Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm mang tính toàn cầu, đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Quản lý và bảo vệ môi trường là công việc cấp bách của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đặc biệt rất quan trọng với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Tỉnh Quảng Nam là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Duyên hải miền Trung thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển của cả nước và quốc tế. Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đang có những phát triển vượt bậc, kinh tế có tốc độ tăng trưởng hằng năm tăng đều, kết quả rất tích cực. Tuy nhiên, với việc kinh tế – xã hội có những bước phát triển đáng mừng thì tình hình bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh lại có những thách thức đáng lo ngại, cần có giải pháp, đề xuất mới trong quá trình thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

Theo số liệu thống kê đến ngày 30/6/2015, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 25 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý, trong đó có 09 cơ sở công ích và 16 cơ sở thuộc khu vực tư nhân; có 06 địa điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, cụ thể tại các địa phương: Đại Lộc (02 điểm), Duy Xuyên (01 điểm), Bắc Trà My (01 điểm), Núi Thành (01 điểm), Quế Sơn (01 điểm). Hiện nay trên toàn tỉnh có 09 KCN, gồm: KCN và hậu cần cảng Tam Hiệp, Bắc Chu Lai, Cơ khí Ô tô Chu Lai – Trường Hải, Tam Thăng, Tam Anh, Thuận Yên, Đông Quế Sơn, Điện Nam – Điện Ngọc, Phú Xuân; trong đó có 06 KCN đã đi vào hoạt động (riêng 03 KCN: Tam Thăng, Tam Anh, Phú Xuân chưa đi vào hoạt động); hiện tại 06 KCN có hệ thống xử lý nước thải đi vào hoạt động, trong đó chỉ có 02/06 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đã xây dựng và đi vào hoạt động đạt Quy chuẩn Việt Nam theo đúng quy định, chiếm tỷ lệ 33,33 %; hiện nay có 05/09 KCN đã được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc đề án BVMT đó là: KCN Bắc Chu Lai, KCN Đông Quế Sơn, KCN Điện Nam – Điện Ngọc, KCN Cơ khí Ô tô Chu Lai – Trường Hải, KCN và hậu cần cảng Tam Hiệp. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong các KCN hầu hết đã lập hồ sơ MT theo đúng quy định. Toàn tỉnh có 108 Cụm công nghiệp (theo Quyết định số 2061/QĐ-UBND ngày 24/6/2011 phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, bổ sung mạng lưới cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015), đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 48 CCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết, thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy là 51,57 %; thu hút được 193 dự án đăng ký đầu tư vào các CCN với tổng vốn đăng ký là 6.313 tỷ đồng; trong đó có 162 dự án đã thực hiện đầu tư với tổng vốn đầu tư 3.917 tỷ đồng; đến nay thì hầu hết các CCN đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng hoàn thiện (riêng CCN Trường Xuân – thành phố Tam Kỳ được tài trợ bởi nguồn vốn của chính phủ Đan Mạch trong khuôn khổ chương trình Hợp tác Phát triển Việt Nam – Đan Mạch đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 200 m3/ngày đêm và đi vào hoạt động ổn định với nước thải đầu ra đạt loại B, Quy chuẩn Việt Nam 40:2011/BTNMT)….

Gắn liền với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Nam thì hàng loạt các vấn đề môi trường nảy sinh ngày càng gia tăng đòi hỏi cần có và thực hiện tốt các chính sách về bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển theo hướng bền vững. Để nghiên cứu những nội dung nêu trên, có thể thấy rằng việc lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm Luận văn Thạc sĩ Chính sách công là xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tế và có ý nghĩa thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

– Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn các tỉnh, thành phố và thực hiện chính sách này.

– Nghiên cứu làm rõ và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

– Đề xuất biện pháp tăng cường tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

– Nghiên cứu cơ sở lý luận, lý thuyết về chính sách công và vận dụng vào đối tượng nghiên cứu của đề tài.

– Nghiên cứu thực trạng và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở địa bàn nghiên cứu.

– Đưa ra biện pháp tăng cường tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

– Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2015.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn kết hợp cách tiếp cận từ trên xuống (top-down) với tiếp cận từ dưới lên (bottom-up), cụ thể là kết hợp các yêu cầu BVMT, phát triển đô thị bền vững thể hiện trong các chủ trương, định hướng, chính sách phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu của nhà nước với sự cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách ở cấp địa phương (thành phố và cộng đồng).

Phương pháp nghiên cứu:

– Phương pháp thu thập thông tin

– Phương pháp phân tích chính sách

– Phương pháp thống kê

– Phương pháp chuyên gia

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa lý luận: hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn về thực hiện chính sách BVMT trên địa bàn tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: cung cấp thông tin thực tiễn và đề xuất những giải pháp tham khảo đối với các nhà quản lý về thực hiện chính sách BVMT từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1. Các vấn đề lý luận chung về chính sách bảo vệ môi trường và thực trạng chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay.

Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chương 3. Một số giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam.

Chương 1

CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Các vấn đề lý luận chung về chính sách bảo vệ môi trường ở Việt Nam

1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Môi trường

Môi trường là khái niệm dùng để chỉ tổng thể các yếu tố vật chất, tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người có quan hệ mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.

Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội ban hành năm 2014 định nghĩa tại Điều 3: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động với sự tồn tại và sự phát triển của con người và sinh vật”. [18]

1.1.1.2. Chính sách công

Chính sách công là thành tố của quản lý nhà nước, có thể được hiểu “là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội [13].

1.1.1.3. Chính sách BVMT

“Chính sách bảo vệ Môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ BVMT cụ thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định”.

1.1.1.4. Thực hiện chính sách

Thực hiện chính sách là một khâu quan trọng trong chu trình chính sách, được tiến hành ngay sau khi chính sách được ban hành và được hiểu là quá trình tổ chức các hoạt động nhằm thực thi các nội dung được quy định trong chính sách một cách hiệu quả.

Chính sách BVMT được tổ chức thực hiện thông qua hệ thống tổ chức quản lý MT cùng với sự tham gia của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và các cộng đồng trong xã hội.

1.1.2. Các nguyên tắc trong quản lý BVMT

1.1.2.1. Nguyên tắc phòng ngừa

1.1.2.2. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí (bồi thường, khắc phục)

1.1.2.3. Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền

1.1.3. Các bên liên quan và sự phối kết hợp trong thực hiện chính sách BVMT

– Chính phủ

– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

– Ủy ban nhân dân các cấp

– Mặt trận TQVN, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường, gồm:

– Cộng đồng dân cư

– Các doanh nghiệp

1.1.4. Kinh nghiệm trong nước về thực hiện chính sách BVMT và bài học kinh nghiệm

1.1.4.1. Kinh nghiệm một số tỉnh, thành phố ở nước ta

Tại thành phố Đà Nẵng: thành phố chuyển đổi phương thức “thu gom rác thải theo giờ” để giảm tối đa sự hiện diện của thùng rác trên đường phố, khu dân cư. Để tăng tỷ lệ thu gom tái chế, tái sử dụng, giảm chôn lấp đối với rác thải, thành phố đã kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xử lý chất thải theo công nghệ không chôn lấp, đồng thời chủ trương triển khai phân loại rác tại nguồn theo xu hướng của thế giới.

Song song với công tác xử lý nước thải, thu gom rác, hiện nay, bằng nhiều giải pháp quyết liệt, chất lượng MT không khí được kiểm soát tốt. Từ năm 2010, thành phố đã không cho phép đầu tư một số ngành sản xuất công nghiệp thuộc danh mục 19 ngành không được phép hoạt động trong khu dân cư; hoàn tất xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm MT; từng bước phát triển vận tải công cộng; chuyển đổi thí điểm sử dụng nhiên liệu sạch trong hoạt động giao thông, mảng xanh đô thị được chú trọng, diện tích cây xanh bình quân đạt 6,2m2/người…

Thành phố Đà Nẵng xác định “Xử lý điểm nóng MT” là vấn đề ưu tiên và hiện nay đã có 13/15 điểm nóng xử lý triệt để, có 2 điểm nóng phức tạp đang nỗ lực thực hiện.

Tại tỉnh Quảng Ngãi: đã phê duyệt và ban hành Đề án xã hội hoá một số lĩnh vực của hoạt động BVMT tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2015 và định huớng đến năm 2020, Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về BVMT tại Khu kinh tế Dung Quất, các KCN, Cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Quy định về Giải thưởng MT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Tính từ năm 2005 đến nay đã phối hợp tổ chức được 450 phong trào hoạt động về MT thu hút hơn 60.000 người tham gia hưởng ứng; xây dựng được hơn 150 chuyên mục tạp chí chuyên đề và hàng trăm tin bài có nội dung về các hoạt động BVMT; in, phát hành 50.000 tờ rơi, 2.500 tờ Poster tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BVMT. Qua đó, góp phần phổ biến rộng rãi nội dung cơ bản của Nghị quyết số 41, các nội dung BVMT từng bước đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực.

1.1.4.2. Bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách BVMT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi (02 đơn vị hành chính láng giềng của tỉnh Quảng Nam), có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Nhà nước giữ vai trò định hướng, hỗ trợ các nỗ lực BVMT trong xã hội thông qua có chính sách, cơ chế đúng đắn, phù hợp nhằm tạo MT thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện và đạt được các mục tiêu BVMT.

Nhận thức, ý thức của các cộng đồng và từng người dân về MT và BVMT có vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách BVMT đô thị – nơi có mật độ dân cư và các hoạt động sản xuất, kinh doanh đậm đặc và do vậy phát sinh nhiều vấn đề về MT. Công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT cần được tiến hành thường xuyên và liên tục.

Tôn trọng phương châm “lấy phòng ngừa là chính”, đồng thời phải xử lý điểm nóng về MT đã được xác định, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thông qua cơ quan chuyên ngành, giám sát HĐND và phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để ngăn ngừa phát sinh ô nhiễm mới và tái ô nhiễm MT trên địa bàn địa phương. Các sở, ngành, địa phương áp dụng nhiều công cụ quản lý đồng thời để giải quyết các vấn đề MT, đó là bộ máy quản lý MT từ cấp thành phố đến phường, xã từng bước được củng cố và tăng cường; thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xả thải…

1.2. Thực trạng chính sách BVMT ở Việt Nam

1.2.1. Luật và các văn bản dưới Luật về chính sách BVMT tại Việt Nam

Năm 2005, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật BVMT 2005 được áp dụng đến 31/12/2014 đã góp phần thực hiện có hiệu quả công tác BVMT thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, Việt Nam có Luật BVMT năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 với 20 chương 170 điều, quy định về hoạt động BVMT; chính sách, biện pháp và nguồn lực để BVMT; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong BVMT (thay thế cho Luật BVMT năm 2005).

Với sự ra đời của Luật BVMT 2014 thì hiện nay các văn bản dưới Luật về BVMT đang được Chính phủ, Bộ TN&MT khẩn trương soạn thảo và ban hành để triển khai Luật BVMT năm 2014.

 1.2.2. Tình hình thực hiện chính sách BVMT tại Việt Nam

Quá trình thực hiện các văn bản Luật và dưới Luật về BVMT (nhất là Luật BVMT năm 2005) đã cho thấy: công tác BVMT ở nước ta đã đạt nhiều kết quả quan trọng; nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác BVMT được nâng lên rõ rệt, công tác BVMT được chú trọng hơn; đã có nhiều chương trình, kế hoạch, với nhiều chính sách, cơ chế khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực BVMT và các lĩnh vực liên quan; các cấp, các ngành thực hiện nhiều biện pháp và đã giảm thiểu được tác động xấu của ngành công nghiệp đến MT, chú trọng việc xử lý chất thải, kiên quyết trong xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; MT các KCN, khu vực nông thôn, khu dân cư được cải thiện, năng lực quản lý về BVMT các cấp được nâng lên; những thành tựu, kết quả về BVMT đã tích cực góp phần vào việc bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường đã được quan tâm hơn: Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước môi trường tiếp tục được củng cố; năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về môi trường tiếp tục được nâng cao; hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong toàn hệ thống mang tính hiệu quả cao hơn; việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về bảo vệ môi trường đã có những bước tiến bộ nhất định; tổng kinh phí chi sự nghiệp môi trường đã đảm bảo ở mức không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước theo quy định, ngoài ngân sách nhà nước, các thành phần kinh tế khác đã bước đầu tham gia đầu tư cho bảo vệ môi trường.

 Bổn phận bảo vệ môi trường đã thực sự lan tỏa tới các cấp, các ngành, tới từng tổ chức, cá nhân trong xã hội. Điều này đã tạo động lực to lớn cho nỗ lực bảo vệ môi trường, đồng thời cũng là sức ép mạnh mẽ để hạn chế các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong toàn ngành cũng như tới từng tổ chức, cá nhân trong xã hội.

 Các quy trình, thủ tục thẩm định ĐTM được quy định ngày càng rõ ràng, minh bạch hơn theo hướng cải cách hành chính nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu về chất lượng của công tác thẩm định. Thông qua công tác ĐTM, nhiều vấn đề môi trường của các dự án được nhận diện, từ đó giúp cơ quan có thẩm quyền và các chủ đầu tư có những quyết định đúng đắn về việc tiếp tục thực hiện dự án hay không, hoặc nếu tiếp tục thì cần phải thay đổi những gì, các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực môi trường nào cần được đề xuất thực hiện …

 Tuy nhiên, công tác BVMT của nước ta còn nhiều yếu kém, hạn chế nhất là trước yêu cầu đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, cần phải phân tích, xác định rõ nguyên nhân đề ra nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian đến, cụ thể:

Quan điểm và nhận thức, có lúc và có nơi, ngay cả ở những cơ quan trung ương, chúng ta chưa thực sự coi môi trường và bảo vệ môi trường phải gắn kết hữu cơ, không thể tách rời với phát triển kinh tế – xã hội; còn coi nhẹ, thậm chí bỏ qua lợi ích môi trường trong các hoạt động kinh tế; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; mặc dù đã có những bước tiến lớn nhưng vẫn còn những chồng chéo, chưa rõ ràng trong phân công, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học; còn thiếu những cán bộ quản lý nhà nước về môi trường có năng lực ở cấp trung ương cũng như địa phương, đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã; công nghệ, năng lực quản lý, xử lý chất thải, chất thải nguy hại còn hạn chế; còn nhiều dự án bỏ qua bước đánh giá ĐTM; …

Luật và các văn bản dưới Luật về BVMT ở nước ta được ban hành hoặc tham gia rất nhiều, tuy nhiên những văn bản, chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế như văn bản luật còn thiếu, chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế, bộc lộ những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện, hiệu lực thi hành thấp. Đồng thời, sự gắn kết với các Công ước quốc tế liên quan còn mờ nhạt. 

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN chính sách

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

2.1. Tỉnh Quảng Nam và các vấn đề môi trường

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

– Vị trí địa lý

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Miền Trung, nằm ở trung độ cả nước. Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.043.837 ha. Toàn tỉnh có 02 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện, với 247 đơn vị hành chính cấp xã (210 xã, 25 phường và 12 thị trấn).

2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội

Quảng Nam là tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Tích lũy nội bộ từ nền kinh tế trong tỉnh thấp, cân đối thu – chi ngân sách gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực vượt bậc của chính quyền và nhân dân tỉnh nhà, mức tăng trưởng kinh tế có xu hướng gia tăng rõ rệt trong những năm qua. Tốc độ tăng bình quân cả thời kỳ 2011- 2014 tăng 13,07% (theo giá năm 2010). Giai đoạn 2008-2013, tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt khá so với các tỉnh miền Trung và tăng hơn 2 lần so với cả nước (cả nước là 5,8%). Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh.

– Tác động của tăng trưởng kinh tế đến môi trường:

Song song với quá trình phát triển kinh tế là việc sử dụng nguồn nguyên, nhiên vật liệu tăng lên đáng kể và kéo theo là một lượng chất thải tương ứng đổ ra MT. Vấn đề này sẽ gây áp lực lớn đối với MT khi sự phát triển về hạ tầng kỹ thuật BVMT chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế, trong đó đáng kể đến là cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, xây dựng chuyển dịch theo chiều hướng tăng thì lượng chất thải công nghiệp phát sinh tăng lên nhưng phần lớn chất thải này (khí thải, nước thải, chất thải nguy hại) chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra MT. Ngoài ra, để sản lượng ngành nông lâm thủy sản tăng không ngừng trong thời gian qua thì ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến còn sử dụng một lượng đáng kể hóa chất (phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh,…), việc này đã gây áp lực lớn đối với MT đất, MT nước mặt và hệ sinh thái. Cơ cấu ngành dịch vụ cũng tăng lên nhưng việc quy hoạch phát triển du lịch chưa đồng bộ với đầu tư về xử lý MT dẫn đến chất thải gây áp lực đến nguồn nước mặt và hệ sinh thái.

2.1.3. Về chất lượng môi trường

2.1.3.1. Hiện trạng môi trường nước

Nước mặt lục địa: Chất lượng nguồn nước trên hệ thống sông Vu Gia -Thu Bồn trong giai đoạn 2011-2014 nhìn chung có sự cải thiện dần. Hiện nay, hệ thống sông này đã bị ô nhiễm nặng bởi TSS, Fe và dầu mỡ tại khu vực đầu nguồn, nhất là trên sông Vu Gia, khu vực trung đến hạ lưu ngoài ô nhiễm TSS, dầu mỡ còn bị ô nhiễm nhẹ và không thường xuyên bởi Amoni và Coliform cục bộ tại một số khu vực như Giao Thủy, Câu Lâu, Hội An.
Nước biển ven bờ: Nhìn chung còn khá tốt và ổn định qua các năm.

Hiện trạng MT không khí: Chất lượng MT không khí trên địa bàn tỉnh còn khá tốt, nhất là khu vực trung du miền núi và nông thôn. Riêng tại các KCN, CCN lớn và khu đô thị MT không khí đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bụi, tiếng ồn và mùi hôi, tại các nút giao thông trọng điểm MT không khí cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi bụi, nhưng mức độ ô nhiễm chưa cao.

2.1.3.2. Hiện trạng môi trường đất và phóng xạ

MT đất: Ở miền núi, sự dốc hiểm của địa hình, cộng với dòng chảy mạnh bởi lũ lụt gây ra xói mòn, rửa trôi. Ở vùng đồng bằng, hạn hán gây xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, cộng với những phần diện tích sẵn có của các nhóm đất cát, cồn cát, đất phèn, đất xám bạc màu… là những mối nguy cơ gây thoái hóa đất cao.
Phóng xạ: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số địa điểm có nguy cơ cao về ô nhiễm phóng xạ.

2.1.3.3. Hiện trạng đa dạng sinh học

Hệ sinh thái trên cạn khá phong phú và đa dạng về cấu trúc, tổ thành loài. Toàn tỉnh hiện có 1.129 loài thực vật bậc cao, 646 loài thú lớn, 22 loài dơi, 270 loài chim, 48 loài bò sát, 38 loài lưỡng cư và 207 loài bướm phân bố khắp địa bàn.

2.1.3.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn

Thực trạng quản lý CTR thông thường: Công tác phân loại rác tại nguồn chưa được triển khai nhân rộng mà chỉ dừng lại ở việc triển khai thí điểm tại thành phố Hội An. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR thông thường ngày càng cải thiện và kiểm soát tốt. Tính đến năm 2014, tỷ lệ thu gom CTR thông thường trung bình đạt khoảng 75% (giai đoạn trước là 50 – 65%). Trong đó, tại các đô thị lớn như Tam Kỳ, Hội An tỷ lệ thu gom đạt > 95%, các huyện/thị xã vùng đồng bằng như Điện Bàn, Phú Ninh, Núi Thành… đạt 70 – 90%, ở khu vực miền núi và nông thôn đạt 30 – 40%. Hình thức xử lý CTR thông thường hiện nay chủ yếu vẫn là chôn lấp (xử lý đến 98,6% tổng lượng CTR thông thường phát sinh). Việc đầu tư các bãi chôn lấp tiếp tục thực hiện theo Đề án quy hoạch CTR giai đoạn 2011-2020.

Thực trạng quản lý CTNH: Công tác phân loại CTR công nghiệp nguy hại và CTR y tế nguy hại cơ bản đã được các doanh nghiệp và các cơ sở y tế thực hiện theo đúng quy định.

2.2. Khái quát chung về chính sách và thực hiện chính sách bảo vệ môi trường

2.2.1. Chính sách bảo vệ môi trường của nước ta hiện nay

Chính sách trong công tác BVMT của nước ta những năm qua đã có những bước tiến rất lớn, góp phần rất lớn trong công tác BVMT của quốc giao. Các dự án triển khai đều thực hiện nghiêm túc việc lập báo cáo đánh giá tác động MT, cam kết BVMT. Trước khi Luật BVMT năm 2014 được thông qua đã thay thế Luật BVMT năm 2005, Chính phủ, Bộ TN&MT cùng các Bộ, ngành có liên quan đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành nhiều Nghị định, Thông tư, Thông tư liên tịch, … để quy định, hướng dẫn thực hiện Luật BVMT năm 2005, triển khai công tác BVMT phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Từ ngày 01/01/2015, Luật BVMT năm 2014 có hiệu lực thì rất nhiều các Nghị định, Thông tư, Quy chuẩn, …. về MT đã được ban hành mới, bổ sung, sửa đổi như: Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá MT chiến lược, đánh giá tác động MT và kế hoạch BVMT; Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT; …

Với hệ thống chính sách bảo vệ môi trường của nước ta được ban hành trong thời gian qua đã góp phần tạo nên một hệ thống tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường ngày càng lớn mạnh; công tác bảo vệ môi trường đã được nâng lên góp phần hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường; tuy nhiên hiệu quả mà những chính sách môi trường mang lại chưa cao mà nguyên nhân cơ bản do thực thi quản lý và xung đột giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, chưa có một cách tiếp cận quản lý môi trường mới theo kịp thực tiễn phát triển của đất nước; …

2.2.2 Chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Nam

Trong quá trình xây dựng, ban hành và triển khai các Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Tỉnh ủy – HĐND – UBND tỉnh Quảng Nam luôn lồng ghép với nhiệm vụ BVMT theo quan điểm phát triển bền vững, đồng bộ trên cả ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường, trong đó đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu về MT. Trong các chương trình, kế hoạch hành động của tỉnh Quảng Nam đều xác định rõ trách nhiệm và phân công, phân cấp hợp lý giữa các ngành, các cấp để làm tốt công tác quản lý về MT thuộc địa bàn và phạm vi quản lý.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt và ban hành Chiến lược BVMT tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm MT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2015 để tăng cường công tác quản lý BVMT, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội gắn với BVMT; phê duyệt và triển khai có hiệu quả đề án quản lý CTR các vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, làm cơ sở để triển khai các hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Triển khai có hiệu quả công tác khắc phục ô nhiễm MT đối với các cơ sở gây ô nhiễm MT nghiêm trọng, tiến hành xử lý các cơ sở gây ô nhiễm MT nghiêm trọng theo Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 và Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ TN&MT (đối với các cơ sở thuộc khu vực công ích đã đưa ra khỏi danh sách 03 cơ sở, còn 06 cơ sở đang triển khai thực hiện các biện pháp xử lý; đối với 16 cơ sở thuộc khu vực tư nhân đã đưa ra khỏi danh sách 16 cơ sở theo đúng quy định). Công tác xử lý ô nhiễm hóa chất: đã khảo sát và thực hiện xử lý điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn với kinh phí thực hiện là 2.762 triệu đồng, thời gian triển khai thực hiện từ năm 2014 – 2015.

2.2.3. Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Hiện nay hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về MT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được kiện toàn từ cấp tỉnh, cấp huyện/thành phố/thị xã, cấp xã/phường/thị trấn, trong đó:

Cấp tỉnh: Thành lập Chi cục BVMT trực thuộc Sở TN&MT Quảng Nam; Ban quản lý các KCN, Khu kinh tế, BQL khu KTM Chu Lai đã bố trí bộ phận, cán bộ quản lý MT trên phạm vi quản lý của mình. Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về MT được thành lập trực thuộc Công an tỉnh Quảng Nam.

Cấp huyện: UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng đã thành lập phòng TN&MT thực hiện chức năng tham mưu quản lý tài nguyên và BVMT trên địa bàn.

Cấp xã: hiện nay một số xã, thị trấn ở các địa phương đã hợp đồng với cán bộ có chuyên môn về MT, các địa phương còn lại thì sử dụng cán bộ địa chính kiêm nhiệm công tác quản lý MT để tham mưu UBND cấp xã thực hiện công tác quản lý nhà nước về MT trên địa bàn.

2.2.4. Các tổ chức cung cấp dịch vụ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Quảng Nam với 10 đội/chi nhánh trực thuộc, phục vụ tại địa bàn 10 huyện, thị xã, thành phố khu vực đồng bằng và trung du; Công ty cổ phần Công trình Công cộng Hội An triển khai trên địa bàn thành phố Hội An.

2.3. Kết quả thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn Quảng Nam

2.3.1. Những mặt làm được

2.3.1.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường được triển khai dưới nhiều hình thức, đa dạng và đổi mới về nội dung.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã có Website về TN&MT do Sở TN&MT quản lý đã thực hiện có hiệu quả cho hoạt động của ngành TN&MT và cập nhật các thông tin thường xuyên về MT, đồng thời Sở TN&MT đã biên tập, xuất bản Bản tin TN&MT Quảng Nam với 06 số/năm (bình quân 01 số/2 tháng). Đặc biệt, UBND tỉnh đã ban hành phương án thực hiện chuyên mục phát thanh truyền hình về TN&MT và thực hiện chuyên mục TN&MT phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Nam kể từ đầu tháng 9/2011.

2.3.1.2. Công tác quản lý chất thải nguy hại

Đối với CTR sinh hoạt: UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 154/QĐ-UBND ngày 12/01/2011 về phê duyệt quy hoạch quản lý CTR tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020 và Quyết định số 3983/QĐ-UBND ngày 06//12/2012 về phê duyệt đề án quản lý CTR các vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, làm cơ sở để triển khai các hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.

Đối với công tác xử lý CTR: Theo Quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh có 29 khu xử lý rác thải trong đó 10 khu xử lý hiện có với tổng diện tích khoảng 29 ha được sử dụng đến hết diện tích, 05 khu xử lý hiện có sẽ được cải tạo, nâng cấp thêm với tổng diện tích 57,5 ha và hình thành mới 14 khu xử lý với tổng diện tích 95,7 ha để giải quyết rác thải trên địa bàn tỉnh.

Công tác triển khai Đề án CTR tại các vùng nông thôn: Sau gần 02 năm thực hiện Đề án quản lý chất thải rắn các vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 154 xã, thị trấn vùng nông thôn thuộc 18 huyện, thị xã, thành phố đang tổ chức triển khai Đề án tại địa phương.

Đối với CTR công nghiệp nguy hại: Hiện nay, công tác thu gom loại CTR này do các đơn vị chủ nguồn thải tự thu gom tại cơ sở rồi hợp đồng với các đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý.

Đối với CTR y tế: Tại các bệnh viện, trung tâm y tế lớn ở vùng đồng bằng và trung du, rác thải y tế được phân loại, thu gom tại nguồn và hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Quảng Nam vận chuyển đưa về xử lý tại lò đốt chất thải rắn công nghiệp nguy hại công suất 200kg/h tại xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành.

2.3.1.3. Công tác thẩm định và hậu thẩm định báo cáo ĐTM, cam kết BVMT và hậu thẩm định

Thời gian qua, công tác thẩm định báo cáo ĐTM đã không ngừng được cải tiến và đổi mới nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt. Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM ngày càng được nâng cao về trình độ và năng lực, nội dung báo cáo ĐTM ngày càng chất lượng hơn. Đối với công tác thẩm định, xác nhận bản cam kết BVMT các dự án, công trình ở thành phố được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đảm bảo quy trình theo quy định.

Từ năm 2014 đến nay (12/2015), Sở TN&MT đã tổ chức thẩm định và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt hơn 96 báo cáo ĐTM, 38 hồ sơ đề án BVMT chi tiết, 10 đề án cải tạo phục hồi MT. Sở TN&MT đã phê duyệt, cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình BVMT cho 13 dự án; cấp 03 giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; cấp 63 sổ chủ nguồn Chất thải nguy hại.

2.3.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về BVMT

Công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT đối với các cơ sở đang hoạt động được tiếp tục đẩy mạnh. Hằng năm, Sở TN&MT ban hành kế hoạch thanh kiểm tra định kỳ, từ năm 2014 đến nay, Sở TN&MT chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thanh kiểm tra với 35 cơ sở. Qua các đợt thanh kiểm tra định kỳ, bên cạnh những cơ sở đã thực hiện tốt công tác BVMT, còn có các cơ sở vi phạm trong công tác BVMT; qua đó Đoàn cũng nhắc nhở, hướng dẫn các đơn vị khắc phục.

Xử phạt vi phạm hành chính về BVMT: Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2015, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính về BVMT là 288 triệu đồng. [19], [5]

2.3.1.5. Công tác rà soát, phát hiện lập danh mục; kiểm tra, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh

Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm MT nghiêm trọng được tỉnh Quảng Nam thực hiện nghiêm túc theo Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/7/2007 và Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08/5/2012 của Bộ TN&MT

Theo tiêu chí tại các Thông tư, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có tổng cộng 25 cơ sở gây ô nhiễm MT nghiêm trọng cần xử lý, trong đó có 09 cơ sở công ích và 16 cơ sở thuộc khu vực tư nhân, với kết quả xử lý.

2.3.1.6. Công tác cải thiện môi trường các KCN, cụm công nghiệp

Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, hiện trạng, quy mô hệ thống xử lý nước thải:

– Về KCN: hiện nay trên toàn tỉnh có 09 KCN: KCN và hậu cần cảng Tam Hiệp, Bắc Chu Lai, Cơ khí Ô tô Chu Lai – Trường Hải, Tam Thăng, Tam Anh, Thuận Yên, Đông Quế Sơn, Điện Nam – Điện Ngọc, Phú Xuân; trong đó có 06 KCN đã đi vào hoạt động (riêng 03 KCN: Tam Thăng, Tam Anh, Phú Xuân chưa đi vào hoạt động).

Về Hệ thống xử lý nước thải: hiện tại 06 KCN đi vào hoạt động, trong đó chỉ có 02/06 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đã xây dựng và đi vào hoạt động đạt Quy chuẩn Việt Nam theo đúng quy định, chiếm tỷ lệ 33,33 %.

Hồ sơ MT: Hiện nay có 05/09 KCN đã được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc đề án BVMT đó là: KCN Bắc Chu Lai, KCN Đông Quế Sơn, KCN Điện Nam – Điện Ngọc, KCN Cơ khí Ô tô Chu Lai – Trường Hải, KCN và hậu cần cảng Tam Hiệp. Các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm trong các KCN hầu hết đã lập hồ sơ MT theo đúng quy định.

– Cụm công nghiệp: Toàn tỉnh có 108 CCN (theo Quyết định số 2061/QĐ-UBND ngày 24/6/2011 phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, bổ sung mạng lưới cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015). Đến cuối năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã có 48 CCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết, thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy là 51,57 %; thu hút được 193 dự án đăng ký đầu tư vào các CCN với tổng vốn đăng ký là 6.313 tỷ đồng; trong đó có 162 dự án đã thực hiện đầu tư với tổng vốn đầu tư 3.917 tỷ đồng.

Đối với chất thải: Hầu hết các cơ sở sản xuất trong các KCN đều thu gom chất thải rắn đưa về nơi tập kết và hợp đồng với đơn vị chức năng đưa đi xử lý theo đúng quy định. Đối với các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại, về cơ ban đã tiến hành đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại tại Sở TN&MT và hợp đồng với đơn vị chức năng đến vận chuyển đưa đi xử lý.

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về BVMT, việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, kiến nghị về BVMT của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong các khu, cụm công nghiệp: Hàng năm Sở TN&MT là đơn vị được UBND tỉnh giao chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các KCN, CCN xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các Khu, CCN theo định kỳ và đột xuất khi có khiếu nại, kiến nghị của người dân nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của các cơ sở, đồng thời hướng dẫn cơ sở hoạt động đúng theo các quy định về BVMT, khắc phục tình trạng xử lý đối phó với các cơ quan kiểm tra các cơ sở sản xuất.

Tình hình thực hiện các quy định về quan trắc, thông tin và báo cáo kết quả quan trắc MT tại các khu, cụm công nghiệp:

Công tác quan trắc MT tại các KCN, CCN: tính đến thời điểm hiện tại chỉ có KCN Tam Hiệp; KCN Bắc Chu Lai; KCN Điện Nam – Điện Ngọc là đã tự giám sát MT theo như đã đăng ký. Các KCN và CCN còn lại chưa tiến hành quan trắc MT.

Công tác giám sát MT tại các doanh nghiệp trong KCN, CCN nhìn chung đã từng bước đi vào nề nếp, nhờ sự kiểm tra thường xuyên của các cấp, các ngành.

2.3.1.7. Công tác xã hội hóa trong bảo vệ môi trường

Sự tham gia của cộng đồng vào công tác BVMT là một trong những giải pháp quan trọng của công tác quản lý MT. Sự tham gia BVMT của cộng đồng không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp BVMT, mà còn là lực lượng giám sát MT nhanh và hiệu quả giúp cho cơ quan có trách nhiệm quản lý MT giải quyết kịp thời các vấn đề khi chúng mới xuất hiện. Trên cơ sở đó, các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức hội đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã xây dựng các mô hình xã hội hóa về BVMT từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau như: Mô hình thu gom rác thải tại các vùng nông thôn của tỉnh với nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh và sự đóng góp của người dân, thông qua việc hình thành các tổ thu gom ở các thôn. Qua đó, nhà nước hỗ trợ trang thiết bị ban đầu, còn người dân thì đóng góp kinh phí để chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển xử lý rác thải. Mô hình “phụ nữ thu gom phế liệu”, “Phụ nữ thu gom rác”. Mô hình thu gom chất thải tại đồng ruộng của các hội viên nông dân các địa phương; mô hình thu gom rác thải của Hợp tác xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn…

2.3.2. Những mặt tồn tại

2.3.2.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Hệ thống tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác BVMT cấp huyện, xã còn nhiều bất cập; ở cấp huyện, định mức cán bộ làm công tác BVMT còn thấp, đa số chưa được đào tạo đúng chuyên ngành; ở cấp xã, hầu hết đã phân công cán bộ địa chính, xây dựng kiêm nhiệm công tác MT, rất nhiều xã chưa thể hiện rõ việc phân công, theo dõi đôn đốc thực hiện nhiệm vụ BVMT tại địa phương.

Lực lượng thanh tra, kiểm tra về BVMT còn quá mỏng; chưa có sự phối chặt chẽ giữa các lực lượng, chưa phát huy tối đa vai trò thanh tra, kiểm tra về BVMT của các đơn vị này.

Đa số các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ chưa có cán bộ chuyên trách BVMT; công tác quản lý nhà nước về BVMT của nhiều đơn vị chưa chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao, việc quản lý, theo dõi các doanh nghiệp bị ô nhiễm MT nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh chưa chặt chẽ.

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam
Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

2.3.2.2. Về thể chế, chính sách

Một số văn bản pháp luật về BVMT vẫn còn thiếu và bất cập, có sự chồng chéo giữa các văn bản pháp lý của Trung ương và địa phương, gây khó khăn trong triển khai thực hiện.

Hệ thống văn bản về MT còn nhiều bất cập, nhất là việc triển khai tổ chức thi hành trong thực tế. Nhiều văn bản chưa được cụ thể hoá, chuyển tải kịp thời đến cơ sở. Một số văn bản mới đã ra đời nhưng việc áp dụng vào thực tiễn còn chậm.

2.3.2.3. Về mặt tài chính, đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường

Nguồn kinh phí đầu tư lĩnh vực BVMT cấp tỉnh đã đạt 1% trong tổng chi ngân sách nhưng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác xã hội hóa về BVMT chưa được mạnh mẽ, mới phát triển trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải; tuy nhiên mô hình tự quản về BVMT trong nhân dân nói chung chưa nhiều. Còn ít các dự án BVMT có nguồn vốn nước ngoài. Một số địa phương sử dụng kinh phí BVMT chưa hợp lý, mới giải quyết được những việc cụ thể, trước mắt, chưa tập trung cho việc xây dựng các công trình xử lý, cải tạo MT, tuyên tuyền, phổ biến pháp luật.

2.3.2.4. Về các hoạt động giám sát, quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường, xây dựng dữ liệu thông tin về môi trường

Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý MT còn mỏng nên không thể thường xuyên có mặt tại từng đơn vị, cơ sở, nhà máy để giám sát việc thực thi các cam kết trong đánh giá tác động MT, đăng ký đạt tiêu chuẩn MT hoặc kiểm soát từng nguồn ô nhiễm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa được xây dựng cơ sở dữ liệu MT, vì thế chưa phát huy được thế mạnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý dẫn đến việc không thể kiểm soát, theo dõi công tác BVMT trên địa bàn toàn tỉnh.

2.3.2.5. Xã hội hoá và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường

Chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích và ràng buộc các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân chủ động tham gia và đầu tư vào các hoạt động BVMT.

2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại

Về khách quan: Xuất phát từ hậu quả chung của sự biến đổi khí hậu toàn cầu và điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật MT thấp, trong khi nhu cầu cần thiết về kinh phí, năng lực đầu tư để giải quyết các vấn đề về MT đang ngày càng gia tăng cả về quy mô, mức độ và tính phức tạp nên công tác BVMT của tỉnh vẫn còn những hạn chế.

Về chủ quan: Những khuyết điểm, hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, thể hiện trên các mặt sau đây:

Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể chính trị – xã hội chưa quán triệt đầy đủ quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên chưa thường xuyên quan tâm sâu sát để lãnh đạo, chỉ đạo đạt hiệu quả cao nhất.

Công tác tham mưu, quản lý còn hạn chế, bất cập.

Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được đầu tư, đổi mới, chất lượng, hiệu quả còn hạn chế.

Việc lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn theo công nghệ mới, hiện đại đòi hỏi chi phí đầu tư và vận hành cao trong khi cơ chế, chính sách chưa đủ mạnh để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở, bổ sung thiết bị, công nghệ BVMT.

Chương 3

MỘt sỐ giẢi pháp TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN

chính sách BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN tỈNH QUẢNG NAM

3.1. Tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu và định hướng chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo

3.1.1. Tầm nhìn và quan điểm

Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm MT, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng MT sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, cac-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng.

BVMT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải phù hợp với các mục tiêu của Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020; kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, nguồn lực và điều kiện thực tiễn của Quảng Nam; làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn về MT và những lĩnh vực liên quan khác của tỉnh.

3.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu chung: Hệ thống hóa các văn bản pháp quy liên quan đến BVMT và thể chế quản lý MT, tập trung vào cơ chế điều phối phối hợp và cơ chế tham gia; tăng cường phương tiện, công cụ QLMT và kiến thức, kỹ năng của cán bộ QLMT; nâng cao nhận thức của cộng đồng về hạn chế nguồn thải, ngăn ngừa ô nhiễm, BVMT và phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Thu gom, vận chuyển và sơ bộ xử lý được 95% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và KCN trên địa bàn tỉnh; xử lý được 90% chất thải rắn y tế và chất thải công nghiệp nguy hại bằng những công nghệ phù hợp. Kiểm soát được tình trạng ô nhiễm MT trong tất cả các lĩnh vực có nguy cơ ô nhiễm cao như: công nghiệp hoá chất; công nghiệp dệt, nhuộm, giày da, giấy, chế biến thực phẩm, khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản; y tế; giao thông vận tải… và tại các điểm nóng, vùng nhạy cảm.

3.1.3. Định hướng chính sách

Đến năm 2020, Quảng Nam về cơ bản sẽ kiểm soát được tình trạng ô nhiễm các thành phần MT bởi tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

3.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện, tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Tăng cường, đẩy mạnh hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức về BVMT

Trước hết, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, tuyền truyền về BVMT, bằng những giải pháp: Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về BVMT; cung cấp tài liệu về nghiệp vụ phổ biến, giáo dục BVMT cho từng nhóm đối tượng thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về VMT.

Tuyên truyền, phổ biến có hệ thống, đổi mới các biện pháp, hình thức phổ biến, giáo dục về môi trường, kết hợp với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ làm công tác môi trường lâu năm – có kinh nghiệm của tỉnh.

Xây dựng Kế hoạch truyền thông MT tổng hợp trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng phong trào toàn dân BVMT, hình thành và phát triển các điển hình tiên tiến trong hoạt động BVMT. Chú trọng xây dựng và thực hiện hương ước, quy định, cam kết BVMT; kế hoạch BVMT; phát triển các mô hình cộng đồng dân cư tự quản trong hoạt động BVMT.

3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh

Cần tiếp tục xây dựng và ban hành ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý và BVMT do HĐND, UBND tỉnh ban hành. Chất lượng ban hành văn bản QPPL về lĩnh vực BVMT trên địa bàn tỉnh phải căn cứ vào hệ thống văn bản QPPL của cấp trên, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Cần phải sửa đổi và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam và phù hợp với Luật BVMT năm 2014, đồng thời kiến nghị Bộ TN&MT, Chính phủ có giải pháp khắc phục sự chồng chéo trong công tác quản lý về BVMT của các đơn vị, ngành trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng hơn; có chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp, hộ gia đình đổi mới công nghệ sản xuất củ, lạc hậu, ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều năng lượng sang sử dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Chính sách mới ban hành cần chú ý lựa chọn và cho phép các ngành nghề công nghiệp đầu tư vào tỉnh, tuyệt đối không cho phép đầu tư các ngành nghề sản xuất độc hại, nguy cơ ô nhiễm cao, không phát triển các nhà máy ngoài KCN, CCN (loại hình sản xuất phân tán).

3.2.3. Hoàn thiện và tăng cường năng lực bộ máy quản lý môi trường các cấp (tỉnh, huyện/thị xã/thành phố, xã/phường/thị trấn)

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường của từng cấp, ngành từ Chi cục BVMT Quảng Nam (thuộc Sở TN&MT), Phòng MT thuộc Ban quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai, bộ phận Quản lý MT của Ban quản lý các KCN tỉnh Quảng Nam đến bộ phận làm công tác MT ở Phòng TN&MT 18 huyện, thị xã, thành phố và cán bộ phụ trách MT của 247 xã, phường, thị trấn của tỉnh Quảng Nam, trong đó chú ý đến việc phân cấp, phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể giữa các cấp và các ngành, đặc biệt tăng cường nguồn nhân lực làm công tác quản lý MT tại cấp huyện, cấp xã (nhất là tại khu vực miền núi), nâng cao hơn nữa nhận thức về trách nhiệm BVMT cho cán bộ cấp xã. Bố trí biên chế đủ, tuyển đúng chuyên ngành cho công chức làm công tác quản lý MT từ cấp tỉnh đến cấp xã là yếu tố quan trọng để thực hiện tốt công tác BVMT trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn sắp tới (2016-2020).

Thực hiện từng bước quá trình nâng cao năng lực cán bộ làm công tác MT của tỉnh Quảng Nam, trong đó ưu tiên các nội dung:

+ Nghiên cứu, bố trí hợp lý định biên biên chế thực hiện công tác BVMT của tỉnh, từ Chi cục BVMT Quảng Nam đến Phòng TN&MT 18 huyện, thị xã, thành phố, cán bộ MT của 247 xã, phường, thị trấn của tỉnh. Song song với việc bố trí biên chế làm công tác MT, có chính sách thu hút sinh viên giỏi của các ngành quản lý MT từ các trường Đại học, Học viện về tỉnh công tác theo Đề án thu hút nhân lực chất lượng cao của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020 và bố trí công tác phù hợp để phát huy năng lực của cán bộ diện thu hút. Bên cạnh đó, phải thực hiện tuyển dụng công khai, minh bạch, đúng pháp luật đối với những chỉ tiêu biên chế làm công tác quản lý MT từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

+ Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý MT, chú trọng đào tạo cho cán bộ làm công tác MT ở cấp huyện và cấp xã từ nguồn ngân sách 1% chi sự nghiệp MT của tỉnh.

3.2.4. Tăng cường đầu tư và sử dụng nguồn chi thường xuyên từ ngân sách cho sự nghiệp môi trường

Đầu tư, nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật đối với cơ quan quản lý MT các cấp. Tăng định mức chi kinh phí sự nghiệp MT hàng năm cho công tác truyền thông, tăng nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng về xử lý MT như: xây dựng hệ thống xử lý, thoát nước thải đô thị và các vùng nông thôn, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KCN, CCN, các khu dân cư tập trung; hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện, xử lý chất thải y tế, chất thải nguy hại.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả đánh giá tác động MT; xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm MT nghiêm trọng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BVMT, tăng cường công tác hậu kiểm ĐTM.

Đầu tư, nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật đối với cơ quan quản lý MT các cấp. Tăng định mức chi kinh phí sự nghiệp MT hàng năm cho công tác truyền thông, tăng nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng về xử lý MT.

Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin tổng hợp phục vụ công tác quản lý MT; ứng dụng công nghệ tin học để phục vụ công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

3.2.5. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường

Xây dựng Quy chế phối hợp, thực hiện ký kết liên tịch giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị – xã hội trên địa bàn tỉnh nhằm tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ đảng viên, đoàn viên hội viên, học sinh và nhân dân về ý thức trách nhiệm BVMT.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác BVMT, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động BVMT.

3.2.6. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm

Thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định về thẩm định, phê duyệt các hồ sơ môi trường và kiểm tra, xác nhận sau thẩm định; tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác BVMT: đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong BVMT; tăng cường phối hợp thường xuyên và chặt chẽ giữa các lực lượng thanh tra môi trường, cảnh sát môi trường và các Sở, Ban, Ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động BVMT trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh các hoạt động kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm soát, phòng ngừa và khống chế ô nhiễm xảy ra hoặc kịp thời, chủ động trong khắc phục, xử lý ô nhiễm nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ tối đa tác động tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Hoạt động quan trắc môi trường: Từng bước xây dựng, hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh, đảm bảo kết quả quan trắc phản ánh đúng thực trạng ô nhiễm. Tăng cường mạng lưới quan trắc nước ngầm tại những khu vực đang có dấu hiệu sụt giảm mực nước ngầm và nhiễm mặn.

Tăng cường năng lực quan trắc môi trường cấp tỉnh bằng cách đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm và các trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho nhiệm vụ quan trắc môi trường.

3.2.7. Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường

Tiếp tục thực hiện tốt các Chương trình, dự án được các quốc gia, tổ chức quốc tế tài trợ thực hiện lĩnh vực BVMT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đồng thời tiếp thu được trình độ khoa học – kỹ thuật, quản lý môi trường từ các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế.

Song song với việc thực hiện tốt các Dự án đang triển khai, tỉnh Quảng Nam cần tranh thủ sự hỗ trợ về khoa học công nghệ, nguồn vốn để thực hiện các dự án kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, hỗ trợ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, bảo tồn thiên nhiên và các hoạt động khác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là liên hệ, tiếp nhận các Dự án, Chương trình của nước ngoài hỗ trợ tỉnh thực hiện các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư đúng mức, tỉ trọng kinh tế chuyển dần sang công nghiệp dịch vụ, đời sống nhân dân tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế – xã hội nhanh sẽ tạo áp lực rất lớn trong thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất định. Do đó, luận văn “Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” được thực hiện với mong muốn là làm rõ hơn quá trình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở tỉnh Quảng Nam, đồng thời chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện, tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. Những giải pháp, đề xuất của Luận văn với mong muốn nhằm hoàn thiện công tác triển khai thực hiện chính sách bảo vệ môi trường trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh Quảng Nam nói riêng, của nước ta nói chung.

LIỆN HỆ:

SĐT+ZALO: 0935568275

E:\DỮ LIỆU COP CỦA CHỊ YẾN\LUAN VAN VIEN HAN LAM\LUAT HINH SU DOT 2\CHINH SACH CONG\LUAN VAN PHAM HONG SON

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *