không xin được việc làm. NCTN chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hậu quả này như là không có điều kiện học hành, không có công ăn việc làm, trẻ lang thang, lêu lỏng và dễ bị bọn tội phạm lôi kéo vào con đường phạm tội.

Do tác động của sự phân hóa giàu nghèo: Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội trực tiếp tác động đến tâm lí và lối xử sự của con người. Hiện tượng này có thể đẩy những NCTN khó khăn về kinh tế đến chỗ phát sinh suy nghĩ tiêu cực, lựa chọn hành vi tiêu cực, xâm phạm tính mạng sức khoẻ của người khác. Đặc biệt là NCTN có nhận thức chưa đầy đủ sẽ cảm thấy tự ti, mặc cảm, đôi khi cả hận thù vì bị đối xử bất công.

Do tác động của các tệ nạn xã hội: Sự ra đời của nhiều ngành nghề kinh doanh mới như việc kinh doanh nhà hàng khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ massage, các quán bar, tiệm internet, sao chép băng đĩa đồi trụy… ẩn chứa nhiều yếu tố tiêu cực, đặc biệt là sự gia tăng các tệ nạn xã hội như bảo kê, ma túy, cờ bạc, mại dâm. Sự tác động của môi trường mới làm thay đổi nhân cách, lối sống của con người nhất là đối với NCTN, làm hình thành lối sống lệch chuẩn, ham hưởng thụ, muốn có nhiều tiền, có cuộc sống đầy đủ, kích thích sự khám phá, tìm tòi ra cái mới, cái lạ nhưng lười lao động.

2.3. Nguyên nhân và điều kiện về văn hóa – giáo dục

Hiện nay NCTN đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những giá trị phù hợp truyền thống của dân tộc, vừa đáp ứng được xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, nhất là việc lựa chọn lối sống, hành vi ứng xử có văn hóa. Sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức và văn hóa, sự lệnh chuẩn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của một bộ phận NCTN đã làm phá vỡ các giá trị tốt đẹp của xã hội.

Việc quản lý việc phát hành, in ấn sách báo, phim ảnh, hoạt động kinh doanh karaoke, internet, vũ trường, Bar … còn bộc lộ nhiều yếu kém, sơ hở, vì vậy đã không ngăn được những loại văn hóa phẩm đồi trụy, các trò chơi bạo lực tác động xấu đến nhận thức và hành động của người chưa thành niên.

Vai trò của các đoàn thể xã hội, đặc biệt là Đoàn thanh niên trong công tác giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật của NCTN còn mờ nhạt. Công tác giáo dục pháp luật cho NCTN chưa được chú trọng đúng mức và còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, chưa xây dựng ý thức pháp luật, ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng, hình thành kỹ năng và lối sống văn minh, ứng xử có văn hóa cho NCTN.

Những khiếm khuyết, hạn chế của gia đình trong quá trình nuôi dưỡng, giáo dục con cái đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cách của NCTN, khiến trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, trở nên ngang bướng, hung hãn, hình thành xu thế thích dùng bạo lực hay trả thù.

Nhà trường thì chỉ tập trung cho chất lượng thi đua thành tích, xem nhẹ giáo dục đạo đức, giáo dục công dân. Ngoài việc dạy văn hóa, việc dạy làm người còn quá ít, chưa xây dựng cho học sinh một nếp sống và làm việc theo pháp luật; chưa định hướng nghề nghiệp, tương lại cho học sinh. Một bộ phận giáo viên bị tha hóa, không còn đạo đức nghề nghiệp, đánh mất uy tín, vị trí của người thầy là những nguyên nhân và điều kiện trực tiếp tác động xấu đến nhận thức và hành động của người chưa thành niên.

2.4. Nguyên nhân và điều kiện về pháp luật

Hệ thống pháp luật về trẻ em và NCTN còn thiếu đồng bộ, một số quy định của pháp luật đối với NCTN còn chung chung, chưa rõ ràng dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng, xử lý của cơ quan có thẩm quyền. một số chính sách, chủ trương đường lối pháp luật của Đảng và Nhà nước trở nên lỗi thời, không phù hợp với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

chưa có quy định như thế nào là người hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của NCTN. Do đó, không có một chuẩn mực chung, cụ thể để bắt buộc những người tiến hành tố tụng phải đảm bảo tiến hành tố tụng.

Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội phạm, bảo vệ pháp luật chưa được luật hóa, còn chung chung, thiếu chặt chẽ. Các ngành, các cấp chính quyền còn chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật của NCTN, coi đó là trách nhiệm chủ yếu của gia đình và nhà trường. Hoạt động giáo dục tại xã, phường, thi hành án treo, cải tạo không giam giữ nhiều nơi còn bỏ ngỏ, do đó hiệu quả hình phạt không cao, chưa răn đe được tội phạm, chưa phát huy tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung.

2.5. Nguyên nhân và điều kiện trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật

Hoạt động, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng chủ yếu tập trung vào việc đấu tranh như phát hiện, bắt xử lý những hành vi vi phạm mà chưa quan tâm đến công tác phòng ngừa, phát hiện nguyên nhân làm phát sinh những vi phạm trên để có biện pháp ngăn chặn triệt để, từ đó dẫn đến các vi phạm ngày càng có chiều hướng gia tăng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã tạo thành môi trường xã hội tiêu cực.

Công tác tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm chưa được chú trọng và còn nhiều bất cập, phương tiện nghiệp vụ lạc hậu, kinh phí hoạt động hạn hẹp. Một bộ phận cán bộ công an, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thư ký tòa án, chấp hành viên chưa được đào tạo, thử thách, rèn luyện về đạo đức, non kém về nghiệp vụ chuyên môn. Công tác kiểm tra giám sát các hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan Thi hành án hình sự chưa được tiến hành thường xuyên, có nơi, có lúc còn bị buông lỏng cũng góp phần làm gia tăng THTP trong xã hội

      1. Việc quản lý, giáo dục người phạm tội chấp hành hình phạt tại các trại giữ, tạm giam còn nhiều hạn chế, chưa khoa học. Công tác hỗ trợ các đối tượng tái hòa nhập chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy nhiều người sau khi chấp hành xong hình phạt trở về địa phương cảm thấy bị bỏ rơi, thất vọng nên dễ dàng tái phạm.
      2. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
        Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

Chương 3

DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Dự báo tình hình các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới

3.1.1. Cơ sở dự báo

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình tội phạm tiềm tàng và tình hình phát triển kinh tế -xã hội ở thành phố Đà Nẵng trong những năm qua cho thấy thành phố Đà Nẵng sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trên các lĩnh vực. Bên cạnh đó tình hình tệ nạn, tội phạm nói chung, tội phạm vị thành niên nói riêng sẽ còn diễn biến phức tạp. Đà Nẵng cũng là điểm đến của nhiều loại tội phạm, trong đó có các tội xâm phạmTMSK của người khác, tội phạm có yếu tố nước ngoài với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, quy mô hơn, các loại tội phạm không ngừng cải tiến về phương thức, áp dụng công nghệ cao vào hoạt động phi pháp của mình với những phương thức thủ đoạn nguy hiểm, tinh vi hơn, số NCTN tham gia, bị lôi kéo vào những hoạt động tội phạm sẽ nhiều hơn, phức tạp hơn, tiềm ẩn những nguy cơ về sau.

3.1.2. Nội dung dự báo

Tình hình các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sẽ vẫn tồn tại và sẽ có những biến động và diễn biến phức tạp. Tính chất phạm tội ngày càng quyết liệt hơn dưới các phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt khác nhau và tập trung chủ yếu ở những khu vực mà tỷ lệ người dân tập trung đông, thành phần phức tạp và thường xuyên biến động, khó kiểm soát như các khu công nghiệp, khu du lịch, nghỉ dưỡng, hay các trường đại học, cao đẳng và các đầu mối giao thông quan trọng như nhà ga, bến tàu, bến xe.

Nam giới phạm tội vẫn chiếm tỷ lệ cao. Độ tuổi của NCTN phạm tội có sự thay đổi đáng kể, lứa tuổi dưới 16 tuổi tỷ lệ sẽ tăng hơn bởi tình trạng trẻ hóa tội phạm. Hành vi ngày càng manh động và liều lĩnh hơn.

Phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt do các đối tượng sử dụng kinh nghiệm phạm pháp để che giấu, đối phó với việc phát hiện, điều tra, xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật, lợi dụng sự non nớt, thiếu hiểu biết của NCTN để lôi kéo, ép buộc các em tham gia vào hoạt động tội phạm để lách các quy định của pháp luật. Phương thức gây án bộc phát vẫn tiếp tục tồn tại song thủ đoạn cấu kết giữa các đối tượng NCTN phạm tội với các cơ sở kinh doanh dịch vụ hoạt động bảo kê, thuê NCTN gây án ngày càng tăng.

Trong thời gian tới, Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng chống, chống tội phạm trong tình hình mới. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân cũng như NCTN tiếp cận với kiến thức pháp luật và nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình. Công tác điều tra, khám phá, truy tố, xét xử không ngừng được tổng kết rút kinh nghiệm và ngày càng hoàn thiện, vừa thực hiện tốt chức năng trấn áp tội phạm, vừa trừng trị, răn đe người phạm tội và những người có ý định phạm tội.

3.2. Các giải pháp phòng ngừa các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3.2.1. Những biện pháp về tổ chức quản lý xã hội

Đây là biện pháp mang tính vĩ mô, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên phạm vi cả nước nói chung và tội phạm xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng, cụ thể là:

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, công tác quản lý NCTN trong nhà trường, tại địa phương; Quản lý chặt chẽ các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện như nhà hàng, khách sạn, quán trọ, cơ sở dịch vụ massager, internet …

Vận động, tuyên truyền nhân dân, cộng đồng dân cư có tinh thần trách nhiệm trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Phát hiện và có biện pháp giải quyết những vụ việc, hiện tượng xấu cũng như những mầm mống, mâu thuẫn thù tức trong nhân dân có thể phát sinh tội phạm để kịp thời ngăn chặn.

Phát huy vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước về an ninh trật tự nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả, làm giảm tình trạng tội phạm. Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Phát hiện và xử lý nghiêm triệt để các loại tội phạm.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống tốt đẹp cho nhân dân, NCTN; đổi mới phương pháp tuyên truyền, vận động có tính hiệu quả cao phù hợp với từng đối tượng.

Có cơ chế chính sách cụ thể để động viên khen thưởng kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong công tác giữ gìn an ninh trật tự. Có biện pháp giám sát và trợ giúp NCTN đã chấp hành xong hình phạt tù hòa nhập cộng đồng.

3.2.2. Những biện pháp về kinh tế – xã hội

Biện pháp về mặt kinh tế – xã hội đối với tội phạm không phải là biện pháp có tác động trực tiếp vào công tác phòng chống các tội phạm xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện, tuy nhiên nó có nghĩa hỗ trợ, giúp triệt tiêu những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội của NCTN và do đó nó có tác động vào THTP nói chung.

– Hạn chế chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, tiếp tục có chính sách ưu đãi về đầu tư vốn, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội và giảm tội phạm.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu, lấy chất lượng tăng trưởng làm động lực chủ yếu để phát triển, tạo công ăn việc làm cho người dân ổn định cuộc sống, nâng cao mức sống cho người dân.

– Tiếp tục cải cách những thủ tục hành chính để tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế.

– Thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm, đào tạo, định hướng nghề nghiệp, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, tổ chức hệ thống các trung tâm hướng nghiệp và giới thiệu việc làm. Hạn chế thất nghiệp, vô gia cư.

– Thực hiện tốt, có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chương trình mục tiêu hỗ trợ cho NCTN. Triển khai mạnh và quyết liệt các chính sách an sinh xã hội.

– Nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn tại các công ty, khu công nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, chăm lo đời tốt đời sống của người lao động. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình nhà ở xã hội

3.2.3. Giải pháp về văn hóa – giáo dục

Giáo dục cho NCTN kiên định về lập trường, vững vàng chính trị, tư tưởng, có phẩm chất lối sống lành mạnh; biết trân trọng, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Làm tốt công tác giáo dục, vận động nhân dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, nâng cao khả năng tự quản, tự phòng, tự kiềm chế, không để bức xúc phát sinh mâu thuẫn dẫn đến xung đột không đáng có.

Triển khai các phong trào học tập nâng cao nhận thức trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho NCTN. Đồng thời xây dựng ý thức NCTN sống có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng. Hình thành văn hóa tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, đặc biệt phải tôn trọng, bảo vệ tính mạng, sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người.

Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa. Khảo sát và quy hoạch, sắp xếp lại, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, các cơ sở dịch vụ văn hóa, nhất là một số ngành dễ phát sinh tội phạm.

Cần phải có những đầu tư thích đáng về những sản phẩm văn hóa có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao, có nội dung giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào và tự tôn dân tộc, lòng yêu thương con người, tình thần đoàn kết, tương thân tương ái;

Tăng cường vai trò của gia đình với ý nghĩa là rào cản của hiện tượng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên. Các bậc cha mẹ cần được nâng cao tri thức về phòng, chống vi phạm, tội phạm, tệ nạn xã hội, xây dựng mô hình gia đình văn hóa, xã hội văn minh.­­­­­ Giáo dục, đào tạo kỹ năng sống, xây dựng lối ứng xử văn minh, lịch sự cho toàn xã hội nói chung cũng như cho NCTN nói riêng.

Đào tạo đội ngũ giáo viên có phẩm chất năng lực chuyên môn, có tư cách đạo đức tốt và phải là tấm gương mẫu mực, xử lý các vấn đề kỹ năng trong cuộc sống linh hoạt, hiệu quả để NCTN noi theo. Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, ngoài việc giáo dục về kiến thức còn phải tập trung vào việc giáo dục nhân cách, dạy cách sống cho học sinh.

Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà trường và các cơ quan chức năng khác trong việc quản lý, giáo dục và nâng cao ý thức trách nhiệm của NCTN, phòng ngừa NCTN vi phạm pháp luật hình sự.

Kịp thời khen thưởng, khuyến khích và cổ vũ những học sinh có lý tưởng, chuẩn mực và có thành tích tốt, lên án những hành vi, tư tưởng, suy nghĩ, lối sống lệch lạc, những sở thích không phù hợp với chuẩn mực về văn hóa, đạo đức của dân tộc,

3.2.4. Các giải pháp về pháp luật

Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ đáp ứng nhu cầu thực tế công tác phòng ngừa tội phạm trong tình hình mới.

Đảng và Nhà nước sớm xây dựng và ban hành chiến lược quốc gia về phòng ngừa tội phạm; tổng kết thi hành BLHS, BLTTHS để sửa đổi, bổ sung kịp thời những nội dung còn hạn chế, bất cập trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm để đảm bảo đường lối xử lý đối với NCTN được thống nhất, thể hiện được tính ưu việt của pháp luật nước chúng ta.

Mở rộng thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng theo tinh thần cải cách tư pháp. Cần xem xét thành lập tòa xét xử NCTN song song với đó là ban hành các quy định cụ thể về việc điều tra, truy tố, xét xử đối với NCTN phạm tội.

3.2.5. Giải pháp khắc phục những yếu kém trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật

Tập trung xây dựng và hoàn thiện các kênh tố giác tội phạm, tăng cường sự hợp tác với quần chúng nhân dân, làm tốt công tác trinh sát nắm thông tin, tình hình và địa bàn để phục vụ công tác phát hiện, điều tra xử lý tội phạm.

Trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác nghiệp vụ đấu tranh phòng chống tội phạm. kịp thời khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và áp dụng các biện pháp ngăn chặn phù hợp theo quy định của BLTTHS đối với NCTN phạm tội. Lập hồ sơ đưa các đối tượng xã hội theo quy định vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng để quản lý và giáo dục phòng ngừa tội phạm.

Cần kiện toàn đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thư ký tòa án, thẩm tra viên. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp có đủ trình độ, kỹ năng và tinh thần trách nhiệm, đảm bảo tính độc lập, chuyên nghiệp.

Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, xử lý nghiêm những trường hợp có tiêu cực, vi phạm pháp luật.

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tố tụng, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Thực hiện tốt chức năng trấn áp tội phạm, trừng trị, răn đe người phạm tội và những người có ý định phạm tội.

Tòa án nhân dân cần nâng cao chất lượng xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, không để án quá hạn luật định, kết án oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Áp dụng đúng chính sách, pháp luật trong xử lý NCTN phạm tội.

Thực hiện tốt công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân theo hướng chú trọng giáo dục để họ trở thành người tốt, trang bị cho họ những điều kiện cần thiết để cho họ có thể sinh sống lương thiện sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành xong hình phạt tù là NCTN về sinh sống, làm việc tại địa phương, sớm tái hòa nhập cộng đồng.

Tăng cường công tác quản lý, giám sát, giáo dục các bị án là NCTN chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ tại địa phương. Giáo dục NCTN nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.

KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua số vụ các tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện và số người tham gia thực hiện loại tội phạm này trên địa bàn TP Đà Nẵng vẫn ở mức cao, gây ra những thiệt hại nặng nề cho xã hội, tạo nên tâm lý hoang mang, lo lắng và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của nhân dân trong TP Đà Nẵng. Thực trạng cho thấy việc đấu tranh phòng, chống nhóm tội xâm hại TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng là nhiệm vụ nặng nề và quan trọng mà cấp ủy, chính quyền và nhân dân TP Đà Nẵng phải tích cực thực hiện.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, mặc dù số vụ án các tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hằng năm có giảm nhưng phương thức thực hiện ngày càng tinh vi, mang tính chất băng nhóm và hành vi hết sức manh động, sử dụng hung khí nguy hiểm có tính sát thương cao, tội phạm xâm hại TMSK của người khác xuất phát từ mâu thuẫn tình cảm tăng đột biến và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn; người phạm tội và nạn nhân của tội phạm ngày càng trẻ hóa, phương pháp và thủ đoạn thực hiện hành vi của tội phạm ngày càng tinh vi, thể hiện tính manh động, côn đồ cao; công tác cải tạo giáo dục và tái hòa nhập cộng đồng NCTN phạm tội chưa được quan tâm đúng mức, đến nay vẫn chưa có khảo sát, nghiên cứu và đánh giá mức độ, hiệu quả của công tác này trong mục tiêu phòng ngừa tội phạm.

Tình hình nhóm tội xâm hại TNSK do NCTN thực hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng trong những năm qua là hậu quả của cả hệ thống các nguyên nhân khác nhau như: nguyên nhân và điều kiện về những bất cập của pháp luật và những yếu kém trong quản lý Nhà nước, về kinh tế – xã hội, về văn hóa – giáo dục, nguyên nhân và điều kiện từ những yếu kém trong các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Các nguyên nhân này không hề tồn tại riêng rẽ mà có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Đây vừa là mấu chốt của công tác đấu tranh phòng, chống nhóm tội xâm hại TMSK của người khác do NCTN thực hiện vừa cho thấy công việc này thực sự đầy cam go.

Mặc dù trong nhiều năm qua, nhiều giải pháp cụ thể đã được thực hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng nhưng hiệu quả mang lại chưa đáp ứng yêu cầu. Thực trạng này cho thấy cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này.

Trên cơ sở nghiên cứu về tình hình nhóm tội xâm hại TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng trong những năm gần đây, làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện phạm tội, đánh giá thực trạng hoạt động phòng ngừa nhóm tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Để nâng cao hiệu quả phòng ngừa THTP nói chung, các tội phạm xâm hại TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng nói riêng thì cần thực hiện đồng bộ các giải pháp có tính chất loại trừ các nguyên nhân, điều kiện phạm tội như: quản lý tốt xã hội, kịp thời sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật, tăng cường phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm, nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân, nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường năng lực phòng, chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, làm tốt công tác tái hòa nhập xã hội cho NCTN phạm tội.

Với kết quả nghiên cứu của đề tài, lần đầu tiên một đề tài khoa học về tội phạm đã khái quát và đánh giá tương đối toàn diện đầy đủ về các tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đồng thời đưa ra dự báo và một số các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và các tội xâm phạm TMSK của người khác do NCTN thực hiện nói riêng một cách có hệ thống và khoa học. Những biện pháp phòng chống tội phạm được nêu trong đề tài là cơ sở khoa học thực tiễn giúp Đảng ủy, chính quyền các cấp và cơ quan bảo vệ pháp luật, các trường học nghiên cứu, tham khảo và áp dụng trong thực tiễn hoạt động phòng chống tội phạm của mình trên địa bàn trong thời gian tới.

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, có trách nhiệm của đông đảo cán bộ công chức, viên chức công tác trong cơ quan tiến hành tố tụng các cấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sự tận tình hướng dẫn nghiên cứu của thầy cô giáo giảng dạy tại Học viện KHXH và giáo viên hướng dẫn khoa học. Tuy nhiên, do kiến thức lý luận về tội phạm học, kinh nghiệm thực tiễn của tác giả chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế nên rất trân trọng và chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp cho luận văn được hoàn thiện hơn.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\TOI PHAM HOC\LE THI MAI\New folder

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *