Thực hiện chính sách phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn

Thực hiện chính sách phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn

Thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phòng, chống dịch COVID-19 đang là vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết đối với toàn bộ hệ thống chính trị (HTCT) ở trung ương và địa phương. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 ở nước ta đã phát huy tối đa sự đoàn kết xã hội gắn liền với lợi ích, vai trò, trách nhiệm của tất cả các chủ thể trong xã hội [16]. Ở khía cạnh khác, một số tác giả đã chỉ ra rằng phải tính tới sử dụng những công cụ chính sách tăng cường sức đề kháng (khả năng chịu đựng) của nền kinh tế và chuẩn bị đủ năng lực ứng phó khi dịch bệnh kéo dài nhằm hạn chế những tác động, ảnh hưởng của dịch COVID-19 [17]. Do đó, để thích ứng trước những diễn biến phức tạp, kéo dài của dịch COVID-19, các cấp chính quyền ở trung ương và địa phương, đặc biệt là ở các địa phương xảy ra dịch COVID-19 cần được nghiên cứu, đánh giá và tổng kết thực tiễn để đúc rút những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay.

Trong quá trình thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19, TP. Đà Nẵng là một trong những địa phương ở nước ta có ổ dịch COVID-19, với những diễn biến nhanh và phức tạp (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2020). Số ca phát hiện nhiễm COVID-19 trong thời gian này tăng nhanh, không thể tìm ra trường hợp F0 và đây là địa phương ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài ra, hệ thống y tế của TP. Đà Nẵng trong thời gian này gặp rất nhiều khó khăn do các bệnh viện thuộc tuyến đầu của thành phố (Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thuộc thành phố và Bệnh viện C thuộc Bộ Y tế) và một số bệnh viện tuyến quận, huyện của thành phố (Bệnh viện Đa khoa Hải Châu) bị phong tỏa do có ca nhiễm COVID-19. Một số bệnh viện trung ương và một số địa phương khác trong cả nước đã phải chi viện cho TP. Đà Nẵng chống dịch. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của toàn bộ HTCT ở trung ương và nhiều địa phương khác, dịch COVID-19 trong giai đoạn này được khống chế hiệu quả.

Biến thể Delta với khả năng lây lan nhanh chóng đã gây ra bùng phát đợt dịch lần thứ tư ở Việt Nam (từ tháng 4/2021 đến nay) và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nhiều địa phương trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương trở thành tâm dịch của cả nước, với hàng trăm nghìn ca bệnh khiến cho hệ thống y tế quá tải và nhiều tỉnh, thành phố đã phải thực hiện cách ly xã hội trong một thời gian dài. Đợt dịch COVID-19 lần này đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế và an sinh xã hội, làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta lên 3,98% và 18,9 triệu người bị giảm thu nhập [39]. Trong đợt dịch lần này, TP. Đà Nẵng cũng đã phải thực hiện những biện pháp mạnh chưa từng có trước đó trong công tác phòng, chống dịch COVID -19.

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương và ở vị trí trung độ cả nước, nơi hội tụ của nhiều luồng dân cư, khách du lịch nên số lượng người đến và đi từ Đà Nẵng rất lớn (Mặc dù dịch COVID-19 ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển du lịch ở nước ta nhưng tính đến tháng 6 năm 2021, TP. Đà Nẵng vẫn thu hút được gần nửa triệu lượt khách du lịch [20]. Do đó, TP.Đà Nẵng luôn đứng trước nguy cơ bùng phát dịch cao. Trong bối cảnh diễn biến phức tạp và khó lường của dịch COVID-19, việc vừa đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 vừa phát triển kinh tế trong tình hình mới đã và đang là yêu cầu có tính cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài: “Thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng” nhằm góp phần làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng nói riêng và các địa phương khác ở nước ta nói chung.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rõ quá trình thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 tại TP. Đà Nẵng hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19.

– Phân tích và đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

– Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Quá trình thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

– Nội dung: Phân tích những quá trình tổ chức thực hiện và triển khai chính sách phòng, chống dịch; những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19.

– Không gian: TP. Đà Nẵng

– Thời gian: Từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021 (từ lúc xuất hiện dịch COVID-19 đến khi thực hiện chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID -19 theo Nghị quyết 128/NQ-CP, ngày 11/10/2021 của Chính phủ).

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn tiếp cận theo những diễn biến thực tiễn trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Trên cơ sở làm rõ những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng, chống dịch COVID-19, quá trình tổ chức thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 của HTCT, đặc biệt là của chính quyền TP. Đà Nẵng về phòng, chống dịch COVID-19.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

+ Nhóm phương pháp nghiên cứu về lý luận

Nhóm phương pháp nghiên cứu về lý luận được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn đó là: Phân tích và tổng hợp tài liệu, hệ thống hóa văn bản,…Những phương pháp này sẽ xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu luận văn.

+ Nhóm phương pháp nghiên cứu về thực tiễn

Nhóm phương pháp nghiên cứu về thực tiễn được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn, đó là:

Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu: Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu được sử dụng để thu thập những tài liệu (Luật, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Quyết định của Trung ương và địa phương,…), thông tin liên quan đến nội dung chính sách công, chính sách phòng, chống dịch và thực hiện phòng, chống dịch COVID-19,… Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng phòng, chống dịch COVID-19.

Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát được sử dụng để thu thập thông tin thực trạng, hiệu quả của việc tổ chức thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Đà Nẵng. Từ đó, đánh giá đúng thực trạng và xây dựng cơ sở giải pháp chính sách phòng chống, dịch COVID-19.

Phương pháp bổ trợ

Các phương pháp bổ trợ được sử dụng trong nghiên cứu luận văn như sử dụng mạng internet để tìm kiếm tài liệu, thông tin liên quan đến chính sách phòng, chống dịch COVID-19, sử dụng các phần mềm lưu trữ để lưu trữ file thông tin, kết quả phân tích và báo cáo luận văn,…

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần làm rõ quá trình tổ chức thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng và phòng, chống dịch bệnh nói chung của địa phương ở nước ta.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho chủ thể quan tâm và thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 ở TP. Đà Nẵng nói riêng và địa phương ở nước ta nói chung.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Chính sách

Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về chính sách. Ở mỗi giác độ và cách tiếp cận nghiên cứu, các học giả lại có những kiến giải khác nhau về chính sách.

Dưới góc độ khoa học quản lý, tác giả Nguyễn Duy Gia (1998), trong nghiên cứu của mình đã đề cập đến khái niệm chính sách, đó là: “Mọi tổ chức, mọi cấp quản lý đều phải sử dụng các công cụ quản lý để tác động lên đối tượng quản lý theo một cách thức nào đó nhằm đạt tới mục tiêu mong muốn” [7, tr.26].

Dưới góc độ kinh tế – xã hội, các tác giả Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Lê Anh (2015) đã định nghĩa chính sách “là những chủ trương thích ứng với các đặc điểm và điều kiện kinh tế – xã hội (KT-XH) của từng giai đoạn phát triển và nhằm vào việc bảo đảm cho sự vận hành đúng hướng và tích cực của cơ chế kinh tế” [20, tr.5].

Tác giả Đinh Dũng Sỹ (2008): “Chính sách được hiểu là những tư tưởng, những định hướng, những mong muốn cần hướng tới, cần đạt được. Còn chiến lược hay kế hoạch, thậm chí pháp luật chẳng qua chỉ là hình thức, là phương tiện để chuyển tải, để thể hiện chính sách” [16].

Trong Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê (1997), từ “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…” [14, tr.157].

Tác giả Vũ Cao Đàm (2011) cho rằng chính sách là:một tập hợp biện pháp được thể chế hóa mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” [5].

Như vậy, có thể hiểu chính sách là hệ thống các hành động do nhà lãnh đạo hay quản lý sử dụng và hướng tới để đạt mục tiêu đề ra.

1.1.2. Chính sách công

Chính sách công là một loại hình chính sách được các nhà nghiên cứu quan tâm kiến giải ở các góc độ khác nhau. Tùy theo mỗi giác độ nghiên cứu, các học giả lại đề cập đến những nội hàm của chính sách công.

Tác giả Thomas Dye cho rằng chính sách công là “tất cả những gì nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm” [25, tr.11].

Tác giả William Jenkins đưa ra định nghĩa: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó” [28, tr.5].

Guy Peter cho rằng: “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân” [28, tr.6].

Dưới góc độ tiếp cận khoa học tổ chức nhà nước, tác giả Đặng Ngọc Lợi cho rằng: “Chính sách công là chính sách của Nhà nước, của chính phủ (do nhà nước, do chính phủ đưa ra), là một bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói chung của mỗi nước” [11].

Tác giả Vũ Cao Đàm quan niệm chính sách công là thành tố của quản lý nhà nước, có thể được hiểu “là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” [4].

Theo PGS.TS Hồ Việt Hạnh thì chính sách công là “hệ thống các quyết định hành động của chủ thể nắm quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng trên lĩnh vực của đời sống theo phương thức nhất định nhằm đạt các mục tiêu đề ra” [8].

Có thể nói, định nghĩa về chính sách công khá đa dạng nhưng luôn khẳng định chủ thể ban hành và thực thi chính sách công là nhà nước. Đồng thời nhấn mạnh một khía cạnh quan trọng của chính sách công đó là tác động đến đời sống của mọi người dân hay cộng đồng, xã hội. Như vậy, chính sách công là một loại hình chính sách có bản chất chính trị, được làm ra bởi Nhà nước, do các chủ thể của Nhà nước có thẩm quyền ban hành, tác động đến đời sống của mọi người dân hay cộng đồng, xã hội.

1.1.3. Thực hiện chính sách

Theo PGS.TS. Nguyễn Khắc Bình, thực hiện chính sách là: “toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước” [2].

Tổ chức thực hiện chính sách là một khâu quan trọng trong chu trình chính sách. Đó là quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách đến đối tượng chính sách, được hiện thực bằng các công cụ chính sách, bao gồm các họat động của các chủ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để đưa chính sách vào cuộc sống. Thông thường, thực hiện chính sách bao gồm các bước (giai đoạn) như sau:

– Xây dựng kế hoạch triển khai chính sách;

– Phổ biến, tuyên truyền vận động thực hiện chính sách;

– Phân công, phối hợp thực thi chính sách;

– Duy trì việc thực hiện chính sách;

– Điều chỉnh chính sách;

– Theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách

– Tổng kết, rút kinh nghiệm thực thi chính sách.

Có thể nói, thực hiện chính sách là quá trình tổ chức thực thi trong thực tiễn. Do đó, trong quá trình thực hiện chính sách không phải diễn ra tuần tự theo các bước (giai đoạn) mà các bước luôn có sự song hành, móc xích và linh hoạt trong quá trình tổ chức thực hiện, có giai đoạn đan xen, lồng ghép. Đồng thời, trong thực tiễn thực hiện chính sách, chủ thể thực hiện chính sách ở mỗi cấp cũng có sự đa dạng. Hiện nay, ở nước ta chủ thể thực hiện chính sách gồm Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Mặt trận tổ quốc.

Trong khuôn khổ luận văn, tôi phân tích thực hiện chính sách của các chủ thể nêu trên, theo 05 giai đoạn, đó là: Xây dựng kế hoạch thực thi chính sách; Phổ biến, tuyên truyền thực thi chính sách; Phân công, phối hợp thực thi chính sách; Kiểm tra, giám sát thực thi chính sách; Tổng kết, rút kinh nghiệm thực thi chính sách.

Bảng 1.1. Chủ thể và các giai đoạn thực hiện chính sách

Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách

Phổ biến tuyên truyền chính sách

Phân công phối hợp thực hiện chính sách

Kiểm tra giám sát thực hiện chính sách

Tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách

Đảng ủy

Hội đồng nhân dân

Ủy ban nhân dân

Mặt trận tổ quốc

Tổ chức chính trị – xã hội

1.1.4. Dịch bệnh và dịch COVID-19 

Trong tiếng Anh, dịch bệnh được dịch từ “epidemic” trong tiếng Hy Lạp, từ dịch bệnh được biểu đạt bằng từ ἐπί epi “upon or above” và δῆμος demos “people” , được hiểu là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cồng đồng hoặc một khu vực trong vòng một thời gian ngắn, thường là hai tuần hoặc ít hơn. Có thể nói, dịch bệnh là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.

Dịch COVID-19 là một dịch bệnh do vi rút COVID-19 hay còn gọi là virus corona. Đây là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus corona (SARS-CoV-2). Phương thức lây truyền chủ yếu của nó hiện nay là lây truyền từ người sang người, thường thông qua các đơn vị giọt dịch hô hấp của con người như hắt hơi, ho hoặc thở ra. Một người nhiễm bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 5 ngày, trong thời gian đó nó vẫn có thể truyền nhiễm.

Virus corona chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới (cũng có các triệu chứng ở đường hô hấp trên nhưng ít gặp hơn) và dẫn đến một loạt các triệu chứng được mô tả giống như bệnh cúm, bao gồm sốt, ho, khó thở, đau cơ và mệt mỏi, với sự phát triển cao hơn nữa sẽ dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thể gây tử vong. Các phản ứng y tế đối với căn bệnh này thường là cố gắng kiểm soát các triệu chứng lâm sàng vì hiện tại chưa tìm thấy phương pháp điều trị hiệu quả nào. Căn bệnh này lần đầu tiên được xác định bởi các cơ quan y tế tại thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc trong số những bệnh nhân bị viêm phổi không rõ nguyên nhân.

Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố dịch viêm phổi do virus Corona mới và là một tình huống khẩn cấp y tế toàn cầu kể từ ngày 30 tháng 1 năm 2020, là một đại dịch kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2020. Từ khi WHO công bố dịch đến nay, vi rút COVID-19 đã đột biến thành những dòng vi rút, với những biến thể khác nhau như: Biến thể virus Corona Anh (Dòng B.1.1.7 – hay còn gọi là biến thể 20B/501Y.V1), Biến thể Nam Phi (Dòng B.1.351, hay còn gọi là biến thể 20C/501Y.V2),  Biến thể của Brazil (Dòng P.1), Biến thể kép của Ấn Độ (Delta hay dòng B.1.617.2) [38].

1.2. Chính sách phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam và thực hiện chính sách phòng chống, dịch ở địa phương

1.2.1. Chính sách phòng, chống dịch COVID-19

Chính sách phòng, chống dịch COVID-19 được thể chế hóa bằng nhiều văn bản khác nhau, theo từng giai đoạn và diễn biến của dịch COVID-19 trên cả nước và từng địa phương. Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Đảng, Quốc hội, MTTQ và Chính phủ đã ban hành những Nghị quyết, Chỉ thị và quyết định để phòng chống dịch COVID-19. Ngày 29/01/2020, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Công văn số 79-CV/TW gửi các tỉnh ủy, thành ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các đảng ủy đơn vị sự nghiệp trung ương thực hiện những giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Thông báo số 172-TB/TW ngày 21 tháng 3 năm 2020 của Bộ Chính trị đối với công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Công văn số 07-KL/TW ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội,… Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành những Chỉ thị, Nghị quyết yêu cầu các cơ quan và địa phương thực thi các biện pháp thực hiện phòng, chống dịch COVID19 như: Thủ tướng Chính phủ ban hành các Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 (Chỉ thị 15), Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 (Chỉ thị 16) và Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 (Chỉ thị 19), Chính phủ ban hành các Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021, Nghị quyết số số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 và Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2021,… Ngoài ra, trong mỗi giai đoạn phòng, chống dịch khác nhau, Chính phủ ban hành những nghị quyết về các giải pháp cấp bách, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 như: Nghị quyết 42/NQ-CP, ngày 09/04/2020; Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 09/4/2020, Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 19/10/2020, Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 01 tháng 7 năm 2021; Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Có thể thấy, những văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ mục tiêu rõ ràng trong chính sách phòng, chống dịch COVID-19 ở nước ta là tất cả vì sức khỏe của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế- xã hội. Một số nội dung trong chính sách phòng chống dịch COVID-19, đó là:

  • Khoanh vùng, cách ly y tế, giãn cách xã hội

Chính sách phòng, chống dịch đã yêu cầu các địa phương căn cứ vào tình hình, diễn biến của dịch để thực hiện các quy định về giãn cách, khoanh vùng, cách ly y tế theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19.

– Huy động HTCT phòng, chống dịch COVID-19

Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ được ban hành để thực hiện phòng, chống dịch yêu cầu thống nhất giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đảng và Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19; các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch. Hoạt động phòng, chống dịch không chỉ được thực hiện bởi ngành y tế mà còn có sự tham gia của lực lượng vũ trang, ngành ngoại giao, ngành tư pháp, các cơ quan thông tấn, báo chí, …

– Hỗ trợ cho người dân

Đối với người dân, ngoài việc yêu cầu thực hiện các quy định về phòng, chống dịch, chính sách phòng, chống COVID-19 còn hướng tới mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội cho người dân. Một số Nghị quyết được Chính phủ ban hành và yêu cầu HTCT các cấp thực hiện các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội đó là: Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 09/4/2020, Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 19/10/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021. của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Ngoài ra, để bảo đảm việc tiếp cận điều trị cho tất cả mọi người, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 về bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A – là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Theo đó, những người mắc bệnh dịch này sẽ được khám và điều trị miễn phí. Trong bối cảnh ở nhiều quốc gia trên thế giới bệnh nhân phải tự chi trả mọi chi phí điều trị COVID-19, thì ở Việt Nam lại bảo đảm quyền được tiếp cận điều trị COVID-19 cho tất cả các bệnh nhân.

– Hỗ trợ cho doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cắt giảm chi phí, lệ phí, hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp trong nước để phòng, chống dịch như: Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; Chính phủ ban hành công văn số 6858/VPCP-KTTH ngày 24/09/2021 yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thành lập ngay Tổ công tác đặc biệt của Bộ, cơ quan, địa phương về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19,…

  • Sử dụng vắc xin

Ngày 26/02/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 21/NQ-CP về việc mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19. Theo đó, Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên với số lượng khoảng 150 triệu liều. Bộ trưởng Bộ Y tế căn cứ yêu cầu phòng, chống dịch để quyết định số lượng vaccine cụ thể cần mua, nhập khẩu theo từng giai đoạn. Trong đó, những đối tượng được ưu tiên tiêm và miễn phí đó là:

+ Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm:

– Người làm việc trong các cơ sở y tế;

– Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…);

– Quân đội; Công an.

+ Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;

+ Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…;

+ Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;

+ Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi;

+ Người sinh sống tại các vùng có dịch;

+ Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;

+ Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

+ Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch. Ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng nêu trên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang có dịch; trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch. Căn cứ khả năng cung ứng vắc xin, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh, đối tượng ở vùng có dịch.

1.2.2. Thực hiện chính sách phòng chống, dịch ở địa phương

Thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19 đối với các địa phương đã được quy định tại các điều luật của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Một số yêu cầu cụ thể trong việc thực hiện phòng chống dịch COVID-19 đối với các địa phương đó là:

Công bố dịch và ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch đối với cấp địa phương được nêu rõ tại Ðiều 38, Điều 39, Điều 40 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Theo đó có nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và tiêu chuẩn công bố dịch và hết dịch của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Một số quy định, đó là:

– Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố;

– Việc công bố dịch và hết dịch phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C;

– Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch;

– Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch được quy định từ Điều 46, Điều 47, Điều 48, Điều 49 ở Mục 3 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Một số biện pháp đó là:

 Thành lập Ban chỉ đạo chống dịch: Ban chỉ đạo chống dịch được thành lập ngay sau khi dịch được công bố. Thành phần Ban chỉ đạo chống dịch được quy định như sau:

+ Ban chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin – truyền thông, quân đội, công an và các cơ quan liên quan khác. Trưởng ban chỉ đạo chống dịch là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Cơ quan y tế cùng cấp là thường trực của Ban chỉ đạo.

+ Ban chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch, thành lập đội chống dịch cơ động để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị và xử lý ổ dịch.

 Khai báo, báo cáo dịch: Khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch; Khi phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nhận được khai báo bệnh dịch, cơ quan y tế phải báo cáo cho Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra dịch và cơ sở y tế dự phòng để khẩn trương tổ chức triển khai các biện pháp chống dịch.

Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh: Ban chỉ đạo chống dịch chỉ đạo việc áp dụng các biện pháp sau đây để tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc bệnh dịch và người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch; Phân loại, sơ cứu, cấp cứu kịp thời người mắc bệnh dịch theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế; Huy động phương tiện, thuốc, thiết bị y tế, giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phục vụ chống dịch. Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí;

Căn cứ vào tính chất, mức độ và quy mô của bệnh dịch, Ban chỉ đạo chống dịch quyết định áp dụng các biện pháp: Tổ chức các cơ sở điều trị tại vùng có dịch để tiếp nhận, cấp cứu người mắc bệnh dịch; Điều động đội chống dịch cơ động vào vùng có dịch để thực hiện việc phát hiện, cấp cứu và điều trị tại chỗ người mắc bệnh dịch; chuyển người mắc bệnh dịch về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Huy động các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phục vụ chống dịch; Áp dụng các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

 Tổ chức cách ly y tế: Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly; Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác; Cơ sở y tế trong vùng có dịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cách ly theo chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo chống dịch. Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở y tế thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ.

Ngoài ra, để nâng cao vai trò chủ động trong ứng phó với dịch COVID-19 đối với HTCT các cấp địa phương, Đảng và Chính phủ đã yêu cầu các địa phương thực thi những giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch. Chỉ thị 19 của Thủ tướng nêu rõ: “Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch”. Theo đó, các cơ quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trung ương, Chính phủ để giải quyết các vấn đề trong quá trình phòng, chống dịch bệnh.

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19

1.3.1. Yếu tố chất lượng chính sách

Trong bài viết “Quá trình thực thi chính sách”, T.B.Smith (1973) cho rằng, chất lượng chính sách, cụ thể là mục tiêu chính sách có phù hợp với thực tế hay không, nội dung của chính sách có phù hợp, và phương án chính sách có rõ ràng, khả thi hay không [29]. Chất lượng chính sách là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chính sách phòng, chống dịch. Nếu có chính sách phòng dịch đúng và trúng thì sẽ giải quyết được các mục tiêu phòng, chống dịch. Ngược lại nếu chính sách không đúng và trúng hoặc không kịp thời sẽ ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng thực thi và hiệu quả, thậm chí không đạt được mục tiêu đề ra của phòng, chống dịch COVID-19.

1.3.2. Yếu tố chủ thể chính sách

Các chủ thể liên quan đến chính sách phòng, chống dịch có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình thực hiện chính sách phòng, chống dịch. Nếu chính sách phòng, chống dịch không được thực hiện mà chỉ nằm ở dạng văn bản thì sẽ không những không thực hiện được mục tiêu, ý định của chủ thể ban hành chính sách mà còn gây ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách.

Ngoài ra, nếu chính sách không được tổ chức thực hiện đến nơi, đến chốn hoặc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đối tượng thụ hưởng và gây ra sự thiếu tin tưởng vào chủ thể ban hành chính sách. Đồng thời, qua việc tổ chức thực thi chính sách, các chủ thể liên quan chính sách sẽ biết được chính sách có đúng, phù hợp và đi vào cuộc sống hay không. Quá trình hoạt động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của phòng, chống dịch.

Đặc biệt, các yếu tố liên quan đến chủ thể chính sách như năng lực và khả năng thực thi chính sách phòng chống dịch của cán bộ, công chức (tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, năng lực thực tế, đạo đức công vụ), mức độ tuân thủ các bước trong tổ chức thực hiện chính sách, các điều kiện vật chất để thực thi chính sách (trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại hỗ trợ), khả năng giao tiếp truyền đạt (Nếu truyền đạt không trọn vẹn thì hoạt động phòng chống dịch sẽ được thực thi chệch hướng của nhà hoạch định chính sách, ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thực thi); sự phân công, phân nhiệm rõ ràng về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, lợi ích của các cơ quan thực thi chính sách (bên cạnh cơ quan chủ chốt còn có trách nhiệm cơ quan phối hợp; thủ tục hành chính); nguồn kinh phí thực thi chính sách phòng chống dịch,… Đây là những nhân tố liên quan đến chủ thể chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chính sách phòng, chống dịch COVID-19

1.3.3. Yếu tố đối tượng chính sách hướng tới

Chính sách phòng, chống dịch đạt được mục đích đề ra, có hiệu quả thì không chỉ phụ thuộc vào chất lượng chính sách và năng lực của chủ thể thực thi chính sách mà nó còn phụ thuộc vào thái độ của đối tượng chính sách hướng tới. Theo đó, nếu đối tượng hướng tới của chính sách phòng chống dịch tiếp nhận và ủng hộ thì việc thực thi chính sách phòng, chống dịch sẽ thuận lợi. Ngược lại, nếu đối tượng chính sách phòng chống dịch hướng tới không tiếp nhận, không ủng hộ chính sách thì việc thực thi chính sách phòng, chống dịch sẽ khó khăn. Từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả phòng, chống dịch, dẫn đến chi phí thực thi chính sách phòng, chống dịch tăng lên,…. Việc chỉ có một bộ phận đối tượng chính sách tiếp nhận chính sách cũng làm cho quá trình thực thi chính sách trở nên khó khăn hơn.. Mục tiêu của chính sách phòng chống dịch rất đa dạng nhưng thường được thể hiện qua sự phân phối và điều chỉnh đối với lợi ích của một nhóm người cũng như tiến hành kiểm soát hay làm thay đổi hành vi đối với một nhóm người. Do đó, mức độ hưởng ứng và tiếp nhận chính sách của đối tượng chính sách phòng chống dịch hướng tới là rất quan trọng. Một chính sách được ban hành, nếu mang lại lợi ích thiết thực cho đối tượng chính sách hoặc mức độ điều chỉnh của chính sách đối với hành vi của đối tượng chính sách không lớn thì thường dễ được đối tượng chính sách tiếp nhận, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách. Trái lại, nếu đối tượng chính sách cho rằng, chính sách đó không mang lại lợi ích cho họ, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của họ, hoặc mức độ điều chỉnh của chính sách đối với hành vi của đối tượng chính sách là lớn thì đối tượng chính sách thường ít tiếp nhận chính sách, thậm chí là cản trở thực hiện chính sách. Vì vậy, để tăng cường sự tiếp nhận của đối tượng chính sách, việc hoạch định chính sách cần phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, thể hiện được lợi ích cơ bản của người dân hoặc xác định mức độ phù hợp trong điều chỉnh hành vi đối với đối tượng chính sách. Bản thân dịch COVID-19, nếu mình am hiểu thì mình sẽ thực hiện tốt. Thái độ, hành động của nhân dân chính là điều kiện tiên quyết như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

1.3.4. Những yếu tố khác

Những yếu tố liên quan khác ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách đó là điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế – xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội). Việc thực thi bất cứ chính sách nào cũng chịu sự tác động của các yếu tố điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có lợi cho việc thực thi chính sách và ngược lại nếu điều kiện tự nhiên bất lợi sẽ cản trở việc thực thi chính sách. Nếu trình độ kinh tế- xã hội phát triển thì cơ quan thực thi chính sách càng có điều kiện để thu hút nguồn lực cho thực thi chính sách; nếu trình độ văn hóa và sự hiểu biết của người dân cao thì sẽ tạo thuận lợi cho việc thực thi chính sách và ngược lại. Bên cạnh đó, các yếu tố văn hóa cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách phòng, chống dịch COVID-19. Điều này có thể thấy ở các nước phương Tây, người dân ở đấy thường không có văn hóa đeo khẩu trang, nên thời gian đầu những người đeo khẩu trang rất bị kỳ thị. Ngược lại, ở Việt Nam, việc đeo khẩu trang khi ra đường lại trở nên phổ biến nên khi dịch COVID-19 xảy ra thì người dân đã rất tự giác đeo khẩu trang khi đi đến những nơi công cộng.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 13/ TRAN THI THUY DUONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *