Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng ta sớm có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn về vị trí, vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế – xã hội; đồng thời luôn coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để KH&CN nước nhà phát triển. Quan điểm coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa được khẳng định và quán triệt trong nhiều văn kiện của Đảng thời kỳ đổi mới.

Để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nhằm đưa Việt Nam sớm ra khỏi bầy thu nhập trung bình và cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Chính phủ đã xác định một trong ba khâu đột phá chiến lược là phát triển KH&CN và nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là nhân tố quan trọng mang tính đòn bẩy, quyết định thành công của công cuộc tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Quảng Ngãi, là một tỉnh nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.153km2, dân số khoảng 1,3 triệu người. Nằm trên vị trí chiến lược quan trọng vừa giáp biển, vừa giáp cao nguyên, lại có nguồn tài nguyên phong phú, Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng lợi thế cho phát triển KT-XH nói chung và KH&CN nói riêng.

Trong những năm qua, thực hiện chính sách KH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH. Khoa học và Công nghệ đạt dược những kết quả tích cực như: Tiềm lực KH&CN được tăng cường, ứng dụng KH&CN và đổi mới công nghệ có bước tiến bộ. Nhiều thành tựu KH&CN được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, điều tra tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm,… Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách KH&CN góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại nêu trên là do việc thực hiện chính sách về KH&CN còn nhiều bất cập.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan nêu trên, cùng với quá trình công tác nhiều năm trong lĩnh vực quản lý KH&CN, mong muốn góp một phần công sức của mình vào việc khắc phục sự bất cập giữa phát triển KT-XH với các chính sách KH&CN, bảo đảm cho tỉnh phát triển nhanh và bền vững, tôi chọn đề tài: “Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm đối tượng nghiên cứu với mục tiêu đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong việc thực thi các chính sách KH&CN góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ngãi theo hướng bền vững.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, làm rõ việc thực hiện chính sách KH&CN từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi; Đề xuất những giải pháp để tăng cường, tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách KH&CN tỉnh Quảng Ngãi.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận, lý thuyết về chính sách công và vận dụng vào đối tượng nghiên cứu của đề tài; Nghiên cứu làm rõ về thực trạng thực hiện chính sách KH&CN từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi; Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chính sách KH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:Chính sách KH&CN của tỉnh Quảng Ngãi.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về thời gian, luận văn nghiên cứu về Chính sách KH&CN của tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đến nay. Giới hạn thời gian như vậy giúp các số liệu cập nhật và đủ để nhìn nhận về các xu hướng phát triển mới nhất trong lĩnh vực KH&CN của tỉnh Quảng Ngãi.

+ Về nội dung, luận văn giới hạn nghiên cứu về các vấn đề trong quá trình thực hiện chính sách KH&CN của tỉnh Quảng Ngãi để từ đó rút ra các nhận định, đánh giá, giải pháp phù hợp giúp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận: Luận văn vận dụng cách tiếp cận nghiên cứu chính sách công đa ngành, liên ngành khoa học xã hội và những chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước ta về nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách KH&CN.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau: Phương pháp thu thập thông tin; Phương pháp phân tích; Phương pháp thống kê.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

– Đề tài có ý nghĩa về mặt lý luận, người học nghiên cứu và vận dụng các lý thuyết về chính sách công và quy trình phân tích một chính sách công để làm rõ vấn đề khoa học và thực tiễn của một chính sách cụ thể.

– Kết quả đánh giá nghiên cứu làm sáng tỏ, minh chứng cho các lý thuyết liên quan đến chính sách công, từ đó hình thành các tiến trình đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của chính sách đã ban hành.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

– Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận dụng các lý thuyết về chính sách công, quy trình phân tích chính sách công để xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn thực hiện chính sách KH&CN tại tỉnh Quảng Ngãi để từ đó nâng cao hiệu quả của thực hiện chính sách trong thời gian đến.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách KH&CN

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách KH&CN tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách KH&CN tỉnh Quảng Ngãi

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

    1. 1.1. Cở sở lý luận

1.1 1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Khái niệm về khoa học và công nghệ

* Khoa học

Theo Luật KH&CN thì có nhiều cách để tiếp cận việc phân chia khoa học, phổ biến nhất là hai cách sau đây:

Một là, tiếp cận đối tượng. Theo cách này, khoa học gồm 2 loại:

– Khoa học tự nhiên: Nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, phát hiện các quy luật, xác định các phương thức chinh phục và cải tạo nó.

– Khoa học xã hội: Nghiên cứu các hiện tượng, quá trình và quy luật vận động, phát triển của xã hội, làm cơ sở để thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển nhân tố con người.

Hai là, tiếp cận từ cách thức tổ chức nghiên cứu khoa học. Theo cách phân chia này, khoa học gồm hai loại:

– Khoa học cơ bản: Xác định những quy luật, phương hướng và phương pháp để triển khai khoa học ứng dụng.

– Khoa học ứng dụng: Xác định những nguyên tắc, quy tắc và phương pháp cụ thể để ứng dụng khoa học cơ bản vào hoạt động cải biến các đối tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

1.1.1.2. Chính sách, chính sách công và chính sách KH&CN

– Chính sách: là tập hợp các biện pháp do các nhà lãnh đạo/nhà quản lý đề ra để giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội, là khung thể chế cho các hoạt động trong thực tiễn.

– Chính sách công: là tập hợp các quyết định của Nhà nước để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống của cộng đồng, người dân nhằm hướng tới mục tiêu phát triển KTXH”.

– Chính sách khoa học và công nghệ

– Khuyến khích và tạo thuận lợi, hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp.

– Ưu tiên phát triển và chuyển giao KH&CN, nhất là KH&CN hiện đại, coi đây là yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

– Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH&CN và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; chuyển nhanh từ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả, có giá trị gia tăng cao, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng để lựa chọn phát triển các sản phẩm phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương, từng vùng và cả nước.

1.1.2. Đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng của chính sách KH&CN

1.1.2.1. Đặc điểm của chính sách KH&CN

Thứ nhất, Chính sách KH&CN phải có tính linh hoạt, mềm dẻo

Thứ hai, Chính sách KH&CN là một hoạt động quản lý khó khăn

Thứ ba, Chính sách KH&CN đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tinh thần nhiều hơn nhu cầu về vật chất

Thứ tư, Chính sách KH&CN có tính kế thừa

1.1.2.2. Vai trò của chính sách KH&CN

– KH&CN giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại.

– KH&CN giữ vai trò then chốt trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.

– KH&CN thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người.

– Khoa học xã hội và nhân văn cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước.

– Khoa học kỹ thuật và công nghệ đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ do đó cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

– Đặc biệt, khoa học tự nhiên còn tạo cơ sở cho việc hình thành 1 số lĩnh vực KH&CN đa ngành mới, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của khoa học cơ bản.

1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách KH&CN

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương

Thể chế, chính sách về KH&CN

Tiềm lực KH&CN

Nguồn nhân lực

Vị trí địa lý

Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế

    1. 1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực hiện chính sách KH&CN tại một số quốc gia trên thế giới

1.2.1.1. Chính sách thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và triển khai của Hàn Quốc

1.2.1.2. Chính sách phát triển thị trường KHCN của Trung Quốc

1.2.2. Thực hiện chính sách KH&CN tại một số địa phương của Việt Nam

1.2.2.1. Chính sách KH&CN của thành phố Hồ Chí Minh

1.2.2.2. Chính sách KH&CN của thành phố Đà Nẵng

Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ

CÔNG NGHỆ TỈNH QUẢNG NGÃI

    1. 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.2. Đặc điểm xã hội

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

    1. 2.2. Chính sách KH&CN của tỉnh Quảng Ngãi

2.2.1. Tình hình KH&CN trên địa bàn tỉnh

2.2.1.1. Khái quát tình hình

Khoa học và Công nghệ phục vụ nhiệm vụ phát triển công nghiệp

-Về hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: đến nay, trên địa bàn tỉnh có 150 doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, theo tiêu chuẩn TCVN.

– Tính đến nay, có 135 Bằng và Giấy chứng nhận được cấp mới. Trong đó: Bằng Kiểu dáng công nghiệp: 03; Bằng Giải pháp hữu ích: 02 và Giấy chứng nhận Nhãn hiệu: 182.

-Về đổi mới công nghệ thiết bị: đến nay đã hỗ trợ cho 12 doanh nghiệp tham gia Chương trình, với mức hỗ trợ là 6 tỷ đồng.

-Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh được tổ chức hai năm một lần, là môi trường thực sự khuyến khích sức sáng tạo KH&CN trong mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nhất là đội ngũ tri thức và người lao động, đã nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều giải pháp kỹ thuật hữu ích, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

KH&CN phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Các dự án triển khai thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn và miền núi của tỉnh giai đoạn 2011-2020, đã mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội rõ rệt, góp phần quan trọng tạo thêm việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, có tác động rõ rệt đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, một số kết quả tiêu biểu như sau:

Về trồng trọt:

– Kết quả đã xây dựng được vùng nguyên liệu mía gần 2000ha trên đất gò, đồi với năng suất mía cây đạt 70-90 tấn/ha (năng suất trước đây 40-50 tấn/ha), đưa năng suất mía cả tỉnh bình quân đạt 63 tấn/ha, chữ đường gần 10CCS, nâng cao thu nhập cho người dân miền núi và bảo đảm nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến đường. Kết quả dự án KH&CN này đã mở ra một mô hình liên kết làm ăn có hiệu quả giữa doanh nghiệp, khoa học và nông hộ

– Từ kết quả đề tài nghiên cứu phục tráng giống tỏi Lý Sơn, đã triển khai dự án KH&CN thâm canh tăng năng suất tỏi, với kỹ thuật áp dụng: dùng giống sau phục tráng, sử dụng kỹ thuật tưới nước phun mưa và bón phân cân đối (quy mô 7 ha). Kết quả vụ tỏi năm 2012-2013 cho năng suất 7,1 tấn/ha/năm (tăng 10%) so với canh tác truyền thống (6,4 tấn/ha/năm).

– Phát triển thành dự án chuyển đổi nghề cho 100 hộ dân từ nghề sản xuất gạch ngói thủ công, thu nhập thấp và gây ô nhiễm môi trường sang nghề sản xuất nấm tại xã Đức Nhuận và Đức Chánh huyện Mộ Đức, góp phần bảo vệ môi trường, tăng thu nhập cho người dân.

– Từ kết quả đề tài nghiên cứu tuyển chọn cây ăn quả (cây đầu dòng), triển khai Dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển cây ăn quả hàng hóa tại huyện Nghĩa Hành”, quy mô 45 ha cho 3 loại cây: Sầu riêng hạt lép, Bưởi da xanh, Chôm chôm java.

Về chăn nuôi:

-Thực hiện Dự án KHCN cải tạo giống và kỹ thuật chăn nuôi trâu cải tiến cho đồng bào dân tộc Hrê huyện Ba Tơ và Sơn Hà, dự án đầu tư 45 con trâu đực giống mua từ các tỉnh phía Bắc để lai cải tạo giống và hỗ trợ vật tư xây dựng 340 chuồng trâu cải tiến.

– Thực hiện chủ trương đưa chăn nuôi thành nghề sản xuất chính của nông hộ; KH&CN đã triển khai dự án Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi heo hướng nạc hàng hoá quy mô trang trại gia đình từ chăn nuôi đến giết mổ tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, dự án đã xây dựng được 20 hộ nông dân thuộc 04 xã của huyện Sơn Tịnh, mỗi hộ nuôi 4 heo nái sinh sản và 60 đến 70 heo thịt/năm; kết quả dự án cho thấy, với quy mô đàn 4 nái và 60 – 70 heo thịt/hộ là phù hợp với quỹ đất vườn và giải quyết việc làm thường xuyên cho một lao động, đem lại thu nhập từ 35 đến 50 triệu đồng/năm. Đến nay, đã có hàng trăm hộ trên địa bàn huyện Sơn Tịnh và các địa phương lân cận thực hiện chăn nuôi heo theo mô hình của dự án.

Việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất đã đem lại hiệu quả rõ nét, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của tỉnh bình quân đạt 5,4%/năm, năng suất bình quân các loại cây trồng chủ lực của tỉnh tăng khá so với năm 2010: Năng suất lúa từ 48 lên 55,3 tạ/ha; Năng suất ngô từ 50,6 lên 52,2 tạ/ha; Năng suất mía từ 50 lên 64 tấn/ha; Năng suất sắn từ 17,1 lên 18,2 tấn/ha; Năng suất lạc từ 19 lên 21 tạ/ha.

Khoa học xã hội và nhân văn, Y dược

Các đề tài nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn đã góp phần cung cấp cơ sở, luận cứ khoa học để đề ra chủ trương, ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội.

Trong lĩnh vực Y dược, đã triển khai nghiên cứu và áp dụng một số đề tài phục vụ việc xác định, chẩn đoán một số bệnh thông qua biểu hiện tâm lý, trạng thái, sức khoẻ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

KH&CN trong lĩnh vực điều tra cơ bản tài nguyên và bảo vệ môi trường

Các đề tài nghiên cứu khoa học về điều tra cơ bản đã được triển khai ứng dụng vào thực tiễn, giúp cho việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hợp lý hơn; cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề ra các giải pháp phòng tránh và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tạo lập cơ sở dữ liệu, số liệu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên địa bàn tỉnh nhằm cung cấp cứ liệu, cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội bền vững; dự báo, cảnh báo nguy cơ có thể xẩy ra để có giải pháp phòng tránh kịp thời góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

2.2.1.2. Những ưu điểm và một số tồn tại chủ yếu trong hoạt động KH&CN

* Những ưu điểm

Hoạt động KH&CN của tỉnh trong thời gian qua nhận được quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp; nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của KH&CN có chuyển biến tích cực.

Hệ thống pháp luật về KH&CN được hoàn thiện, tạo môi trường thuận lợi và đồng bộ cho hoạt động đổi mới, sáng tạo.

Các chương trình, đề tài, dự án KH&CN đã đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa

* Những khó khăn, tồn tại

Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, ý nghĩa của KH&CN.

Việc ban hành các Thông tư hướng dẫn, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách mới còn chậm và nhiều vướng mắc, đặc biệt là cơ chế, chính sách về tài chính.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập chưa hiệu quả do sự thiếu đồng bộ giữa việc ban hành cơ chế chính sách và việc thực thi.

Thiếu các đề tài, dự án có tính đột phá, một số đề tài sau khi nghiệm thu tính nhân rộng vào thực tiễn còn hạn chế.

2.2.2. Chính sách khoa học và công nghệ của tỉnh Quảng Ngãi hiện nay

2.2.2.1. Môi trường thể chế và chính sách KH&CN của Việt Nam

Giai đoạn 2011-2016, môi trường thể chế và hệ thống pháp luật về KH&CN của Việt Nam được hoàn thiện trong bối cảnh đặc biệt thuận lợi khi lần đầu tiên trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đều đồng thời ban hành các văn bản tối cao khẳng định rõ quan điểm, đường lối và tầm nhìn dài hạn về phát triển KH&CN

Trên cơ sở các quan điểm của Đảng và nguyên tắc hiến định của Nhà nước, môi trường chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động KH&CN được cải tổ và đổi mới mạnh mẽ.

Các đổi mới tích cực nhất tập trung vào 3 nhóm chế định: Đầu tư và tài chính; chính sách cán bộ; quản lý hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN.

Môi trường thể chế thuận lợi và lành mạnh là nhân tố quan trọng giải phóng sức sáng tạo của lực lượng KH&CN, tạo ra nhiều kết quả nghiên cứu nổi bật, thúc đẩy đổi mới và ứng dụng công nghệ trong các ngành, lĩnh vực, đưa KH&CN từng bước trở thành động lực tăng trưởng kinh tế – xã hội.

– Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KH&CN:

Trong 10 năm qua, hoạt động KH&CN phần lớn được đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) với mức kinh phí chiếm khoảng 1,4-1,8% tổng chi NSNN hàng năm (không tính phần chi cho KH&CN trong quốc phòng và an ninh). Tuy nhiên, tỉ lệ này có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Đầu tư từ NSNN cho KH&CN năm 2016 đạt khoảng 17.730 tỷ đồng, bằng 1,4% tổng chi NSNN. Tỷ trọng đầu tư cho KH&CN/GDP từ NSNN của Việt Nam trong 5 năm qua chỉ ở mức xấp xỉ 0,4%. Đầu tư cho KH&CN trên đầu người rất thấp, năm 2014 Việt Nam chỉ đạt khoảng 15,5 USD/người, trong khi đó theo dự báo của World Bank và OECD năm 2014 Trung Quốc khoảng 209,4 USD/người, Hàn Quốc khoảng 1.285,7 USD/người

-Đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

Tổng chi quốc gia cho R&D là một chỉ tiêu thống kê R&D quan trọng hàng đầu. Đây là chỉ tiêu chính được sử dụng để đánh giá cường độ R&D của một quốc gia (tỷ lệ chi quốc gia cho R&D/GDP) và để so sánh quốc tế. Theo Điều tra R&D năm 2016, năm 2015, Việt Nam chi 18.496 tỷ đồng cho R&D, bằng 0,4% GDP. Qua ba kỳ điều tra R&D cho thấy tỷ trọng chi cho R&D/GDP đã tăng ấn tượng từ 0,19% năm 2011 lên 0,44% năm 2015, nhờ có sự gia tăng mạnh mẽ đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ lớn như tập đoàn Viettel.

2.2.2.2. Môi trường và thể chế thúc đầy phát triển KH&CN của tỉnh

a. Hệ thống pháp luật về KH&CN

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 5 năm, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành một số văn bản QPPL tạo hành lang pháp lý cho hoạt động KH&CN. Cụ thể như sau: Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 40-CTr/TU ngày 05/4/2013 về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

b. Quản lý nhà nước về KH&CN

– Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN

Về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động KH&CN cấp huyện/thành phố hiện nay vấn còn nhiều bất cập, nhiều đơn vị chưa bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn theo đúng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 của Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ.

Quản lý các nhiệm vụ KH&CN đã có những thay đổi cơ bản, phù hợp và hiệu quả hơn từ khi có Luật KH&CN số 29/2013/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Mục tiêu của đổi mới hướng tới chất lượng, hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thông qua việc tăng cường tính khách quan, công khai, gắn trách nhiệm đối với tổ chức và cá nhân trong quá trình đề xuất đặt hàng, xác định nhiệm vụ đặt hàng, tuyển chọn đến giám sát, kiểm tra giữa kỳ và đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN.

– Đầu tư và cơ chế tài chính trong hoạt động KH&CN đã có những đổi mới cơ bản, toàn diện từ khâu đề xuất và dự toán chi, nội dung và định mức chi, giao dự toán, cấp phát, thực hiện và giám sát chi đến thủ tục thanh quyết toán theo hướng: giao quyền đề xuất cơ cấu chi và dự toán chi cho cơ quan quản lý KH&CN các cấp, nâng cao trách nhiệm và quyền tự chủ về tài chính cho đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN, thực hiện cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng và khoán chi từng phần đối với nhiệm vụ KH&CN.

– Triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống: Số lượng các đề tài sau nghiệm thu đưa vào ứng dụng trong sản xuất tại địa phương chưa nhiều, việc thương mại hóa các sản phẩm của đề tài là khâu còn yếu trong hoạt động KH&CN của tỉnh.

– Chính sách về sử dụng, trọng dụng và đào tạo nhân lực KH&CN số lượng cán bộ làm việc trong các tổ chức KH&CN trên địa bàn đã đạt 887 người (chiếm 54,47% trong tổng số nhân lực KH&CN địa phương),trong đó: chiếm tỷ trọng cao nhất ở khối trường cao đẳng, đại học với 559 người (chiếm 61,70%). Bình quân số nhân lực làm việc trong một tổ chức KH&CN 25 người/1 tổ chức.

2.2.2.3. Tiềm lực KH&CN của tỉnh

a. Nhân lực KH&CN

Tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 25.133 cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh và cấp huyện; trong đó, có 45 chuyên viên cao cấp và tương đương, 623 chuyên viên chính và tương đương, 17.763 chuyên viên và tương đương, cán sự và tương đương 5.889 người, nhân viên và tương đương 813 người. Toàn tỉnh có 3.751 cán bộ, công chức cấp xã; trong đó, sau đại học có 12 người, cao đẳng 130 người; trung cấp 1.737 người; sơ cấp 33 người; chưa qua đào tạo 344 người.

Về trình độ chuyên môn, toàn tỉnh có 01 Phó Giáo sư, 26 tiến sĩ (hầu hết ở lĩnh vực giáo dục và y tế), 999 Thạc sĩ,  chuyên khoa II 38 người, chuyên khoa I 251 người, đại học 13.743 người, cao đẳng 5.512 người, trung cấp 4.603 người, còn lại 156 người.

b. Nguồn lực tài chính cho KH&CN

Nguồn chi từ NSNN cho hoạt động KH&CN của tỉnh trong giai đoạn 2011-2016 liên tục tăng lên qua các năm, tốc độ tăng chi cho KH&CN năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 tổng chi NSNN cho KH&CN của tỉnh đạt 9.808 triệu đồng thì đến năm 2015 tổng chi NSNN cho KH&CN của tỉnh đã đạt mức 21.640 triệu đồng tăng gấp 2,2 lần so với năm 2011.

c. Tổ chức KH&CN trực thuộc tỉnh

Trên địa bàn tỉnh có có 14 tổ chức KH&CN công lập (12 đơn vị được ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên và 02 đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động); 03 trường Đại học, 04 trường Cao đẳng chuyên ngành, 02 trường Cao đẳng nghề.

Nhìn chung, các đơn vị thuộc khối quản lý nhà nước ở Quảng Ngãi ít tham gia vào hoạt động KH&CN ở địa phương. Tổng số cán bộ quản lý nhà nước tham gia hoạt động KH&CN khoảng 350 người trong đó 20% thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (tổng số nhân lực của Sở hiện có 70 cán bộ, nhân viên, trong đó khối quản lý nhà nước là 38 người, hoạt động sự nghiệp là 32 người, phần lớn có trình độ từ Đại học trở lên).

d. Hạ tầng kỹ thuật cho KH&CN của tỉnh

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ phát triển KH&CN của tỉnh còn khiêm tốn. Hiện tại, các phòng thí nghiệm của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc nghiên cứu phục vụ cho nông nghiệp nông thôn.

Hiện nay tỉnh đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm thành lập Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bình Hòa, với diện tích 190 ha.

2.2.2.4. Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN

-Về thị trường KH&CN của tỉnh

Tỉnh Quảng Ngãi từ trước đến nay chưa có một mô hình cụ thể nào về thị trường công nghệ. Trong vài năm gần đây, tỉnh Quảng Ngãi đã tham gia một số Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart), và đã đạt được những kết quả bước đầu. Thông qua Hội chợ, một số sản phẩm như sữa Vinasoy, hành – tỏi Lý Sơn, Quế Trà Bồng… đã được giới thiệu mạnh hơn ra thị trường.

-Về Doanh nghiệp KH&CN của tỉnh

Luật KH&CN 2013 quy định bắt buộc các doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngoài nhà nước được trích từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp một tỷ lệ hợp lý, tối đa 10% để lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp (Điều 9, NĐ 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014), đồng thời có thể đóng góp cho Quỹ phát triển KH&CN của nhà nước.

2.2.2.5. Xã hội hóa và hợp tác quốc tế về KH&CN

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở khu vực miền trung tây nguyên điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn, chưa có điều kiện tiếp cận nhiều với các tổ chức KH&CN trên thế giới, mặt khác nhận thức của Đảng và Chính quyền tỉnh chưa thật sự đổi mới, mạnh dạn để đẩy mạnh hoạt động này.

Ngoài ra việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho phát triển KH&CN của tỉnh cũng là hoạt động cần thiết hiện nay. Trong những năm gần đây, nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN đã có sự phát triển nhất địnhị.

2.2.2.6. Đánh giá việc thực hiện chính sách KH&CN tại tỉnh Quảng Ngãi

a. Những kết quả đạt được

Hoạt động KH&CN của tỉnh đã nhận được quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp; nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của KH&CN có chuyển biến tích cực.

Hệ thống pháp luật về KH&CN được hoàn thiện dần, từng bước khắc phục được các mâu thuẫn, chồng chéo, tạo môi trường thuận lợi và đồng bộ cho hoạt động đổi mới, sáng tạo.

Các chương trình, đề tài, dự án KH&CN đã đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa.

b. Những hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế, yếu kém

Việc ban hành, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách mới còn chậm và nhiều vướng mắc, đặc biệt là cơ chế, chính sách về tài chính.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập chưa hiệu quả do sự thiếu đồng bộ.

Trong hoạt động KH&CN, hiện còn thiếu các hướng ưu tiên phù hợp, các giải pháp mạnh để tạo đột phá trong những lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, chưa hình thành được các lĩnh vực KH&CN mũi nhọn, trọng tâm.

* Nguyên nhân những hạn chế, yếu kém

Một là, Nhận thức và tư duy của nhiều cấp ủy Đảng, chính quyền và cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chưa sâu sắc, đầy đủ

Hai là, cơ chế, chính sách phát triển KH&CN ở tỉnh còn nhiều bất cập

Ba là, năng lực của các cơ quan tham mưu, quản lý KH&CN còn yếu, đội ngũ cán bộ KH&CN trong các tổ chức KH&CN ở tỉnh vừa thiếu về số lượng lại yếu về chất lượng.

Bốn là, đầu tư cho phát triển KH&CN còn thấp.

Năm là, cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KH&CN.

Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Thực hiện chính sách khoa học và công nghệ từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

CHƯƠNG 3

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KH&CN TỈNH

QUẢNG NGÃI

    1. 3.1. Quan điểm và mục tiêu

3.1.1. Quan điểm

– Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức đầy đủ về vai trò của KH&CN là quốc sách hàng đầu, là động lực để phát triển đất nước nhanh và bền vững, đóng vai trò chủ đạo để tạo bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

– Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN;

– Phát triển KH&CN gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

– Gắn kết chặt chẽ sản xuất, kinh doanh với nghiên cứu, đào tạo; doanh nghiệp đóng vai trò là trung tâm ứng dụng và đổi mới công nghệ.

– Phát huy dân chủ, nâng cao tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong khoa học xã hội và nhân văn.

– Đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế hoạt động KH&CN, tiếp thu có chọn lọc tri thức khoa học, chuyển giao công nghệ, thu hút nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển KH&CN.

3.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu chung: Phát triển KH&CN phải hướng vào mục tiêu nâng cao năng lực, trình độ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao; bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách để nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo vệ môi trường, phát triển KT-XH của tỉnh nhanh và bền vững; phát triển có chọn lọc và đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực trọng điểm và các ngành sản xuất chủ yếu của tỉnh, nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị, chất lượng và cạnh tranh, tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu; làm chủ được công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến đường, sữa, bánh kẹo, bia, nước giải khát, thủy sản; phát triển mạnh tiềm lực KH&CN, từng bước hình thành nền kinh tế tri thức. Phấn đấu đến năm 2020 Quảng Ngãi cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, việc ban hành các cơ chế, chính sách về KH&CN của tỉnh Quảng Ngãi nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN.

Thứ hai, phải tạo điều kiện cần và đủ trong việc huy động mọi nguồn lực của xã hội, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách.

Thứ ba, các NQ, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch của Đảng bộ, chính quyền tỉnh về KH&CN cần phải được tuyên truyền, tạo lập sự đồng thuận cao trong nhân dân và tổ chức.

Thứ tư, việc hoàn thiện các chính sách về KH&CN phải đảm bảo tính kế thừa trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng nhằm phát huy các ưu điểm của các chính sách trước đây

Thứ năm, các chính sách về KH&CN của tỉnh Quảng Ngãi phải hướng mục tiêu vì sự phát triển bền vững, gắn kết chặt chẽ với sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

    1. 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách KH&CN của tỉnh Quảng Ngãi

3.2.1. Giải pháp về đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý của nhà nước và sự tham gia tích cực của toàn xã hội đối với sự nghiệp phát triển KH&CN

Một là, tiếp tục hoàn thiện về thể chế, chính sách, cụ thể hóa các quy định của Luật KH&CN, các Nghị định, Thông tư, chương trình, kế hoạch, đề án của Bộ KH&CN, NQ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

Hai là, trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh cần tổ chức thực hiện một cách khoa học, hợp lý, có phân kỳ phù hợp, phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân liên quan; xác định người chịu trách nhiệm chính và những người tham gia phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách về KH&CN.

Ba là, từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh cần nhận thức rõ việc phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ.

3.2.2. Giải pháp đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ

Một là, đổi mới cơ chế quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính

Hai là, đổi mới hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ

Ba là, đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ

Bốn là, đổi mới quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ

Thứ năm, kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN

Thứ sáu, thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học.

3.3.3. Giải pháp triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN chủ yếu trong giai đoạn từ nay đến 2020

Thứ nhất, tăng cường công tác nghiên cứu phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh.

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực, thúc đẩy kinh tế vùng, địa phương phát triển.

Thứ ba, tích cực, chủ động tham gia, tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án quốc gia về KH&CN phục vụ có hiệu quả, chất lượng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương

3.3.4. Giải pháp phát huy và tăng cường tiềm lực KH&CN

Tăng cường sử dụng có hiệu quả các cơ sở hoạt động KH&CN đã có, đầu tư xây dựng các trung tâm kỹ thuật, nghiên cứu, ứng dụng khoa KH&CN một cách đồng bộ, theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của tỉnh.

Chú trọng quy hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án phát triển KH&CN cấp tỉnh, ngành, địa phương có tính ứng dụng cao đến năm 2020, trong đó có Đề án phát triển tiềm lực KH&CN của tỉnh đến năm 2020.

Đầu tư nghiên cứu và triển khai ứng dụng các đề tài, dự án KH&CN trong các lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ lọc-hoá dầu, công nghệ cơ khí chế tạo theo chiều sâu, nhằm tạo sự bứt phá trong hoạt động KH&CN.

Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông, tiếp cận nhanh xu thế phát triển viễn thông của thế giới, phục vụ có hiệu quả cho công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và cung cấp thông tin kịp thời đến mọi người dân, nhất là nhân dân ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; chú trọng đầu tư các Trung tâm nghiên cứu hiện đại gắn liền với các phòng thí nghiệm chuyên ngành; tăng cường tiềm lực và nâng cao năng lực phổ biến, chuyển giao công nghệ.

3.3.5. Giải pháp phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN

Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020; phát triển và đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động dịch vụ KH&CN như: dịch vụ thông tin, đánh giá, tư vấn, thẩm định, giám định về công nghệ, các dịch vụ sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng; thành lập các doanh nghiệp KH&CN; huy động các doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Thành lập Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh và trong các doanh nghiệp để hỗ trợ tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu, ươm tạo công nghệ, khởi nghiệp, đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, triển khai nhân rộng các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu vào sản xuất góp phần năng cao thu nhập của người dân trong tỉnh.

3.3.6. Giải pháp hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ

Chủ động, tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động quản lý KH&CN và có các hình thức hợp tác phù hợp để nghiên cứu phát triển KH&CN giữa tỉnh với các cơ quan KH&CN ở trung ương, các tỉnh, thành trong nước. Gắn kết giữa hợp tác về kinh tế với hợp tác về KH&CN, chú trọng khai thác tài sản trí tuệ trong các dự án đầu tư phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, phòng, chống vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả.

Tranh thủ sự chỉ đạo giúp đỡ của Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ ngành trung ương và tỉnh bạn, thiết lập, triển khai chương trình hợp tác KH&CN với cơ quan khoa học nước ngoài, trước hết là các nước trong khu vực Asean. Phát huy tối đa các kênh chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài thông qua các dự án đầu tư trực tiếp, dự án chuyển giao công nghệ.

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức khoa học, trường đại học trên địa bàn tỉnh thực hiện hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đào tạo, trao đổi chuyên gia; gửi cán bộ khoa học tham gia các chương trình đào tạo, nghiên cứu tại nước ngoài.

3.3.7. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về KH&CN; nâng cao chất lượng thông tin KH&CN

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức cho các tổ chức và công dân trong việc thực thi pháp luật về KH&CN, nhất là trong các lĩnh vực: sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ, an toàn bức xạ hạt nhân, tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và phát triển tài sản trí tuệ; phát động phong trào quần chúng phát huy sáng kiến, đổi mới sáng tạo và có cơ chế khen thưởng, hỗ trợ đầu tư, phổ biến và nhân rộng những mô hình đạt chất lượng, hiệu quả. Thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

KẾT LUẬN

Một nền kinh tế mà vai trò dẫn dắt dựa trên đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới. Đầu tư cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao là những trụ cột chiến lược trong tăng trưởng kinh tế bền vững bên cạnh hai trụ cột là thể chế và hạ tầng. Đây cũng là nhân tố quan trọng mang tính đòn bẩy, quyết định thành công của công cuộc tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Trong những năm qua tỉnh Quảng Ngãi, quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN, tỉnh đã có nhiều cố gắng nhằm hoàn thiện chính sách về KH&CN. Việc thực hiện chính sách KH&CN ở Quảng Ngãi trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, chính sách KH&CN vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đi vào thực tiễn cuộc sống. Những nguyên nhân được rút ra từ thực tiễn và những vấn đề đặt ra cần phải được nhận thức đúng để nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện chính sách KH&CN ở Quảng Ngãi trong thời gian tới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện chính sách KH&CN ở Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay cần quán triệt quan điểm của Đảng về chính sách KH&CN, phải đảm bảo tính kế thừa, đổi mới và nhìn nhận sự cần thiết phải thực hiện chính sách KH&CN trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện và nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ngãi mà các chủ thể Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, ngành khoa học, chính quyền địa phương cần vận dụng thực hiện cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.

Để thực hiện chính sách KH&CN ở Quảng Ngãi, góp phần phát triển KTXH tỉnh Quảng Ngãi cần giải quyết đồng bộ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả các chính sách trước mắt cũng như lâu dài, bên cạnh đó cũng cần kiện toàn, bổ sung thêm cơ chế chính sách; đặc biệt là cần có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, các cấp chính quyền, các tổ chức, đoàn thể để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cho việc thực hiện các chính sách KH&CN, góp phần xây dựng và phát triển quê hương Quảng Ngãi ngày càng giàu mạnh./.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\VIEN HAN LAM DOT 7\CHINH SACH CONG\HO TRONG PHUONG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *